Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỨC ĐỘ ƯU THẾ LAI VỀ NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP BÔNG LAI VỤ KHÔ 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.35 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ MỨC ĐỘ ƯU THẾ LAI VỀ NĂNG SUẤT VÀ
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP BÔNG LAI
VỤ KHÔ 2007

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG THỊ HỒNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2007


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ MỨC ĐỘ ƯU THẾ LAI VỀ NĂNG SUẤT VÀ
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP BÔNG LAI
VỤ KHÔ 2007

Sinh viên thực hiện

DƯƠNG THỊ HỒNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học



Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS PHAN THANH KIẾM

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2007


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn!
Bố mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy, dìu dắt và tạo điều
kiện cho em có được ngày hôm nay.
Thầy PGS.TS Phan Thanh Kiếm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt thời gian học cũng như thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn này.
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền
đạt và trang bị kiến thức quý báu trong thời gian em theo học ở trường.
Tập thể lớp Nông Học 29 và tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó, góp sức cùng
em trong thời gian học tập và làm luận văn vừa qua.
Một lần nữa em xin thành thật biết ơn!

Tp.HCM, tháng 10 năm 2007
Sinh viên thực hiện

DƯƠNG THỊ HỒNG

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ ưu thế lai về năng suất

và một số chỉ tiêu phẩm chất của một số tổ hợp bông lai F1 vụ khô 2007”. Thí nghiệm
được tiến hành tại trại thực nghiệm vườn khoa Nông học từ tháng 1 đến tháng 7 năm
2007. Tham gia thí nghiệm gồm năm giống bố mẹ, chín tổ hợp lai và một giống đối
chứng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, với khoảng cách 0,3 x
0,8 m, mật độ 4,17 vạn cây/ha. Kết quả đã đạt được:
Các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 98,7 ngày đến 107 ngày, ngắn
nhất là 98,7 ngày (TM1/1354) và dài nhất là 107 ngày (S02-13/VN36P). Chiều cao cây
của các giống và các tổ hợp lai thấp (<100 cm). Năng suất bông hạt cao nhất là tổ hợp
lai S02-13/1354 (30,3 tạ/ha), thấp nhất là tổ hợp lai NH04-2/1354 (21,8 tạ/ha). Tổ hợp
lai S02-13/NH04-2 có năng suất bông xơ cao nhất (14,4 tạ/ha) và tỷ lệ xơ cao nhất
(49,2 tạ/ha). Chiều dài xơ dài nhất là tổ hợp lai S02-13/VN36P (28,5 mm), độ mịn và
độ chín tốt nhất là NH04-2/VN36P, độ đều cao nhất là S02-13/NH04-2, độ bền tốt
nhất là TM1/VN36P (34,2 g/tex).
Ưu thế lai tuyệt đối biểu hiện trên các tính trạng: thời gian sinh trưởng (11 %),
chiều cao cây (67 %), trọng lượng hạt (11 %), tỷ lệ xơ (33 %), năng suất bông hạt (33
%), năng suất bông xơ (56 %), độ đều (44 %), độ chín (56 %).
S02-13/NH04-2 và NH04-2/VN36P là 2 tổ hợp lai rất có triển vọng, có năng
suất và phẩm chất tốt.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii

Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii
Danh sách các hình .................................................................................................. viii
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích đề tài ......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bông trên Thế giới.............................. 3
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu bông ở Việt Nam ............................... 5
2.3. Ưu thế lai .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 10
3.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 10
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 10
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11
3.1.2.1. Thời gian và địa điểm ...................................................................... 11
3.1.2.2. Bố trí thí nghiệm............................................................................... 11
3.1.2.3. Phương pháp sử lí số liệu ................................................................. 12
3.2. Điều kiện thí nghiệm .............................................................................. 13
3.2.1. Điều kiện khí hậu................................................................................. 13
3.3.2. Điều kiện đất đai .................................................................................. 13
3.2.3. Một số kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm ............................ 14
3.2.3.1. Gieo hạt và dặm tỉa ........................................................................... 14
3.2.3.2. Bón phân ........................................................................................... 14
iv


3.2.3.3. Phòng trừ sâu bệnh ........................................................................... 14
3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ......................................................... 14

3.3.1. Tỉ lệ mọc mầm của hạt ......................................................................... 14
3.3.2. Thời gian sinh trưởng ........................................................................... 15
3.3.3. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 15
3.3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao ......................................................... 15
3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................... 15
3.3.6. Chất lượng xơ bông .............................................................................. 16
3.3.7. Khả năng kháng sâu bệnh .................................................................... 18
3.3.8. Ưu thế lai .............................................................................................. 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20
4.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của các giống
và của các tổ hợp bông lai ................................................................... 20
4.1.1 Tỷ lệ nảy mầm ...................................................................................... 20
4.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống và các tổ hợp lai ........................ 21
4.1.3. Đặc điểm thực vật học của các giống và các tổ hợp lai ..................... 22
4.1.4. Động thái tăng trưởng chiều cao ......................................................... 25
4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ....................... 26
4.1.6. Năng suất thực thu, tỷ lệ xơ, năng suất bông xơ ................................. 28
4.1.7. Chất lượng xơ bông của các giống và các tổ hợp lai........................... 31
4.2. Tình hình sâu bệnh ................................................................................. 33
4.3. Ưu thế lai ................................................................................................ 35
4.3.1. Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây .............................. 35
4.3.2. Ưu thế lai về trọng lượng hạt, tỷ lệ xơ ................................................ 36
4.3.3. Ưu thế lai về năng suất bông hạt, năng suất bông xơ.......................... 37
4.3.4. Ưu thế lai về chiều dài xơ, độ mịn, độ bền ......................................... 38
4.3.5. Ưu thế lai về hệ số chín, độ đều .......................................................... 39
4.4. Một số tổ hợp lai triển vọng ..................................................................... 4
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................. 42
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 42
v



TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 43
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông xơ trên Thế giới từ 1999 - 2006 ...... 3
Bảng 2.2: Sản lượng bông Việt Nam từ 2004 - 2006 ................................................. 5
Bảng 3.2.1: Số liệu khí tượng tại vùng đặt thí nghiệm năm 2007 ............................ 13
Bảng 3.2.2: Một số chỉ tiêu của nền đất bố trí thí nghiệm tại vườn Nông Học ...... 13
Bảng 4.1: Tình hình mọc mầm của các kiểu gen tham gia thí nghiệm .................... 20
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng qua các thời kì ...................................................... 22
Bảng 4.3: Một số đặc điểm thực vật học của các giống và các tổ hợp lai................ 23
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn ................................. 25
Bảng 4.5: Tốc độ phát triển chiều cao ...................................................................... 25
Bảng 4.6: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ........................... 27
Bảng 4.7: Năng suất thực thu, tỷ lệ xơ và năng suất bông xơ .................................. 28
Bảng 4.8: Chất lượng xơ bông của các giống và các tổ hợp lai ............................... 31
Bảng 4.9: Phân cấp rầy hại, tỷ lệ bệnh xanh lùn của các giống và các tổ hợ lai ...... 33
Bảng 4.10: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, độ trội hp và ƯTL thực
(BH) của các tổ hợp lai ................................................................................ 35
Bảng 4.11: ƯTL về trọng lượng hạt, tỷ lệ xơ, độ trội và ƯTL ................................ 36
Bảng 4.12: Năng suất bông hạt, năng suất bông xơ, độ trội và ƯTL ....................... 37
Bảng 4.13: Chiều dài xơ, độ mịn, độ bền, độ trội và ƯTL....................................... 38
Bảng 4.14: Hệ số chín, độ đều, độ trội và ƯTL ....................................................... 39
Bảng 4.15: Một số tổ hợp lai triển vọng ................................................................... 40


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Quang cảnh thí nghiệm................................................................................ 45
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ xơ bông (%) ................................................................................ 31
Biểu đồ 4.4: Năng suất bông xơ của các giống và các tổ hợp lai ............................. 31

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICAC:

Uỷ ban tư vấn bông vải quốc tế (International Cotton Adriorg Committee)

FAO:

Tổ chức lương nông Thế giới ( Food and Agriculture Organization)

NSG:

Ngày sau gieo

ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variation)
NSLT:

Năng suất lý thuyết bông hạt

NSTT:


Năng suất thực thu bông hạt

ƯTL:

Ưu thế lai.

NST:

Nhiễm sắc thể

Bt:

Bông chuyển gen

MH:

Mean Heterosis

BH:

Beltiosis Heterosis

SH:

Standard Heterosis

ix



Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây bông vải thuộc họ Malvaceae chi Gossypium là loại cây công nghiệp quan
trọng, có giá trị và công dụng rất cao. Xơ bông là nguồn nguyên liệu chính phục vụ
cho nhu cầu dệt vải, mang lại cho chúng ta những tấm vải vừa đẹp vừa mềm mại.
Ngày nay khi nền công nghiệp tơ sợi trên thế giới đang thống lĩnh các sản phẩm may
mặc của con người thì ở các nước phát triển xu hướng dùng vải may mặc từ bông tự
nhiên bắt đầu xuất hiện và tăng cao bởi tính ưu việt của sợi bông thiên nhiên mà các
loại sợi tổng hợp không có được, nó không chỉ vừa đẹp, mà vừa bền và mềm mại, cách
nhiệt, co giãn tốt, thoáng khí, thấm mồ hôi nên mặc vải dệt từ bông vải rất mát, hợp vệ
sinh. Ngoài ra hạt bông còn chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng dầu và đạm
thực vật không thua kém các hạt có dầu khác có đến 18 - 20 % dầu, 25 - 30 % đạm, có
nhiều acid amin, vitamin nên hạt bông được dùng để ép dầu ăn, làm thức ăn gia súc.
Các bộ phận khác của cây bông cũng được sử dụng vào các mục đích khác như: vỏ
thân cây bông dùng làm sợi dệt, củi đun… lá bông tươi được dùng cho gia súc hay
chiết suất acid citric và acid malic…
Ở nước ta nghề trồng bông vải có từ lâu đời, lịch sử của cây bông vải được du
nhập từ Ấn Độ qua Miến Điện, Campuchia sang Việt Nam từ xa xưa nhưng không
được phát triển lắm và mới phát triển vào khoảng thế kỷ XIII - XV. Ngày nay xã hội
ngày càng phát triển, các nhu cầu khác cũng phát triển theo.
Sản xuất bông vải ở nước ta thực sự có những bước tiến quan trọng từ đầu những
năm XX của thế kỉ 20. Trước thời gian này ngành sản xuất bông vải ở Việt Nam chủ
yếu sử dụng các giống bông thường và bông địa phương do đó năng suất thấp, chất
lượng xơ bông kém.


Ngày nay chúng ta đã đưa các giống bông lai vào trong sản xuất nên đã đạt được năng

suất và chất lượng tương đối cao.
Giờ đây, cây bông vải có mặt trong cơ cấu cây trồng ở khắp các địa phương
thuộc các vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh
thuộc khu vực phía bắc. Sản lượng bông vải đó đã đáp ứng được một phần nguyên liệu
cần thiết cho ngành dệt trong nước.
Ở Việt Nam bông vải là cây trồng lâu đời, là cây trồng đang được nhà nước
quan tâm phát triển. Để phát triển cây bông việc đầu tiên cần làm là mở rộng diện tích,
thay đổi cơ cấu giống, chọn những giống có năng suất cao, chất lượng xơ tốt… Bên
cạnh đó cần phải xây dựng các quy trình kỹ thuật thích hợp cho từng giống bông theo
từng vùng sản xuất.
Xuất phát từ lí do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình hình sinh
trưởng, phát triển và mức độ ưu thế lai về năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất của
một số tổ hợp bông lai F1 vụ khô 2007”.
1.2 Mục đích đề tài
 Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của các tổ hợp bông lai F1
 Đánh giá mức độ ưu thế lai của con lai F1 về một số tính trạng quan trọng.
 Xác định tổ hợp bông lai triển vọng.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học trường Đại Học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2007 với chín cặp lai đơn,
năm giống bố mẹ và giống VN15 làm giống đối chứng.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất bông vải và một số thành tựu trên thế giới

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ bông xơ trên Thế giới từ 1999 đến 2006
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Sự tiêu thụ

(1000 ha)

(Kg xơ/ha)

1999/2000

31.953

597

19.090

19.634

2000/2001

31.930

609


19.461

19.874

2001/2002

33.497

642

21.514

20.185

2002/2003

30.451

631

19.214

21.398

2003/2004

32.236

643


20.741

21.346

2004/2005

35.774

732

26.195

23.690

2005/2006

34.393

724

24.884

25.411

1000 tấn

(Nguồn: International Cotton Advisory Committee – ICAC, tháng 08/2006)
Cây bông vải có đặc tính thích ứng với vùng sinh thái rộng lớn, phát triển ở hầu
hết ở các châu lục, lãnh thổ. Nhưng sản lượng và diện tích tập trung ở các nước Châu

Á và Châu Mỹ.
Cây bông vải có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Hiện nay người
ta tìm thấy bông dại mọc ở miền Nam Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương, quần đảo
Hawai và một số đảo khác. Loại bông này thuộc loại hình lâu năm, là thuỷ tổ của bông
trồng hiện nay. Về sau, những loại bông này đưa dần lên trồng ở các vĩ độ cao qua sự
chọn lọc và thích ứng lâu đời biến thành loại hình cây hàng năm.
Lịch sử trồng bông trên thế giới chứng tỏ rằng ngành trồng bông phát triển
mạnh nhất không phải là các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới quê hương của cây bông
mà là ở các vùng Á nhiệt đới và ôn đới, trước đây chưa có nghề trồng bông (Trung
Quốc, Mỹ…) các nước này đã trở thành các trung tâm sản xuất bông lớn nhất. Thế
3


giới hiện nay có khoảng hơn 80 nước trồng bông và nghiên cứu về cây bông vải. Có
khoảng hơn 50 quốc gia sản xuất bông vải với diện tích hằng năm khoảng 30 - 40 triệu
ha. Tập trung chủ yếu ở các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới. Trong đó nước có
diện tích trồng bông vải lớn nhất thế giới là Ấn Độ với diện tích là 8730.000 ha, tiếp
theo là các nước Mỹ (5596.000 ha), Trung Quốc (4824.000 ha), Pakistan (3125.000
ha), Uzbekistan (1453.000 ha), Brazil (750.000 ha), Thổ Nhĩ Kì (650.000 ha). (Theo
USDA 2001/2002).
Theo uỷ ban tư vấn bông quốc tế (ICAC) diện tích trồng bông trên thế giới vụ
2004/2005 là 35.377 ngàn ha, năng suất bông xơ đạt 682 Kg/ha đưa tổng sản lượng đạt
24.139 tấn. Các nước sản xuất bông lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc, Mỹ… Trong
đó dẫn đầu là Trung Quốc có diện tích là 5.650 ngàn ha, sản lượng 6.300 ngàn tấn cao
nhất thế giới.
Theo tài liệu của tổ chức lương nông thế giới (FAO) năm 1997, sản xuất bông
vải tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Mỹ. Diện tích bông của Châu Á
chiếm 61 % và Châu Mỹ chiếm 24 % tổng diện tích bông của thế giới. Sản lượng bông
của các nước Châu Á chiếm 63 % và Châu Mỹ chiếm 25 % sản lượng bông toàn thế
giới (Theo bài giảng cây bông vải - Nguyễn Thị Sâm)

Trên thế giới việc lai tạo theo cơ chế bất dục đực đã được sử dụng từ lâu trên
nhiều loại cây trồng như lúa, ngô…nhưng đối với bông vải thì chỉ mới được biết đến
và nghiên cứu từ năm 1968 - 1970 ở Mỹ. Với phương pháp này giá thành hạt giống
bông lai có thể giảm đến 50 % và cho năng suất cao hơn so với phương pháp khử đực
bằng tay thông thường. Tại Pakistan giống bông lai thương mại CIMH-1 lai theo cơ
chế bất dục đực cho năng suất 5.948 Kg bông hạt/ha cao hơn đối chứng khử đực bằng
tay 29,4 %.
Tạo ra được bông Bt là bông chuyển gen có thể sản xuất ra độc tố Bt để tiêu
diệt sâu đục quả bông - bollworm, loại sâu hại bông chính. Diện tích trồng bông Bt
trên toàn cầu đạt 5 triệu ha. Ở Hoa Kì, hơn nửa diện tích bông của bang Arionna là
bông Bt, góp phần kiểm soát một trong ba loại sâu hại chính. Các nhà khoa học ở đại
học Arizona, Tucson, đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên trên diện rộng, khảo sát tác
động của việc trồng bông Bt lên sản lượng thu hoạch, lượng thuốc sâu sử dụng và sự
4


đa dạng sinh học. Nghiên cứu này đã khảo sát các cánh đồng trồng bông trên diện tích
66000 km2, trong đó có 40 cánh đồng không trồng bông Bt, 21 cánh đồng trồng bông
Bt, 20 cánh đồng trồng bông Bt có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. Các nhà nghiên cứu
thấy rằng: nếu sử dụng thuốc trừ sâu bông Bt cho năng suất/mẫu anh cao hơn bông
không có Bt khoảng 9 %. Những người trồng bông Bt sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn mà
đều cùng có sản lượng trên một mẫu anh giống nhau, bất kể họ trồng giống bông nào.
Theo kết quả nghiên cứu bông Bt không có ảnh hưởng lên sự đa dạng của sâu bọ.
Sử dụng công nghệ chuyển gen để tạo ra bông màu mà không cần phải nhuộm
đã được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu thành công và có ý nghĩa rất lớn
trong thực tiễn.
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu bông ở Việt Nam
Bảng 2.2: Sản lượng bông Việt Nam từ 2004 - 2006
Sản lượng bông hạt


Sản lượng bông xơ

Diện tích

Năng suất

(1000 ha)

(tấn/ha)

2004/2005

26,5

1,07

28,68

10,32

2005/2006

22,6

1,28

28,90

10,40


2006/2007

21,6

1,34

28,94

10,56

Năm

1000 tấn

(Nguồn: Công ty bông Việt Nam – 2006)
Trải qua những thăng trầm và biến cố của lịch sử. Cây bông vải Việt Nam ngày
nay đã và đang tiếp tục phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu nông
nghiệp nước nhà.
Thời kì trước năm 1945: Giai đoạn này chủ yếu sử dụng các giống bông cỏ địa
phương có năng suất thấp khoảng 300 - 400 Kg bông hạt/ha không có ý nghĩa về kinh
tế.
Thời kì 1945 - 1975: Sau 1945 chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển bông,
thành lập các trại nghiên cứu bông ở Gia Lâm (Hà Nội), Cò Nòi (Sơn La), Quỳnh Cội
(Thái Bình), Định Tường (Thanh Hoá) để nghiên cứu giống và bảo vệ thực vật. Sau
năm 1954 miền Bắc nhập nội từ Trung Quốc các giống Tân Xuyên, Quan Nông, Quầy
Vịt… Đạt năng suất từ 6 - 8 tạ/ha, tỉ lệ xơ đạt khoảng 33 - 37 % và chiều dài xơ đạt 26
5


- 29 mm, miền Nam sử dụng giống Deltapine16 có thể đạt năng suất hơn 10 tạ/ha ( Vũ

Công Hậu, 1978)
Thời kì 1975 - 1990: Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cây bông
được quy hoạch và phát triển trên những vùng Duyên Hải miền Trung và một số tỉnh ở
vùng Tây Nguyên. Năm 1976 đạt diện tích 7.650 ha.
Từ năm 1985 - 1989 ngành bông Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra được một số
giống bông luồi đưa ra sản xuất như TH1, TH2, LR5166… Nên diện tích đã tăng lên
rõ rệt đạt 11.000 ha, năng suất 600 - 700 Kg bông hạt/ha.
Thời kì 1990 đến nay: Giai đoạn này sản xuất bông có tiến bộ về kỹ thuật mới
đó là chuyển mùa vụ trồng bông mùa khô có tưới nước sang mùa mưa hoàn toàn nhờ
nước trời ở Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đưa các giống bông lai vào sản
xuất, năng suất đạt 12 - 15 tạ/ha tăng gấp rưỡi so với trước đây và góp phần vào mở
rộng diện tích trồng bông ( Nguyễn Hữu Bình; Đặng Minh Tâm, 1998).
Trong những năm gần đây sản xuất bông không ngừng tăng lên cả về diện tích,
sản lượng, năng suất. Đặc biệt vụ 2001/2002 diện tích tăng xấp xỉ 36.000 ha, cao nhất
từ trước đến nay, tăng 20 % so với năm 2000 và cao gấp 3 lần so với các năm từ 1990
đến 1996. Đồng thời sản lượng đạt trên 10.000 tấn bông xơ, tăng gấp 5 lần so với các
năm từ 1990 đến 1996.
Năm 2002/2003 phương hướng phát triển bông đến năm 2010 ổn định sản xuất
vùng nhiên liệu bông trong nước theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và
chất lượng. Giống thường chín sớm thu hoạch tập trung để hạn chế tối đa khí hậu thời
tiết bất thường của vùng nhằm không ngừng tăng năng suất và khả năng cạnh tranh
của cây bông so với các cây trồng khác ở địa phương.
Trong những năm qua tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống và sản xuất hạt
giống đã đạt được nhiều khả quan. Trước đây hạt giống bông lai nhập từ nước ngoài,
từ năm 1994 ngành bông đã tự sản xuất được hạt giống bông lai đủ cung cấp trong
nước với chất lượng tốt, giá thành thấp hơn nhập khẩu. Tuy nhiên do sản xuất theo
phương pháp thủ công khó có thể đáp ứng được nhu cầu khi diện tích tăng nhanh và
cạnh tranh của cây bông với các cây trồng khác. Đứng trước tình hình đó thì việc lai
tạo giống bông lai theo cơ chế bất dục đực đã được quan tâm, từ năm 1993 thì cơ chế
6



bất dục đực tế bào chất đã được quan tâm đến nhưng theo cơ chế bất dục đực gen
MCU5 và K34007 được nhập nội từ Ấn Độ cùng với hai dòng GK3 và GM5 làm cơ sở
cho việc lai tạo theo hướng bất dục đực gen, từ đó đã lai tạo được các cặp lai có triển
vọng như GG 03 có năng suất 24,1 tạ/ha, chiều dài xơ 31,4 mm, MCU5/1996 có năng
suất 21 tạ/ha và các giống lai khác.
2.3 Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống hơn hẳn bố mẹ về các chỉ tiêu
sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao với điều kiện bất lợi
của môi trường. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ, vì
thế dị hợp tử giảm, đồng hợp tử tăng.
Các phương pháp lai:
- Lai gần ở động vật hoặc tự thụ phấn ở thực vật: Lai gần là phương pháp lai
giữa các cá thể có quan hệ rất gần gũi về mặt di truyền (lai giữa các cá thể sinh ra
trong cùng một lứa, lai giữa con cái với bố mẹ, ở thực vật đó là phép tự thụ phấn).
- Tạo ưu thế lai:
Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, đây là vấn đề phức tạp, dưới 3 cách
giải thích (Briggs F.N; Knowles P.F, 1967; Phan Thanh Kiếm, 2006):
+ Giả thuyết về trạng thái dị hợp: Tạp giao giữa các dòng thuần chủng, F1 dị
hợp về các gen mong muốn, mâu thuẫn nội bộ giữa các cặp gen cao, trao đổi
chất tăng cường
AABBCC x aabbcc → AaBbCc
+ Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi: Các tính trạng đa gen
được chi phối bởi nhiều gen trội có lợi khi lai tập trung được các gen trội có lợi,
tăng cường hiệu quả cộng gộp
AAbbCC x aaBBcc → AaBbCc
- Lai kinh tế: Được sử dụng trong chăn nuôi để tạo ưu thế lai. Đó là phép lai
giữa các dạng bố, mẹ thuộc 2 giống thuần khác nhau để tạo ra F1, rồi dùng con
lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó để nhân giống tiếp các đời sau. Phổ biến ở


7


nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con
đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
- Lai cải tiến giống: Sử dụng một giống cao sản để cải tiến một giống năng suất
thấp. Ở nước ta thường dùng những con đực tốt nhất của giống ngoại cho phối
với những con cái tốt nhất của giống địa phương. Con đực giống cao sản được
sử dụng liên tiếp qua nhiều đời lai. Về mặt di truyền học, phương pháp lai cải
tiến giống ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp
về các gen có lợi.
- Lai khác thứ và việc tạo giống mới: Để sử dụng ưu thế lai, đồng thời tạo ra các
giống mới người ta dùng phương pháp lai khác thứ (lai giữa 2 thứ hoặc lai tổng
hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau).
- Lai xa: là các hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc
thuộc các chi, các họ khác nhau nhằm tạo ra các biến dị tổ hợp mới có giá trị.
- Lai tế bào sinh dưỡng: Lai tế bào sinh dưỡng là phương pháp dung hợp 2 tế
bào trần khác loài tạo ra tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc.
Ưu thế lai trên cây bông vải theo Nguyễn Hữu Bình và Đặng Minh Tâm,
1998 đó là sự vượt trội của con lai so với bố mẹ. Nó có thể biểu hiện ở các mặt
sau: tăng năng suất, tăng kích thước và sức sống, chất lượng xơ tốt hơn, ra hoa
nỡ quả sớm hơn, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại
cảnh...
Khi nghiên cứu ưu thế lai trên bông vải, nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy, lai khác loài ưu thế lai mạnh hơn lai cùng loài. Trong cùng loài lai giữa
bông cỏ x cỏ, luồi x luồi và hải đảo x hải đảo, thì con lai cùng loài bông cỏ và
hải đảo cho năng suất cao nhưng thời gian sinh trưởng dài quá không phù hợp
với việc trồng bông nhờ nước trời, chất lượng xơ kém, dễ nhiễm bệnh. Vì vậy
các con lai cùng loài bông luồi được lựa chọn tạo giống bông lai (theo Phan

Thanh Kiếm, 1990).
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sử dụng các giống bông lai
trong sản xuất với giống H4. Hiện nay bông lai Ấn Độ chiếm 1/3 tổng diện tích
trồng bông của nước này (Theo Nguyễn Hữu Bình, 1998).
8


Ở Việt Nam nghiên cứu sử dụng ưu thế lai trên cây bông bắt đầu vào những
năm1980, đến năm 1986 tạo ra một số giống lai có ưu thế lai cao về năng suất phẩm,
chất xơ đã được trồng ở Phú Yên từ 1990 trở đi. Không những thế chúng ta đã kết hợp
nhập nội và thử nghiệm một số giống lai từ Ấn Độ, đồng thời đẩy mạnh sử dụng ưu
thế lai vào trong sản xuất làm tăng năng suất, phẩm chất bông vải từ đó nâng cao thu
nhập cho người trồng bông.

9


Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với 15 nghiệm thức trong đó:
Có năm giống bố mẹ: S02-13, TM1, NH04-2, VN36P, 1354, chín tổ hợp lai: S0213/NH04-2, S02-13/VN36P, S02-13/1354, TM1/NH04-2, TM1/VN36P, TM1/1354,
NH04-2/VN36P, NH04-2/1354, VN36P/1354 và giống đối chứng VN15.
- S02-13: Là dòng được chọn từ cặp lai CS94/VN36P, có tiềm năng năng suất
cao lên tới 30 - 35 tạ /ha, có khả năng kháng rầy, thời gian sinh trưởng ngắn, trên thân
có lông tơ trung bình, tán lá rậm, kiểu cành vô hạn, lá xẻ thùy nhiều lông và có kích cỡ
lá trung bình.

- TM1: Là giống chọn từ tổ hợp lai TH1/Baghe, có thời gian sinh trưởng ngắn,
có khả năng kháng sâu kháng rầy, kiểu cành vô hạn, thân hình nón có lông tơ trung
bình. Kích cỡ lá trung bình, xẻ thùy nông, có lông tơ trung bình. Quả to hình tròn.
- NH04-2: Là giống có khả năng kháng sâu đục quả được chọn từ giống Trung
Quốc nhập nội, thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất cao 30 - 35 tạ/ha.
Thân cao dạng hình nón, lá có kích thước trung bình xẻ thùy trung bình. Lá không có
lông tơ nên bị nhiễm rầy, quả hình trứng.
- 1354: Làm thuần từ giống nhập nội từ Ấn Độ, thời gian sinh trưởng ngắn,
không có khả năng kháng sâu rầy, tiềm năng năng suất cao 30 - 35 tạ/ha. Cây có dạng
hình nón, lá sẻ thùy nông và có ít lông, quả nhỏ.
- VN15: Là tổ hợp lai đang phổ biến trong sản xuất, có thời gian từ gieo đến thu
hoạch khoảng 135 -145 ngày, khả năng sinh trưởng mạnh, mật độ lông trên lá ít;
10


kháng cao đối với sâu xanh đục quả. Nhưng kháng rầy xanh yếu, giống có khả năng
thích nghi rộng, cho năng suất khá cao (25 - 35 tạ/ha), đồng thời chất lượng xơ tốt, đạt
tiêu chuẩn cấp I Việt Nam.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được bắt đầu từ tháng 1/2007 đến 7/2007.
Tại trại thực nghiệm của khoa Nông học trường ĐHNL.
3.1.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 15 nghiệm thức được bố trí trên đồng ruộng theo phương pháp
khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
Các nghiệm thức

Mã hoá

S02-13


1

TM1

2

NH04-2

3

VN36P

4

1354

5

S02-13/NH04-2

6

S02-13/VN36P

7

S02-13/1354

8


TM1/NH04-2

9

TM1/VN36P

10

TM1/1354

11

NH04-2/VN36P

12

NH04-2/1354

13

VN36P/1354

14

VN15 (ĐC)

15
11



Diện tích ô: 8 m2 (0,8 m x 5 m x 2 hàng)
Diện tích thực gieo: 8 m2 x 15 NT x 3 LLL = 360 m2
Diện tích đường băng, mương tưới: 70 m2
Tổng diện tích thí nghiệm là: 430 m2
Mật độ, khoảng cách: Mật độ 4,17 vạn cây/ha với khoảng cách 0,8 m x 0,3 m x
1 cây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Bảo
vệ

LLL I
9
4
3
8
11
2
12
15
7
13
5
10
1
14
6

Bảo vệ

LLL II
10
12
14
5
1
4
9
13
6
11
2
15
3
8
7

LLL III
5
15
6
13
7
10
8
3
14
1
9
4

12
2
11

Bảo vệ

Hướng biến thiên
Ghi chú: Các chữ số trong ô là mã hoá của các nghiệm thức.
3.1.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

12

Bảo
vệ


Số liệu được xử lí trên máy tính bằng phần mềm MSTATC và vẽ đồ thị bằng
phần mềm EXCEL
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện khí hậu
Bảng 3.2.1: Số liệu khí tượng tại vùng đặt thí nghiệm năm 2007
Lượng

Ẩm độ

mưa

Tháng

Nhiệt độ


Số ngày mưa
(ngày)

Trung bình

Tổng số
Giờ nắng
(h)

(mm)

trung bình (%)

1

4

69

27,3

2

112

2

0


68

27,2

0

190

3

59

71

28,8

4

230

4

123

65

25,4

11


184

5

274

80

28,9

19

180

(0C)

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Tp.HCM)
3.2.2 Điều kiện đất đai
Thí nghiệm được tiến hành trên vùng đất xám bạc màu, đây là khu đất thực
nghiệm nên chủ động được nguồn nước tưới. Số liệu phân tích đất được trình bày
trong bày trong bảng 3.2.2
Bảng 3.2.2: Một số chỉ tiêu của nền đất bố trí thí nghiệm tại vườn Nông Học.
Thành phần

pH

cơ giới (%)
Sét

Thịt


Cát

H2O

KCl

6

8

86

6,3

6,0

CHC

Mùn

(%)

(%)

0,9

1,55

Chất tổng số (%)


Chất dễ tiêu
(mg/100 g đất)

N

P2O5

K2O

N-NH4+

P2O5

0,08

0,06

0,08

6,12

8,08

Cation
trao đổi (lđl/100
g)
K+

Ca2+ Mg2+


0,31 0,11 0,07

(Nguồn: Phòng phân tích bộ môn nông hoá - thỗ nhưỡng trường Đại Học Nông Lâm,
năm 2007).

13


3.2.3 Một số kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm
Kỹ thuật canh tác được áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng bông của Đào
Quang Hưng - Phan Thanh Kiếm (cục khuyến nông và khuyến lâm, 2003).
3.2.3.1 Gieo hạt và dặm tỉa
Đất phải được làm kỹ và bón lót trước khi gieo, sau đó gieo hạt giống, mỗi hốc
gieo 2 hạt và gieo sâu 2 - 3 cm.
10 NSG ta tiến hành dặm khi những hốc mọc không đều
Tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại một cây/một hốc.
3.2.3.2 Bón phân
Lượng phân bón nguyên chất được áp dụng theo công thức 120 kg N; 70 kg
P2O5; 70 kg K2O.
Chia làm 3 lần bón:
- Lần 1 (15 NSG): 1/4 urê + toàn bộ super lân
- Lần 2 (30 NSG): 1/2 urê còn lại + 1/2 kali clorua
- Lần 3 (60 NSG): 1/2 urê + 1/2 kali clorua
Làm cỏ xới xáo đất kết hợp với bón phân
Tưới nước: tưới theo định kỳ 7 ngày/lần.
3.2.3.3 Phòng trừ sâu bệnh
Theo yêu cầu của cây bông. Phun thuốc khi phát hiện có dấu hiện sâu bệnh hại.
3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
3.3.1 Tỉ lệ mọc mầm của hạt

Theo dõi trên toàn ô thí nghiệm bắt đầu từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi
gieo
Tỉ lệ mọc mầm ngoài đồng (% cây mọc): gieo mỗi hốc 2 hạt, đếm số cây mọc
hàng ngày cho đến lúc mọc ổn định

14


Tỉ lệ nảy mầm (% cây mọc) 

Số cây mọc
x 100
Tổng số hạt gieo

3.3.2 Thời gian sinh trưởng
Theo dõi trên tồn ơ thí nghiệm từ ngày gieo đến 50 % số cây có hoa nở , giai
đoạn từ gieo đến 50 % số cây có quả nở, và giai đoạn từ gieo đến tận thu.
3.3.3 Đặc điểm thực vật học
Theo dõi vào thời kì nở quả. Mỗi ơ theo dõi 10 cây phát triển điển hình nhất,
chỉ tiêu theo dõi là:
-

Số cành đực trên cây: Đếm tổng số cành đực trên 10 cây vào giai đoạn nở quả.

Số cành đực/cây 

Tổng số cành đực
Tổng số cây theo dõi

- Số cành quả trên cây: Đếm tổng số cành quả trên 10 cây vào giai đoạn nở quả

Số cành quả/cây 

Tổng số cành quả
Tổng số cây theo dõi

- Vị trí cành quả thứ nhất: Đếm số đốt từ vết hai lá sò đến cành quả đầu tiên
- Chiều dài cành quả: Đo cành 3, 5, 7 trên các cây theo dõi đo khi quả nở.
Chiều dài trung bình 

Tổng chiều dài các cành
Tổng số cành đếm

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mắt 2 lá sò tới đỉnh sinh trưởng trên thân chính. Đo 10 cây
trên mỗi ơ rồi lấy trung bình. Đo ở thời kỳ có 50 % số cây trong nghiệm thức nở quả.
3.3.4 Động thái tăng trưởng chiều cao
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Tiến hành đo 10 cây trên mỗi ơ, cứ 10 ngày đo một
lần bắt đầu đo từ sau khi gieo 30 ngày đến khi có 50 % số cây nở quả đầu tiên.
3.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Mật độ quả (quả/m2): Kiểm kê tồn bộ quả trước khi thu hoạch.

15


×