Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG Ở VỤ HÈ THU NĂM 2007 TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.22 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ
TRIỂN VỌNG Ở VỤ HÈ THU NĂM 2007
TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG VĂN LÀNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003-2007

Tháng 10/2007


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG Ở VỤ HÈ
THU NĂM 2007 TẠI TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Tác giả

DƯƠNG VĂN LÀNH

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN PHƯƠNG
ThS. NGUYỄN TIẾN TRƯỜNG



TP.Hồ Chí Minh
Tháng 10 năm 2007


CẢM TẠ
Con xin chân thành ghi ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo, sự động viên
và ủng hộ của cha mẹ cả vật chất lẫn tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con ăn
học và hoàn thành khóa học này.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám Hiệu Trường Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và quý thầy cô khoa Nông học, đã giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học.
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc thầy Nguyễn Phương đã trực tiếp hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Giống Cây trồng Đồng Nai. Thạc sỹ
Nguyễn Tiến Trường và Kỹ sư Nguyễn Duy Duyên đã tạo điều kiện tốt nhất, tận tình giúp
đỡ cho tôi trong lúc làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn các anh chị khóa trước và bạn bè trong lớp Nông Học 29 đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn luận văn này.

Sinh Viên:
Dương Văn Lành


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai
có triển vọng ở vụ hè thu năm 2007 tại Trảng Bom, Đồng Nai”
Thí nghiệm khảo sát các giống ngô lai ở Công ty Giống Cây trồng Đồng Nai, vụ hè
thu năm 2007 đã được tiến hành từ ngày 12 tháng 05 năm 2007 đến ngày 16 tháng 08
năm 2007.

Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 3 lần
lặp lại. trên nền đất sét pha thịt (sét: 54%, thịt: 27%, cát: 19%).
Thí nghiệm sử dụng 9 giống ngô lai của nghiên cứu viện nghiên cứu ngô bao gồm:
D8102, SB-N58, SX20022, BB1A, KK17, H1, VN686, KK257, TB68A và một giống đối
chứng C919 Giống của Công ty Monsanto đang được nhân dân trong vùng sản xuất.
Các biện pháp kỹ thuật trong tiến hành thí nghiệm: Mỗi ô thí nghiệm có chiều rộng
2,8m và chiều dài 5m, gieo 4 hàng ngô lai thí nghiệm. Phân bón 2 lần, dùng thuốc hóa
học phòng trừ sâu bệnh.
Nội dung nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống
chịu và năng suất của các giống ngô lai. Theo phương pháp theo dõi của CIMMYT và
viện nghiên cứu ngô.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các giống ngô lai thí nghiêm đều sinh trưởng,
phát triển tốt, có một số giống hơn hẳn giống đối chứng như giống VN686 và H1.
Qua khảo sát thí nghiệm về khả năng chống chịu sâu bệnh hại thì các giống thí
nghiệm có khả năng chống sâu bệnh hại là khá chỉ có 3 giống bị sâu bệnh hại nặng hơn so
với giống đối chứng đó là các giống: D8102, KK257 và TB68A.
Kết quả thí nghiệm về năng suất thì có 3 giống có năng suất cao hơn so với giống
đối chứng (6167,10 kg/ha), có năng suất đạt trên 6 tấn/ha đó là các giống BB1A (6552,40
kg/ha), KK17 (6503,17 kg/ha) và VN686 (6213,43 kg/ha).


MỤC LỤC
Nộidung

Trang

Trang tựa. .......................................................................................................... i
Lời cảm tạ. ........................................................................................................ ii
Tóm tắt.............................................................................................................. iii
Mục lục. ............................................................................................................ iv

Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................... vi
Danh sách các bảng ......................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ và các hình .................................................................. viii
Chương 1: Giới thiệu...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ...................................................................................................... 2
1.4. giới hạn đề tài ............................................................................................ 2
Chương 2: Tổng quan tài liệu ....................................................................... 3
2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây ngô ........................................................... 3
2.2. Vai trò của cây ngô .................................................................................... 5
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.......................................................... 6
2.4. Tình hình sản xuất ở Việt Nam ................................................................. 6
2.5. Tình hình nghiên cứu hội nhập phát triển ngô của Việt Nam .................. 10
2.6. Các vùng sản xuất ngô chính ở Việt Nam ................................................ 11
2.7. Ngô lai ...................................................................................................... 13
Chương 3: vật liệu và phương pháp thí nghiệm ......................................... 14
3.1. Phương tiện thí nghiệm ............................................................................ 14
3.2. Điều kiện nguyên cứu............................................................................... 15
3.3. Phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 16
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 19


3.4.1. Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng .................................................... 19
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã ................................. 20
3.4.3. Tình hình sâu bệnh ................................................................................ 20
3.4.4. Các đặc trưng về hình thái trái .............................................................. 21
3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................ 21
3.5. Thu thập sử lý số liệu ............................................................................... 22
Chương 4: kết quả và thảo luận ................................................................... 23

4.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giông ngô lai thí nghiệm ... 23
4.2. Đông thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây ............................................................................................................. 25
4.3. Số lá và tốc độ ra lá .................................................................................. 29
4.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ............................................................ 32
4.5. Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã .................................... 35
4.6. Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................ 38
4.7. Các đặc trưng về hình thái trái ................................................................. 40
4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................... 42
Chương 5: kết luận và đề nghị ..................................................................... 47
Kêt luận .......................................................................................................... 47
Đề nghị ............................................................................................................ 48
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 52
Phụ lục ............................................................................................................. 54


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
IPRI: Internation performance research institute
CIMMYT: The International Maize and Wheat Improvident Center
FAO: Food and argricultal organization
Oxfam: Oxford Conmitee for Farmine Releef
MULTRAP: Multilateral Trade Assistance Project
IOWA: Trường Đại Học IOWA
NSG: Ngày sau gieo


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1995 - 2005 ........................................ 9
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam so với các nước Đông
Nam Á ............................................................................................................. 10

Bảng 3.1: Các giống ngô lai sử dụng trong thí nghiệm................................... 14
Bảng 3.2: Phân tích đất thí nghiệm ................................................................. 15
Bảng 3.3: Đặc điểm khí tượng trong các tháng tiến hành thí nghiệm
của vùng Trảng Bom – Đồng Nai .................................................................. 15
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai ............. 25
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai ........... 27
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô lai
thí nghiệm ....................................................................................................... 27
Bảng 4.4: Số lá qua các giai đoạn của các giống ngô lai thí nghiệm .............. 30
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của các giống ngô lai thí nghiệm qua các giai đoạn ... 32
Bảng 4.6: Diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm ................................ 32
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm ..................... 35
Bảng 4.8: Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của các giống
ngô lai thí nghiệm ........................................................................................... 37
Bảng 4.9: Một số đặc tính chống chịu của các giống ngô lai .......................... 40
Bảng 4.10: Các đặc điểm hình thái trái của các giống ngô lai ........................ 42
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................... 46



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm29
Biều đồ 4.2: Diện tích lá qua các giai đoạn của các giống ngô lai .................. 33
Biểu đồ 4.3: Năng suất của các giống ngô thí nghiệm. ................................... 46
Biểu đồ 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
ngô lai thí nghiệm ............................................................................................ 54
Biều đồ 4.5: Số lá qua các thời kỳ của các giống ngô lai ................................ 54
Hình ảnh 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm của các giống ngô lai vụ
hè thu năm 2007 tại Trảng Bom - Đồng Nai ................................................... 17
Hình ảnh 5.1: Hình thái trái của giống ngô lai BB1A ..................................... 49

Hình ảnh 5.2: Hình thái trái của giống ngô lai VN686 ................................... 49
Hình ảnh 5.3 : Hình thái trái của giống ngô lai KK17 .................................... 50
Hình ảnh 5.4: Hình thái trái của giống đối chứng C919 ................................. 50
Hình ảnh 5.5: hình thái trái của giống ngô lai SX2022 ................................... 51


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.) là cây có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ so với các cây trồng
khác nhưng nó phát triển với tốc độ tương đối nhanh ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Trên thế giới, ngô đứng thứ 2 về sản lượng, đứng thứ 3 về diện tích, đứng
đầu về năng suất so với các cây ngũ cốc khác.
Ngô là cây lương thực giàu dinh dưỡng (chất béo, Vitamin, Axitamin) hơn lúa gạo
và lúa mì. Với ưu điểm giàu dinh dưỡng nên trong công nghiệp chế biến ngô còn được sử
dụng làm thức ăn gia súc, sản xuất cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo… Phục vụ xuất khẩu. Do
vị trí quan trọng đối với đời sống con người, nên ngay từ những năm đầu của thế kỷ 16 17 ngô đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp. Cuộc cách
mạng của cây ngô thực sự bắt từ nửa đầu thế kỷ 20.
Ở nước ta ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa, được trồng gần
như khắp cả nước, và các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác đã
được áp dụng rộng rãi vào sản xuất đã làm tăng năng suất ngô từ 29 tạ/ha năm 2000 (Nên
giám thống kê năm 2000) lên tới 35,5 tạ/ha năm 2005 (Nguyễn sinh Cúc ; 2005). Tuy
nhiên, năng suất như vậy vẫn thấp so với các nước phát triển, vì vậy để nâng cao năng
suất thì việc đẩy mạnh và áp dụng khoa học kỹ thuật là rất cần thiết như: áp dụng ưu thế
lai để tạo ra các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao. Đồng Nai là một tỉnh có diện
tích trồng ngô lai khá lớn. Do đó, mong muốn tìm ra một cơ cấu giống thích hợp cho
vùng, có năng suất cao và chất lượng tốt là điều cần thiết.
Xuất phát nhu cầu thự tiễn, được sự đồng ý của khoa Nông học Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Nguyễn Phương
nên tôi thực hiện đề tài khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô


1


lai có triển ở vụ hè thu năm 2007 tại Trảng Bom, Đồng Nai. Nhằm tìm ra mốt số giống
ngô tỏ ra thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng.
1.2. Mục tiêu
Nhằm khảo sát về khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh hại, thích
ứng với kỹ thuật canh tác của vùng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một
số giống ngô lai triển vọng.
1.3. Yêu cầu
Đề tài khảo sát các giống ngô lai phải đánh giá được sinh trưởng, phát triển và khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và năng suất của một số giống ngô lai thí nghiệm tỏ ra thích
nghi với điều kiện sinh thái của vùng và kỹ thuật canh tác của nông dân trong vùng sản
xuất.
1.4. Giới hạn đề tài
Do điều kiện và thời gian còn hạn chế nên đề tài chỉ có thể khảo sát về tình hình
sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của 9 giống ngô lai tại một
vùng sinh thái nhất định, nên đề tài còn mang tính cục bộ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây ngô
2.1.1. Nguồn gốc di truyền
Theo lịch sử tiến hoá, có nhiều giả thiết về nguồn gốc di truyền của cây ngô như:
Ngô là con lai giữa Teosinte và một loài không rõ thuộc chi Andropogoneae. Ngô là con
lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á Châu thuộc chi Maydeae và Andropogoneae. Ngô là

con lai giữa ngô bọc, Teosinte và Tripsacum. Ngô là con lai của Tripsacum Nam Mỹ với
Teosinte, tổ tiên cây ngô trồng ngày nay là một loài ngô hoang dại. Ngô có nguồn gốc từ
Teosinte bởi đột biến. Tuy nhiên, chỉ có một giả thiết được chấp nhận cho rằng ngô ngày
nay có nguồn gốc từ Teosinte được thuần hoá từ một loại ngô ở Nam Mỹ cách đây 4000
năm (Glinat. 1988).
2.1.2. Nguồn gốc địa lý
Nơi phát sinh cây ngô có nhiều giả thiết khác nhau như: Dựa vào các di tích khảo
cổ có một giả thiết được nhiều nhà nguyên cứu công nhận là ngô có nguồn gốc từ loài
Teosinte ở nam Mêxhico, tại hoang động Tehuacan vào khoảng 4000 năm trước công
nguyên.
2.1.3. Lịch sử thuần hoá
Cây ngô trên thế giới phát sinh từ trung tâm ở miền nam Mêxhico. Sau đó, đi về
phía nam và định vị ở Pêru thành lập trung tâm thứ cấp, cây ngô được truyền xuống phía
nam và từ Mêxhico chuyền lên nước mỹ được thuần hóa và lan rộng khắp nước Mỹ.
2.1.4. Lịch sử phát triển
Lịch sử phát triển của cây ngô được đánh dấu vào ngày 5/11/1492 do hai thuỷ thủ
trong đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện ra cây ngô tại nội địa của
Cuba. Nhờ giá trị của nó cây ngô được lan truyền đi khắp các nước khác trên thế giới.

3


Ngô lai ( Hybrid Corn) là một thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ quan trọng
trong nền kinh tế thế giới. Nó làm thây đổi không những bức ảnh cây ngô quá khứ, mà cả
quan điểm của các nhà chiến lược, các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật và từng người nông
dân. Ngô lai là “cuộc cách mạng xanh” của nửa đầu thế kỷ 20.
Người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô là Charles Darwin.
Đó là vào năm 1781, từ một thí nghiệm nhỏ trong nhà kính ông nhận thấy những cây giao
phối phát triển cao hơn các các cây tự phối 20%.
Vào nửa cuối thế kỷ 19 các phương pháp cải tạo là rõ ràng hơn trước, đã mang tính

chất khao học chứ không trông chờ vào may rủi. Đã xây dựng được một lý thuyết lý giải
cho những thực nghiệm trước đây.
William James Beal là người đầu tiên lai các giống ngô với mục đích nâng cao
năng suất. Những kết luận của ông về việc lai giữa giống làm tăng năng suất thương phẩm
đã nhận được những sự khẳng định rộng rãi. Ông chỉ ra hướng ứng dụng thực tế của ưu
thế lai. Đây là một mốc quan trọng mở ra một tiếp cận mới trong cải tạo cây ngô.
George Harrison Shull là người đầu tiên tạo dòng thuần tự phối và giống lai giữa
dòng. Ông tiến hành các thí nghiệm của mình từ năm 1905 - 1907. Goerge Harrison Shull
đã hiểu đúng những tác động của tự phối và giao phối, ông biết rằng tự phối trong ngô loài thụ phấn tự nhiên là để phân lập các dòng thuần. Ông còn nhận thấy tự phối dẫn đến
sự suy giảm kích thước của cây, giảm sức sống và năng suất thấp. Thế hệ con đầu tiên
(F1) giữa hai dòng thuần đã biểu hiện sự khôi phục sức sống và năng suất mà trong nhiều
trường hợp đã vượt cả những giống gốc mà các dòng đã rút ra được.
Đến năm 1917 khi D F. Jones ở trạm thí nghiệm nông nghiệp Connecticut đưa ra
giải pháp “lai kép” thì việc sản xuất ngô lai mới trở thành thực tế thương mại.
Edwar m. East người đóng góp nhiều kiến thức cơ bản cho sự phát triển ngô lai
hiện đại.
Herry A.Wallace là người tích cực nghiên cứu, tổ chức, khuyến khích mở rộng ngô
lai.

4


2.2. Vai trò của cây ngô
2.2.1. Ngô làm lương thực cho người
Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo. Tất
cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Ngô cung cấp nhiều
năng lượng và có hàm lượng protit và lipit hơn hẳn gạo và khoai lang. Phương thức sử
dụng ngô làm lương thực cho người là rất đa dạng, phụ thuộc vào vùng địa lý và tập quán
như: luộc, rang, làm bánh bột ngô ở dạng khô hoặc ướt.
2.2.2. Ngô làm thức ăn cho gia súc

Ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay. Khoảng 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô, ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là
thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa.
2.2.3. Ngô làm thực phẩm
Trong những năm gần đây cây ngô là cây thực phẩm, người ta dùng ngô bao tử
làm rau cao cấp, mang lại hiệu quả cao ở Thái Lan, Đài Loan. Ngô rau được ưa dùng vì
nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
2.2.4. Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi tổng hợp,
ngô còn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh
kẹo… Người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các nghành công
nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.
Theo Đại học Tổng hợp Iowa (2006) ở Mỹ, trong những năm gần đây khi thế giới
cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế biến ethanol, thay thế
một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô tại Mỹ, Brazil, Trung Quốc… Riêng ở Mỹ, năm
2002 - 2003 đã dùng 25,2 triệu tấn ngô để chế biến ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6
triệu tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190,5 triệu tấn ngô. Vì vậy sản lượng ngô xuất nhập
khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazil, Arghentina… Một số nước như Trung Quốc
thì không có ngô để xuất khẩu (Oxfarm, 2004).

5


2.2.5. Ngô là nguồn hàng hoá xuất nhập khẩu
Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn bằng 11,5%
tổng sản lượng ngô với giá bình quân trên dưới 100USD/tấn. Đó là một nguồn lợi lớn của
các nước xuất khẩu. (Trần Thị Dạ Thảo, 2003. Bài giảng cây màu – Trường Đại Học
Nông Lâm TP . HCM)
2.3. Tình hình sản suất trên thế giới
Cây ngô có lịch sử trồng trọt tương đối trẻ so với nhiều cây trồng khác, mãi thế kỷ

15 mới đi vào châu Âu và thế kỷ 16 mới đi vào châu Á. Nhưng nó phát triển khá nhanh ở
tất cả các nước trên thế giới. Các nước phát triển mặc dù có diện tích trồng ngô chỉ bằng
một nửa so với các nước đang phát triển nhưng sản lượng chiếm hơn một nửa toàn cầu.
Do các nước phát triển đa số họ sử dụng giống lai có năng suất cao. Sản lượng ngô trên
thế giới năm 2004 tăng 65.228.786 tấn so với năm 2003, còn về diện tích ngô cũng tăng
dần theo các năm.
Ngô là cây ngũ cốc có vị trí quan trọng thứ ba sau lúa gạo và lúa mì. Theo dự báo
của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực Thế giới (IPRI, 2003), vào năm 2020
tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng
làm thức ăn chăn nuôi, 16% làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ
dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm
lương thực (IPRI, 2003).
Tình hình nghiên cứu ngô ở khu vực châu Á
Kết quả điều tra số lượng giống do các nhà khoa học ở các cơ sở nghiên cứu tạo ra
sản xuất được CIMMYT tổng kết vào năm 2000. Số lượng giống ngô lai do cơ sở nghiên
cứu của nhà nước Việt Nam là 26, đã vượt cả Ấn Độ (17), Indonesia (12), Thái Lan (8),
Philiphin (6), trong khi đó các công ty tư nhân quốc gia và đa quốc gia ở các nước này đã
phát triển được nhiều giống ngô lai.
2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa, nó được đưa vào nước ta khoảng
300 năm trước. Năng suất ngô nước ta cũng còn thấp so với các nước phát triển. Tuy
nhiên, trong mấy năm gần đây tình trạng đó đã được cải thiện một cách đáng kể, đạt nhiều
6


thành quả đáng khích lệ và đã hình thành các vùng trồng ngô chuyên canh và thâm canh
cao, cơ cấu giống cũng đã thay đổi theo hướng tiến bộ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất có kết quả tốt.
Ở Việt Nam ngô có sự phát triển rộng khắp, liên tục và đạt đỉnh điểm vào năm
2005. Những tiến bộ về sản xuất ngô Việt Nam thể hiện rất rõ trong mười năm thực hiện

đường lối đổi mới của Đảng. Nếu chúng ta lấy số liệu tuyệt đối của 2 năm (1995) và sau
12 năm đổi mới (2006) thấy diện tích tăng 1,9 lần, năng suất 1,7 lần, và sản lượng 3,2 lần.
Tỷ lệ tăng trưởng của chúng ta cao hơn nhiều so với thế giới ( 0.7%, 2.1%, 3,2%).
Tuy nhiên, năng suất ngô trung bình của Việt Nam năm 2004 (34,9 tạ/ha) vẫn còn
thấp hơn năng suất trung bình thế giới (48,5 tạ/ha). Mặc dù vậy, khách quan mà nói sản
xuất ngô ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc, toàn diện và đáng
trân trọng. Sở dĩ chúng ta đạt được những kết quả to lớn trong phát triển sản xuất ngô là
do Đảng, Chính Phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thấy được vai trò của
cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra nhưng chính sách, trương trình và biện pháp
phù hợp thể hiện qua những đề tài nghiên cứu phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Giai đoạn 1986 – 1990 đề tài “nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có năng suất
cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường phục vụ sản xuất
của các vùng sinh thái của việt nam” đã tập trung chủ yếu vào chọn tạo và phát triển các
giống ngô thụ phấn tự do.
Giai đoạn 1991 -1995 đề tài “Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có
thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái trong
nước, chống chịu những điều kiện bất thuận, có năng suất cao, phẩm chất tốt. Phương
thức sản xuất hạt giống thụ phấn tự do, hạt giống ngô lai có chất lượng tốt phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội”
Giai đoạn 1996 - 2000, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cây màu, năng suất cao
,chất lượng tốt” đã đưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai, đa dạng về thể loại và thời gian
sinh trưởng. Góp phần nâng cao tỷ lệ giống lai trong sản xuất và đưa năng suất cao lên.
Giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “Nghiên cứu giống ngô lai thích hợp cho các vùng
sinh thái” đã thiết lập được mạng lưới nghiên cứu chọn tạo giống ở các vùng trồng ngô
7


chính. (Cây ngô – nguồn gốc đa dạng di truyền và quá trình phát triển.Nhà xuất bản nông
nghiệp)
Đánh giá tổng quát sự phát triển cây ngô ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho

thấy:
Có sự thây đổi cơ bản trong việc sử dụng vật liệu lai tạo giống lai từ giống địa
phương, giống thụ phấn tự do, quần thể giống lai, các dòng thế hệ mới có khả năng kết
hợp cao về năng suất, chống chịu tốt. Đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác tạo giống lai,
năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng.
Con đường phát triển giống lai theo hướng chủ đạo của các nước là giải quyết vấn
đề tăng năng suất trên cơ sở nâng cao tiềm năng năng suất của giống lai.
Cây ngô thế kỷ 21 với những thách thức mới để không ngừng nâng cao năng suất,
chất lượng và khả năng chống chịu đòi hỏi giải quyết đồng bộ những vấn đề cơ bản về
khoa học cũng như việc ứng dụng chúng trong công tác chọn tạo giống.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng sản xuất ngô nhanh trong
khu vực Đông Nam Á. Số liệu bảng 1.1 chúng ta thấy 10 năm qua, diện tích, năng suất và
sản lượng nay Việt Nam tăng liện tục với tốc độ cao. Tuy nhiên, đầu giai đoạn hiện nay
diện tích ngô khó tăng tiếp trong khi đó năng suất ngô của Viêt Nam tăng chậm. Năm
2005 chúng ta đạt bình quân 36,0 tạ/ha, nhưng vẫn còn thấp hơn năng suất trung bình thế
giới (48,5 ta/ha), thấp hơn nhiều so với mỹ (100 ta/ha) và Trung Quốc ( 51,5 ta/ha). Tuy
đã vượt được năng suất bình quân của các nước đang phát triển (31,3 tạ/ha).
Lý do năng suất ngô của Việt Nam còn thấp so với năng suất bình quân thế giới đã
được nêu trong nhiều hội nghị trong nước và quốc tế là:
- Về khách quan:
+ Sản xuất ngô ở Việt nam chủ yếu nhờ nước trời (>80%), hơn 60% diện tích ngô
trồng trên đất dốc.
+ Biến động lớn về độ phì đất trồng ngô giữa các vùng miền trên toàn quốc
+ Thời tiết nhiệt đới gây quá nhiều biến động về nhiệt độ, mưa, gió, bão, nắng...
+ Trình độ canh tác và khả năng đầu tư thâm canh ngô của nông dân giữa các vùng
biến động rất lớn và ở mức thấp
8


- Về chủ quan:

+ Đối với giống:
Chúng ta chưa có những đột phá giống mới năng suất cao, vượt trội một số giống
ngô của nước ngoài tại Việt Nam.
+ Vấn đề kỹ thuật canh tác:
Từ khi tỷ lệ diện tích ngô lai tăng mạnh ngoài sản xuất, chúng ta chưa đầu tư thích
đáng vào nghiên cứu các biện pháp: mật độ, liều lượng NPK, ảnh hưởng của nước tưới,
sử dụng thuốc trừ cỏ v.v.
Bảng 1.1. Sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1995- 2006

Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Tỷ lệ giống

(1000ha)

(tạ/ha)

(1000tấn)

lai(%)

1995


556,8

21,1

1.177,2

30

1996

615,2

25,0

1.536,7

36

1997

662,9

24,9

1650,6

42

1998


649,7

24,8

1612,0

44

1999

691,8

25,3

1.753,1

48

2000

730,2

27,5

2.005,9

55

2001


729,5

29,6

2161,7

61

2002

816,4

30,8

2.511,2

69

2003

912,7

34,4

3.136,3

82

2004


990,4

34,9

3.453,6

87

2005

1043,0

36,0

3.757,0

90

2006

1033,0

36,9

3.810,0

(Nguồn số liệu của FAOSTAT)
Giá thành sản xuất ngô ở Việt Nam cao hơn ở Thái Lan, Philippin ngoài các
nguyên nhân đã nêu trên còn do mất mát sau thu hoạch và chi phí phân bón, vận chuyển


9


cao hơn. Nếu giá thành sản xuất ngô của chúng ta thấp hơn so với hiện nay thì chắc chắn
sản xuất ngô của Việt Nam còn tăng trưởng ở mức cao hơn.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á
Chỉ tiêu

ĐVT

Lào

Thái Lan

Philippin

Việt Nam

Tổng chi phí/ha

USD/ha

75,85

350

225,46

359,80


Năng suất trung bình

Tấn/ha

1

4,75

2,83

3

Giá thành

USD/tấn

75,85

73,68

79,67

119,93

(Nguồn: Chương trình hỗ trợ chính sách nông nghiệp đa phương của EU, MULTRAP,
2003, ĐVT: đơn vị tính)
Ở Việt Nam, mặc dầu sản xuất ngô không lãi nhiều so với một số cây trồng khác
như đỗ tương, lạc, các loại rau và lợi nhuận không cao như ở Thái Lan, Philippin, Lào
(OXFAM, 2005) nhưng nông dân vẫn sản xuất ngô, vì thị trường ngô ổn định, ngô còn
được dùng làm lương thực cho nhiều người nghèo, đòi hỏi ít nước khi canh tác, có thể

gieo trồng ở bất kỳ quy mô nào, đòi hỏi kiến thức canh tác đơn giản, ít nhân công hơn so
với các cây khác như đậu, lạc, dễ dàng trồng xen với các cây khác và thị trường dễ tính
hơn. Tuy nhiên, thu nhập của nông dân sản xuất ngô rất thấp, lao động trồng ngô chỉ đủ
chi phí tối thiểu cho bản thân. Vấn đề giá ngô và giá vật tư phân bón đang hạn chế tới sản
xuất ngô (OXFAM, 2005).
2.5. Tình hình hội nhập nghiên cứu, phát triển ngô của Việt Nam
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai của Việt Nam
là một trong những cây hội nhập sớm nhất.
- Công ty Bioseed (Ấn Độ) được thành lập tại Việt Nam vào năm 1991, có chương
trình tạo giống ngô lai và thương mại hạt giống ngô lai ở Việt Nam. Những năm tiếp theo
là những công ty như Pacific Seed (Úc), Syngenta (Thụy Sỹ), Monsanto (Thái Lan) cũng
được thiết lập ở Việt Nam.
- Những nghiên cứu về ngô lai của Việt Nam đã được khởi động từ những năm
1970 của thế kỷ trước nhưng chỉ thực sự bắt đầu có hiệu quả vào đầu thập niên 90 bằng
việc tạo ra hàng loạt các giống lai không quy ước, rồi một loạt các giống lai quy ước.

10


- Hiện nay thị phần giống ngô lai của Việt Nam chiếm khoảng 60%, chủ yếu là
giống ngô lai đơn.
Hàng năm Việt Nam đang xuất khẩu sang Lào, Campuchia hàng trăm tấn hạt giống
LVN10, và hàng chục tấn giống HQ2000 sang Bangladesh, và hàng chục tấn giống sang
Nam Trung Quốc. Chúng ta đã thu được một số kinh nghiệm ở thị trường các nước này.
Triển vọng giống ngô lai của Việt Nam có thể vào được các thị trường Indonesia,
Philippin và ngay cả ở Thái Lan vì giá có thể cạnh tranh được.
Tuy nhiên giai đoạn tới, việc triển khai giống ngô lai mới có nhiều khó khăn hơn vì
nhiều công ty nước ngoài có sản phẩm cạnh tranh cao. Một số giống như C919, NK66,
NK54 có năng suất ổn định ở nhiều vùng sinh thái. Đều đó đòi hỏi các nhà chọn giống
ngô của Việt Nam phải định hướng cụ thể, chính xác hơn, tiếp cận đúng vật liệu, các

phương pháp chọn tạo hiện đại để tạo ra những giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao
hơn.
2.6. Các vùng sản xuất ngô chính ở Việt Nam
Vùng núi Đông Bắc Bộ: gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Cạn. Đất trồng chủ yếu là đất phát triển trên các sản phẩm của đá vôi và sa
phiến thạch và đất phù sa dọc theo các sông suối… Có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vụ
ngô chính được gieo vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, thu hoạch vào cuối tháng 8 đầu
tháng 9.
Vùng núi Tây Bắc: gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình. Đất trồng chủ yếu
là đất thung lũng đá vôi, đất phù sa của sông suối, đất hốc hẻm đá vôi… Giàu chất hữu
cơ, tầng đất mặt dày. Vụ ngô được gieo trồng chủ yếu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5
thời điểm bắt đầu mưa, thu hoạch vào tháng 8. Có nơi có thể gieo sớm hơn và canh tác
được thêm vụ thu đông. Vùng này ngô có thể trồng quanh năm tuỳ thuộc vào từng loại đất
mà canh tác.
Vùng Đồng Bằng và Trung Du Bắc Bộ: gồm các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình là vùng ngô lớn nhất ở phía Bắc.
Đất trồng là đất phù sa được bồi hàng năm, đất lúa hai vụ và đất trồng màu… Đất có độ
màu mỡ cao.
11


Vùng Bắc Trung Bộ: gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh Quảng Trị,
Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế. Đất chủ yếu là đất phù sa bồi hàng năm dọc theo các con
sông và đất không được bồi hàng năm. Vụ ngô có thể canh tác 2 vụ: Vụ ngô Đông Xuân
gieo từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10, vụ ngô Xuân Hè gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3 đến
cuối tháng 6
Vùng Duyên Hải Miền Trung: gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Kháng Hoà. Đất trồng ngô chủ yếu là đất phù sa được bồi hàng năm
dọc theo các con sông và đất phù sa không được bồi hàng năm chuyên màu hoặc lúa. Vụ
ngô chính là ngô Đông Xuân gieo từ tháng 12 thu hoạch vào cuối tháng 4, ngô Hè Thu

gieo vào cuối tháng 4 thu hoạch vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Vùng Tây Nguyên: gồm các tinh Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lắk. Đất trồng chủ yếu
là đất phiền bãi, đất phù sa thềm sông suối, thung lũng và trên nương rẫy. Loại đất chủ
yếu là đất bazan, đất phù sa nên có độ màu mỡ cao. Vụ ngô thường trồng mùa mưa gieo
từ tháng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, ngoài ra còn có thể trồng thêm 1 vụ nữa gieo vào
giữa tháng 8.
Vùng Đông Nam Bộ: gồm các tỉnh Lâm Đồng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình
Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vùng
ngô hàng hoá có tiềm năng nhất ở nước ta. Đất trồng chủ yếu là đất bazan, đất xám, đất
phù sa sông. Vùng này thường trồng 2 vụ ngô liên tiếp trong mùa mưa từ cuối tháng 4 đến
tháng 11.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đất trồng chủ yếu là đất
phù sa được bồi hàng năm dọc theo các sông lớn, đất có độ màu mỡ cao. Vụ ngô chính
kéo dài từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 đến đầu tháng 8.
2.7. Ngô lai
 Các bước cần tiến hành trong lai tạo ra một giống ngô lai đơn
 Thu thập nguyên liệu
 Tạo dòng thuần
12


 Khảo sát sơ bộ giữa các dòng tốt nhất
 Lai tạo giữa các dòng thuần
 Chọn giống như ý muốn, chuyển đi khảo nghiệm giống ở các trung khảo nghiệm
giống khu vực
 Công nhận giống tạm thời
 Công nhận giống chính thức
 Giống ngô lai không quy ước : Là những ngô lai mà có ít nhất một trong các giống
bố (mẹ) không là dòng thuần (không là dòng tự phối).

 Giống ngô lai quy ước: Là những giống ngô lai được tạo ra bằng cách lai giữa các
dòng tự phối gồm các kiểu lai: Lai đơn, lai ba, lai kép, lai nhiều dòng.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu thí nghiệm là 9 giống ngô lai của Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam và 1
giống đối chứng là C919 của công ty giống Monsanto.
Bảng 3.1: Các giống ngô lai sử dụng trong thí nghiệm
TT

Giống

Nguồn gốc

1

D8102

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

2

SBN58

viện nghiên cứu ngô Việt Nam


3

SX2022

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

4

BB1A

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

5

KK17

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

6

H1

viện nghiền cứu ngô Việt Nam

7

VN686

viện nghiên cứu ngô Việt Nam


8

KK257

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

9

TB68A

viện nghiên cứu ngô Việt Nam

10

C919 (Đ/C )

công ty Monsanto Thái Lan

 Phân bón
Phân hữu cơ: Phân chuồng, bã thực vật.
Phân hoá học: Supper lân phosphate, đạm (urêA), kali (M.O. P vinacam)
 Thuốc hoá học
Thuốc trừ sâu: Vibasu 40ND, Diazan 10H, Phetho 50ND, Quintox 10EC
Thuốc trừ kiến và côn trùng: Killpest xịt lúc gieo hạt phòng trừ kiến cắn hoặc tha hạt
3.1.2. Dụng cụ, trang thiết bị: Cuốc, thước, bình xịt thuốc…
14


3.1.3. Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ 12/05/2007 đến 16/08/2007.

3.2. Điều kiện nguyên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố đất đai: Thí nghiệm được tiến hành tại Công Ty Giống Cây trồng Đồng Nai.
Đất thí nghiệm thuộc loại đất nâu đỏ (Reddish Brown Latosol), hơi dốc <5o
Thành phần cơ giới:
Bảng 3.2: phân tích đất thí nghiệm
Sét

Thịt

54%

27%

Cát
19%

C%
2,1%

Mùn
3,6%

pH
H20

KCl

6,04


5,1

(Nguồn: Phòng phân tích bộ môn nông hoá thổ nhưỡng khoa Nông học – Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM)
Nhận sét:
Đất sét pha thịt, pH thấp đất chua, C% và mùn trung bình. Ngô là cây có khả năng
thích ứng rộng. Tuy nhiên, loại đất thích hợp cho canh tác ngô nhất là đất thịt vì ngô cần
rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó qua kết quả phân
tích đất thí nghiệm có thành phần đất như vậy là thích hợp cho canh tác ngô.
Các yếu tố thời tiết
Bảng 3.3: Đặc điểm về khí tượng thủy văn trong các tháng tiến hành thí nghiệm tại vùng
Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2007.
Tổng lượng
Tháng mưa/tháng

Nhiệt Độ

Ẩm độ trung Tổng số giờ

Lượng

trung bình

bình(%)

nắng/tháng

bốc hơi

(giờ)


(mm)

(mm)

(0c)

5

279

27,1

84

192

87,3

6

247

26,8

86

217

65,7


7

365

25,9

88

162

65,9

8

344

25,9

87

135

67,7

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tại trạm đo Long Khánh, tỉnh Đồng Nai)

15



×