Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG TẠI XÃ CƯ AN, HUYỆN ĐĂKPƠ TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.01 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG
TẠI XÃ CƯ AN, HUYỆN ĐĂKPƠ
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH CHI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003-2007

Tháng 10/2007

i


SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG
TẠI XÃ CƯ AN, HUYỆN ĐĂKPƠ
TỈNH GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH CHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 10 năm 2007
i


CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để con có được ngày hôm nay.
Xin gửi lòng biết ơn đến thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn và
đóng góp những ý kiến quý báu.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, ban
Chủ Nhiệm khoa Nông Học và tất cả quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Cảm ơn các bạn nông học 29 đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn
thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15/10/2007
Nguyễn Thị Bích Chi

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm
giống dưa leo (Cucunis sativus L.) trồng tại xã Cư An, Huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai”
được tiến hành từ 5/2007 đến 7/2007. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu
nhiên (Randomized Complete Block Design – RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 5
giống: L – 04 (đ/c); K – O6; NOVA 474; DARA 579; AMATA 765.

Kết quả thu được:
Về sinh trưởng: Giống DARA 579 sinh trưởng tốt nhất với chiều cao trung bình
là 276,22 cm, khả năng phân cành nhiều 11,8 cành/cây, số lá nhiều (35 lá/cây).
Về phát dục: K – 06 và NOVA 474 là những giống phát dục sớm và cho thu
hoạch sớm nhất (35 NSG). Các giống L – 04 (đ/c), DARA 579 và AMATA 765 cho
thu hoạch khá muộn (38 NSG).
Về sâu bệnh: Giống K – 06 ít bị sâu bệnh nhất và giống bị nặng nhất là
AMATA 765.
Về năng suất: NOVA 474 là giống cho năng suất thực tế và năng suất thương
phẩm cao nhất.
Về phẩm chất trái: Tất cả các giống thí nghiệm đều có phẩm chất ngon (giòn,
ngọt), hình thức trái đẹp. Trong đó giống có màu sắc được người dân địa phương ưa
chuộng nhất (màu xanh đậm) là L – 04 và NOVA 474.
Tóm lại trong số các giống dưa leo trồng thí nghiệm thì NOVA 474 là giống có
triển vọng nhất: phát dục sớm, cho năng suất cao, tỷ lệ đèo thấp, phẩm chất ngon, bảo
quản lâu, màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của địa phương.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình và biểu đồ

viii

Danh sách các bảng

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu


2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

1.3 Giới hạn đề tài

2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

3

2.1 Tổng quan về cây dưa leo

3

2.1.1 Nguồn gốc

3

2.1.2 Đặc tính thực vật học

3


2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

4

2.1.4 Đất và dinh dưỡng

5

2.1.5 Công dụng của dưa leo

5

2.1.6 Các thời kì sinh trưởng và phát dục của dưa leo

6

2.1.6.1 Thời kì nảy mầm

6

2.1.6.2 Thời kì cây con

6

2.1.6.3 Thời kì ra hoa

6

2.1.6.4 Thời kì quả


7

2.1.6.5 Thời kì già cỗi

7

2.2 Chọn giống dưa leo

7
iv


2.3 Các kết quả thí nghiệm so sánh giống dưa leo

8

2.4 Giới thiệu về các giống dưa leo khảo nghiệm

9

Chương 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1 Vật liệu thí nghiệm

11

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


12

3.3 Điều kiện nghiên cứu

12

3.3.1 Điều kiện thời tiết

13

3.3.2 Điều kiện đất đai

14

3.4 Phương pháp

14

3.4.1 Kiểu thí nghiệm

14

3.4.2 Quy mô thí nghiệm

14

3.4.3 Quy trình kỹ thuật

16


3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi

16

3.4.4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

16

3.4.4.2 Các chỉ tiêu về phát dục

16

3.4.4.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các nghiệm thức

16

3.4.4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất

16

3.4.4.5 Đánh giá chất lượng

17

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

17

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


18

4.1 Thời gian sinh trưởng

18

4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa leo thí nghiệm

19

4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa leo thí nghiệm

21

4.4 Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm

22

4.5 Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm

23

4.6 Khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

24

4.7 Tốc độ ra cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

26


4.8 Thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm

26

4.9 Tỉ lệ đậu trái của các giống dưa leo thí nghiệm

29

4.10 Tình hình sâu bệnh của các giống dưa leo thí nghiệm

30

v


4.10.1 Bệnh hại

31

4.10.2 Sâu hại

31

4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm

34

4.12 Một số đặc trưng của trái ở các giống dưa leo thí nghiệm


36

Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

39

5.1 Kết luận

39

5.2 Đề nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC

47

.

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
đ/c: Đối chứng
GĐ: Giai đoạn

LT: Lý Thuyết
NS: Năng suất
NSG: Ngày sau gieo
NSTP: Năng suất thương phẩm
NT: Nghiệm thức
TB: Trung bình
TGBQ: Thời gian bảo quản
TLTB: Trọng lượng trung bình
TT: Thực tế

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
trang
Hình 4.1 Dưa leo ở giai đoạn 25 NSG

20

Hình 4.2 Đặc điểm ra trái của giống L-04

28

Hình 4.3 Trái biến dị của giống DARA 579

29

Hình 4.4 Bệnh Thán thư

33


Hình 4.5 Bệnh hoa lá

33

Hình 4.6 Trái của các giống dưa leo thí nghiệm

38

Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống dưa leo thí nghiệm

43

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống dưa leo thí nghiệm

43

Biểu đồ 3: Khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

44

Biểu đồ 4: Tốc độ phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

44

Biểu đồ 5: Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm

45

Biểu đồ 6: Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm


45

Biểu đồ 7: Năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm

46

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết ở Gia Lai

12

Bảng 3.2 Đặc điểm đất thí nghiệm

13

Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm, ra lá thật của các giống dưa leo thí nghiệm

18

Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa leo thí nghiệm

19

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa leo thí nghiệm


22

Bảng 4.4 số lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm qua các thời kì

23

Bảng 4.5 Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa leo thí nghiệm

24

Bảng 4.6 Khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

25

Bảng 4.7 Tốc độ phân cành cấp 1 của các giống dưa leo thí nghiệm

26

Bảng 4.8 Thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm

27

Bảng 4.9 Tỉ lệ đậu trái của các giống dưa leo thí nghiệm

30

Bảng 4.10 Tình hình sâu bệnh của các giống dưa leo thí nghiệm

31


Bảng 4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm

34

Bảng 4.12 Đặc trưng trái của các giống thí nghiệm

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người,
đặc biệt là người dân châu Á. Dân gian ta thường có câu “cơm không rau như đau
không thuốc”. Ngày xưa vào những lúc đói kém thì rau được coi là lương thực để cứu
đói. Rau chứa một tỷ lệ đường, viatamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rau
còn có nhiều chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, phòng ngừa bệnh tim mạch,
huyết áp cao.
Dưa leo là một loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống.
Nó được trồng nhiều trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước.
Dưa leo không chỉ là loại thực phẩm được ưa chuộng mà còn được người Ai Cập coi
như lễ vật để dâng lên thần thánh. Trước đây dưa leo được dùng như một loại quả tươi
để giải khát là chủ yếu, còn ngày nay dưa leo đã được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn
hằng ngày dưới dạng quả tươi, xào, trộn salát, cắt lát, muối chua, đóng hộp. Dưa leo
còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng và chúng ta không thể không nhắc đến vai trò
mỹ phẩm tuyệt vời của dưa leo, đắp mặt nạ bằng dưa leo có tác dụng bảo vệ da và
chống lại các vết nhăn. Dưa leo có tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể,
đồng thời giảm lượng cholesterol và chống khối u. Dưa leo được trồng từ châu Á,
Châu Phi đến 63 vĩ độ bắc. Ở nước ta hiện nay dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng
trong sản xuất.

Ngày nay nhờ công nghệ lai tạo giống đã tạo ra những giống dưa leo cho năng
suất cao, phẩm chất ngon, kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và thị
hiếu mỗi nơi khác nhau nên đòi hỏi chúng ta phải tiến hành trồng thử nghiệm để chọn
ra những giống phù hợp với mỗi địa phương. Xuất phát từ yêu cầu trên được sự phân
công của khoa Nông Học và sự hướng dẫn của thầy Phạm Hữu Nguyên, thí nghiệm
“So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống dưa leo (Cucumis
Sativus L.) trồng tại xã Cư An, huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống dưa leo
F1 nhằm tìm ra những giống thích hợp cho năng suất cao, phẩm chất ngon và phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất
và đánh giá các đặc tính, phẩm chất của trái, tình hình sâu bệnh hại của các giống thí
nghiệm.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong mùa mưa nên gặp khó khăn trong việc làm đất,
trong việc phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, mưa ảnh hưởng đến khả
năng đậu hoa, đậu trái của các giống thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về cây dưa leo

2.1.1 Nguồn gốc
Dưa leo không chỉ là loại thực phẩm thương mại được ưa chuộng mà còn được
người Ai cập cổ coi như lễ vật để dâng lên thần thánh.
Cây dưa leo được khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở nước
ta hàng nghìn năm nay. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó được phổ biến sang
Trung Quốc. Từ đây chúng được phát triển sang Nhật Bản và lên Châu Âu hình thành
nhóm thứ nhất có dạng quả dài, gai trắng, màu xanh đậm. Nhóm thứ hai mang đặc
trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm trước.
Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi, từ xích đạo đến 63 vĩ độ bắc.
Ở nước ta vùng trồng dưa leo tập trung chủ yếu ở Hải Hưng, Hải Phòng, Nam
Hà, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Nội và một số tỉnh duyên hải miền trung và Đông Nam Bộ
(Mai Thị Phương Anh, 1996).
2.1.2 Đặc tính thực vật học
Rễ
Hệ rễ dưa leo ưa ẩm, không chịu được hạn, cũng không chịu được úng, bao
gồm rễ chính và rễ phụ. Độ ăn sâu của rễ tùy thuộc vào độ tơi xốp của đất và độ dày
của tầng canh tác. Rễ chính ăn tương đối sâu dưới tầng đất 1m, rễ phụ ăn tương đối
nông thường tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm. Ở dưa leo còn có khả năng hình thành rễ
bất định nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Thân
Thân dưa leo thuộc loại bò, thân mảnh, nhỏ, dạng tròn hoặc góc cạnh, có lông
cứng và ngắn, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều cao cây có thể phân thành 3
nhóm: Loại lùn có chiều cao cây từ 0,6 – 1 m, loại trung bình chiều cao cây từ 1 – 1,5
m và loại cao có chiều cao cây lớn hơn 1,5 m (Tạ Thu Cúc, 1979).
3


Chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống và điều kiện canh tác. Thân chính
có đặc điểm phân nhánh. Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình
hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi.


Lá dưa leo là lá đơn, mọc cách, bao gồm lá mầm và lá thật. Lá mầm là chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật có 5 cánh,
chia thùy nhọn dạng chân vịt hoặc dạng lá tròn, trên cuống và phiến lá có lông cứng,
ngắn. Màu sắc lá thay đổi theo giống, xanh vàng hoặc xanh thẩm.
Hoa
Hoa của dưa leo chủ yếu là dạng đơn tính cùng cây, đôi khi xuất hiện dạng đơn
tính khác cây và dạng hoa lưỡng tính. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt,
hoa đực mọc thành chùm và thường xuất hiện sớm hơn hoa cái. Hoa màu vàng, thụ
phấn nhờ côn trùng.
Quả và hạt
Quả dưa leo thường thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn. Hình dạng, độ
dài, khối lượng, màu sắc quả thay đổi tùy theo giống. Màu sắc quả của hầu hết dưa leo
là màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai. Quả tăng trưởng rất
nhanh, ở điều kiện thuận lợi sau nở hoa 8 – 10 ngày quả chín kĩ thuật.
Hạt dưa leo có màu vàng nhạt, kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và sự vận
chuyển của cây vào hạt. Hạt giống tiêu chuẩn có trọng lượng 1000 hạt là 20 – 30g. Số
lượng hạt trong quả biến động từ 150 – 500 hạt. Hạt trong điều kiện bảo quản tốt có
giới hạn nẩy mầm từ 8 – 10 năm và sử dụng 3 – 4 năm.
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện nhiệt độ
Giống như các cây thuộc họ bầu bí, dưa leo rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt
là nhiệt độ thấp dưới 00C. Dưa leo yêu cầu nhiệt độ nảy mầm của hạt phải cao hơn
120C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát dục là 18 – 320C. Nhiệt độ thấp hơn
50C hay cao hơn 400C làm cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thích hợp để quả lớn
nhanh là 25 – 300C. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nhiệt
độ càng thấp thời gian ra hoa càng kéo dài.

4



Điều kiện ánh sáng
Dưa leo thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Độ dài chiếu sáng thích hợp
cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa leo với ánh
sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ
cao (lớn hơn 300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh
sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng, phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa cái
nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.
Điều kiện ẩm độ
Quả dưa leo chứa đến 95 % nước nên yêu cầu về độ ẩm của cây rất lớn. Mặt
khác do bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa leo là cây đứng đầu về nhu cầu nước
trong họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa leo là 85 – 95 %, độ ẩm không khí 90 –
95 %. Cây dưa leo chịu hạn rất yếu. Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà
còn tích lũy lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong quả. Thời kì cây ra hoa, tạo
quả yêu cầu lượng nước cao nhất (Mai Thị Phương Anh, 1996).
2.1.4 Đất và dinh dưỡng
Do bộ rễ yếu và sức hấp thu của rễ kém nên dưa leo yêu cầu nghiêm khắc về
đất trồng hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới
nhẹ, thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,5 – 6,5.
Dưa leo có đặc điểm không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng
phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì vậy bón phân nhiều lần cho dưa leo là
cần thiết. Trong suốt quá trình sinh trưởng dưa leo sử dụng cao nhất là kali, rồi đến
đạm và ít nhất là lân.
Dưa leo rất ưa phân hữu cơ đặc biệt là phân chuồng có tác dụng tăng năng suất.
2.1.5 Công dụng của dưa leo
Dưa leo là loại thực phẩm được ưa chuộng. Nó cung cấp nhiều vitamin và
khoáng chất. Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g dưa leo như sau: Thành phần
hóa học (g %): 95 nước, 0,8 prôtêin, 3 gluxit, 0,7 xenlulo, 0,5 tro; Muối khoáng (mg
%): 23 Ca, 27 P, 1 Fe; Vitamin (mg %): 0,3 caroten, 0,03 B1, 0,04 B2, 0,15 PP, 5 C
(Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam, 1972). Ngoài ra dưa leo còn có công

dụng thanh nhiệt, chống khát, lợi tiểu, giải độc, tốt cho người tiểu tiện khó, rôm sảy.
Dưa leo có tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, người béo ăn nhiều dưa leo
5


rất có lợi, đồng thời giảm lượng cholesterol và chống khối u. Những nghiên cứu gần
đây cho biết ở đầu xanh sẫm của quả dưa leo có vị đắng có chứa chất cucurbitaxina,
chất này có thể kích thích công năng miễn dịch của cơ thể người, có tác dụng chống
ung thư, là thức ăn rất thích hợp với bệnh nhân có u nhọt, có giá trị bổ trợ trị liệu bệnh
AIDS. Các nhà nghiên cứu cho rằng dưa leo có tác dụng tăng cường công năng miễn
dịch nên người nhiễm HIV ăn dưa leo rất có lợi. Các nhà nghiên cứu của trường đại
học bang Kansas ở Mỹ còn dùng dưa leo để chữa bệnh máu trắng (1).
2.1.6 Các thời kì sinh trưởng và phát dục của dưa leo
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae)
mang đặc tính sinh trưởng và phát triển thuộc họ bầu bí. Quá trình sinh trưởng và phát
triển của họ bầu bí phân thành các thời kì chính sau:
2.1.6.1 Thời kì nảy mầm (từ khi mọc đến 2 lá mầm )
Hạt dưa leo tương đối lớn, chứa nhiều dinh dưỡng nên mọc mầm khá mạnh.
Yếu tố quan trọng trong thời kì này là nhiệt độ. Thời kì nảy mầm của họ bầu bí yêu
cầu nhiệt độ cao, phải lớn hơn 120C thì hạt mới có khả năng nảy mầm, nhiệt độ thích
hợp nhất là 25 – 30 0C, nhiệt độ dưới 100C hạt không mọc.
2.1.6.2 Thời kì cây con (từ khi cây có 2 lá mầm đến 4 – 5 lá thật)
Thời kì này bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm. Thân lá sinh trưởng rất
chậm, lá nhỏ, lóng thân nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng thẳng chưa phân cành. Bộ
phận dưới mặt đất phát triển nhanh cả về độ sâu và bề rộng, khả năng ra rễ phụ rất
mạnh. Vì vậy cần vun xới, bón thúc, tưới giữ ẩm để kích thích ra rễ và thúc đẩy sinh
trưởng thân lá, chú ý phòng trừ sâu bệnh.
2.1.6.3 Thời kì ra hoa (từ khi cây có 4 – 5 lá thật đến khi có hoa cái đầu tiên)
Thời kì này thân lá sinh trưởng mạnh, số lá, diện tích lá, chiều dài và đường
kính thân tăng vượt trội so với thời kì cây con, tua cuốn và nhánh được hình thành liên

tục. Thân chuyển từ trạng thái đứng thẳng sang bò, hoa đực ra nhiều và có hoa cái đầu
tiên.
Ở thời kì này thường xảy ra tình trạng lốp, mất cân đối giữa sinh trưởng và phát
triển dẫn đến thân lá nhiều, hoa quả ít nếu chăm bón không đúng kĩ thuật. Vì vậy cần
chú ý cân đối dinh dưỡng, điều tiết nước, tỉa nhánh, vun xới để cho năng suất cao.

6


2.1.6.4 Thời kì quả (từ khi có hoa cái thứ nhất đến hình thành quả tập trung)
Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân, lá, quả trên mặt đất và
khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa. Quả được hình thành một cách liên tục, quả tăng
nhanh về kích thước và khối lượng, quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp. Năng suất và
chất lượng quả đạt tốt nhất, phần trăm số quả thương phẩm cao.
Đây là thời kì cây yêu cầu nhiều nước và dinh dưỡng nhất. Vì vậy cần bón thúc
hợp lí, thu hoạch trái đúng độ thương phẩm nhằm tăng sản lượng.
2.1.6.5 Thời kì già cỗi (từ sau trái rộ đến tàn)
Ở thời kì này sinh trưởng của thân lá giảm nhanh chóng, hoa trái ít, trái ít đậu,
hình dạng quả không bình thường, phẩm chất kém trái nhỏ, năng suất và chất lượng
quả giảm rõ rệt.
Cần chú ý chăm sóc để kéo dài sự làm việc của lá làm tăng năng suất của lứa
cuối vụ, giảm tỉ lệ đèo.
2.2 Chọn giống dưa leo
Phần lớn các giống dưa leo trồng ở nước ta là giống địa phương. Các giống này
được phân thành 2 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả.
Nhóm quả ngắn (đại diện là giống Tam Dương – vĩnh phú): Quả có chiều dài
khoảng 10 cm, đường kính 2,5 – 3 cm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 –
80 ngày tùy thời vụ trồng). Năng suất khoảng 10 – 15 tấn/ha. Dạng này rất thích hợp
cho đóng hộp dầm giấm.
Nhóm quả trung bình: Thuộc nhóm sinh thái vùng đồng bằng, đại diện là các

giống Yên Mỹ, Thủy Nguyên, Yên Phong, Quế Vỏ Quả có kích thước 15 – 20 cm x
3,5 – 4,5 cm. Thời gian sinh trưởng của giống 75 – 85 ngày, năng suất 22 – 25 tấn/ha.
Các giống này sử dụng để ăn tươi hoặc chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh.
Tất cả các giống dưa leo Việt Nam đều có gai quả màu đen hoặc nâu. Các giống
này đều chống bệnh phấn trắng cao, chịu bệnh sương mai trung bình, chất lượng tốt
(Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996).
Thời gian gần đây ở nước ta đã nhập nội nhiều giống dưa leo có năng suất cao, phẩm
chất tốt. Trong số các giống nhập nội có 2 nhóm được trồng phổ biến:

7


Nhóm quả rất nhỏ còn gọi là dưa leo bao tử cho sản phẩm chế biến là 2 – 3
ngày tuổi. Phần lớn các nhóm này có hoa cái 100% như: F1 Marinda, F1 Dunja, F1
Levina (Hà Lan).
Nhóm quả to gồm các giống lai F1 của Thái Lan, Đài Loan và Nhật Bản. Các
giống của Đài Loan có kích thước (25 – 30) x (4,5 – 5,0) cm, quả dạng hình trụ màu
xanh nhạt, gai trắng. Các giống Nhật Bản quả dài hơn (30 – 45) x (4 – 5) cm, quả nhăn
hoặc nhẵn, gai quả màu trắng, vỏ quả xanh đậm. Các giống trên có năng suất khá cao
khoảng 30 – 35 tấn/ha. Quả sử dụng để ăn tươi hoặc muối (Trần Khắc Thi, Nguyễn
Công Hoan, 1995).
Nhìn chung các giống dưa leo ở nước ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất và tiêu dùng. Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất
khẩu mà thường nhập từ nước ngoài. Giá hạt giống rất cao. Đó là một yếu tố quan
trọng dẫn đến chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích tăng.
2.3 Các kết quả thí nghiệm so sánh giống dưa leo
Thị trường giống dưa leo ngày càng đa dạng và phong phú. Những giống dưa
leo địa phương cho năng suất thấp dần dần được thay thế bằng các giống dưa leo F1
cho năng suất cao và phẩm chất ngon. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và thị hiếu mỗi
nơi khác nhau nên đòi hỏi phải tiến hành khảo sát để chọn ra những giống phù hợp với

mỗi địa phương. Nhiều thí nghiệm so sánh giống dưa leo đã được tiến hành và cho kết
quả như sau:
Tại Cao Lãnh – Đồng Tháp kết quả so sánh giống dưa leo do Ngô Trọng Tăng
Hồng thực hiện từ 15/1 đến 10/3/2002 đã chọn được 3 giống cho năng suất cao là Mỹ
Trắng, 702 và Chiatai 783.
Kết quả so sánh các giống dưa leo của Phan Thị Kim Phụng được thực hiện từ
tháng 4 – 6 /2005 tại Bình Minh – Vĩnh Long, đã chọn ra được 3 giống triển vọng có
năng suất cao là 124, 1447 (Công ty giống Đông Tây) và 631 (Công ty giống Hoa
Sen).
Nguyễn Mạnh Thái đã thực hiện thí nghiệm so sánh 8 giống dưa leo tại Dương
Minh Châu – Tây Ninh trong vụ Đông Xuân 2004 – 2005 và đã chọn ra được 2 giống
Mỹ xanh 3001 và TN169 cho năng suất cao.

8


Kết quả so sánh các giống dưa leo của Tôn Thất Trí được thực hiện từ 7 –
9/2006 tại Phú Giáo – Bình Dương đã chọn ra được 2 giống A – 027 và 702 cho năng
suất cao.
2.4 Giới thiệu về các giống dưa leo khảo nghiệm
Huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai là địa phương có khí hậu khá thích hợp với cây rau
nói chung và dưa leo nói riêng. Tuy nhiên cây rau vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
cụ thể chưa có một khảo nghiệm về giống dưa leo nào được thực hiện tại đây.
Để làm phong phú thêm các giống dưa leo tại địa phương mình, tôi đã tiến hành
thí nghiệm so sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của năm giống dưa leo F1
để tìm ra những giống thích hợp với điều kiện tự nhiên và thị hiếu người tiêu dùng tại
địa phương. Sau đây là năm giống dưa leo thí nghiệm:
Giống L – 04: là chủng loại được xuất xứ từ Pháp, được rất nhiều nông dân ưa
chuộng do có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Dưa leo L – 04 sinh trưởng và phát triển
mạnh, thân to, nhiều nhánh mang trái, cho mỗi nách lá là một trái. Trái dài, thẳng và

suôn. Màu sắc trái rất đẹp xanh đậm, nhiều phấn, thịt dày, ít hạt, bảo quản được lâu.
Thời gian thu hoạch 35 – 40 ngày sau gieo và có thể kéo dài hơn 30 ngày. Đặc biệt
dưa leo L – 04 không bị vàng lá chân, kháng bệnh rất mạnh. Hiện tại đây là giống dưa
leo rất được ưa chuộng tại Gia Lai.
Giống K – 06: là giống có xuất xứ từ Nhật, có thể trồng được quanh năm, sinh
trưởng và phát triển tốt, cho trái nhiều, mỗi nách lá là một trái. Trái dài, thẳng, màu
xanh trắng, thịt dày, giòn ngọt. Sau khi gieo khoảng 33 – 36 ngày, K – 06 bắt đầu cho
thu hoạch.
Giống NOVA 474: do Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây phân phối, là
giống sinh trưởng rất khỏe, phân nhánh nhiều. Trái có màu xanh rất đẹp, trái suông, có
đóng phấn, giòn ngọt, lâu bị ngã màu, có độ đồng đều cao, ít bị đèo. Thời gian thu
hoạch khoảng 32 – 34 ngày sau gieo. Dưa leo NOVA 474 kháng bệnh mốc sương tốt.
Giống DARA 579: có xuất xứ từ Thái Lan, cây sinh trưởng và phát triển rất
khỏe, phân nhánh nhiều, cho năng suất cao, ra trái chủ yếu trên nhánh. Trái to, suôn,
màu xanh vừa, có phấn, vị giòn ngọt. Thời gian bắt đầu cho thu hoạch khoảng 36 – 38
ngày sau gieo.

9


Giống AMATA 765: là giống có xuất xứ từ Thái Lan, do công ty Trang Nông
nhập khẩu và phân phối. Cây sinh trưởng khỏe, phân nhánh nhiều. Trái tròn dài, suôn
đẹp, màu trơn láng, xanh vừa, ruột trái chắc, chiều dài trái trung bình 18 cm, đường
kính trung bình 4,5 cm. Trái ngon, giòn, không bị đắng, bảo quản lâu.

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu thí nghiệm
 Giống cây
Nghiệm
thức

Giống

Xuất xứ

NT1

L – 04 (đối chứng)

Công ty Tropica (Pháp)

NT2

K – 06

Công ty Takii (Nhật)

NT3

F1 NOVA 474

Công ty Liên Doanh Hạt Giống Đông Tây

NT4

DARA 579


Công ty Siam Star (Thái Lan)

NT5

AMATA 765

Công ty ChiaTai (Thái Lan)

Giống L – 04 được trồng phổ biến tại địa phương vì cho sinh trưởng tốt, năng
suất cao, phẩm chất quả phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của địa phương.


Phân bón: vôi, phân hữu cơ, phân hóa học.



Hóa chất:
Thuốc xứ lý đất: Basudin 10H với liều lượng 150 g/500 m2.
Thuốc bảo vệ thực vật:
Các loại thuốc phòng trừ sâu hại: Phun Confidor 100 SL, Voltage 50 EC (8 – 10

ml/bình 8 lít), Polytrin P440BC (15 – 20 ml/bình 8 lít) để phòng trừ sâu xanh, bọ trĩ.
Phun khi thấy xuất hiện sâu hại.
Các loại thuốc để phòng trị bệnh hại: Rovral 50BTN, Ridomil MZ 72WP với
liều lượng 20 g/bình 8 lít, Aliette 80 WP (10 g/bình 8 lít). Phun định kì 1 tuần/lần khi
xuất hiện lá thật thứ 3 và phun luân phiên các loại thuốc với nhau để tránh quen thuốc.
Thuốc kích thích sinh trưởng: Supermes (5 – 6 cc/8 lít) phun khi cây chuẩn bị
ra hoa, định kì 1 tuần/lần, Botrac (20 ml/16 lít) ở giai đoạn 20 ngày sau gieo, và lần
hai cách lần một 15 ngày, ngưng phun phân bón lá trước khi thu hoạch 7 ngày.


11




Dụng cụ, trang thiết bị: bạt phủ nông nghiệp, lưới, cọc cắm giăng lưới,

thước dây, cân, viết, giấy.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 20/5/2007 – 23/7 /2007 tại An Định – Cư An – Đăkpơ
– Gia Lai.
3.3 Điều kiện nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện thời tiết
Thời tiết vụ trồng được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết ở Gia Lai trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ ( 0C)

Tháng

Ẩm độ (%)

Lượng mưa

Số giờ

(mm)

nắng (giờ)


Max

TB

Min

5

29,1

23,8

20,7

84

304

207

6

28,7

24,0

21,0

87


209

182

7

26,9

22,6

20,3

91

444

146

(Nguồn: Viện khí tượng thủy văn, 2007)
Bảng 3.1 cho thấy tình hình thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm như
sau:
Nhiệt độ trung bình tháng biến động trong khoảng từ 22,6 – 240C. Ẩm độ
không khí trung bình tháng khá cao từ 84 – 91 % . Nhiệt độ và ẩm độ này thích hợp để
cho dưa leo nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt. Số giờ nắng trong các tháng thí
nghiệm thấp biến động từ 146 – 207 giờ/tháng, lượng mưa trung bình tháng cao, nhất
là tháng 7 lên đến 444 mm. Mưa nhiều, nắng ít nhất là vào giai đoạn thu hoạch gây
khó khăn cho việc thu hái, vận chuyển trái, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, khó
khăn cho việc phòng trừ sâu bệnh.

12



3.3.2 Điều kiện đất đai
Đây là vùng đất luân canh giữa cây rau và cây màu. Vụ trước trồng cây bắp. Thảm thực vật chủ yếu là cỏ chân vịt và dền gai.
Đặc điểm của vùng đất thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Đặc điểm đất thí nghiệm
Thành phần cơ giới

pH

CHC

Cát

Thịt

Sét

H2O

KCl

44

26

30

6,5


5,8

Mùn
%

2,92

5,03

Chất tổng số (%)

Chất dễ tiêu (mg/100g)

N

P2 O5

K2O

N – NH4+

P2 O5

0,11

0,08

0,15

12,6


8,07

K+

C a2+

Mg2+

ldl/100g
0,43

0,35

0,16

(Nguồn: Bộ môn Nông Hoá – Thổ Nhưỡng, Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM, 2007).
Nhận xét: Đất có sa cấu thịt pha sét và cát, pH rất thích hợp với điều kiện sinh thái của dưa leo (pH thích hợp với dưa leo là 5,5
– 6,5 ), đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo, đạm dễ tiêu giàu, nghèo lân dễ tiêu, các cation trao đổi nghèo.
Khuyến cáo nên bón thêm phân hữu cơ và lân trước khi trồng.

13


3.4 Phương pháp
3.4.1 Kiểu thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố, với 3 lần
lặp lại, gồm 5 nghiệm thức
NT1: giống L – 04 (đối chứng)
NT2: giống K – 06

NT3: giống NOVA 474
NT4: giống DARA 579
NT5: giống AMATA 765
3.4.2 Quy mô thí nghiệm
Tổng số ô thí nghiệm:

5 x 3 = 15 ô

Diện tích mỗi ô thí nghiệm:

25,5 m2

Diện tích thí nghiệm:

15 ô x 25,5 m2/ô = 382,5 m2

Diện tích bảo vệ:

66,5 m2

Tổng diện tích khu thí nghiệm: 449 m2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

NT5

NT2

NT4

NT3


NT1

REP1

NT1

NT4

NT2

NT5

NT3

REP2

Hướng
dốc

NT3

NT1

NT5

NT2

NT4


REP3

3.4.3 Quy trình kỹ thuật
 Chuẩn bị đất trồng
 Cày bừa đất 2 lần, dọn sạch cỏ dại, cày phơi đất, xử lý đất bằng Basudin 10H và
rải vôi 100 kg/1000 m2 (trước khi trồng 1 tuần).
 Lên líp rộng 1,5m cả rãnh, cao 20cm, phủ bạt ny lông đều trên các luống sau
khi đã bón lót và tiến hành đục lỗ theo khoảng cách cây và hàng.

14


 Mật độ và khoảng cách trồng: Trên mỗi líp trồng 2 hàng, hàng cách hàng 1 m,
cây cách cây 0,5 m, mật độ trồng là 20.000 cây/ha.


Gieo trồng và chăm sóc

 Hạt được ngâm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong khoảng 1giờ, vớt ra đem ủ
vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo trực tiếp ngoài lô thí nghiệm, mỗi lỗ 1 hạt và
gieo 10 % số lượng hạt giống vào bầu nilon để trồng dặm.
 Trồng dặm bằng cây ươm trong bầu nilon sau khi gieo 5 ngày.
 Cắm cọc, giăng lưới khi cây có tua cuốn (khoảng 5 – 6 lá thật). Cắm cọc bằng
chà tre (cao 2m trở lên) theo kiểu chữ A.
 Bón phân
Lượng phân cho 1 ha: 20 tấn phân chuồng, 1000 kg vôi, 180 kg N – 150 kg
P2O5 – 125 K2O.
Lượng phân cho diện tích thí nghiệm: 800 kg phân chuồng, 5kg urê, 40 kg NPK
(16 – 16 – 8), 3 kg DAP, 5 kg KCl.
Cách bón:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 10 kg NPK.
Bón thúc có 3 thời kỳ:
NPK (16 – 16 – 8)

Urê

KCl

DAP

Thúc 1: 15 – 20 ngày sau gieo

10kg

1,5 kg

1,5 kg

Thúc 2: 30 – 35 ngày sau gieo

10kg

2 kg

1,5 kg

1,25kg

Thúc 3: 40 – 45 ngày sau gieo


10 kg

1,5kg

2 kg

1,75 kg

Ngoài lượng phân bón lót và bón thúc, để giúp tăng năng suất nên phun thêm
Supermes (5 – 6 cc/8 lít) phun khi cây chuẩn bị ra hoa, định kì 1 tuần/lần, phun Botrac
ở giai đoạn 20 ngày sau gieo, và lần hai cách lần một 15 ngày, ngưng phun phân bón lá
trước khi thu hoạch 7 ngày.
 Vun xới, làm cỏ: Làm cỏ, xới nhẹ ở thời kì 2 – 3 lá thật, xới vun cao ở giai
đoạn có tua cuốn, kết hợp bón thúc sau khi vun xới.
 Tưới nước: ngày nắng gắt tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, trời râm
mát tưới ngày 1 lần.

15


×