Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA THUỐC GF – 1629 VÀ MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU KHÁC ĐỐI VỚI SÂU KHOANG (Spodoptera litura Fab.) TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ PHƯỚC ĐÔNG HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH,VỤ HÈ THU NĂM 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.93 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA THUỐC GF – 1629 VÀ MỘT SỐ
THUỐC TRỪ SÂU KHÁC ĐỐI VỚI SÂU KHOANG
(Spodoptera litura Fab.) TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG
TẠI XÃ PHƯỚC ĐÔNG - HUYỆN GÒ DẦU
TỈNH TÂY NINH,VỤ HÈ - THU
NĂM 2007

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NHẠT
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007

Tháng 10 / 2007


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA THUỐC GF – 1629 VÀ MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU KHÁC ĐỐI VỚI SÂU KHOANG (Spodoptera litura Fab.)
TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG TẠI XÃ PHƯỚC ĐÔNG
HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH,
VỤ HÈ –THU NĂM 2007

Tác giả

NGUYỄN THỊ NHẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành


Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
T.S TRẦN TẤN VIỆT
KS NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 10 năm 2007

i


CẢM TẠ
Thành kính ghi công ơn sâu sắc của ba mẹ đã sinh thành và dạy dỗ, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho con được học hành thành người.
Chân thành biết ơn:
Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng quý thầy cô trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ CHí Minh đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học.
Cảm ơn sâu sắc đến:
- Tiến sĩ Trần Tấn Việt
- KS Nguyễn Hữu Trúc
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
này.
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường và quá trình thực hiện
đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh Tháng 10 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhạt

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực của thuốc GF – 1629 và một số thuốc trừ
sâu khác đối với sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) trên cây đậu phộng tại xã Phước
Đông - huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh, vụ Hè – Thu năm 2007” được tiến hành tại xã
Phước Đông – Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh, thời gian từ ngày 26/6 đến 28/9 năm
2007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 11
nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Các kỹ thuật canh tác và chăm sóc đều theo tập quán của
nông dân địa phương.
Đề tài được tiến hành nhằm so sánh, đánh giá hiệu lực phòng trị của một số thuốc
trừ sâu đối với sâu khoang trên cây đậu phộng, tiến tới xác định loại thuốc và liều
lượng sử dụng thích hợp để mang lại hiệu quả kinh tế.
Qua kết quả thu được ta thấy loại thuốc mới GF - 1629 với nồng độ 0,511 lít/ha
cho hiệu quả diệt sâu khoang cao và hiệu lực được kéo dài nên năng suất khi thu hoạch
cũng đạt tương đối cao, không kém các loại thuốc đang hiện hành trên thị trường như:
Ammate 150SC, Proclaim 1,9EC, Lorsban 30 EC, Lannate 40EC, Sherpa 25EC,
Secure 10EC. Loại thuốc này không gây ảnh hưởng đối với sự sinh trưởng của cây đậu
phộng, đặc biệt đây là một loại chế phẩm sinh học nên khi sử dụng không gây ảnh
hưởng đến môi trường, con người và các loài động vật máu nóng ... Cũng có thể sử
dụng loại thuốc này với liều lượng 0,245 hoặc 0,341 lít/ha nhưng còn tùy thuộc vào
mật số sâu và tuổi sâu non mà lựa chọn liều lượng thích hợp. Thuốc GF -1629 sử dụng
với liều lượng 0,17 lít/ha tỏ ra kém hiệu quả hơn so với các loại thuốc khác. Bên cạnh
đó thuốc Ammate 150SC 0,32 lít/ha và Proclaim 1,9EC cũng đạt hiệu quả cao trong
việc phòng trị sâu khoang và cho năng suất cao. Ammate150SC hiện đang được nông
dân sử dụng rộng rải và mang lại hiệu quả kinh tế. Sự kết hợp sử dụng 2 loại thuốc
Lorsban 30EC 1lít/ha và Lannate 40EC 1 lít/ha cũng đạt hiệu quả phòng trừ cao nhưng
gây ra hiện tượng cháy lá làm ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.

MỤC LỤC

iii


Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Sơ lược về cây đậu phộng

3

2.1.1 Phạm vi phân bố

3

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu phộng

3

2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phộng trong nước và thế giới

4

2.1.3.1 Thế giới

4

2.1.3.2 Trong nước


4

2.1.4. Đặc điểm thực vật học

5

2.1.4.1 Rễ

5

2.1.4.2 Thân và cành

5

2.1.4.3 Lá

6

2.1.4.4 Hoa và quả

6

2.1.5 Một số côn trùng gây hại chính trên cây đậu phộng

6

2.2. Sơ lược về đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của sâu khoang
(Spodoptera litura Fab.)


7

2.2.1 Phân bố và kí chủ

7

2.2.2 Đặc điểm hình thái

8

2.2.3 Đặc điểm sinh học và tập quán sinh hoạt

10

2.2.4. Các loài thiên địch của sâu khoang

14

2.2.4.1 Thiên địch ký sinh

14

2.2.4.2 Thiên địch ăn thịt

14

2.2.4.3 Tác nhân gây bệnh

15
iv



2.2.5 Biện pháp phòng trừ

15

2.3.Sơ lược về thuốc hóa học

16

2.3.1. Cách tác động của thuốc hóa học lên cơ thể sâu hại

16

2.3.1.1 Tiếp xúc

16

2.3.1.2 Vị độc

17

2.3.1.3 Xông hơi

17

2.3.2. Cơ chế tác động của thuốc BVTV

17


2.3.2.1 Tác động lên hệ thần kinh

17

2.3.2.2 Ức chế sự chuyển hóa năng lượng tron quá trình trao đổi chất

18

2.3.2.3 Ức chế quá trình lột xác của côn trùng

18

2.3.2.4 Hormon trẻ

18

2.3.2.5 Triệt sản

18

2.3.2.6 Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu

19

2.3.3. Đặc điểm các nhóm thuốc trừ sâu

19

2.3.3.1 Nhóm thuốc thảo mộc


19

2.3.3.2 Nhóm Clo hữu cơ

19

2.3.3.3 Nhóm Carbanmate

20

2.3.3.4 Nhóm Pyrethroide (Cúc tổng hợp)

20

2.3.3.5 Nhóm Các hợp chất Pheromone

20

2.3.4. Đặc tính, tác dụng của một số chế phẩm dùng trong thí nghiệm sử dụng trong
thí nghiệm

21

2.3.4.1 Secure 10EC (BASF Singapore Pte. Ltd.)

21

2.3.4.2 Proclaim 1,9 ND ( Syngenta Vietnam Ltd.)

21


2.3.4.3 Ammate 150SC ( Du Pont Vietnam Ltd.)

21

2.3.4.4 Match 50EC (Syngenta Vietnam Ltd.)

22

2.3.4.5 Sherpa 25EC (Bayer Vietnam Ltd.)

22

2.3.4.6 Lorsban 39EC ( Dow Agro Sciences)

23

2.3.4.7 Lannate 40SP (Du Pont Vietnam Ltd.)

24

2.3.4.8 GF 1629 (Dow Agro Sciences)

24

CHƯƠNG 3. VẬT LIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm


25

v


3.2. Điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh Tây Ninh

25

3.2.1 Điều kiện đất đai

25

3.2.2 Điều kiện khí hậu của tỉnh Tây Ninh

25

3.3 Vật liệu thí nghiệm

26

3.4 Phương pháp thí nghiệm

27

3.5. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

29


3.5.1 Phương pháp theo dõi mật số sâu sống

29

3.5.2 Hiệu quả của thuốc

29

3.5.3 Phương pháp đánh giá độc tính của thuốc đối với sự sinh trưởng của cây
đậu phộng

29

3.5.4 Phương pháp tính năng suất

30

3.5.5 Phương pháp xử lý số liệu

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1 Đánh giá tỷ lệ chết của sâu khoang và hiệu lực của các loại thuốc được sử dụng
trong thí nghiệm

31


4.2 Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây đậu phộng

37

4.3 Ảnh hưởng của thuốc đến chiều cao cây, trọng lượng 100 hạt và năng suất

38

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ LỤC

47

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

vi


STT: Số thứ tự
NT: Nghiệm thức
TB: Trung bình
NSP: Ngày sau phun
BVTV: Bảo vệ thực vật

TGCL: Thời gian cách ly
DLTĐ: Dư lượng tồn đọng

DANH SÁCH CÁC HÌNH
vii


Hình 2.1 Đặc điểm trên cánh của thành trùng sâu khoang

9

Hình 2.2 Thành trùng đực và thành trùng cái

9

Hình 2.3 Ổ trứng và sâu non mới nở

10

Hình 2.4 Đặc điểm hình thái của nhộng sâu khoang

10

Hình 2.5 Đặc điểm của sâu khoang tuổi 1 và 2

12

Hình 2.6 Đặc điểm gây hại của sâu khoang tuổi 3 trên cây khoai môn

12


Hình 2.7 Đặc điểm hình thái của sâu khoang tuổi 4

13

Hình 2.8 Đặc điểm hình thái của sâu khoang tuổi 5

13

Hình 2.9 Đặc điểm hình thái của sâu khoang tuổi 6

14

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

28

Hình 4.1 Toàn cảnh ruộng bố trí thí nghiệm

40

Hình 4.2 Triệu chứng gây hại của sâu khoang trên lá đậu phộng

40

Hình 4.4 Đặc điểm của sâu khoang trên cây đậu phộng

41

Hình 4.5 Trường hợp sâu khoang bị chết ở Nghiệm thức 2 do nấm kí sinh


41

Hình 4.6 Trường hợp cháy lá ở Nghiệm thức 9 sau 3 ngày phun thuốc

42

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả một số yếu tố khí tượng trong thời gian thí nghiệm

26

Bảng 3.2 Các loại thuốc và nồng độ được sử dụng trong thí nghiệm

27

Bảng 4.1 Tỷ lệ sâu khoang chết sau khi xử lý thuốc

33

Bảng 4.2 Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu khoang trên cây đậu phộng

36

Bảng 4.3 Độ độc của thuốc đối với cây đậu phộng


37

Bảng 4.4 Số liệu về chiều cao cây, trọng lượng 100 hạt, năng suất và
tăng năng suất so với đối chứng

39

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, là cây lấy dầu có
giá trị kinh tế rất cao. Nó được trồng khá phổ biến trên thế giới cũng như các vùng trong cả
nước do dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau.
Trên thế có khoảng hơn 100 nước trồng đậu phộng, với diện tích hơn 20 triệu hecta.
Trong số 25 nước trồng đậu đậu phộng ở châu Á, Việt Nam có diện tích đứng thứ năm sau:
Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Myanma. Trong số các loại cây lấy dầu cây đậu phộng đứng
thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và sản lượng. Đậu phộng là một trong số các mặt hàng
nông sản xuất khẩu quan trọng. Ngoài ra, đậu phộng còn được dùng làm thực phẩm trong
nước ở nhiều dạng khác nhau, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đồng thời, nó góp phần cải thiện
đời sống kinh tế cho bà con nông dân, giúp ổn định cơ cấu cây trồng. Chính vì vậy mà diện
tích trồng đậu phộng ngày càng được mở rộng trong cả nước. Tuy nhiên song song với việc
gia tăng diện tích trồng, vấn đề canh tác đậu phộng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt
với nhiều loại loại côn trùng gây hại như: sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu khoang, châu chấu
xanh, cào cào, rầy mềm, sâu đục ngọn, nhện đỏ … đã làm giảm năng suất đáng kể. Trong số
đó, sâu khoang (Spodoptera Litura Fab.) là đối tượng gây hại thường xuyên và khó phòng trừ
mà bà con nông dân lo ngại, phải thường xuyên dùng thuốc hóa học để phòng trừ. Đây là
nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng sinh thái, số lượng thiên địch bị giảm đáng kể, gây ô

nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm giảm hiệu quả kinh tế, đặc biệt
là làm tăng tính kháng thuốc của sâu.
Trong thời đại ngày nay, nước ta gia nhập WTO thì việc an toàn về thực phẩm theo tiêu
chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) được đặt lên hàng đầu để đạt trong tương lai. Vì vậy
xu hướng hiện nay là nghiên cứu chuyển dần từ biện pháp phòng trừ hóa học sang phòng trừ
tổng hợp (IPM) và phòng trừ sinh học. Trong 2 biện pháp trên thì thuốc trừ sâu sinh học được
sử dụng như là thành phần chính. Đó là lý do mà chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu lực
của thuốc GF – 1629 và một số thuốc trừ sâu khác đối với sâu khoang( Spodoptera litura
Fab.) trên cây đậu phộng tại huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh, vụ Hè - Thu năm 2007”, tiến tới
1


xác định loại thuốc và liều lượng thích hợp để khuyến cáo sử dụng đạt hiệu quả trên đồng
ruộng.

1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục đích :
Đánh giá hiệu lực của thuốc GF -1629 và một số thuốc trừ sâu khác đối với sâu khoang
trên cây đậu phộng.

1.2.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định hiệu lực diệt sâu khoang trên cây đậu phộng của các liều lượng thuốc thí
nghiệm.
- Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây đậu phộng
- Ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng và và năng suất cây đậu phộng
1.2.3 Giới hạn đề tài
Theo dõi ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng của cây đậu phộng chỉ đo chiều cao cây 1
lần trước khi thu hoạch.

2



Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về cây đậu phộng
Họ thực vật: Leguminosae
Họ phụ: Papilionacea
Tên khoa học: Arachis hypogae L.
2.1.1 Phạm vi phân bố
Đậu phộng được trồng từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Hiện nay, được trồng ở
80 nước trên thế giới. Trong đó, châu Á có 25 nước, châu Mỹ có 9 nước, còn lại là các
nước thuộc châu Úc và châu Âu.
Trên thế giới, một số nước trồng đậu phộng chủ yếu như: Ở châu Á có Trung
Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam; ở Châu Phi có Nigiêria,
Senegal, Sudan, Cameroon … ở Nam Mỹ có Argentina, Brazil; Ở Bắc Mỹ có Mỹ và
Mêxico.
Hiện nay Việt Nam có 2 nhóm đậu được trồng phổ biến là: Spanish và Valencia.
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu phộng
Bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây đậu phộng là hạt. Hạt đậu phộng là loại
thực phẩm bổ dưỡng, có hàm lượng dầu cao, prôtêin với các axit amin quan trọng, các
vitamin và khoáng chất có giá trị.
Thành phần sinh hóa của hạt đậu phộng như sau:
2.2.3

Nước: 8 - 10 %

3.2.3

Dầu ( Lipid ): 40 - 60%


4.2.3

Protein: 26 - 34%

5.2.3

Glucide: 6 - 22%

6.2.3

Cenlullo: 2 – 45%
3


Prôtêin trong hạt đậu phộng chứa 16 amino acid, trong đó có nhiều Angininal,
Methionine chứa nhiều lưu huỳnh (S) cần thiết cho hoạt động của tế bào não và Lysine
cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của tế bào.
Quả đậu phộng được sử dụng trực tiếp như: luộc, rang, ép dầu, và các sản phẩm
chế biến đơn giản khác. Ngày nay, nhờ công nghệ chế biến phát triển, người ta đã chế
biến ra nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị như: bơ đậu phộng, chao, phó mát đậu
phộng, sữa đậu phộng, các loại bánh kẹo… nhờ có hàm lượng đáng kể Hyđrat Cacbon
nên các sản phẩm chế biến từ đậu phộng có hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, khô dầu, thân
lá cây đậu phộng còn được dùng làm thức ăn gia súc. Vỏ quả đậu có thể trộn với phân
chuồng làm phân hữu cơ. Đồng thời việc canh tác đậu phộng có ý nghĩa to lớn trong
việc cải tạo đất.
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu phộng trong nước và thế giới
2.1.3.1Trên thế giới
Trên thế giới có hơn 100 nước trồng đậu phộng với diện tích hơn 20 triệu ha,
năng suẩt bình quân đạt 11,87 tạ /ha. Trong số các loại cây có dầu trồng hàng năm trên

thế giới, đậu phộng đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích cũng như sản lượng
(Ngô Thế Dân .1995).
Nhìn chung, 70% đậu phộng được sản xuất trên toàn cầu nằm ở vùng nhiệt đới
bán cầu khô hạn. Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là những nước sản xuẩt đậu phộng dẫn
đầu thế giới hơn 35 năm qua. Cả 3 cường quốc về đậu phộng đã sản xuất khoảng 70%
đậu phộng trên toàn thế giới. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất khoảng 10 triệu tấn đậu
vỏ (năng suất khoảng 2,5 tấn đậu vỏ /ha). Ấn Độ khoảng 8,3 triệu tấn, Mỹ 1,6 triệu
tấn, Inđônêsia khoảng 1,1 triệu tấn. Sản lượng dầu phộng hàng năm của thế giới
khoảng 4,5 triệu tấn, khô dầu khoảng 6 triệu tấn (Bài giảng cây đậu phộng – Phan Gia
Tân).
2.1.3.2Trong nước
Trong 25 nước trồng đậu phộng ở châu Á,Việt Nam có diện tích trồng đứng thứ
5 sau: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Myanma. Ở nước ta hiện nay, đậu phộng là một
trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng
100 triệu USD. Ngoài ra, đậu phộng còn được sử dụng làm thực phẩm trong nước ở
4


nhiều dạng khác nhau, chính vì vậy mà việc sản xuất đậu phộng ngày càng tăng. Trong
vòng 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích đất trồng đậu phộng tăng bình quân
7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 - 1995 việc sản xuất đậu phộng có xu
thế tăng về diện tích và sản lượng song năng suất còn thấp chỉ đạt 10 ạ/ha. Nhưng từ
năm 1996 – 1998, diện tích và sản lượng tăng rõ rệt, năng suất đạt 15 tạ/ha (Ngô Thế
Dân,1999).
2.1.4

Đặc điểm thực vật học

2.1.4.1Rễ
Hầu hết hệ rễ cây đậu phộng tập trung ở tầng đất mặt, sâu khoảng 30cm. Bộ rễ

có cả hệ thống rễ cọc (rễ cái), và rễ bên (rễ con). Khi hạt nảy mầm, phôi hạt mọc ra rễ
cái đâm xuống đất. Trong điều kiện đất có mực thủy cấp sâu khoảng 1- 1,3m, từ rễ
cái mọc ra rễ phụ, rễ con . Khi cây có 6-7 lá thì chiều dài và độ sâu của rễ cấp 1, cấp
2 tăng nhanh và nhanh nhất vào giai đoạn cây ra hoa rộ và giảm dần khi cây kết thúc
ra hoa. Trên rễ cây đậu phộng có nhiều nốt sần (Rhizobium).
Nốt sần là kếtquả cộng sinh giữa cây đậu phộng và loài vi khuẩn, có vai trò tổng
hợp đạm khí trời và tạo ra đạm dễ tiêu cung cấp cho cây. Nốt sần xuất hiện khi cây
được 4-5 lá thật.
2.1.4.2Thân và cành
Đậu phộng là cây thân thảo, có 3 dạng thân tùy thuộc vào giống: thân đứng, thân
bò và thân nửa bò. Thân có màu xanh, tím, ở giai đoạn cây con đậu phộng có thân
tròn, đặc ruột; vào giai đoạn đẻ nhánh, ra hoa rộ đến khi thu hoạch thân đậu có cạnh và
rỗng ruột.
Trên thân đậu có 15 - 20 lóng, các lóng trên dài hơn các lóng gốc, chiều dài lóng
ảnh hưởng đến chiều cao cây. Chiều cao thân từ 15 - 75cm phụ thuộc vào từng giống,
những giống có thân khoảng 30 - 40cm thường được ưa chuộng.
Thân phát triển nhanh từ khi mọc mầm đến khi có 3 - 4 lá thật, sau đó chậm dần
và khi cây bắt đầu ra hoa thì tốc độ phát triển thân cành mới tăng nhanh và đạt tốc độ
cao nhất khi cây tắt hoa. Tốc độ phát triển của thân luôn luôn chậm hơn cành. Các
cành mọc ra từ gốc của lá tử diệp được gọi là cặp cành thứ nhất và 2 cặp cành thứ 2
phát sinh từ cặp cành thứ nhất. Khi cây ra hoa thì số lượng cành đạt tối đa.
5


2.1.4.3Lá
Gồm 2 loại lá: lá mầm và lá thật.
Lá mầm xuất hiện lúc đậu mới nảy mầm, trong 10 ngày đầu tiên lá mầm đảm
nhận nhiệm vụ nuôi cây đậu, sau đó lá nhỏ lại và rụng đi.
Lá thật là lá kép, mọc cách, dạng hình lông chim, mỗi lá thật có 4 lá phụ (lá chét)
mọc đối nhau, hình trái xoan ngược, có 2 lá kèm hình dải nhọn mọc quanh thân.Trên

thân chính thường có từ 20 - 30 lá, sau khi mọc chỉ số diện tích lá tăng dần và nhanh
nhất vào thời kỳ hoa.
2.1.4.4Hoa và quả
Khi cây có 5-6 lá trên thân chính thì cây bắt đầu phân hóa các mầm hoa, hoa
được mọc ra từ các mắt của cành, mỗi vị trí có 3-5 hoa.
Đậu phộng là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, tỷ lệ tự thụ chiếm 99 - 99,9%. Ngoài
ra, dưới đất có hoa ngầm, không nở nhưng vẫn cho trái được. Sau khi thụ phấn xong
thì đâm tia xuống đất và hình thành nên quả.
Quả có hình trụ thuôn, thắt lại ở giữa các hạt, mỗi quả có từ 1-5 hạt. Hạt có lớp
vỏ lụa màu trắng, hồng, hồng nhạt, đỏ… Màu sắc vỏ lụa được quy định bởi yếu tố di
truyền, một phần do dinh dưỡng trong hạt.
2.1.5

Một số côn trùng gây hại chính trên đậu phộng
Đậu phộng là cây công nghiệp quan trọng cung cấp nguyên liệu chính cho ngành

chế biến dầu thực vật ở nước ta. Theo tài liệu điều tra cơ bản của viện Bảo Vệ Thực
Vật năm 1967 - 1968 trên đậu phộng ở miền Bắc đã có 45 loài gây hại, trong đó có 10
loài gây hại nặng cho đậu phộng. Theo báo cáo mới đây nhất (1991 -1992) của viện
Bảo Vệ Thực Vật có 15 loại gây hại nặng cho đậu phộng ở miền Bắc.
Ở miền Nam theo báo cáo của Tôn Thất Trình năm 1972 trên đậu phộng có
khoảng 20 loài sâu hại. Theo tài liệu gần đây nhất (1995 - 1996) của bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, trên đậu phộng có trên 30
loài sâu hại, trong đó có khoảng 15 loài gây hại nặng và thường xuyên hơn. Theo
Nguyễn Thị Chắt (1998), trên đậu phộng có đến 55 loài sâu hại nặng nhưng gây hại
nặng và thường xuyên xuất hiện có 6 loài là: Spodoptera litura F., Heliothis armigera
Hb., Apoaerema modicella D., Aphis craccivora Koch., Scirtothrips dorsalis Hood. và
6



Empoasca sp.. Những loài sâu hại này chúng tấn công tất cả các bộ phận của cây đậu
từ rễ, thân, lá và các bộ phận sinh sản khác v.v.
2.2.2

Những loài sâu thường gây hại nặng trên đậu phộng

1 – Sâu khoang –Spodoptera litura Fab. (Noctuidae – Lepidoptera)
2 – Sâu xanh – Heliothis armigera Hb. (Noctuidae – Lepidoptera)
3 – Sâu xanh da láng – Spodoptera exigua Hb. (Noctuidae – Lepidoptera)
4 – Ngài đục lá – Aproaerema modicella Dev. (Gelechiidae – Lepidoptera)
5 – Rầy mềm – Aphis craccivora Koch. (Aphididae – Homoptera)
6 - Rầy xanh – Empoasca sp.(Cicadellidae – Homoptera)
7 – Ban miêu sọc trắng – Epicauta gorhami Mars. (Meloidae – Coleoptera)
8 – Cào cào lúa – Oxya spp. (Acrididae – Orthoptera)
9 – Cào cào lớn sống lưng vàng – Patanga succincta Ln. (Acrididae –
Orthoptera)
10 – Châu chấu xanh – Atractomorpha chinensis Bol. (Acrididae – Orthoptera)
11 – Sâu đục ngọn – Maruca testulalis Geyer.( Pyralidae – Lepidoptera)
12 – Sâu cuốn lá – Adoxophyes sp. (Tortricidae – Lepidoptera)
13 – Bọ trĩ – Scirtothrips dorsalis Hood (Thipidae – Thysanoptera)
14 – Nhện đỏ - Tetranychus telarius L. (Tetranychidae – Acarina – Arachnida)
2.2 Sơ lược về đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của sâu khoang
(Spodoptera litura Fab.)
Tên khoa học: Spodoptera litura Fab. (Prodenia litura Fab.)
Họ: Ngài đêm (Noctuidae)
Bộ: Cánh vẩy (Lepidoptera )
2.2.1 Phân bố và kí chủ
Theo Nguyễn Thị Chắt (1998), Sâu khoang được ghi nhận xuất hiện ở nhiều
nước trên thế giới nhất là các nước nhiệt đới bao gồm các nước Pakistan, Ấn Độ,
Bangladesh, Srilanka, Úc Châu, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Philippines, Indonesia,

Malayxia, Các nước Đông Nam Á… Ở nước ta sâu khoang xuất hiện khắp mọi nơi từ
Miền Nam đến Miền Bắc, từ vùng núi đến ven biển.

7


Sâu khoang là loài đa thực, ước tính phá hoại 290 loại cây trồng thuộc 99 họ
thực vật. Ở nước ta, sâu khoang là loài sâu hại quan trọng trên rau họ hoa thập tự, cà
chua, cà bát, đậu đũa, đậu vàng, bầu bí, rau muống, khoai tây, khoai lang, khoai sọ,
thuốc lá, bông, thầu dầu, điền thanh… (Bộ môn Côn Trùng – Trường Đại Học Nông
Nghiệp I, 2004)
2.2.2

Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Thị Chắt (1998), thành trùng là một loài ngài đêm màu nâu đậm

có chiều dài thân 15 - 20mm, sải cánh từ 32 - 42mm. Cánh trước màu nâu đen, trên
cánh có nhiều vân phức tạp. Gần giữa mép trước cánh trước có vân trắng chạy xiên
đến gần giữa cánh. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vân trắng này thu lại giống hình
chữ “V”. Cánh sau màu trắng ngà có ánh tím, con đực nhỏ hơn con cái. Thành trùng
có thể sống được 4 - 5 ngày tùy theo điều kiện thức ăn
Trứng hình bán cầu, mặt ngoài của trứng có nhiều đường gân nổi (36 - 39
đường) chạy từ đỉnh xuống cắt những đường ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới
đẻ màu vàng nhạt, gần nở màu nâu nhạt hay xám tro. Trứng đẻ thành ổ, ở mặt trên lá
và có nhiều lông bao phủ.
Sâu non mới nở màu xanh nhạt, đầu màu đen, di chuyển như sâu đo. Sang tuổi 2
màu sắc sâu non thay đổi có màu nâu hay màu xanh đậm, trên lưng có 3 sọc chạy từ
đốt bụng đầu tiên đến đốt bụng cuối cùng, đó là một sọc lưng và 2 sọc lưng. Trên sọc
phụ lưng mỗi đốt có hình bán nguyệt màu đen, hình bán nguyệt này ở đốt bụng thứ
nhất và thứ 8 rất to, kéo lại sát nhau tạo thành 2 khoang đen, từ đó có tên gọi là sâu

khoang. Đẫy sức sâu khoang có thể dài 35 -40mm.
Nhộng có màu nâu đậm hay hung nâu bóng, dài 18 - 20mm, hình ống tròn. Mép
trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm, cuối
bụng có 2 gai ngắn.

8


Hình 2.1 Đặc điểm trên cánh của thành trùng sâu khoang

Hình 2.2

Thành trùng đực (trái) và

thành trùng cái (phải)

9


Hình 2.3 Ổ trứng và sâu non mới nở

Hình 2.4 Đặc điểm của nhộng sâu khoang

2.2.3 Đặc điểm sinh học và tập quán sinh hoạt
Ngài sâu khoang thường vũ hóa vào buổi chiều và lúc chập choạng tối bay ra
hoạt động. Ban ngày ngài đậu ở mặt dưới lá và ở những nơi kín trong bụi cây lùm cỏ.
Thời gian ngài hoạt động từ chập tối đến nửa đêm. Sức bay khỏe, bị khua động bay vài
10



chục mét và có thể bay cao tới 6 - 7m. Ngài có xu tính mạnh với mùi vị chua ngọt và
với ánh sáng đặt biệt là đèn có bước sóng ngắn (3650Ao). Sau khi vũ hóa vài giờ ngài
có thể giao phối đẻ trứng ngay trong đêm đó hoặc vào đêm hôm sau. Ngài cái giao
phối một lần trong một đêm và tinh trùng được dự trử trong 1 tuần (Jarezyck và Hertle,
1959). Ngài đực trong 1 -2 đêm có thể giao phối với với 8 con cái.
Ngài có tính chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, nên số lượng trứng trên các ký chủ
khác nhau khá rõ rệt. Nếu trong khu vực có trồng thầu dầu và điền thanh thì sâu
khoang đẻ trên những cây này nhiều hơn các cây khác. Mỗi con cái có thể đẻ từ 900 2000 trứng.
Giai đoạn ủ trứng từ 4 - 6 ngày
Sâu non trải qua 6 tuổi kéo dài từ 12 – 27 ngày
Nhộng phát triển từ 8 - 10 ngày
Thành trùng mới vũ hóa 1 ngày sau đẻ và có thể đẻ từ 2 - 5 ngày
Thời gian sống của ngài sâu khoang ở nhiệt độ cao (hè – thu) ngắn hơn ở
nhiệt độ thấp (đông – xuân). Ngài được ăn thêm sống lâu hơn.
Sâu non mới nở sống tập trung ăn vỏ trứng và phần mềm của lá, sang tuổi 2
chúng bắt đâu phân tán và có thể ăn lũng lá. Ở tuổi này trên lưng sâu đã xuất hiện 3
sọc lưng và 2 khoang trên đốt bụng thứ 1 và thứ 8. Tuổi 3 sâu ănphá mạnh hơn, làm
khuyết từng mảng lá, từ giai đoạn này sâu có phản ứng với ánh sáng mạnh, ban ngày
lẫn trốn, chiều mát bò ra ăn phá. Từ tuổi 4 - 5 sâu ăn càng mạnh hơn và phản ứng với
ánh sáng càng mạnh. Chúng ăn từng mảng lá lớn chỉ chừa lại gân chính, có khi ăn cả
hoa. Tuổi 6 sâu bắt đầu ăn ít đi mình từ từ co lại và chui xuống đất làm nhộng. Sâu
khoang xuất hiện trên ruộng từ khi giai đoạn cây con đến khi thu hoạch.
Điều kiện thuận lợi cho sâu khoang phát triển là từ 29 - 30oC và ẩm độ không khí
là 90%. Mật số sâu khoang cao vào vụ đông xuân theo quan sát ở Miền Tây Nam Bộ
lên tới hơn 100 con/m2 và có thể làm trụi hết lá trong vài ngày. Ở Miền Bắc mật số sâu
non cao vào tháng 4 - 10 và dịch sâu thường phát sinh vào tháng 5 - 6, còn các tháng
khác có thể gây hại nặng hay nhẹ tùy thuộc vào địa điểm và cây trồng. Mùa mưa mật
số sâu non thấp hơn do bị quá ẩm, bị nhiều nấm, vi khuẩn ký sinh cũng như các loài
ong ký sinh trên sâu non như ong kén nâu – Microplitis sp.


11


Hình 2.5 Đặc điểm của sâu khoang tuổi 1 và 2

Hình 2.6 Đặc điểm gây hại của sâu khoang tuổi 3 trên cây khoai môn

12


Hình 2.7 Đặc điểm của sâu khoang tuổi 4

Hình 2.8 Đặc điểm của sâu khoang tuổi 5

13


Hình 2.9 Đặc điểm của sâu khoang tuổi 6

2.2.4 Các loài thiên địch tự nhiên của sâu khoang
2.2.4.1Thiên địch ký sinh
Theo Waterhouse và Norris (1987) thì thiên địch ký sinh của sâu khoang bao gồm:
Telenomus nawaii, Ong mắt đỏ - Trichogramma sp: ký sinh trứng
Peribaea orbata, Chelonus sp., Palexorista sp., Apanteles marginiventris: là những
loài ký sinh trên sâu non.
Theo Vũ Công Hậu và ctv (1995), ký sinh chelonus heliopae Gupto và
C.gormosahus là những kẻ thù của sâu khoang.
Ngoài ra còn có ong ký sinh trên sâu non như: ong kén nâu – Microplitis sp.
(Nguyễn Thị Chắt,1998)
2.2.4.2Thiên địch ăn thịt

Các loài ăn thịt sâu khoang: Euplectrus gopimohani Mani., Charops obtusus (Vũ
Công Hậu và ctv,1995).
Theo PGS Nguyễn Công Thuật thì sâu non bộ cánh vảy cũng bị nhiều loài côn
trùng khác ăn thịt như:
Bọ ngựa chuyên săn bắt các loài sâu bộ cánh vảy có các loài như: Empusa
unicornis, Tenodera aridifolia.
14


Bọ xít ăn sâu, loại bọ xít này chuyên ăn thịt sâu non bộ cánh vảy gồm các loài:
Ectrychotes crudelis, Rhinocoris fuscipes, Sycanus croceovittatus.
Ngoài ra còn có các loài bọ xít gai cánh viền trắng – Andrallus spinidens và bọ
xít hoa – Eocanthecona furcellata đều là những loài chuyên ăn thịt các loài sâu non bộ
cánh vảy.
2.2.4.3Tác nhân gây bệnh
Sự phát triển của nấm Beauveria sp. (nấm trắng) là yếu tố làm giảm số lượng sâu
khoang từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 các
đợt mưa lớn kết hợp với với sự phát triển bệnh thối nhũn NPV (Nuclear polyhedrosis
Virus) là nguyên nhân chủ yếu làm giảm mật độ sâu khoang trên đồng ruộng ở đồng
bằng sông Hồng. (Trích Giáo trình côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản nông nghiệp
Hà Nội. 2004).
Khi sâu non phát sinh nhiều, các chế phẩm thuốc sinh học Bacillus thuringiensis
(Bt) rất có hiệu quả trong việc phòng trừ sâu khoang (PhạmVăn Biên và ctv, 2003).
Theo A.R. Braun và B.Hardy (2001), loài nấm màu xanh lá cây Nomuraea lileyi
có khả năng gây bệnh cao đối với sâu khoang và virut Borrelinavirus litura có thể gây
chết hoàn toàn cho sâu khoang sau 4 - 7 ngày ủ bệnh.
2.2.5 Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, phơi ải kỹ trước khi gieo trồng. Trong quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây cần xới xáo, làm cỏ kết hợp diệt sâu, nhộng.
Dùng bẫy đèn (đặc biệt là đèn tia tím) và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt. Vừa có

ý nghĩa trong dự tính dự báo, vừa có ý nghĩa trong việc làm giảm số lượng trưởng
thành trước khi đẻ trứng. Các chế phẩm hormon sinh dục cái cũng đã được dùng để
theo dõi dự báo phát sinh và góp phần hạn chế mật số sâu trên đồng ruộng.
Sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt ổ trứng là biện pháp rất có hiệu quả. Khi dự
tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2 - 3 ngày một lần đi thu bắt sâu tuổi
nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở.
Các chế phẩm thuốc sinh học Bacillus thuringiensis (Bt) rất có hiệu quả với sâu
khoang. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc trừ sâu sinh học như:lấy dịch chiết từ cơ
thể S.litura sống trên cây Sesbania bispinosa đã bị virus NPV xâm nhiễm là tốt nhất,
15


×