Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NAA ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA LÀI (Jasminum sambac) TRONG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.04 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NAA ĐẾN
QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA LÀI
(Jasminum sambac) TRONG PHƯƠNG PHÁP
GIÂM CÀNH

Họ và tên sinh viên: TRẦN HUỲNH ĐỨC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007

Tháng 10/2007


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NAA ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY HOA LÀI (Jasminum sambac) TRONG
PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

Tác giả

TRẦN HUỲNH ĐỨC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giảng viên hướng dẫn
Ths: PHẠM THỊ NGỌC



Tháng 10/2007
i


LỜI CẢM ƠN !
Chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
ThS. Phạm Thị Ngọc, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô khoa Nông học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong những năm qua.
Tất cả người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
làm luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên: Trần Huỳnh Đức.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NAA ĐẾN QUÁ TRÌNH
SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA LÀI (Jasminum sambac) TRONG PHƯƠNG
PHÁP GIÂM CÀNH” được tiến hành từ tháng 05/2007 đến tháng 09/2007 tại khu
thực nghiệm trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra nồng độ NAA
thích hợp cho việc nhân giống vô tính cây hoa lài.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố, 3 lần lặp lại
ứng với 7 nồng độ khác nhau của NAA:
Nghiệm thức ĐC: dung dịch NAA nồng độ 0 ppm
Nghiệm thức A: dung dịch NAA nồng độ 50 ppm

Nghiệm thức B: dung dịch NAA nồng độ 100 ppm
Nghiệm thức C: dung dịch NAA nồng độ 150 ppm
Nghiệm thức D: dung dịch NAA nồng độ 200 ppm
Nghiệm thức E: dung dịch NAA nồng độ 250 ppm
Nghiệm thức F: dung dịch NAA nồng độ 300 ppm
Các số liệu xử lý bằng phần mềm MSTATC 1.2 (1991).
Kết quả cho thấy các nghiệm thức có xử lý NAA cho tỷ lệ ra rễ rất khác biệt so
với không xử lý, trên 70% ở 21 ngày sau giâm. Nghiệm thức xử lý NAA nồng độ 250
ppm có tỷ lệ ra rễ cao nhất ở 21 ngày sau giâm. Nghiệm thức xử lý NAA nồng độ 300
ppm cho số rễ cao nhất ở 35 ngày sau giâm. Xử lý NAA nồng độ 50 ppm cho tỷ lệ nẩy
chồi cao nhất ở 35 và 49 ngày sau giâm. Tuy nhiên NAA ảnh hưởng không đáng kể
đến các đặc tính về sinh lý, sinh hóa của hom giống hoa lài.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

iv

Danh sách các hình

vi

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các biểu đồ

viii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới và trong nước

3

2.2 Giới thiệu sơ lược về cây hoa lài


4

2.3 Giới thiệu sơ lược về Auxin

8

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

13

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

13

3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh

13

3.3 Vật liệu thí nghiệm

14

3.4 Phương pháp thí nghiệm

14

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

16


3.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1 Số hom ra rễ và tỷ lệ ra rễ qua các thời điểm

19

4.2 Số rễ trung bình của hom giống qua các thời điểm

21

4.3 Chiều dài rễ của hom giống qua các thời điểm

22

4.4 Tăng trưởng chiều dài rễ của hom giống qua các thời điểm

23

4.5 Tỷ lệ nẩy chồi qua các thời điểm

24

4.6 Chiều cao chồi của hom giống qua các thời điểm


25

4.7 Tăng trưởng chiều cao chồi qua các thời điểm

26

4.8 Ảnh hưởng của NAA đến số lá trên chồi qua các thời điểm

27

iv


4.9 Tăng trưởng số lá trên chồi qua các giai đoạn

28

4.10 Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ sống của hom giống sau
khi giâm 77 ngày

29

4.11 Ảnh hưởng của NAA đến các chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa

30

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

34


TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

PHỤ LỤC

37

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 1 và 2: Khu thí nghiệm

32

Hình 3: Hom giống sau khi cắt (chuẩn bị giâm vào bầu đất)

32

Hình 4: Hom giống trưởng thành (có thể trồng ra ruộng sản xuất)

32

Hình 5: Sự phát triển của rễ và chồi qua các giai đoạn 35, 49, 63
và 77 ngày sau giâm

33


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Yếu tố thời tiết tại Tp Hồ Chí Minh các tháng tiến hành thí nghiệm

13

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ ra rễ của các nghiệm thức
ở thời điểm 21, 35, 49 ngày sau giâm

20

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của NAA đến số rễ trung bình của các nghiệm thức
ở thời điểm 35, 49, 63, 77 ngày sau giâm

21

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của NAA đến chiều dài rễ của các nghiệm thức
ở thời điểm 35, 49, 63, 77 ngày sau giâm

22

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của NAA đến tăng trưởng chiều dài rễ của các
nghiệm thức ở thời điểm 35 - 49, 49 - 63, 63 - 77 ngày sau giâm

23


Bảng 4.5: Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ nẩy chồi của các nghiệm thức
ở thời điểm 35, 49, 63, 77 ngày sau giâm

24

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của NAA đến chiều cao chồi của các nghiệm thức
ở thời điểm 35, 49, 63, 77 ngày sau giâm

25

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của NAA đến tăng trưởng chiều cao chồi
của các nghiệm thức ở thời điểm 35 - 49, 49 - 63, 63 - 77 ngày sau giâm

26

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của NAA đến số lá của các nghiệm thức
ở thời điểm 35, 49, 63, 77 ngày sau giâm

27

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của NAA đến tăng trưởng số lá trên chồi
của các nghiệm thức ở thời điểm 35 - 49, 49 - 63, 63 - 77 ngày sau giâm

28

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ sống của các nghiệm thức
ở thời điểm 77 ngày sau giâm

29


Bảng 4.11: Ảnh hưởng của NAA đến một số chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa
của hom giống hoa lài

30

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của NAA đến số hom ra rễ của các nghiệm thức
ở thời điểm 21, 35, 49 ngày sau giâm

19

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của NAA đến tỷ lệ sống của các nghiệm thức
ở thời điểm 77 ngày sau giâm

29

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thế giới tự nhiên luôn rực rỡ sắc màu và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú. Hoa kiểng
là một phần của thế giới đó.
Có thể nói hoa kiểng là biểu tượng cho vẻ đẹp, hạnh phúc và sức sống con
người, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống chúng ta. Hương thơm và màu sắc

của hoa kiểng làm khung cảnh chung quanh trở nên tươi mát, đẹp đẽ hơn và làm cho
mọi người cảm thấy hăng say hơn trong công việc, cảm thấy thanh thản hơn trước
những ưu phiền của cuộc sống thường ngày. Mỗi một loại hoa với nhiều màu sắc khác
nhau còn tượng trưng cho một tình cảm, một đức tính, một phẩm chất nào đó của con
người. Chẳng hạn như hoa mai thay cho lời chúc tốt lành đầu năm, là ước mơ hy vọng
về sự đổi mới của mọi người, hoa hồng tượng trưng cho tình yêu bất diệt, hay hoa mẫu
đơn là biểu trưng của sự giàu có, phú quý… Và khi nói đến nét mộc mạc, hồn nhiên
nào đó là người ta nghĩ ngay về hoa lài. Cây hoa lài có tên khoa học Jasminum sambac
(thuộc họ Oleaceae). Ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp cảnh quan thì cây hoa lài còn
được trồng chủ yếu để thu hoạch bông, bông lài được dùng ướp trà tạo hương vị thơm
ngon cho người sử dụng.
Mặc dù đây không phải là giống cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng tuy nhiên trong những năm trở lại đây chính cây hoa lài đã góp phần đáng kể
trong việc xóa đói, giảm nghèo cho những người dân ở một số địa phương như Bình
Dương, Tiền Giang, Trà Vinh,… Chính vì vậy mà cây hoa lài ngày càng được nhiều
người dân chú trọng phát triển và đầu tư, minh chứng rõ nhất là diện tích trồng lài
trong những năm qua tại các địa phương nêu trên đã không ngừng gia tăng. Khi diện
tích trồng hoa lài tăng lên thì nhu cầu về cây giống cũng trở nên bức thiết. Có nhiều
cách nhân giống lài, nhưng để đạt hệ số nhân giống cao, cây lài mau ra hoa, cho năng
suất, phẩm chất tốt thì người ta dùng phương pháp giâm hom. Ngoài việc chăm sóc
1


hợp lý như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thì việc sử dụng các kích thích tố
tăng trưởng cũng là một yếu tố quan trọng giúp hom giống có bộ rễ chắc khỏe, cây
giống sinh trưởng, phát triển tốt khi đem trồng ra ruộng sản xuất.
Trên thị trường hiện nay các sản phẩm kích thích tố rất đa dạng, tuy nhiên mỗi
giống cây chỉ thích ứng với một vài nồng độ của một số kích thích tố nhất định. Để tìm
hiểu rõ vấn đề đó, được sự đồng ý của Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM và sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Ngọc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình sinh trưởng của cây hoa
lài (Jasminum sambac) trong phương pháp giâm cành”.
1.2 Mục tiêu
Thử nghiệm các nồng độ khác nhau của kích thích tố tăng trưởng NAA lên hom
giống hoa lài. Từ đó, theo dõi và tìm ra nồng độ thích hợp cho việc nhân giống vô tính
cây hoa lài.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của hom giống hoa lài.
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa của hom giống hoa lài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới và trong nước
2.1.1 Trên thế giới
Việc sản xuất hoa kiểng trên thế giới ngày nay phát triển rất mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại lớn. Theo thống kê thì trong những năm 1950, kim ngạch
mậu dịch của hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD, nhưng đến 1985 đã lên đến
15 tỷ USD và đến 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng
10% mỗi năm, trong đó trị giá nhập sản phẩm hoa của thế giới gần 5 tỷ USD, riêng
hoa cắt cành chiếm hơn 2,5 tỷ USD. Dự kiến trong những thập niên tới tổng kim ngạch
mậu dịch hoa kiểng thế giới có thể lên tới 200 tỷ USD. Do có sự khác biệt về điều kiện
môi trường sinh thái, sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật nên mỗi nước có tốc
độ phát triển về hoa kiểng khác nhau.
Các thị trường nhập sản phẩm hoa cắt cành trên thế giới được xếp thứ tự như
sau: Đức – Hoa Kỳ - Anh – Pháp – Hà Lan – Thụy Sĩ – Nhật. Thị phần hoa cắt cành
của các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ đáng kể, đạt đến hơn 21% tổng mậu dịch trên
thế giới. Thị trường nhập quan trọng đối với sản phẩm hoa là các nước thuộc Bắc Mỹ

và Tây Âu. Ngoài ra, các thị trường khác cũng có nhiều triển vọng hấp dẫn trong đó
phải kể đến Nhật và Hồng Kông (Trần Thị Dung, 1999).
2.1.2 Trong nước
Nước ta có truyền thống trồng hoa kiểng lâu đời nhưng khó xác định được trồng
từ bao giờ vì thiếu tài liệu ghi chép lại. Sang đầu thế kỷ 20, khi các đô thị được mở
rộng và phát triển, nhu cầu về hoa kiểng nảy sinh kéo theo sự phát triển của nghề trồng
hoa và hình thành các làng hoa truyền thống. Cùng với sự phát triển của trình độ khoa
học kỹ thuật và việc mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, tập
đoàn giống của nước ta ngày càng đa dạng và phong phú.

3


Diện tích trồng hoa kiểng nước ta không tập trung mà phân tán nhiều vùng với
tổng diện tích trồng hoa khoảng 1500 ha, ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở kinh doanh
sản xuất hoa nhỏ phân bố đều khắp trong cả nước.
Ở Miền Nam có 4 vùng trồng hoa kiểng chủ yếu:
Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là Gò Vấp)
Đà Lạt (Lâm Đồng)
Cái Mơn (Bến Tre)
Sa Đéc (Đồng Tháp)
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hóa
khoa học kỹ thuật, nơi có nhu cầu lớn về tiêu thụ hoa kiểng, vừa cho nhu cầu tại chỗ,
vừa là thị trường lớn cho cả nước và xuất khẩu.
Đà Lạt là vùng trồng hoa lý tưởng, có thể cung cấp hoa quanh năm với số lượng
đáng kể.
Ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc đều có trồng hoa nhưng trồng ít, chủ yếu là
tự cung cấp và chỉ sản xuất 1 vụ/năm. Các tỉnh Tây Bắc có khí hậu lạnh cũng bắt đầu
sản xuất hoa kiểng với khối lượng lớn. Những làng hoa nổi tiếng ở miền Bắc như:
Làng hoa Ngọc Hà – Quận Ba Đình - Hà Nội

Phường Từ Liêm – Quận Tây Hồ - Hà Nội
Hiện nay do tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích một số làng hoa như Gò Vấp
(TP HCM), Ngọc Hà (Hà Nội) đang bị thu hẹp dần (Trần Thị Dung, 1999).
2.2 Giới thiệu sơ lược về cây hoa lài
Tên thông thường : Jasmine
Tên la tinh: Jasminum sambac Ait
Họ hoa nhài: Oleaceae
Cây thân gỗ, mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái
xoan, mọc đối. Hoa màu trắng, thường đính thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, nở vào
khoảng 7 - 8 giờ tối, hương thơm ngát. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20 – 33
0

C, nhiệt độ thấp 8 - 10 0C cây sinh trưởng kém. Lài ưa sáng do đó cần trồng nơi

thoáng, rộng, không bị che bóng mới cho năng suất cao và hoa mới thơm. Có hai
giống: lài tẻ hoa nhỏ, sai mà thơm, nhiều tinh dầu được ưa chuộng hơn lài trâu hoa to,
4


ít hoa mà không thơm. Rễ ra được ở các đốt lá. Hoa lài dùng ướp chè, ngoài ra hoa lài
còn ưa dùng để ướp các nước giải khát khác như thạch, nước mía... Lài cho hoa vào
mùa hè, sai hoa và không bao giờ thấy quả, càng nhiều ánh sáng càng nhiều hoa, ưa
đất tốt nhiều mùn, tưới nước phân nhiều càng cho nhiều hoa. Nhân giống rất dễ bằng
giâm cành vào mùa xuân, vin cành xuống sát đất, lấp một đoạn cho ra rễ rồi bứng đem
trồng hoặc tách khóm đều được.
2.2.1 Tình hình trồng lài
2.2.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới hoa lài được trồng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu lài dùng cho
công nghiệp mỹ phẩm như nước gội đầu, dầu chải tóc, nước hoa…Thành phần chính
của tinh dầu hoa lài là Benzylaxetate có mùi thơm ngát hấp dẫn, linh động và bền lâu.

Chính vì hương thơm độc đáo này mà con người đã chú ý gây trồng và sử dụng nó từ
nhiều năm nay. Angiêri (từ năm 1900), Ý (1920), Sicile (1924) Ai Cập (1925), Nga
(1920), Marốc (1950), Tây Ban Nha (1965)… Đặc biệt Pháp trồng hoa lài từ năm 527,
năm 1960 thu hoạch 538 tấn hoa (Trần Thị Dung, 1999).
2.2.1.2 Trong nước
Lài là một cây trồng khá phổ biến từ Bắc chí Nam, được trồng rải rác trong dân,
mỗi nhà vài ba cây để lấy hoa ướp trà hoặc để thưởng thức hương thơm đặc biệt do
hoa lài mang lại. Việc trồng tập trung chuyên canh để sản xuất ra hàng hóa thì đến nay
mới chỉ có một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bình
Dương… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế cây lài tương đối cao, người nông dân lại xem
đây là loại cây trồng lấy ngắn nuôi dài nên thường trồng xen với các loại hoa màu
khác, vừa ít tốn tiền đầu tư vừa thuận tiện trong việc chăm sóc mà có hiệu quả cao hơn
là trồng đơn thuần một loại cây trồng, ở một số nơi bà con đang có xu hướng phát triển
loại cây này, nhưng còn có những lúng túng trong một số khâu kỹ thuật canh tác.
2.2.2 Kỹ thuật canh tác cây lài:
Trồng lài không khó lắm, nhưng để có lời nhiều thì ít người đạt được, nhất là
những người mới vào nghề.
5


Yêu cầu đất đai: Cây lài không kén đất lắm có thể trồng được trên nhiều loại
đất khác nhau (trừ đất bị phèn, mặn), tốt nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, tơi xốp, có khả
năng giữ ẩm, cao ráo, thoát nước (cây hoa lài rất sợ bị úng ngập).
Kỹ thuật chọn nhân giống và chăm sóc:
Về nhân giống: Chọn những bụi lài sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu
bệnh, có nhiều bông. Chọn những dây “lươn” bò ngang hoặc dây “lươn” đứng, dùng
dao sắc cắt xéo thành những đoạn hom dài khoảng 15 - 20 cm (có 3 đốt lá). Sau khi cắt
khoảng 3 - 4 giờ, chờ cho se khô mặt cắt thì đem ươm giâm hom vào bầu đất nilon có
kích thước cao 14 cm, ngang 7 cm, dưới đáy có đục lỗ nhỏ để thoát nước.
Nguyên liệu làm bầu là đất mùn tơi xốp trộn với phân chuồng mục và tro trấu

theo tỷ lệ 2: 1: 1
Mỗi bầu giâm 1 hom, cắm xéo sao cho hom ngập sâu khoảng 6 - 7 cm, chừa 2
đốt lá phía trên mặt bầu rồi ém chặt đất.
Chăm sóc: sau khi giâm hom xong xếp bầu giống thành từng luống, phía trên có
giàn che nắng và tưới nước mỗi ngày 3 lần. Khi mầm mọc dài khoảng 3 cm thì tháo
dần giàn che nắng và tưới mỗi ngày 1 lần giữ ẩm cho cây. Khi hom giống nhú mầm
dùng phân NPK (loại 20 – 20 - 15) hòa loãng nước tưới nhử mỗi tuần một lần. Sau khi
giâm khoảng 2,5 - 3 tháng thì đem cây giống đi trồng.
Xẻ mương, lên liếp và trồng: Xẻ mương lên liếp cao, liếp rộng 5 - 7 m,
mương rộng 2 - 2,5 m (tùy đất cao hay thấp). Trên liếp đắp mô theo chiều ngang, mỗi
mô hình rộng 1,0 m, cao 30 cm, rãnh rộng khoảng 30 cm. Mỗi mô trồng 1 hàng, cây
cách cây 0,8 - 1,0 m. Dùng cuốc đào hốc rộng 20 cm, sâu 20 cm, đặt bầu cây giống
vào giữa, rồi dùng phân lót và đất lấp kín xung quanh.
Phân bón: Cứ mỗi công đất (1000 m2) bón lót khoảng 400 - 500 kg phân
chuồng mục, 50 kg phân super lân, 100 - 150 kg tro trấu đã được ngâm kỹ qua một
đêm để hết “chất độc”. Sau khi trồng 10 ngày thì bón nhử cho cây bằng cách hòa 3 - 4
muỗng canh phân Urea cho một bình tưới 8 - 10 lít, tưới vào gốc. Năm tháng đầu sau
khi trồng mỗi tháng bón một lần phân, mỗi lần bón 10 kg Urea với 10 kg super lân/1
công đất. Kết hợp xới xáo, làm cỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Từ tháng thứ 6
trở đi mới để bông và thu hái, từ lúc này định kỳ bón rãi mỗi tháng một lần, mỗi lần 10
kg Urea và 20 kg NPK (loại 16 - 16 - 8).
6


Nước tưới: Một tuần đầu sau khi trồng tưới mỗi ngày 2- 3 lần, sau đó cứ mỗi
ngày tưới một lần, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm. Khi cây đã trưởng thành, vào mùa khô
khoảng 5 - 7 ngày tưới 1 lần, vào mùa mưa chỉ tưới bổ sung vào những đợt hạn kéo
dài.
Sâu bệnh: Cây hoa lài thường bị một số sâu bệnh như sâu ăn bông, sâu ăn lá,
rệp sáp, có thể dùng thuốc Vifast 5 ND, Fastac 5 EC, Selecron 500 ND, Supracide 40

EC… để diệt trừ, với rệp sáp nên dùng máy bơm tưới vườn có áp suất cao tia xịt vòi
nước vào chỗ có rệp để diệt rệp. Trừ bệnh nấm mốc trắng trên gốc thân có thể dùng
thuốc trừ bệnh Kocide 5,8 DF, COC 85 WP, Viben – C 50 BTN… Nhớ là sau mỗi lần
phun xịt thuốc phải để ít nhất một tuần lễ mới được hái bông.
Thu hái hoa: Lài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên
tục trong khoảng 7 - 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ
sáng, tốt nhất là từ 3 - 6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Phải hái lúc bông chưa nở,
vì khi đã nở (sau 4 - 5 giờ chiều hàng ngày) mới hái thì chất lượng sẽ rất kém không
bán được. Chọn hái những nụ hoa to có màu trắng tinh như màu giấy trắng.
 Kỹ thuật ướp chè
Hoa thu hái về trải mỏng trên nong hay nền nhà, đợi 7 - 8 giờ tối hoa bắt đầu nở
thì đem ướp vào chè. Chọn mua loại chè ngon, nước xanh, cánh đẹp để ướp với tỷ lệ
1kg chè cần 0,5 - 1,0 kg hoa, tuỳ theo sở thích và yêu cầu của khách mà có thể ướp tới
3 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày. Dùng thùng gỗ hay thúng nan có lót giấy chống
ẩm để ướp chè. Rải 1 lớp chè + 1 lớp hoa, trên cùng lại 1 lớp chè phủ kín hoa và ủ liên
tục trong 1 đêm rồi sàng hoa ra khỏi chè và đem sấy cho khô trở lại. Chú ý trong thời
gian sàng và sấy chè cần dùng vải lót và vải phủ nhằm giảm bớt sự thăng hoa của
hương nhài, giữ cho chè thơm. Nhiệt độ sấy thích hợp là 70 - 75 0C trong thời gian 40
- 45 phút. Để chè nguội rồi tiếp tục ướp, sấy lần 2, lần 3 cho tới khi đạt yêu cầu (lần 1,
lần 2 ướp 0,2 kg hoa / 1 kg chè, lần 3 ướp 0,1 kg hoa / 1 kg chè).
2.2.3 Một số công dụng khác của cây lài
Ngoài công dụng ướp chè thì cây hoa lài còn được dùng cho công nghiệp chế
biến huơng liệu, nước hoa và y dược.
7


Cây lài có đặc điểm là hoa sau khi thu hái vẫn tiếp tục tạo hương thơm. Dựa
vào đặc tính này, Trần Thanh Lương và Nguyễn Ngọc Hạnh (2005) thuộc Phân viện
Khoa học Vật liệu TP.HCM đã nghiên cứu thành công đề tài trích ly tinh dầu từ hoa lài
để sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là nước hoa.

Trong y dược, rễ cây lài có công dụng chữa một số bệnh như: ngoại cảm, phát
sốt, mất ngủ kéo dài, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, rôm sảy, sưng đau
do chấn thương…
2.3 Giới thiệu sơ lược về Auxin
2.3.1 Lịch sử phát hiện Auxin
Năm 1880, Darwin đã phát hiện ra rằng bao lá mầm của cây hòa thảo
(coleoptyl) rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang hướng
động nhưng nếu che tối hoặc bỏ đỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra. Ông cho
rằng: đỉnh bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng.
Paal (1919) đã cắt đỉnh bao lá mầm và đặt trở lại trên chỗ cắt nhưng lệch sang
một bên và để trong tối. Hiện tượng uốn cong hướng động xảy ra như trường hợp
chiếu sáng một chiều. Ông kết luận rằng đỉnh ngọn đã hình thành một chất sinh trưởng
nào đấy còn ánh sáng xác định sự phân bố chất đó về hai phía của bao lá mầm.
Went (1928) đã đặt đỉnh ngọn tách rời đó của các bao lá mầm lên các bản agar
để cho các chất sinh trưởng nào đấy khuếch tán xuống agar. Sau đấy ông đặt các bản
agar đó lên mặt cắt của coleoptyl thì cũng gây nên hiện tượng sinh trưởng uốn cong
như thí nghiệm của Paal với đỉnh sinh trưởng cắt rời. Rõ ràng một chất sinh trưởng
nào đấy được tổng hợp trong đỉnh bao lá mầm đã khuếch tán xuống agar và gây nên sự
sinh trưởng hướng động đó. Went gọi chất đó là chất sinh truởng và bây giờ là auxin.
Ông cho rằng ánh sáng một chiều đã gây nên sự vận chuyển và phân bố của chất sinh
trưởng ở hai phía của coleoptyl.
Đến 1934, giáo sư hóa học Hà Lan – Kogl và các cộng sự đã tách ra một chất
có hoạt chất tương tự từ dịch chiết nấm men và 1935 Thimann tách từ nấm Rhysopus.
Người ta xác định bản chất hóa học của nó là axit β – indol axetic (IAA). Sau
đó người ta lần lượt chiết tách được IAA từ các thực vật thượng đẳng khác nhau

8


(Hagen Smith, 1941, 1942, 1946…) và đã khẳng định rằng IAA là dạng auxin chủ yếu

và quan trọng nhất của tất cả các thực vật kể cả thực bậc thấp và thực vật bậc cao.
Wightman (1977) đã phát hiện ra một hợp chất auxin khác có hoạt tính kém
hơn nhiều so với IAA là axit phenylaxetic (PAA). Ở một số thực vật thì hoạt tính
auxin là của hợp chất β – indolylaxetonitril (INA)…
Bằng con đường hóa học người ta đã tổng hợp nên nhiều hợp chất khác nhau có
hoạt tính sinh lý của auxin như IBA, α – NAA; 2,4 – D…
2.3.2 Tác dụng Auxin
Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều mặt lên các quá trình sinh trưởng của tế bào,
hoạt động của tượng tầng, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của
thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Auxin kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào đặc biệt theo chiều ngang làm
tế bào phình ra. Sự giãn của các tế bào gây nên sự tăng trưởng của cơ quan và toàn
cây. Ngoài ra Auxin cũng kích thích sự tổng hợp các cấu tử cấu trúc nên thành tế bào
đặc biệt là các cellulose, pectin…
Auxin gây ra tính hướng động của cây (hướng quang và hướng địa).
Auxin gây ra hiện tượng ưu thế ngọn: chồi ngọn là cơ quan tổng hợp auxin với
hàm lượng cao, khi vận chuyển xuống dưới các chồi bên bị auxin ức chế trực tiếp. Cắt
chồi ngọn, hàm lượng auxin bị giảm xuống và các chồi bên được kích thích sinh
trưởng.
Kích thích sự hình thành rễ: Trong sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định, hiệu
quả của auxin là rất đặc trưng. Sự hình thành rễ bất định (cành giâm, cành chiết) có thể
chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân sinh bên (tầng phát
sinh) tức là một số tế bào xảy ra sự phân hóa mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một
đám tế bào lộn xộn là mầm mống của rễ; tiếp theo là xuất hiện mầm rễ và cuối cùng là
mầm rễ sinh trưởng thành rễ bất định chọc thủng vỏ và ra ngoài. Giai đoạn đầu cần
hàm lượng auxin khá cao (nồng độ kích thích 10-4 – 10-5 g/cm3). Các giai đoạn sinh
trưởng của rễ cần ít auxin hơn (khoảng 10-11 – 10-13 g/cm3) và có khi sự có mặt của
auxin trong giai đoạn này còn gây ức chế. Nguồn auxin này có thể là nội sinh, có thể
xử lý ngoại sinh. Vai trò auxin cho sự phân hóa rễ thể hiện rất rõ trong nuôi cấy mô.
9



Trong môi trường chỉ có auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Vì vậy trong
kỹ thuật nhân giống vô tính thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra rễ là cực kỳ
quan trọng.
Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Điều chỉnh sự rụng lá, hoa, quả… vì nó ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống
lá, hoa, quả vốn được cảm ứng bởi các chất ức chế sinh trưởng.
Auxin kìm hãm, làm chậm sự chín của quả.
Ngoài ra auxin còn có vai trò điều chỉnh nhiều quá trình khác như quá trao đổi
chất, các hoạt động sinh lý, sự vận động trong cây.
2.3.3 Tác dụng của NAA
Theo Nguyễn Đức Thành (2000), NAA được Went và Thimann (1937) phát
hiện. Công thức hóa học của NAA (Axit α – Naphtylaxetic)

Cũng theo Nguyễn Đức Thành (2000), NAA có tác dụng làm tăng hô hấp của tế
bào và mô nuôi cấy, tăng hoạt tính enzim và ảnh hưởng mạnh đến trao đổi chất của
nitơ, tăng khả năng tiếp nhận và sử dụng đường trong môi trường. NAA là auxin nhân
tạo, có hoạt tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA. Đặc biệt, NAA có vai trò quan trọng
trong phân chia tế bào và tạo rễ. Kết quả nghiên cứu của Butenko (1964) cho thấy
NAA cho tác dụng tạo rễ mạnh hơn các auxin khác. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra NAA tác động ở mức độ phân tử trong tế bào theo 3 cơ chế: cơ chế thứ nhất là
NAA gắn với phân tử enzim và kích thích enzim hoạt động. Sarkissian đã phát hiện tác
dụng của auxin lên citrat synthetase, còn Yakami báo cáo rằng auxin kích thích hoạt
tính của ATPase. Cơ chế thứ 2 là auxin tác động vào gen và các enzim phân giải axit
nucleic. Cơ chế thứ 3 là tác động thông qua tính thẩm thấu của màng. Dùng phương
pháp đánh dấu phân tử có thể thấy NAA dính kết vào màng tế bào làm cho màng hoạt
động như một bơm proton và bơm ra ngoài ion H+ làm tế bào mềm và kéo dài ra, do
10



đó tế bào lớn lên và dẫn tới sinh trưởng. Trong tế bào NAA có tác dụng lên sự tổng
hợp axit nucleic.
2.3.4 Một số ứng dụng của NAA trong nông nghiệp
Các chất kích thích sinh trưởng thường được sử dụng với nồng độ loãng (vài
chục – vài trăm ppm) ngâm trong 12 – 24 giờ hay phun lên lá, hoa thay cho xử lý gốc.
Một số ứng dụng kích thích ra rễ có thể sử dụng nồng độ đậm đặc hơn (1000 – 120000
ppm) bằng phương pháp nhúng nhanh trong 3 – 5 giây (Vũ Văn Vụ và ctv, 1999). Tùy
loại cây mà người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng nồng độ khác nhau.
Các ứng dụng của NAA:
Kích thích ra rễ: Trong chiết cành cam, nhãn, quýt nếu xử lý NAA, 2,4 – D
bằng cách bôi nồng độ thích hợp lên vết cắt hay trộn dung dịch xử lý vào giá thể để
chiết thì thời gian ra rễ được rút ngắn (Trịnh Xuân Vũ, 1976).
Trong nuôi cấy mô: theo Lê Thị Kim Đào (2003) thì trên môi trường MS nếu
bổ sung IBA (0,3 mg/l) và NAA (0,3 mg/l) chiều cao của chồi bạch đàn phát triển
mạnh, đa số các chồi con có độ cao trung bình 4 cm, ít phát triển chồi nách, mỗi chồi
từ 3 - 5 cặp lá, thích hợp cho quá trình tạo rễ tiếp theo
Khi sử dụng kết hợp 2 Auxin: IBA (0,5mg/l) và NAA (0,5 mg/l) thì khả năng
tạo rễ của cây bạch đàn Urophylla tốt hơn là sử dụng riêng rẽ từng Auxin một. Khả
năng tạo rễ của cây bạch đàn tỷ lệ thuận với nồng độ của IBA và NAA có trong môi
trường, tuy nhiên, nếu nồng độ của chúng vượt quá 1 mg/lít sẽ hạn chế sự phát triển
chiều cao của cây.
Cũng theo Lê Thị Kim Đào (2003) trong môi trường ra rễ cây Giổi xanh, nếu
không có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, hoặc bổ sung chất điều hòa sinh trưởng
NAA với nồng độ thấp ( 0,3 - 0,5 mg/l ) thì không có sự tạo rễ. Khi tăng nồng độ NAA
cao hơn (0,5-1 mg/l) đã có sự tạo rễ. Nhưng trong môi trường có NAA nồng độ cao (23 mg/l) thì rễ tạo ra không tốt và có hiện tượng tạo sẹo.
Đối với nhân giống vô tính cây hoa hồng, đây là loại cây thân gỗ tương đối khó
ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh người ta dùng 1 trong 2
loại thuốc điều tiết sinh trưởng là IAA và NAA nồng độ từ 2000 – 2500 ppm, sau khi
cành cắt xong đem nhúng nhanh vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ 3

11


- 5 giây rồi cắm vào giá thể. Nên pha dung dịch bằng dung môi là cồn 700 vì cồn vừa
có tác dụng hoà tan thuốc, vừa có tác dụng diệt khuẩn vết cắt trước khi giâm (Nguồn
tin: NNVN).
Kích thích ra hoa: Điều chỉnh ra hoa ở một số cây như táo, dứa, đu đủ… Để
giúp dứa ra hoa nhanh người ta xử lý NAA (25 ppm), 2,4–D (5 ppm – 10 pppm)…
(Vũ Văn Vụ & ctv, 1999).
Điều chỉnh giới tính: Theo Bùi Thanh Liêm (1999), Ramale là công thức “trộn”
NAA với Methanol, Gibberellic acid (GA3) và nước. Chỉ cần 1 lọ Ramale 30 cc pha
trong 8 lít nước phun được 2 công chôm chôm. Mỗi cây chỉ phun vài chòm, toàn bộ
phát hoa sẽ trở thành hoa đực, giúp các phát hoa còn lại trên cây thụ phấn, tỷ lệ đậu
trái tăng hơn 90% (Nguồn: SGGP mạng tt và kh tphcm).
Ngăn chặn sự rụng lá, hoa, quả: NAA, 2,4–D, GA3… như ở cam chanh phun
2,4–D (8 ppm – 16 ppm), ở táo phun NAA (20 ppm)… (Vũ Văn Vụ & ctv, 1999).
Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt, kích thích sự hình thành quả, ngăn ngừa
hiện tượng rụng nụ, hoa, quả. Sử dụng 2,4–D; 2,4,5–T ; α–NAA; GA3 để xử lý tạo quả
không hạt, quả sai, không rụng và phẩm chất tăng trên cà chua, táo, nho, cam quýt,
dưa chuột, dưa hấu… Đối với cà chua sử dụng 2,4–D (0,0005 % – 0,001 %); 2,4,5–T
(0,0025 % - 0,005 %); α–NAA (0,015 %) (Trần Kim Đồng và ctv, 1991).

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm từ 05/2007 đến 09/2007.
Địa điểm thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm trường Đại Học Nông

Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu ở thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.1: Yếu tố thời tiết tại Tp Hồ Chí Minh các tháng tiến hành thí nghiệm
Tháng

Nhiệt độ trung

Lượng

Ẩm độ

Số giờ

Lượng bốc

bình (0C)

mưa (mm)

(%)

nắng (giờ)

hơi (mm)

4

29,5

212


73

214

123

5

28,9

274

80

180

99

6

28,7

189

80

145

87


7

27,7

418

83

147

79

8

27,3

410

82

135

82

Trung bình

28,4

300,6


79,6

164,2

94

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Tp. Hồ Chí Minh)
 Thời gian thí nghiệm tiến hành trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8
 Nhiệt độ trung bình khoảng 28,40C
 Lượng mưa tương đối nhiều 300,6 mm
 Ẩm độ không khí cao 79,6%
Điều kiện thời tiết thích hợp cho sự phát triển của hom giống.

13


3.3 Vật liệu thí nghiệm
Hom giống: có nguồn gốc Ấp An Sơn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Kích thích tố tăng trưởng: NAA (Axit α – Naphtylaxetic) dạng bột trắng tinh
khiết.
Hóa chất
+ Phân bón: phân NPK (loại 20 – 20 – 15) hòa loãng với nước tưới nhử mỗi
tuần một lần khi hom giống nhú mầm.
+ Thuốc trừ sâu: Vifast 5 ND pha loãng với nồng độ là 20 ml thuốc/bình 8 lít
phun trực tiếp lên lá để phòng sâu cuốn lá tấn công.
+ Cồn 700, nước cất, dung dịch H2SO4 8%, dung dịch NaOH 30% …
Vật liệu làm bầu
+ Túi nilon: kích thước dài 14 cm, ngang 7 cm có đục lỗ hoặc cắt 2 góc ở đáy
để thoát nước.

+ Đất mùn tơi xốp.
+ Phân chuồng hoai mục.
+ Tro trấu.
Tỷ lệ pha trộn: 2 phần đất trộn + 1 phần phân chuồng mục + 1 phần tro trấu.
Dụng cụ, trang thiết bị
+ Cân điện tử, tủ sấy, giấy lọc và các dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm
+ Lưới che, dao, kéo, cuốc, xẻng
+ Thước đo, thùng tưới, nước tưới…
3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Cách tiến hành
Hom giống sau khi cắt (dài khoảng 15 – 20cm, mỗi hom chừa 3 đốt, bỏ lá ở đốt
dưới, vết cắt cách đốt dưới 1 – 2 cm, cắt sát đốt trên) chờ cho se khô mặt cắt rồi ngâm
trong dung dịch NAA khoảng 30 phút với các nồng độ tương ứng. Sau đó giâm hom
vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn, mỗi bầu giâm 1 hom, cắm xéo cho hom ngập sâu khoảng
6 – 7 cm, chừa 2 đốt lá phía trên mặt bầu rồi ém chặt đất. Xếp bầu giống thành từng
luống, dùng lưới che kín vườn ươm và tưới nước 2 – 3 lần/ngày để tạo độ ẩm khoảng
80% - 90%. Sau 21 ngày tiến hành theo dõi chỉ tiêu ở các nghiệm thức.
14


3.4.2 Bố trí thí nghiệm
Kiểu thí nghiệm: thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD).
Đặc điểm thí nghiệm: thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức với 6 mức nồng độ khác
nhau của NAA và đối chứng. Mỗi nghiệm thức gồm 30 hom giống và có 3 lần lặp lại.
7 nghiệm thức bao gồm:
+ NT ĐC xử lý dung dịch NAA nồng độ 0 ppm
+ NT A xử lý dung dịch NAA nồng độ 50 ppm
+ NT B xử lý dung dịch NAA nồng độ 100 ppm
+ NT C xử lý dung dịch NAA nồng độ 150 ppm

+ NT D xử lý dung dịch NAA nồng độ 200 ppm
+ NT E xử lý dung dịch NAA nồng độ 250 ppm
+ NT F xử lý dung dịch NAA nồng độ 300 ppm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

15


3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.5.1 Số hom ra rễ và tỷ lệ ra rễ
Sau giâm 21 ngày tiến hành đếm số hom ra rễ. Sau đó tiếp tục cứ mỗi 2 tuần lấy
số liệu 1 lần.
Tỷ lệ ra rễ (%) = (Số hom ra rễ/30) * 100
3.5.2 Số rễ trung bình của hom giống
Sau giâm 35 ngày tiến hành đếm số rễ trung bình ở mỗi nghiệm thức. Chọn ra 5
hom tốt nhất trong ô nghiệm thức lấy số liệu. Tiếp tục lấy số liệu cho các lần sau, cứ
mỗi 2 tuần/1 lần.
Số rễ trung bình (rễ) = Tổng số rễ của 5 hom/5
3.5.3 Chiều dài rễ hom
Sau khi giâm 35 ngày, tiến hành đo chiều dài rễ hom. Mỗi nghiệm thức chọn ra
5 hom tốt nhất để đo chiều dài rễ. Tiếp tục đo cho các lần sau, cứ mỗi 2 tuần/1 lần.
Chiều dài rễ hom (cm) = Tổng chiều dài của 5 hom/5
3.5.4 Tăng trưởng chiều dài rễ hom
Mức tăng trưởng chiều dài rễ giữa 2 lần đo được tính bằng hiệu số giữa số liệu
ghi nhận lần sau (d2) với số liệu ghi nhận lần trước (d1).
Tăng trưởng chiều dài rễ (cm) = d2 – d1
3.5.5 Tỷ lệ nẩy chồi
Mỗi nghiệm thức dùng bút đánh dấu 10 hom để theo dõi các chỉ tiêu về chồi và
lá. Sau khi giâm 35 ngày, đếm số hom ra chồi ở mỗi nghiệm thức. Tiếp tục đếm số
hom ra chồi ở các lần sau, cứ mỗi 2 tuần/1 lần.

Tỷ lệ nẩy chồi (%) = (Số hom ra chồi/10) * 100
3.5.6 Chiều cao chồi
Sau khi giâm 35 ngày tiến hành đo chiều cao chồi. Mỗi nghiệm thức đo 10 hom
đã được đánh dấu. Tiếp tục đo các lần sau cứ mỗi 2 tuần/1 lần.
Chiều cao trung bình (cm) = Tổng chiều cao chồi của 10 hom/10
3.5.7 Tăng trưởng chiều cao chồi
Mức tăng trưởng chiều cao chồi giữa 2 lần đo được tính bằng số liệu ghi nhận
lần sau (h2) trừ cho số liệu ghi nhận lần trước (h1).
Tăng trưởng chiều cao chồi (cm) = h2 – h1
16


×