Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM CỘNG SINH Scutellospora sp., Glomus sp. VÀ BỐN MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP LVN10 TRÊN NỀN ĐẤT XÁM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.08 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM CỘNG SINH Scutellospora sp.,
Glomus sp. VÀ BỐN MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA BẮP
LVN10 TRÊN NỀN ĐẤT XÁM TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TRẦN TUẤN KIỆT
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2003-2007

Tháng 10/ 2007


ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM CỘNG SINH Scutellospora sp., Glomus sp.
VÀ BỐN MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT BẮP LVN10 TRÊN NỀN ĐẤT XÁM
TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN TUẤN KIỆT

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trần Thị Dạ Thảo

Tháng 10 năm 2007


ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

-

Các thầy cô trong khoa Nông học cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy luôn tận
tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt bốn năm qua.

-

Cô Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.

-

Cán bộ quản lí phòng thí nghiệm Nông hóa thổ nhưỡng khoa Nông học đã tận
tình giúp đở trong thời vừa qua.

- Các bạn bè lớp DH03NH đã quan tâm động viên và giúp đở trong suốt 4 năm học
và trong thời gian làm đề tài.

Tp. HCM, tháng 10 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Trần Tuấn Kiệt

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nấm cộng sinh Scutellospora sp., Glomus sp. và
bốn mức phân lân đến sự sinh trưởng phát triển của bắp LVN10 trên nền đất xám tp.
Hồ Chí Minh” được tiến hành tại nhà lưới trại thực nghiệm khoa Nông học, thời gian
từ 9/4 đến 15/9/2007. Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu có lô sọc, 4 lần lặp lại,
8 nghiệm thức. Thí nghiệm tiến hành chủng 2 loài nấm cộng sinh Scutellospora sp. và
Glomus sp. lên rễ cây bắp LVN10 vào 7 NSG (trồng trong chậu đất đã được tiệt trùng)
và được bón với 4 mức phân lân ( không bón, 100, 200, 400 mgP/kgđất).
Kết quả thu được:
Về thời gian sinh trưởng và phát dục, chủng nấm cộng sinh Scutellospora sp., Glomus
sp. và 4 mức phân lân không ảnh hưởng đến thời gian tung phấn và phun râu, không
bón hay bón lân ở liều lượng cao làm cho bắp LVN10 chín muộn hơn
Đường kính thân cao nhất ở mức lân 400 mgP/kgđất, khi bón phân lân nhiều thì đường
kính thân tăng.
Về diện tích lá, chủng nấm Scutellospora sp., Glomus sp. và 4 mức phân lân có ảnh
hưởng đến diện tích lá. Cây chủng nấm Glomus sp. vào giai đoạn 67 NSG có diện tích
lá cao nhất khi không bón lân.
Về đặc điểm trái, cây chủng nấm Scutellospora sp. có chiều dài sinh học cao ở mức
lân 100 mgP/kgđất và chiều dài kết hạt cao ở mức 400 mgP/kgđất, cây chủng nấm
Glomus sp.có chiều dài sinh học cao ở mức lân 100 mgP/kgđất và chiều dài kết hạt cao
ở mức không bón.
Về trọng lượng chất khô, cây chủng nấm Scutellospora sp. có trọng lượng chất khô
cây cao ở mức lân 400 mgP/kgđất và trọng lượng chất khô rễ cao ở mức lân 100
mgP/kgđất, cây chủng nấm Glomus sp. có trọng lượng chấy khô cây cao nhất ở mức
lân 100 mgP/kgđất và trọng lượng chất khô rễ cao nhất ở mức lân 200 mgP/kgđất.

Về các yếu tố cấu thành năng suất, cây chủng nấm Scutellospora sp. có hàng/trái và
hạt/trái cao nhất ở mức 100 mgP/kgđất, cây chủng nấm Glomus sp. có số hàng/trái cao
ở mức lân 400 mgP/kgđất và số hạt/hàng cao nhất ở mức 100 mgP/kgđất.

iv


Về năng suất lý thuyết, cây được chủng nấm Scutellospora sp. và cây được chủng nấm
Glomus sp. có năng suất cao nhất ở mức lân 100 mgP/kgđất.

v


MỤC LỤC
Trang
i

Trang tựa
LỜI CẢM ƠN

iii

TÓM TẮT

iv

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

x

Chương 1: Mở đầu

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2

1.3. Giới hạn


2

Chương 2: Tổng quan

3

2.1. Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước

3

2.2 Lân và phân lân

4

2.2.1 Vai trò của lân đối với cây bắp

4

2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng lân của cây bắp

5

2.2.3 Các dạng lân trong đất

5

2.2.4 Các dạng phân lân phổ biến

6


2.2.5 Nghiên cứu về phân bón cho cây bắp

7

2.3 Tổng quát về nấm cộng sinh Mycorhhiza

7

2.3.1 Khái niệm nấm rễ cộng sinh

7

2.3.2 Các loại rễ nấm

8

2.3.3. Sự hình thành nấm rễ VA

9

2.3.4 Thành phần cấu trúc nấm VAM

9

2.3.5. Đặc tính sinh lí của rễ nấm nội cộng sinh

10

2.3.6. Tác dụng có ích của rễ nấm đối với cây trồng


10

2.3.7. Nghiên cứu về nấm cộng sinh

11

Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

13

vi


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

13

3.1.1 Thời gian

13

3.1.2 Địa điểm

13

3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

13

3.2.1 Vật liệu


13

3.2.2 Phương pháp thí nghiệm

14

3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

14

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

17

Chương 4: Kết quả và thảo luận

18

4.1. Thời gian sinh trưởng và phát dục

18

4.1.1 Thời gian tung phấn

18

4.1.2 Thời gian phun râu

19


4.1.3 Thời gian chín

19

4.2 Đặc điểm thân

20

4.2.1 Đường kính thân

20

4.2.2 Chiều cao cây

21

4.2.3 Chiều cao đóng trái

22

4.3 Đặc điểm lá

22

4.3.1 Số lá

22

4.3.2 Diện tích lá


24

4.4 Đặc điểm trái

26

4.4.1 Chiều dài sinh học

26

4.4.2 Chiều dài kết hạt

27

4.4.3 Đường kính trái

27

4.5 Tình hình nhiễm bệnh

28

4.6Trọng lượng chất khô

28

4.6.1 Trọng lượng chất khô của cây (trên mặt đất)

28


4.6.2 Trọng lượng chất khô của rễ

29

4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết

30

4.7.1 Các yếu tố cấu thành năng suất

30

4.7.2 Năng suất lý thuyết

34
vii


4.8 Trọng lượng hạt/cây

35

4.9 Mật độ nấm cộng sinh

36

4.9 Sự tồn lưu dinh dưỡng trong đất

38


4.9.1 pH đất

38

4.9.2 Sự tồn lưu đạm

38

4.9.3 Sự tồn lưu lân

38

4.9.5 Sự tồn lưu kali

39

Chương 5: Kết luận và đề nghị

40

5.1 Kết luận

40

5.2 Đề nghị

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO


42

PHỤ LỤC

43

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CS: Chỉ số bệnh

CV: Coefficient of Variation
Gl: Glomus sp.
FAO: Food and Agriculture Organization
M P: Mức phân
N T: Nghiệm thức
NSG: Ngày sau gieo
Sc: Scutellospora sp.
SAR: Specific absorption rate
T B: Trung bình
TL: trọng lượng
TLB: Tỷ lệ bệnh
TS: Tổng số

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1:Tình hình sản xuất bắp ở một số nước sản xuất lớn và thế giới năm 2005

3

Bảng 2. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006

4

Bảng 2.3: Hàm lượng chất dinh dưỡng cây bắp lấy từ đất (kg/ha)

7

Bảng 2.4: Lượng phân bón cho ngô

7

Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát dục của bắp LVN10 khi chủng nấm
Scutellospora sp. và Glomus sp. ở 4 mức phân lân

18

Bảng 4.2: Đặc điểm thân của bắp LVN10 khi được chủng nấm Scutellospora sp. và
Glomus sp. ở 4 mức phân lân

20

Bảng 4.3: Số lá của bắp LVN10 khi chủng 2 loài nấm và 4 mức phân lân qua thời kỳ
sinh trưởng

23


Bảng 4. 4: Diện tích lá của bắp LVN10 khi chủng nấm Scutellospora sp. v à Glomus
sp. ở 4 mức phân lân

24

Bảng 4.5:Đặt điểm trái bắp LVN10 khi chủng nấm Scutellospora sp. v à Glomus sp. ở
4 mức phân lân

26

Bảng 4.6: Tình hình nhễm bệnh của bắp LVN10 khi chủng nấm Scutellospora sp. và
Glomus sp. ở 4 mức phân lân

28

Bảng 4. 7: Trọng lượng chất khô của bắp LVN10 khi được chủng nấm Scutellospora
sp., Glomus sp. ở 4 mức phân lân

29

Bảng 4. 8 Các yếu tố cấu thành năng suất cuả bắp LVN10 khi chủng nấm
Scutellospora sp., Glomus sp. ở 4 mức phân lân

Error! Bookmark not defined.

Bảng 4. 9: Năng suất lý thuyết của bắp LVN10 khi được chủng nấm Scutellospora sp.,
Glomus sp. ở 4 mức phân lân

34


Bảng 4. 10: Mật độ nấm cộng sinh khi chủng nấm Scutellospora sp., Glomus sp. ở 4
mức phân lân trên bắp LVN10 theo phương pháp đếm trực tiếp

36

Bảng 4.11: Mật độ nấm cộng sinh khi chủng nấm Scutellospora sp., Glomus sp. ở 4
mức phân lân trên bắp LVN10 theo phương pháp tính điểm của Mc. Golni

37

Bảng 4. 12: Thành phần hoá tính đất trước và sau thí nghiệm

38

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

14

Hình 4.1: Trọng lượng hạt/cây của bắp LVN10 khi chủng nấm Scutellospora sp. ,
Glomus sp. và 4 mức phân lân

35

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mặc dù là cây trồng còn non trẻ so với các loại cây ngủ cốc khác, bắp lại là cây trồng
quan trọng với hơn 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực thực phẩm, công
nghiệp dược và công nghiệp nhẹ được chế biến từ bắp. Được xem là nguồn hàng hoá xuất
nhập khẩu trên toàn thế giới với khoảng 80 triệu tấn hàng năm (năm 2000).
Được đưa vào trồng ở nước ta vào khoảng thế kỷ 17, bắp dần chiếm vị trí quan trọng
và chỉ đứng sau lúa trong sản xuất nông nghiệp. Và cũng là cây trồng có ý nghĩa trong phát
triển chăn nuôi. Hiện nay, ở nước ta bắp được trồng hầu như khắp cả nước nhưng năng suất
bình quân chưa còn thấp, mặc dù các giống bắp lai có năng suất cao đã đưa vào trồng rộng
rãi. Mặt khác, chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhất là phân bón làm cho giá
thành sản xuất tăng lên. Vừa giảm chi phí sản xuất vừa tăng năng suất đang là vấn đề cấp
thiết. Tìm một mức phân thích hợp để tiết kiệm được phân bón mà vẫn tăng năng suất đang
được quan tâm.
Qua các điều tra, nông dân nước ta phần lớn là bón phân cho bắp theo kinh nghiệm,
theo điều kiện kinh tế chưa chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của cây. Điều này dễ dẫn sự mất
cân đối dinh dưỡng. Nhiều nơi bón nhiều đạm mà quên rằng lân và kali cũng rất cần cho
bắp nhất là lân quan trọng không kém gì đạm. Lân tham gia vào hầu hết các quá trình sống
của cây bắp, là yếu tố của sự sinh trưởng và phát triển đối với cây, cung cấp đủ lân sẽ làm
cho cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn chín sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Phân lân được bón qua nhiều vụ cây không sử dụng hết có thể chuyển thành dạng khó
tiêu cây trồng không hấp thu được. Tuy nhiên, trong đất có những vi sinh vật trong quá trình
sống tiết ra các chất có thể hòa tan lân khó tiêu thành lân dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thu
được. Đặc biệt là Mycorrhiza, loài nấm cộng sinh trên rễ cây trồng, giúp cho cây chủ hấp
thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Vì vậy
lượng phân bón được tiết kiệm mà vẫn cung cấp đủ cho cây.

1



Do đó đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của nấm cộng sinh Scutellospora sp., Glomus
sp. và bốn mức phân lân đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của bắp LVN10”
được tiến hành.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định chủng nấm cộng sinh Scutellospora sp., Glomus sp. và mức phân lân thích
hợp để bắp LVN10 sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, các chỉ tiêu nông học, và tồn lưu dinh
dưỡng trên cây bắp được chủng nấm Scutellospora sp. và Glomus sp. ở 4 mức phân lân.
1.3. Giới hạn
Do thời gian làm đề tài và số lượng nấm cộng sinh có hạn nên chỉ thực hiện ở 4 mức
phân lân trên hai chủng loại nấm cộng sinh Scutellospora sp., Glomus sp.. Mỗi nghiệm thức
thí nghiệm chỉ trồng 3 chậu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và trong nước
2.1.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Bắp là một cây trồng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hàng năm trên toàn thế
giới sản xuất vào khoảng 696,2 – 723,3 triệu tấn (năm 2005 – 2007). Trong đó nước Mỹ sản
xuất được 40,62% tổng sản lượng bắp. Sản lượng hạt bắp xuất khẩu trên thế giới trung bình
hằng năm 82,6 – 86,7 triệu tấn. Trong đó nước Mỹ xuất khẩu 64,41 % tổng sản lượng bắp
xuất khẩu. (Nguồn sở khoa học và công nghệ tỉnh An Giang, 2007).
Bảng 2.1:Tình hình sản xuất bắp ở một số nước sản xuất lớn và thế giới năm 2005

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

Thế giới

147017069

4,70

692034184

Hoa kỳ

30081820

9,31

280288384

Trung Quốc

26221500

5,00


131145000

Braxin

11468600

3,03

34859600

Mêhico

800000

2,56

2050000

Quốc gia

(Trích dẫn bởi Trần Thị Dạ Thảo, 2006)
Hiện nay xu hướng phát triển cây bắp trên thế giới có nhiều thay đổi đáng chú ý. Nếu
như trước kia sản lượng bắp của thế giới chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ mà đặc biệt
ở Hoa Kỳ thì hiện nay xu hướng này chuyển sang các nước châu Á mà đặc biệt là Trung
Quốc .
2.1.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước
Trước đây bắp do chưa được chú trọng đúng mức nên chưa phát huy hết tiềm năng của
nó, nhưng trong những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất bắp, đã có những bước tiến về năng suất, sản lượng

đặc biệt là diện tích bắp lai ngày càng gia tăng chiếm khoảng 80% tổng diện tích trông bắp
trong cả nước. Phương thức trồng bắp thâm canh đã tay thế dần phương trồng bắp quản
3


canh, chính yếu tố này đã tạo ra sự tăng trưởng có tính đột biến về sản lượng ở các vùng
trọng điểm.
Nếu giai đoạn năm 1980 – 1990 sản lượng bắp của Việt Nam chỉ mới đạt xấp xỉ 0,5
triệu tấn, thì sau khi cuộc cách mạng về bắp lai từ năm 1990 đã mở rộng việc sản xuất bắp
lai nhanh chóng không chỉ về diện tích mà cả về năng suất và sản lượng, đưa Việt Nam vào
hàng ngũ của những nước sản xuất bắp lai của Châu Á (FAO, 2004).
Hiện nay, nếu nói về giống và năng suất cây bắp, thì so với các nước ở châu Á như:
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam đã ngang ngửa. Tuy nhiên, năng suất bắp bình
quân ở nước ta còn thấp so với Trung Quốc (Trung Quốc đạt 5,1 tấn/ha). (Nguồn website
tỉnh Đồng Nai).
Bảng 2. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
(ngàn ha)
(tấn/ha)
(ngàn tấn)
2000

730,20

2,75

2005,90


2001

729,50

2,67

2161,70

2002

816,00

2,81

2511,20

2003

912,70

2,97

3136,30

2004

991,10

3,23


3430,90

2005

1043,30

3,14

3756,30

2006

1031,80

3,17

3819,20

(Nguồn website Cục thống kê bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006)

2.2 Lân và phân lân
2.2.1 Vai trò của lân đối với cây bắp
Lân là một chất của quá trình trao đổi chất, do lân có trong thành phần của nhiều chất
hữu cơ quan trọng nhất của cây (glyxerophotphat - chất đầu tiên của quá trình quang hợp,
ADP và ATP là các chất dự trũ cao năng lượng cho các quá trình sinh hoá
trong cây). Đây là các hợp chất hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân chia tế
bào, tạo thành chất béo và protein.
Lân có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây, đặc biệt thúc đẩy mạnh sự phát
triển của các rễ bên và lông hút là những bộ phận trực tiếp hấp thu dinh dưỡng rất quan

trọng của cây.
4


Cùng với đạm, lân là yếu tố của sự sinh trưởng và phát triển đối với cây vì cây được
cung cấp đủ lân sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tốt hơn, chín sớm, rút ngắn thời gian
sinh trưởng một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi cây được cung cấp đủ lân còn có tác dụng hạn
chế tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm và tăng khả năng hút đạm cho cây nên
làm cho cây sinh trưởng phát triển và chống lốp đổ tốt hơn.
Lân có dụng thúc đẩy việc việc ra hoa và hình thành quả ở cây, làm cây mau chín, tăng
tỷ lệ năng suất thương phẩm (hạt) so với năng suất không thương phẩm (rơm rạ) ở cây trồng
, tăng phẩm chất nông sản. Lân là yếu tố quyết định phẩm chất hạt giống, làm cho hạt giống
có tỷ lệ nảy mầm cao, hạt đầy đặn, màu sắc đẹp, hấp dẫn. Lân còn có tác dụng giúp cây
tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận: chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu
sâu bệnh hại cây trồng (Trích Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005).
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng lân của cây bắp
Cây hút lân chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat hoá trị I (H2PO-4) và photphat hoá
trị II (H2PO2-4). Trong đó photphat hoá trị I hoà tan trong nước nên cây sử dụng rất thuận lợi
còn photphat hoá trị II không hòa tan trong nước nhưng hoà tan trong axit yếu nên cây cũng
sử dụng được khá thuận lợi. hai dạng lân này đều dễ tiêu nhưng chúng lại có rất ít trong đất.
Bộ rễ cây và các vi sinh vật sống trong đất, trong quá trình hoạt động tiết ra axit
cacbonic (H2CO3) và các axit hữu cơ tạo ra khả năng hút photphat hoá trị II thuận lợi, đồng
thời còn hoà tan một phần Ca3(PO4)2 vốn rất khó hấp thu đối với cây và trao đổi với H2PO-4
hấp thu trên mặt keo đất để sử dụng. Ngoài các dạng dinh dưỡng lân trên, cây có thể hấp thu
một số hợp chấ lân hữu cơ đơn giản, nhưng ít chậm hơn nhiều (Sở giáo dục và đào tạo Hà
Nội, 2005)
Cây bắp cần lân trong khoảng thời gian 50 ngày đầu là 30 %. Giai đoạn tạo hạt bắp cần
khoảng 65 %. Giai đoạn chín cần khoảng 5 % so với tổng những cầu lân của cả thời kỳ sinh
trưởng. Bắp cần lân nhất ở thời kỳ 6 – 12 lá và trước trổ cờ đến phun râu thụ tinh (Trích
Trần Dạ Thảo, 2006).

2.2.3 Các dạng lân trong đất
Tỷ lệ lân trong đất Việt Nam thường biến động từ 0,03 đến 0,12 %. Trong đất lân tồn
tại ở 2 nhóm: lân hữu cơ và lân vô cơ. Lân hữu cơ chủ yếu nằm trong thành phần mùn
(trong các hợp chất lân hữu cơ phytat, axit nucleic, glyxerophotphat), có thể chiếm 20 – 80
% lân tổng số, ở tầng mặt đất lân hữu cơ thường chiếm 50%. Đây là dạng lân mà cây trồng
5


chưa sử dụng ngay được, cần phải thông qua quá trình khoáng hoá giải phóng ra axit
photphoric và muối dễ hoà tan của nó thì cây mới hấp thu được. Lân vô cơ trong đất nằm
dưới dạng các muối photphat nhưng chủ yếu là muối không tan như: Ca3(PO4)2, Mg2(PO4)2,
ở đất trung tính và đất kiềm; AlPO4, FePO4, ở dạng đất chua hay Na3PO4 ở đất mặn. Riêng
ở đất ngập nước, lân thường tồn tại dưới dạng Fe3(PO4)2 dễ tan hơn và là nguồn cung cấp
lân chủ yếu cho cây lúa (Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005).
2.2.4 Các dạng phân lân phổ biến
2.2.4.1 Photphorit
Photphorit là một loại phân lân thuộc nhóm phân lân thiên nhiên có công thức hoá học
Ca10(PO4)6 . X2 hay [Ca3(PO4)2]3 CaX, trong đó X có thể là F, OH hay Cl.
Phân có thành phần lân không ổn định, hàm lượng lân tổng số dao động 4 – 37% P2O5 và
thường không quá 30%, có tỷ lệ lân dễ tiêu khoảng 5%. Ngoài ra trong thành phần phân còn
chứa các chất khác: CaO, SiO2, chất hữu cơ < 10%.
Photphorit ở dạng vô định hình, màu nâu hay xám nâu, lẫn nhiều đất và chất hữu cơ
nên dễ nghiền nhỏ, có thành phần thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành. Mặc dù dạng
lân trong photphorit chủ yếu là (PO43-), khó tiêu đối với cây trồng nhưng trong phân có hàm
lượng dễ tiêu (5%).
2.2.4.2 Supe lân
Supe lân là loại phân lân thuộc nhóm phân lân chế biến bằng axit. Trên thế giới có 3
loại supe lân khác nhau: supe lân đơn, supe lân giàu và supe lân kép.
Công thức hoá học của supe lân đơn: Ca(H2PO4)2 . H2O + CaSO4. Trong supe lân đơn
có chứa trung bình:16 – 18 % P2O5, 8 – 10 % S, 23 % CaO, 4,9 % H2PO4.

Supe lân đơn chứa lân ở dạng H2PO4- hoà tan trong nước, rất dễ được cây sử dụng.
Phân có độ chua hoá học nhưng cũng chứa một lượng khá lớn CaO có tác dụng khử chua,
có mùi hắc, hơi ẩm, màu xám xanh, dạng bột hay viên.
2.2.4.3 Phân lân nung chảy
Đây là loại phân được chế biến ở nhiệt độ cao nên có tên gọi là phân lân nung chảy hay
photphat. Phân có công thức rất phức tạp, trong thành phần của phân chứa: 15 – 20 % P2O5,
24- 30 %CaO, 18 – 20 % MgO, 28 – 30 % SiO2, 4,5 – 8 % R2O3 và một số nguyên tố vi
lượng.

6


Phân có phản ứng kiềm pH = 8 – 10, dạng bột (kích thước khoảng 0,175 mm), kho,
không hút ẩm, màu xám đen, óng ánh như thuỷ tinh, bảo quản dễ, chứa lân dưới dạng tương
tự H2PO42- tan trong axit yếu (Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005).
2.2.5 Nghiên cứu về phân bón cho cây bắp
Kết quả nghiêu cứu của viện lân kali-Atlanta (Mỹ) về sự hấp thu các chất dinh dưỡng
của cây bắp
Bảng 2.3: Hàm lượng chất dinh dưỡng cây bắp lấy từ đất (kg/ha)
N
P2O5
K2O
Mg
S

Chất khô

Hạt (tấn)

190


78

54

18

16

9770

Thân lá, cùi

79

33

215

38

18

8960

Tổng số

269

111


269

56

34

18730

(Trích Trần Thị Dạ Thảo, 2006)
Theo Ustimenko và Bakumovsky (1983), để tạo ra năng suất 5 – 6 tấn hạt hay năng
suất chất xanh là 50 – 60 tấn, cây hút khoảng 150 – 180 kg N, 60 – 70 kg P2O5 và 160 – 190
kg K2O. Để tạo nên 100 kg hạt và lượng sinh khối tương ứng, bắp tiêu thụ 2,4 kg N,2,2 kg
P2O5, 3 kg K2O (Trích Trần Dạ Thảo, 2006).
Theo Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia (2002), bình thường để đạt
năng suất ngô ngắn ngày từ 4 – 4,5 tấn/ha và ngô chín trung bình và chín muộn từ 5- 6
tấn/ha cần bón như bảng 2.4.
2.3 Tổng quát về nấm cộng sinh Mycorrhiza
2.3.1 Khái niệm nấm rễ cộng sinh
Nấm rễ là một thuật ngữ được Frank sử dụng lần đầu tiên vào năm 1885 khi phát hiện mối
quan hệ giữa sợi nấm và rễ cây trên thông và một số cây lá rộng, được lấy tên từ chử Hy
Lạp “Mykes” và “Rhiza”. Sau đó ghép từ tiếng Anh “Myco” vào mà thành Mycorrhiza,
nghĩa là nấm rễ. Về sau nấm của rễ nấm gọi tắt là nấm rễ, rễ có nấm cộng sinh gọi là rễ nấm
(Trần Văn Mão, 2004).
Bảng 2.4: Lượng phân bón cho ngô
Loai
đất

Nhóm đất
Sông Hồng

được bồi

Lượng đất bón cho 1 ha
Giống chín sớm
Giống chín T B và muộn
Phân
Supe Phân
Phân
Supe Phân
chuồng Urê
lân
kali
chuồng Urê
lân
kali
(tấn)
(kg) (kg)
(kg)
(tấn)
(kg) (kg)
(kg)
-

265

300

60
7


-

335

300

120


Đất
phù
sa

Đất
nhẹ
Đất
đỏ
vàng
đồi
núi

hàng năm
Các sông
khác được
bồi hàng năm
Các hệ
thống sông
khác không
được bồi
hàng năm

Đất bạc
màu, đất
xám bạc
màu, cát
ven biển
Phát triển
trên đá
bazan
Phát triển
trên các đá
mẹ khác

-

265

300

120

-

335

300

120

5 - 10


265

300

120

5 - 10

335

300

120

8 - 10

265

300

180

8 - 10

335

450

180


-

265

300

180

-

335

300

120

5 - 10

265

300

120

5 - 10

335

300


120

2.3.2 Các loại rễ nấm
Người ta chia rễ nấm làm 3 loại: ngoại sinh, nội sinh, và nội ngoại cộng sinh.
Rễ nấm ngoại cộng sinh (Ectomycorrhiza hoặc Ectotrophic mycorrhiza): là sợi nấm
bao quanh rễ dinh dưỡng chưa hoá gỗ, không xuyên qua mô tế bào mà chỉ kéo dài giữa các
vách tế bào. Đặc trưng cơ bản của chúng là: (1) Trên bề mặt rễ dinh dưỡng hình thành một
màng nấm (mantle) do các sợi đan chéo nhau; (2) Giữa các tế bào tầng vỏ rễ hình thành một
mạng lưới do thể nấm sinh trưởng mà thành và được gọi là lưới Hartig (hartig net); (3) do
tác động của nấm rễ, bộ rễ ngắn, to, giòn và có màu sắc khác nhau, tán rễ và biểu không có
lông hút, bề mặt màng có nhiều sợi nấm kéo dài ra. Rễ nấm ngoại cộng sinh nói chung
không có màu sắc và hình dạng nhất định rất dễ nhận biết bằng mắt thường. tính đa dạng thể
hiện trên loài cây chủ và nấm rễ khác nhau.
Rễ nấm nội cộng sinh (Endomycorrhiza): thể sợi nấm xuyên qua tế bào và rễ cây chủ,
không biến đổi hình thái, bề mặt rễ không hình thành màng nấm chỉ có sợi lưa thưa, lông
hút vẫn giữ nguyên, tuy nhiên thể sợi nấm vẫn kéo dài giữa gian bào, nhưng không hình
thành mạng lưới Hartig. Sợi nấm xuyên qua vách tế bào vào trong hình thành vòi hút.
Những loại này rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Căn cứ vào kết cấu sợi nấm có vách ngăn và vòi hút, người ta chia làm 2 loại: không vách
ngăn (Aseptateendotrophic mycorrhiza) và có vách ngăn (Septateendotrophic mycorrhiza).

8


Loại không có vách ngăn thường có dạng túi bóng (Vesicular) và dạng chùm (Arbuscular),
gọi là rễ nấm dạng túi chùm (Vesicular-Arbuscular mycorrhiza) gọi tắt là VA hay VAM.
Rễ nấm nội ngoại cộng sinh (Ectoendo mycorrhiza): có dạng đặc trưng của cả hai loài
trên. Chúng thường có rễ các cây thông, cáng lò, đỗ quyên quả mọng và cây thuộc họ lan
thủy tinh (Trần Văn Mão, 2004).
2.3.3. Sự hình thành nấm rễ VA

Nấm VA thuộc ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina), lớp nấm tiếp hợp
(Zygomycetes).
Sự xâm nhiễm của nấm VA đến từ bào tử, sợi nấm ngoài rễ hoặc rễ cây đã bị nhiễm
nấm. Bào tử VA trong đất, trong điều kiện thích hợp nẩy mầm sinh trưởng, mọc ra ống
mầm, rồi hình thành sợi nấm vách dày có đường kính 20 – 30 μm, còn sợi nấm sau khi tiếp
xúc hình thành sợi nấm vách mỏng, đường kính 2 – 7 μm, do bộ rễ tiết ra mà kích thích sinh
trưởng nấm rễ và hướng về rễ cây, tiếp xúc nhanh với rễ cây. Sau khi tiếp xúc chúng hình
thành vòi bám tạo thành điểm xâm nhiễm và thành “dùi sợi nấm”chọc thủng vỏ rễ. Điểm
xâm nhiễm thường cách đuôi rễ 0,5 – 1 cm, còn phần đuôi rễ không bị nhiễm tiếp tục hình
thành VA mới. Nói chung điểm xâm nhiễm nấm VA là vỏ rễ cây hoặc qua lông hút mà
nhiễm vào (Trần Văn Mão, 2004).
2.3.4 Thành phần cấu trúc nấm VAM
a. Cấu trúc trong rễ: Sợi nấm (hypha), bụi (arbuscules), túi (vesicles)
 Sợi nấm (hypha): Không có vách ngăn khi còn non và đâm nhánh bên trong lớp vỏ rễ
hình thành nên cấu trúc bụi và túi.
 Bụi (arbuscule): Phân nhánh ngoằn ngèo trong tế bào vỏ.
 Túi (vesicle): Là cấu trúc dự trữ dinh dưỡng cho nấm.
b. Cấu trúc trong đất: Bào tử và sợi nấm.
 Bào tử: Vô tính hình hình cầu lớn ( 20 – 1000 m) nó được tạo thành từ sợi nấm
trong đất hoăc rễ.
 Sợi nấm: Mạng lưới sợi nấm trong đất có hình dạng sợi mỏng, chức năng của nó là
ống dẫn để hấp thu chất dinh dưỡng.

9


2.3.5. Đặc tính sinh lí của rễ nấm nội cộng sinh
2.3.5.1 Hợp chất cacbon
Nấm VA cần dinh dưỡng từ ngoài vào, như nấm ngoại cộng sinh, nhận được hợp chất
cacbon từ bộ rễ. Thông qua nguyên tử đánh dấu C14 chứng minh nấm lấy hợp chất cacbon

do quang hợp của cây chủ yếu là tập trung vào giọt dầu, vách tế bào và trong protein, acid
hữu cơ và acid amin của tế bào nấm rễ.
2.3.5.2 Dinh dưỡng P
VA có thể hút P trực tiếp từ đất, sau khi chuyển hoá cung cấp cho cây. Mặc dù các
quan điểm lợi dụng P khó tan trong đất vẫn chưa đồng nhất, nhưng cây có rễ hút P ở những
khu vực mà rễ không hút được là không thể không thừa nhận. Hoạt tính của enzym
phosphoesteraza tăng cao rõ rệt (Allen,1981), thể sợi nấm cũng chứa phosphoesteraza đều
lấy chất hữu cơ từ đất. Tốc độ hút P của sợi nấm hơn lông hút của rễ 6 lần (Sander, 1923)
(Trần Văn Mão, 2004).
2.3.6. Tác dụng có ích của rễ nấm đối với cây trồng
2.3.6.1 Mở rộng diện tích hấp thu của rễ cây
Sợi nấm cộng sinh là cơ quan hấp thu chủ yếu của rễ nấm, đặc biệt là khu thiếu P. Sợi
nấm ngoại cộng sinh có thể kéo dài ra xung quanh rễ làm tăng tốc độ hút P lên 6 lần. Tuổi
thọ của sợi nấm trong đất cũng vựơt xa số lượng lông hút của rễ cây.
2.3.6.2 Tăng hấp thu P và dinh dưỡng của cây chủ
Trong đất đều có lượng P nhất định, những gốc phosphorat khó di động, kết hợp với
Fe, Na, Al cố định trong đất mà thành phần các P không tan, cây không hấp thu chúng. Số P
đó có đến 1/2 - 1/3 thậm chí đến 95- 99 %, chỉ có một lượng rất ít P hoà tan quanh rễ và
xuất hiện tượng thiếu P giả. Nấm rễ ngoại cộng sinh làm nhiệm vụ sản sinh enzym
phosporaza chuyển P không tan thành P hoà tan, cung cấp cho cây trồng. hoạt tính của
enzym tăng gấp mấy lần so với cây không có rễ nấm. Ngoài ra, nấm rễ ngoại cộng sinh có
thể sản xuất muối oxalat kết hợp với Fe, Al, muối P không tan trong đất, từ đó làm tăng khả
năng hút P của rễ cây.
2.3.6.3 Sự hình thành chất kích thích sinh trưởng của nấm rễ
Trong quá trình cộng sinh với rễ cây nấm hình thành nhiều chất kích thích sinh trưởng
như chất sinh trưởng tế bào (auxin), chất phân chia tế bào (cytodinin) chất mốc đỏ

10



(giberellin), vitamin B1, IAA. Nhiều loại nấm cộng sinh đều tiết ra trước và sau khi cộng
sinh với cây.
2.3.6.4 Nâng cao sức chống chịu của cây
Nhiều nghiên cứu đều chứng minh, sau khi nhiễm nấm cho cây, cây có khả năng chống
chịu khô hạn, mặn, nhiệt độ, ẩm độ, pH cực đoan, chống lại nhiều kim loại nặng.
2.3.6.5 Nấm rễ cải thiện môi trường quanh rễ
Nhiều nghiên cứu thăm dò điện tử chứng minh xung quanh rễ những cây thông xuất
hiện tầng kết dính rộng gấp nhiều lần so với cây không có rễ, tầng đó tạo ra khu trao đổi ion
bộ rễ tăng khả năng hấp thu và vận chuyển cây chủ, có lợi cho sinh trưởng phát triển của
cây trồng.
2.3.6.6 Tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng
Tang Ming (1994) phát hiện sau khi bón nấm cộng sinh cho cây bạch đàn bệnh khô
xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanacerum E.F. Smith) ít phát sinh, trong khi đó không
có nấm thì tỷ lệ bệnh lên đến 25 %. Các bệnh tuyến trùng, bệnh mốc sương, bệnh bước rễ
đều giảm đi rõ rệt. (Trần Văn Mão, 2004)
2.3.7. Nghiên cứu về nấm cộng sinh
Theo Azcón R.; Ambrosano E. và Charest C. (2003), khi nghiên cứu ảnh hưởng của
đạm (N) (1,5và 9 mM) và lân (P) (0,1 và 0,5 mM) đến việc chủng nấm và không chủng nấm
Mycorrhiza. Kết quả cho biết, ở mức P thấp nhất (0,1 mM), nấm làm tăng hấp thu dinh
dưỡng ở tất cả các mức N. Tuy nhiên ở mức N và P cao nhất thì sự hấp thu N, P, K giảm
hơn so với không chủng nấm. Trái với không chủng nấm, chung nấm Mycorrhiza làm tăng
giá trị SAR ở mức N và P cao nhất cho gần như các dinh dưỡng, và giảm số lượng đơn vị
khối rễ hấp thu dinh dưỡng ở mức N và P cao nhất.
Kết nghiên cứu của Mohammad A.; Mitra B. và Khan A.G (2004) khi chủng 0,5 g rễ
khô có nấm Glomus sp. intraradices khi gieo (1000 hạt mỗi ô) lúa mì đã được khử trùng bề
mặt hạt ở 4 mức phân lân: 0, 5, 10, 20 kg P/ha cho thấy ở mức 5 và 10 kg P/ha có hiệu quả
hơn so với mức 20 kg P về trọng lượng chất khô, số hạt trên gié, và trọng lượng 1000 hạt.
Như vậy rễ có nấm Glomus sp. intraradices góp phần giảm lượng sử dụng P.
Celik I.; Ortas I. và Kilic S. (2004) đã nghiên cứu về vai trò của việc chủng nấm
Mycorrhiza và phân hữu cơ đối với tính chất vật lý của vùng đất bán khô hạn ở Địa Trung

Hải, trên 3 loài cây trồng: lúa mì, ớt và bắp với 5 loại phân bón: không bón, phân vô cơ
11


(160-26-83kg N-P-Kha-1), phân trộn 25 tấn/ha, phân chuồng 25 Tấn/ha và chủng nấm
Mycorrhiza + 10 tấn phân trộn/ha. Kết quả cho thấy chủng nấm Mycorrhiza và phân trộn cải
thiện tính chất vật lý đất tốt hơn phân vô cơ.
Tóm lại, phân lân là chất dinh dưỡng không thể thiếu quá trình sống của cây bắp, bón
lân thích và cân đối với đạm và kali sẽ giúp bắp sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất
cao. Bên cạnh đó các vi sinh vật trong đất, trong đó có nấm cộng sinh Mycorrhiza giúp cây
chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn nhất là
lân.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Đề tài đã được tiến hành từ ngày 9/4 đến 15/9/2007
3.1.2 Địa điểm
 Phòng thí nghiệm nông hóa thổ nhưỡng khoa nông học
 Phòng thực tập của bộ môn cây lương thực, rau quả
 Nhà lưới của trại thí nghiệm khoa nông học
3.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Vật liệu
 Bắp LVN10 được khử trùng bề mặt hạt bằng hypoclorat natri 0,1 %
 Đất nền được tiệt trùng ở nhiệt độ 121oC trong 30 phút có thành phần cơ giới:
+ Cát: 81,25 %

+ Thịt: 11,34 %
+ Sét: 7,41 %
 Chậu nhựa không đục lổ có khả năng chứa 4kg đất được tiệt trùng có ẩm độ 7,5%.
 Bào tử nấm Scutellospora sp. và Glomus sp.
 Phân bón: Urê (46% N), Super lân (13,5% P205), Clorua kali (60% K20). Phân bón N
và K cho mỗi chậu được bón theo công thức 140N:80K2O kg/ha.
 Kính hiển vi.
 Kính soi nổi.
 Hóa chất liên quan như: KOH, NaOH, HCl, H2SO4
Cây bắp đạt 7 NSG đồng đều về hình dạng, chiều cao cây, số lá, diện tích lá. Cây được
chủng 40 bào tử nấm mỗi loại.

13


3.2.2 Phương pháp thí nghiệm
Đây là thí nghiệm 2 yếu tố.
+ Yếu tố 1 : gồm có hai loài nấm cộng sinh: N1, N2
 Bào tử nấm Scutellospora sp. (N1)
 Bào tử nấm Glomus sp. (N2)
+ Yếu tố 2: với 4 mức phân lân: P0, P1, P2, P3.
 0 mg P/1kg đất (P0).
 100 mg P/1kg đất (P1).
 200 mg P/1kg đất (P2).
 400 mg P/1kg đất (P3).
 Mỗi nghiệm thức trồng 3 chậu
 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô sọc, 4 lần lặp lại, 8 nghiệm thức trong nhà
lưới.
N1 P0


N1 P1

N1 P2

N1 P3

N2 P0

N2 P1

N2 P2

N2 P3

N2P2

N2 P3

N2 P0

N2 P1

N1 P2

N1 P3

N1 P0

N1 P1


N1 P3

N1 P2

N1 P1

N1 P0

N2 P3

N2 P2

N2 P1

N2 P0

N2 P1

N2 P0

N2 P3

N2P2

N1 P1

N1 P0

N1 P3


N1 P2

LLLI

LLL II

LLL III

LLL IV

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.2.3.1 Trong nhà lưới:
Theo phương pháp của viện nghiên cứu ngô quốc gia, theo dõi toàn bộ các cây/nghiệm thức
với 4 lần lặp lại.
14


×