Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 XÃ PHƯỚC KIỂN, HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.92 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
XÃ PHƯỚC KIỂN, HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH

SVTH: LÊ DUY THUẤN
MSSV: 03214060
LỚP: DH03QL
NIÊN KHÓA: 2003 - 2007
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2007


Tri aõn

C

oõng cha, nghúa meù, ụn thay

Con xin gi lũng bit n n ba m, Ngi ó sinh con ra, tn tỡnh dy d
con nờn ngi, to mi iu kin thun li v vt cht cng nh tinh thn
cho con cú c nh ngy hụm nay.
Em kớnh gi lũng bit n n:
Ban giỏm hiu Trng i hc Nụng Lõm Tp. H Chớ Minh; Ban


ch nhim khoa Qun Lý t ai v Bt ng Sn, cựng quý thy cụ ó
tn tỡnh ging dy, truyn t nhng kin thc quý bỏo trong sut quỏ
trỡnh hc tp.
Xin chõn thnh cm n cỏc cụ chỳ, cỏc anh ch hin ang lm vic
ti y ban nhõn dõn xó Phc Kin, huyn Nh Bố, Tp. H Chớ Minh ó
nhit tỡnh giỳp , to mi iu kin thun li tụi cú th hon thnh tt
cụng vic trong sut thi gian thc tp v thc hin lun vn ny.
Thy Phan Vn T ó tn tỡnh hng dn, to mi iu kin thun
li giỳp em hon thnh lun vn ny.
ng thi, gi lũng bit n n cỏc bn bố ca tụi, nhng ngi ó
giỳp tụi rt nhiu trong sut quỏ trỡnh hc tp v trong thi gian thc
hin lun vn.
Mt ln na, xin chõn thnh cỏm n./.


Sinh viên: Lê Duy Thuấn
Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Duy Thuấn, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, định hướng sử dụng đất
đến năm 2020 xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè – Tp. Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Văn Tự, Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất, Khoa
Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Xã Phước Kiển có diện tích tự nhiên 1.503,89 ha. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp 944,48 ha, chiếm 62,80% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là
599,38 ha, chiếm 37,20% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 0,03 ha, chiếm một tỷ lệ

không đáng kể trong diện tích tự nhiên toàn xã. Quy mô dân số toàn xã là 13.470 nhân
khẩu, với 2.561 hộ, mật độ dân số là 898 người/km2. Đây là xã có quy mô diện tích khá
lớn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp kém phát
triển, cơ sở hạ tầng còn thấp. Từ đó, nhiệm vụ đặt ra cho địa bàn xã là phải đẩy mạnh
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đồng thời, tăng cường hiệu quả sử dụng
đất, mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, xã Phước Kiển cần có một phương án quy hoạch sử
dụng đất khoa học, hợp lý để phân bổ quỹ đất đai cho các ngành, các cấp nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và kết quả
đánh giá khả năng thích nghi đất đai, kết hợp quan điểm sử dụng đất và dự báo nhu cầu sử
dụng đất của địa phương, để đạt mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010, phương án quy
hoạch sử dụng đất xã Phước Kiển cụ thể đến năm 2010 phân bổ quỹ đất cho từng chỉ tiêu
như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: 332,98 ha, chiếm 22,14% diện tích tự nhiên, giảm 611,50
ha so với năm 2006. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 269,49 ha, chiếm 17,92% tổng
diện tích tự nhiên, giảm 621,54 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 63,49 ha, chiếm 4,22% tổng
diện tích tự nhiên, tăng 10,04 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.170,91 ha, chiếm 77,86% tổng diện tích tự nhiên,
tăng 611,53 ha so với năm 2006. Trong đó, diện tích đất ở là 612,03 ha, chiếm 26,13%
tổng diện tích tự nhiên, tăng 430,65 ha; đất chuyên dùng có diện tích 392,93 ha, chiếm
26,13% tổng diện tích tự nhiên, tăng 238,84 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng là 0,02 ha, chiếm
tỷ lệ không đáng kể trong diện tích tự nhiên, giảm 0,38 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa là
0,74 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên, giảm 1,11 ha; đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng là 165,20 ha, chiếm 10,98% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, giảm 56,47 ha.


MỤC LỤC
Nội dung


Trang
Lời cám ơn

Trang tóm tắt
Mục lục
Danh sách bảng biểu, bản đồ
Danh sách các chữ viết tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ---------------------------------------------------- 3
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ------------------------------------- 3
I.1.1 Cơ sở khoa học-------------------------------------------------------------------------- 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý---------------------------------------------------------------------------- 3
I.1.3 Cơ sở thực tiễn -------------------------------------------------------------------------- 3
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 4
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC
HIỆN ------------------------------------------------------------------------------------------------ 4
I.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC --------------------------------------------------------------------- 6
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------- 7
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI
TRƯỜNG ------------------------------------------------------------------------------------------ 7
II.1.1 Điều kiện tự nhiên --------------------------------------------------------------------- 7
II.1.2 Các nguồn tài nguyên ---------------------------------------------------------------- 8
II.1.3 Thực trạng môi trường -------------------------------------------------------------- 10
II.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI--------- 10
II.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế ------------------------------------------------------- 10
II.2.2 Thực trạng phát triển xã hội -------------------------------------------------------- 11

II.2.3 Đánh giá SWOT về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ----------------------------------------- 14
II.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ---------------------------------- 17
II.3.1 Tình hình quản lý đất đai ----------------------------------------------------------- 17


1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trước khi có Luật đất đai năm 2003 -- 17
2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai khi Luật đất đai năm 2003 ra đời ----- 18
II.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ----------------------------------------------- 20
1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ----------------------- 20
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng ---------------------- 23
II.3.3 Đánh giá tình hình biến động đất đai --------------------------------------------- 23
1. Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000-2005 ---------------------- 23
2. Đánh giá tình hình biến động đất đai giao đoạn 2005-2006 --------------------- 25
II.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất;tính hợp lý
của việc sử dụng đất; những tồn tại trong việc sử dụng đất ------------------------------- 26
II.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ------------------------------------------ 28
II.4.1 Xây dựng các yếu tố đất đai -------------------------------------------------------- 28
II.4.2 Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai ----------------------------------------------- 30
II.5 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT -------------------------------------------------------- 32
II.5.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ------------------------------------ 32
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 32
2. Mục tiêu, định hướng cụ thể --------------------------------------------------------- 32
3. Phương hướng sử dụng đất đai ------------------------------------------------------ 34
4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất --------------------------------------------- 36
II.5.2 Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất ------------------------------------ 38
II.6 DIỆN TÍCH ĐẤT PHẢI CHUYỂN MỤC ĐÍCH TRONG KỲ QUY HOẠCH -- 44
II.7 DIỆN TÍCH ĐẤT PHẢI THU HỒI TRONG KỲ QUY HOẠCH ------------------ 45
II.8 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2010 --------------------------- 46
II.8.1 Kế hoạch sử dụng đất năm 2007 ----------------------------------------------------- 46

II.8.2 Kế hoạch sử dụng đất năm 2008 ----------------------------------------------------- 48
II.8.3 Kế hoạch sử dụng đất năm 2009 ----------------------------------------------------- 50
II.8.4 Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 ----------------------------------------------------- 52
II.9 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ------------------ 54
II.10 GIAÛI PHAÙP THÖÏC HIEÄN ------------------------------------------------------------- 55
II.11 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 -------------------------------- 56
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------- 59


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 01: Các chỉ tiêu khí hậu xã Phước Kiển
Bảng 02: Thống kê và phân loại đất xã Phước Kiển
Bảng 03: Thống kê số lượng vật nuôi xã Phước Kiển năm 2006
Bảng 04: Hiện trạng nhân khẩu của xã Phước Kiển
Bảng 05: Hiện trạng một số con đường chính của xã Phước Kiển
Bảng 06: Hiện trạng giáo dục xã Phước Kiển
Bảng 07: Luận giải các biện pháp, giải pháp mang tính định hướng từ SWOT
Bảng 08: Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 xã Phước Kiển
Bảng 09: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phước Kiển năm 2006
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Phước Kiển năm 2006
Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2006
Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng xã Phước Kiển

Bảng 13: Biến động 03 nhóm đất chính giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 14: Biến động nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 15: Biến động nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 16: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai
Bảng 17: Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
Bảng 18: Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai
Bảng 19: Dự báo dân số và lao động đến năm 2010

Bảng 20: So sánh cơ cấu đất 2 phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Bảng 21: Cơ cấu đất nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch
Bảng 22: Chu chuyển đất sản xuất nông nghiệp
Bảng 23: Chu chuyển đất nuôi trồng thủy sản
Bảng 24: Diện tích đất chuyên dùng trước và sau quy hoạch
Baûng 25: Chu chuyeån ñaát cô sôû, saûn xuaát kinh doanh
Bảng 26: Chu chuyển đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Bảng 27: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch
Bảng 28: Diện tích đất phải thu hồi trong kỳ quy hoạch
Bảng 29: Danh mục các công trình, dự án năm 2007 xã Phước Kiển
Bảng 30: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2007
Bảng 31: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007
Bảng 32: Danh mục các công trình, dự án năm 2008 xã Phước Kiển
Bảng 33: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2008


Bảng 34: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008
Bảng 35: Danh mục các công trình, dự án năm 2009 xã Phước Kiển
Bảng 36: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2009
Bảng 37: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009
Bảng 38: Danh mục các công trình, dự án năm 2010 xã Phước Kiển
Bảng 39: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
Bảng 40: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01: Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 xã Phước Kiển
Biểu đồ 02: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 xã Phước Kiển
Biểu đồ 03: Biến động 03 nhóm đất chính giai đoạn 2000 - 2005
Biểu đồ 04: Cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2010 xã Phước Kiển


DANH SÁCH BẢN ĐỒ
Bản đồ 01: Sơ đồ vị trí xã Phước Kiển
Bản đồ 02: Bản đồ đất xã Phước Kiển
Bản đồ 03: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2006
Bản đồ 04: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Phương án I)
Bản đồ 05: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (Phương án II)
Bản đồ 06: Bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 xã Phước Kiển


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

CP

Chính phủ

2

CHXHCNVN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3


BTNMT

Bộ Tài nguyên - Môi trường

4

DT

Diện tích

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

7

HTSDĐĐ

Hiện trạng sử dụng đất đai

8


KH

Kế hoạch

9

KHSDĐĐ

Kế hoạch sử dụng đất đai

10



Lao động

11



Nghị định

12

QH

Quy hoạch

13


CTSN

Công trình sự nghiệp

14

QHSDĐĐ

Quy hoạch sử dụng đất đai

15

SX

Sản xuất

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

HĐND

Hội đồng nhân dân

18


CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

19

TB

Trung bình

20



Bản đồ

21

LLSX

Lực lượng sản xuất

22

CD

Chuyên dùng

23


TP

Thành phố

24

PA

Phương án


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả mọi hoạt động của con người đều phải phụ thuộc vào đất đai, lấy đất đai làm
nền tảng để phát triển. Vậy, đất đai là một nhân tố đóng vai trò quan trọng, chủ yếu cho sự
phát triển của xã hội và sự tiến bộ của loài người, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng… cho mỗi quốc gia.
Riêng nước ta trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đất đai
ngày càng có giá trị và trở nên khan hiếm. Với tầm quan trọng đặc biệt đó nên Nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật
nhằm làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất có tính pháp lý, phù hợp với xu hướng phát
triển kinh tế - xã hội. Điều 18, Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
năm 1992 ghi rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và Pháp
luật đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả”.
Khoản 2, Điều 6, Luật đất đai năm 2003 quy định công tác lập Quy hoạch - Kế
hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai và được cụ thể hoá

thông qua Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật đất đai.
Xã Phước Kiển là một xã nông nghiệp đang trên đà đô thị hóa của Thành phố Hồ
Chí Minh, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố và có một vị trí khá thuận lợi trên địa bàn
huyện Nhà Bè, có nhiều đóng góp quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện và Thành
phố. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã vẫn chưa được cân
đối, trong khi đó, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao và ngày càng có nhiều các dự án đầu tư
trên địa bàn. Điều này không tránh khỏi việc gây sức ép lên quỹ đất đai của xã, khó tránh
khỏi xung đột giữa các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình khai thác, sử
dụng quỹ đất.
Vì thế, để điều hòa các lợi ích và giải quyết các mâu thuẫn luôn nảy sinh và tồn tại
trong quá trình sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả và bền
vững thì công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai là công việc cần thiết
phải được tiến hành trước tiên.
Xuất phát từ những lý do trên, và được sự phân công của khoa Quản lý đất đai &
Bất động sản đề tài được thực hiện với nội dung: “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến
năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 xã Phước Kiển - Huyện Nhà Bè Tp.Hồ Chí Minh”.

1


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

™ Mục đích của đề tài:
- Đánh giá nguồn lực phát triển của địa phương (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực phát
triển kinh tế - xã hội ).
- Dự báo và cân đối nhu cầu sử dụng đất đai của xã. Trên cơ sở đó xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất đến 2010 và định hướng sử dụng đất đến 2020.

™ Yêu cầu của đề tài:
- Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến xã Phước Kiển.
- Đánh giá một cách khách quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng và tiềm năng của địa phương.
- Xây dựng phương án quy hoạch - kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và
phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh và huyện Nhà Bè.
- Phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai.
- Thực hiện đúng quy trình lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên
- Môi trường ban hành năm 2004.
- Phân bổ và bố trí quỹ đất cho các ngành, các cấp trên địa bàn xã sao cho việc sử
dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

™ Đối tượng nghiên cứu:
- Đất đai: bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng (đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng) có trong địa giới hành chính của xã Phước Kiển.
- Đối tượng sử dụng, các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên.

™ Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính xã Phước
Kiển, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: 04 tháng (01/04/2007 đến 30/07/2007).

2


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn


PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn một số cơ sở khoa học mang tính lý thuyết như sau:
- Đất đai: Là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm
khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên
mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các
thành phần khác). Ngoài ra, còn bao gồm hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện
tại và triển vọng trong tương lai.
- Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bổ,
bố trí, sắp sếp, tổ chức.
- Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích và các
ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện
bảo vệ đất đai và môi trường.
- Các nguyên tắc trong quy hoạch sử dụng đất:
9 Chấp hành các quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng cố và hoàn thiện các đơn
vị sử dụng đất.
9 Sử dụng tiết kiệm, bảo vệ đất, bảo vệ thiên nhiên.
9 Sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng
ngành nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp.
9 Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở
các phương pháp quản lý kinh tế tiên tiến, nâng cao độ màu mỡ của đất, nâng cao trình độ
canh tác và hiệu suất sử dụng máy móc.

9 Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để thực hiện những nhiệm vụ, kế hoạch
của Nhà nước, của riêng ngành nông nghiệp và từng đơn vị sản xuất cụ thể.
9 Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho từng vùng, từng xí nghiệp,
từng đơn vị sử dụng đất.

I.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành
Luật đất đai;

3


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 huyện Nhà Bè Tp. Hồ Chí Minh;
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè;
- Quy hoạch ngành trên địa bàn huyện Nhà Bè;
I.1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Quy hoạch phân bố không gian chung đến năm 2020 huyện Nhà Bè - TP.Hồ Chí
Minh.
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện
Nhà Bè 2001 - 2010.
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Phước Kiển nhiệm kỳ 2005 – 2010.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006 xã Phước Kiển.
- Niên giám thống kê 1999 – 2003 của Huyện Nhà Bè.
- Quy hoạch ngành giáo dục; quy hoạch phát triển chợ, siêu thị đến năm 2010; kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu lao động của Huyện.
- Tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Phước Kiển và tình hình biến
động đất đai qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2005.
- Bản đồ địa chính, bản đồ đất, bản đồ ranh khu dân cư hiện hữu, bản vẽ các dự án
đầu tư.
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Phước Kiển - huyện Nhà Bè - Tp. Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 1.503,89
ha. Nằm về phía Bắc của huyện Nhà Bè, có vị trí khá thuận lợi là cửa ngõ phía Nam của
Thành phố, tiếp giáp với khu đô thị mới Nam Sài Gòn, các khu công nghiệp Hiệp Phước,
Tân Thuận, Long Thành với hệ thống giao thông thủy bộ nối liền với trung tâm Thành phố,
huyện Cần Giờ, đi miền Tây và ra biển Đông.
Xã được tạo thành từ 5 ấp, có 13.470 nhân khẩu với 2.561 hộ, mật độ dân số 898
người/km2. Phần lớn người dân sống tập trung hai bên các con đường chính của xã như Lê
Văn Lương, Phạm Hữu Lầu …Người dân trong xã phần lớn sinh sống bằng nghề nông,
phần còn lại sinh sống bằng các ngành nghề thương mại, dịch vụ, công nhân trong các
doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và lao động phổ thông với nhiều ngành nghề khác
nhau.
Hầu hết người dân trên địa bàn xã thuộc dân tộc Kinh (chiếm tỷ lệ 98,30%). Còn lại
là các dân tộc khác như người Hoa, Khơme … Đồng bào tôn giáo chiếm 21,62% trong
4



Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

tổng số nhân khẩu. Trong đó, đạo Phật 1.927 người (chiếm 14,31% so với tổng số nhân
khẩu), đạo Thiên Chúa 862 người (6,40%), đạo Tin Lành 90 người (0,67%), đạo Cao Đài
31 người (0,23%).
Các đơn vị hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn xã gồm có: Trung Tâm y tế
huyện Nhà Bè, Trường tiểu học Lê Quang Định, Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ

Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng của Thành phố được thành lập từ năm 1998
và điều chỉnh đến năm 2020. Hiện tại, Thành phố đang triển khai công tác lập quy hoạch
sử dụng đất chi tiết ở các Quận, Huyện. Xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cũng là một xã
đang được tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và định hướng sử
dụng đất đến năm 2020.
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH
THỰC HIỆN
™ Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng tình hình sử dụng đất.
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và hiện trạng, hoạt động sử dụng
đất đai trên địa bàn xã.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng.
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của của phương án quy hoạch sử
dụng đất.
- Xác định diện tích các loại đất phải chuyển mục đích, phải thu hồi để thực hiện các

công trình, dự án.
- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất đến từng năm trong thời kỳ quy hoạch.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
™ Phương pháp nghiên cứu:
Quy hoạch sử dụng đất đai được vận dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
a) Điều tra nông thôn: thông qua 2 phương pháp RRA và PRA để thu thập thông
tin số liệu, tài liệu có liên quan. Và phương pháp SWOT để đánh giá 4 yếu tố là mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội, thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
b) Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
c) Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng số thống kê tuyệt đối và
tương đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai
hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch, …

5


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

d) Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1
kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
e) Phương pháp GIS: ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên đề,
bản đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra một
bản đồ thành quả chung.
f) Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng
như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
g) Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên đề,
đóng góp ý kiến,… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.

Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các nguồn tài liệu kế thừa sau: Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất xã Phước Kiển năm 2005 tỷ lệ 1:5000; Bản đồ đất huyện Nhà Bè tỷ lệ
1:10.000, hệ thống bảng biểu kiểm kê đất đai năm 2005 xã Phước Kiển.
™ Các bước thực hiện:
Các bước tiến hành theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Theo đó, quy trình lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được thực hiện theo 06
bước như sau:

9 Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có liên
quan.
9 Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội tác
động đến việc sử dụng đất.
9 Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
9 Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai.
9 Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện.
9 Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.

I.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC









Bản đồ vị trí xã Phước Kiển (thu nhỏ và đính kèm theo báo cáo).
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000.

Bản đồ đất (thu nhỏ và đính kèm theo báo cáo).
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2007-2010 tỷ lệ 1:5000 (thành lập theo 2
phương án).
Bản đồ định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020 tỷ lệ 1:5000.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo Thông tư
30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004.
Đĩa CD lưu trữ dữ liệu.

6


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH
QUAN MÔI TRƯỜNG
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Phước Kiển là một xã nằm về phía Bắc của huyện Nhà Bè, và nằm về phía Đông
Nam Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 1.503,89 ha và quy mô dân số là 11.358 nhân
khẩu.
Xã Phước Kiển nằm ở toạ độ 10034’20” – 10042’30” vĩ độ Bắc và 106040’48” –
106047’10” kinh độ Đông, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km theo đường chim
bay. Với tứ cân như sau:
- Phía Bắc giáp phường Tân Phong (Quận 7).
- Phía Đông giáp phường Tân Phú, phường Phú Mỹ (Quận 7) và thị trấn Nhà Bè.

- Phía Tây giáp xã Phước Lộc và xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh).
- Phía Nam giáp xã Nhơn Đức và xã Phú Xuân.
Với một vị trí địa lý như vậy, xã Phước Kiển đã có được những ưu thế như sau:
- Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước và của Thành phố Hồ Chí Minh.
Là cửa ngỏ phía Nam của Thành phố, với hệ thống giao thông thuỷ bộ nối liền với
Thành phố, huyện Cần Giờ, đi về các tỉnh miền Tây và ra biển Đông.
- Tiếp giáp với khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Khu công nghiệp Hiệp Phước cùng với hệ
thống cảng biển và khu đô thị Hiệp Phước sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, Khu
chế xuất Tân Thuận, xa hơn là khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp dầu khí
Vũng Tàu … đang phát triển vào loại bậc nhất trong cả nước.
Đây là những lợi thế vô cùng to lớn cần được khai thác tốt để phục vụ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của xã Phước Kiển nói riêng và của huyện Nhà Bè nói chung.
b) Địa hình, địa mạo:
Xã Phước Kiển nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, với địa hình tương
đối bằng phẳng, phần lớn diện tích thuộc đồng bằng thấp ven biển. Độ cao địa hình thay
đổi không lớn từ 0,6 - 1,5m. Nhìn chung, hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc sang Đông
Nam. Phù hợp cho phát triển nông nghiệp và dịch vụ, các khu dân cư và các trung tâm
hành chính thương mại.
c) Khí hậu:
Xã Phước Kiển nằm trong vùng khí hậu mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao
và ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 - 270 giờ. Độ ẩm không
khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55oC (tháng nóng nhất là tháng 4,
nhiệt độ khoảng 29,3oC - 35oC). Có hai mùa rõ rệt:

7


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn


- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979mm. Số ngày
mưa trung bình năm là 159 ngày. Những cơn mưa thường xảy ra vào buổi chiều, mưa
to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày.
- Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ bình quân 27,55oC,
có những lúc nhiệt độ lên đến 35oC.
Bảng 01: Các chỉ tiêu khí hậu xã Phước Kiển
Chỉ tiêu
Giá Trị
Nhiệt độ trung bình năm là
27,550C
Độ ẩm không khí trung bình
79,5%
Lượng mưa trung bình
1.979 mm
Lượng mưa năm lớn nhất có thể đạt
2.244 mm
Lượng nước bốc hơi trung bình/ngày
3,7 mm
Số giờ nắng trung bình/ngày
6,3 giờ
Hướng gió chủ yếu
Tây Nam
d) Thuỷ văn:
Theo số liệu kiểm kê năm 2006, tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng toàn xã Phước Kiển là 221,67 ha với các con kênh rạch lớn như rạch Tắc Bà Phổ,
rạch Ông Lớn, rạch Cây Bông, rạch Long Kiển, rạch Hộ Neo, rạch Cá Sấu, rạch Ông Bốn,
rạch Dơi …
Hệ thống sông rạch của xã Phước Kiển thuộc thủy vực 1 và 2. Nằm trong phân vùng
khu ngập nước, là vùng giao hội nước có nhiều sông rạch với hai nhân tố gây ngập úng là

thủy triều và nước nguồn.
II.1.2 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất Phước Kiển thuộc loại đất trẻ, đang hình thành và chứa nhiều yếu tố bất lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Phước Kiển có tổng diện tích tự nhiên là 1.503,89 ha nhưng hầu hết
thuộc 2 nhóm đất chính:
™ Đất phèn hoạt động: có diện tích 609,91 ha, chiếm tỷ lệ 40,45% trong tổng
diện tích tự nhiên của xã. Với những đặc điểm là mặn theo mùa, mùn ở tầng mặt trung
bình, đạm tổng số trung bình, phèn cao, pH từ 5,8 - 5,5, Jarosite xuất hiện ở độ sâu 50 đến
100m.
™ Đất phù sa: có diện tích 672,31 ha, chiếm tỷ lệ 44,71% trong tổng diện tích
tự nhiên của xã. Với những đặc điểm là có đốm rỉ mặn theo mùa, bị nhiễm mặn vào mùa
khô và có Gley.

8


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

Bảng 02: Thống kê và phân loại đất xã Phước Kiển
STT

I

1

2


Ký hiệu
đất

Ký hiệu
(Fao/Unesco)

Loại đất

Diện
tích


cấu

(ha)

(%)

Flto

Orthi-thionic
Fluvisols

Đất phèn hoạt
động

609,91

40,45


Fltoh.she

EpihyposaliHyperothithionic
Fluvisols

Đất phèn hoạt
động, mặn theo
mùa, phèn nhiều,
Jarosite xuất hiện
<50 đến 100cm

257,43

17,12

Fltoh.sh

HyposaliOrthithionic
Fluvisols

Đất phèn hoạt
động, mặn theo
mùa, phèn trung
bình

248,31

16,51

Đất phèn hoạt

động, mặn theo
mùa, phèn trung
bình, Jarosite xuất
hiện <50 đến
100cm

104,17

6,82

Đất phù sa

672,31

44,71

Đất phù sa có đốm
rỉ mặn theo mùa,
có Gley

672,31

44,71

Diện tích đất sông
suối

221,67

14,84


1.503,89

100

3

Flto.she

EpihyposaliOrththionic
Fluvisols

II

FL

HyposaliGleyiCambic
Fluvisols

1

FLc.gsh

III
Tổng
cộng

Do bị nhiễm mặn, phèn nhiều nên điều kiện canh tác nông nghiệp gặp nhiều hạn
chế. Hiện nay, trên địa bàn xã chỉ canh tác được lúa một vụ nhờ nước mưa rửa mặn, kết
hợp nuôi trông thủy sản nhưng năng suất chưa cao và có thể trồng thêm cây ăn trái. Nhưng

với đặc điểm phát triển hiện tại của xã Phước Kiển là một nơi có tốc độ đô thị hóa cao thì
diện tích đất dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai sẽ giảm đi một cách
đáng kể.
Như vậy, để sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì cần phải đưa ra những loại hình sử
dụng đất phù hợp, có những chính sách ưu đãi để khuyến khích người dân lựa chọn những
loại hình sử dụng đất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện mức sống của
người dân, đồng thời bảo vệ đất đai tránh các hiện tượng rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất.

9


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

b) Tài nguyên nước
™ Nước mặt:
Cũng như các xã khác thuộc huyện Nhà Bè, Phước Kiển nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn
và sông Đồng Nai, được bao bọc bời các con sông, kênh lớn: sông Soài Rạp, sông Kinh,
kinh Đồng Điền, mương Chuối,… cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt như rạch Tắc
Bà Phổ, rạch Ông Lớn, rạch Cây Bông, rạch Long Kiển, rạch Hộ Neo, rạch Cá Sấu, rạch
Ông Bốn, rạch Dơi … đan xen lẫn nhau, nên nguồn nước mặt tương đối lớn.
Tuy nhiên, hệ thống kênh rạch này chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều: 6
tháng mặn và 6 tháng ngọt, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp xâm nhập sâu
gây bất lợi cho các hoạt động sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản của người dân và khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt.
Hiện tại, xã Phước Kiển là xã duy nhất nằm trong vùng ô nhiễm nguồn nước ở
mức độ nhẹ của toàn huyện Nhà Bè.
™ Nước ngầm:
Nguồn nước ngầm có độ sâu khá nông, trung bình từ 32 - 45m. Theo kết quả điều tra

ban đầu và qua thực tế sử dụng nước ngầm của nhân dân thông qua các giếng đào, giếng
khoan cho thấy trữ lượng nước ngầm ở đây khá phong phú, chất lượng nước tốt không bị
nhiễm mặn có khả năng phục vụ tốt cho sinh hoạt.
c) Tài nguyên nhân văn
Hiện tại, xã có Phước Kiển có 0,4 ha diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng với các
ngôi chùa, miếu, đình nằm rải rác trên khắp địa bàn xã.
Ngoài ra, ở xã Phước Kiển còn có Bia Phước Kiển, là nơi lưu dấu chiến công của
quân và dân Nhà Bè trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau
ngày chiến thắng (30/4/1975), với tấm lòng biết ơn, Đảng bộ - Chính quyền - Nhân dân
huyện Nhà Bè đã truy tìm được hàng ngàn liệt sĩ, trong số đó có 1.379 liệt sĩ là những
người con của mảnh đất Nhà Bè kiên cường.

II.1.3 Thực trạng môi trường
Xã Phước Kiển là nơi tập trung khá đông dân cư sinh sống với nhiều nhà máy, xí
nghiệp, chuồng trại chăn nuôi lại được bao quanh bởi các kênh rạch. Do đó, vấn đề bảo vệ
môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái chung là các vấn đề cần
được quan tâm.
Các chất đốt dạng thô trong sinh hoạt, sản xuất cũng làm tăng thêm ô nhiễm môi
trường. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng những chế phẩm hóa học để trừ sâu, diệt
cỏ không đúng quy định cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm...
Hiện tượng rửa trôi - xói mòn làm bạc màu đất luôn xảy ra đối với đất canh tác nông
nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư xây dựng ruộng đồng, kỹ thuật canh tác
lạc hậu..., các tác nhân này luôn làm gia tăng quá trình thoái hóa đất canh tác.
Bên cạnh đó, xã Phước Kiển là một xã đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ
khá cao trên địa bàn huyện Nhà Bè. Song song với những mặt tích cực, hiện nay ở một số
nơi đã bắt đầu có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, làm phát sinh một số
bệnh dịch trên địa bàn.
10



Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

II.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

II.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Theo thống kê năm 2006, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã đạt 817,77 tỷ đồng.
Trong đó:
- Nông nghiệp chiếm 65,41%, thu hút 23,58% lao động.
- Công nghiệp chiếm 15,79%, thu hút 6,33% lao động.
Thương mại, dịch vụ chiếm 18,8% với 19,50% lao động.
Hiện tại, cơ cấu kinh tế của xã Phước Kiển là Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp. Trong đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Công
nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, dịch vụ phát triển. Trong những năm qua, cơ
sở hạ tầng của xã được quan tâm đầu tư, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng
giảm do chuyển sang đất ở và các loại đất chuyên dùng.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
™ Trồng trọt:
Vụ lúa năm 2006, nông dân xã đã gieo cấy 254 ha (trên tổng số 400 ha), đạt 78% kế hoạch dự
kiến, so với năm 2005 giảm 110 ha. Do bị rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa đã gây thiệt
hại nặng nề đến năng suất, đã có 188 hộ đăng ký tiêu hủy với 153,3 ha lúa bị nhiễm bệnh.

™ Chăn nuôi:
Diện tích nuôi trồng thủy sản là 129 ha, tăng 4,0 ha so với năm 2005. Trong đó, có
20 ha nuôi tôm sú đạt năng suất 1,2 tấn/ha. Đa số các hộ nuôi thủy sản đều có lãi không
nhiều do đợt triều cường lớn, người dân nuôi thủy sản phải tốn chi phí để nâng cao bờ ao
nuôi và chịu thất thoát vật nuôi.
Bảng 03: Thống kê số lượng vật nuôi xã Phước Kiển năm 2006

ĐVT: con
Tăng (+), giảm (-)
Vật nuôi Số lượng
so với năm 2005
Heo
2.180
- 600

154
20

26
Thỏ
1.500
(Nguồn: UBND xã Phước Kiển)
b) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại, dịch vụ
Hiện nay, trên địa bàn xã có 20 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
tăng 05 cơ sở so với năm 2005. Trong đó, có 11 cơ sở may gia công ở các ấp 2, 3, 4, 5 đã
giải quyết được 128 lao động tại địa phương.
Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, chợ ấp 1 có 80 tiểu thương buôn bán khá
sầm uất, đã phục vụ cho nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Trên địa bàn xã hiện

11


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

có 27 cơ sở thương mại - dịch vụ là Công ty trách nhiệm hữu hạn và 239 hộ kinh doanh có

đăng ký kinh doanh.
II.2.2 Thực trạng phát triển xã hội
1. Dân số, lao động
Dân số toàn xã tính đến thời điểm tháng 12 năm 2006 có 13.470 nhân khẩu với
2.561 hộ. Trong đó, có 5.583 nam và 7.887 nữ. Với mật độ dân số là 898 người/km2.
Bảng 04: Hiện trạng nhân khẩu của xã Phước Kiển
Diện
Số nhân khẩu
Số hộ
KT1
8.726
2.029
KT2
1.154
299
KT3
760
233
KT4
2.830
Tổng số
13.470
2.561
(Nguồn: UBND xã Phước Kiển)
™ Về lao động chia ra như sau:
+ Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động 7.152 người, chiếm 53,09%.
+ Lao động nhập cư chiếm 21,09%.
Trong năm 2006, đã tạo việc làm cho 1.603 lao động. Trong đó, lao động thời vụ
là 1.191 người, lao động mới trong doanh nghiệp 224 người, xuất khẩu lao động 02
người, lao động thông qua các nguồn vốn vay là 267 người.

2. Dân tộc, tôn giáo
Hầu hết người dân trên địa bàn xã thuộc dân tộc Kinh (chiếm tỷ lệ 98,30%). Còn lại
là các dân tộc khác như người Hoa, Khơme … Đồng bào tôn giáo chiếm 21,62% trong
tổng số nhân khẩu. Trong đó, đạo Phật 1.927 người (chiếm 14,31% so với tổng số nhân
khẩu), đạo Thiên Chúa 862 người (6,40%), đạo Tin Lành 90 người (0,67%), đạo Cao Đài
31 người (0,23%).
3. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Các khu dân cư hiện hữu tập trung dọc theo hai các tuyến đường chính trong xã như
đường Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Hữu Thọ và một số khu dân cư nằm rải rác
xen lẫn với đất nông nghiệp ở các ấp của xã. Trong đó, đáng chú ý nhất là hai khu dân cư
mới Nam Sài Gòn ở ấp 3, ấp 5 do Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Sòn đầu tư với diện
tích khoảng 41 ha và khu dân cư do Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy đầu
tư ở ấp 5 với diện tích khoảng 38 ha là hai khu dân cư hiện hữu đang được quy hoạch, đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện tại, xã Phước Kiển đang có rất nhiều các dự án đầu tư xây
dựng nhà ở trên khắp địa bàn xã. Trong tương lai, xã Phước Kiển sẽ là nơi có những khu
dân cư hiện đại và sạch đẹp đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân địa phương và Thành
phố.

12


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

4. Thực trang phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
™ Giao thông:
Xã có hai tuyến đường giao thông quan trọng là đường Lê Văn Lương và đường
Nguyễn Hữu Thọ chạy xuyên suốt qua địa bàn xã, là cầu nối thông thương giữa xã với toàn

huyện Nhà Bè và Thành phố. Hiện tại, trên địa bàn xã có 4 tuyến đường chính, cụ thể như
sau:
Bảng 05: Hiện trạng một số con đường chính của xã Phước Kiển
Chiều
Chiều
Loại
STT
Tên đường
Điểm đầu
Điểm cuối
dài (km) rộng (m) đường
Cầu Long
1
Nguyễn Hữu Thọ Cầu Rạch Đĩa 2
1,53 km
9m
Nhựa
Kiển
Cầu Long
2
Lê Văn Lương
Cầu Rạch Đĩa
3,86 km
8m
Nhựa
Kiển
Đường Lê Văn Cầu Phước
3
Phạm Hữu Lầu
3,04 km

6m
Nhựa
Lương
Long
Đường Lê Văn Cầu Phước
4
Đào Sử Tích
1,15 km
10 m
Nhựa
Lương
Lộc
(Nguồn: UBND xã Phước Kiển)

™ Thuỷ lợi:
Nguồn nước mặt của xã Phước Kiển khá phong phú. Với một hệ thống kênh rạch
chằn chịt đã tạo nên một hệ thống thủy lợi tự nhiên có trên khắp địa bàn xã với các con
sông rạch chính như rạch Tắc Bà Phổ, rạch Ông Lớn, rạch Cây Bông, rạch Long Kiển, rạch
Hộ Neo, rạch Cá Sấu, rạch Ông Bốn, rạch Dơi ... đã đáp ứng đủ nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ cho sinh hoạt của người dân.
b) Cơ sở hạ tầng xã hội
™ Giáo dục:
Bảng 06: Hiện trạng giáo dục xã Phước Kiển
Chỉ tiêu
Tổng số Nhà trẻ - Mẫu giáo
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Số trường
4

1
2
1
Số học sinh
2.058
141
923
994
Số giáo viên
111
13
56
42
(Nguồn: UBND xã Phước Kiển)
Hiện tại, xã Phước Kiển có 01 trường mẩu giáo, 02 trường cấp I và 01 trường cấp II:
- Mẫu giáo Hoạ Mi có 141 trẻ với 13 giáo viên giảng dạy.
- Tiểu học Lê Quang Định có 452 học sinh với 27 giáo viên giảng dạy.
- Tiểu học Tạ Uyên có 471 học sinh với 29 giáo viên giảng dạy.
- Trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ có 994 học sinh với 42 giáo viên giảng dạy.

13


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

™ Y tế:
Hiện tại, xã Phước Kiển có một trạm y tế với diện tích 0,42 ha nằm trong khuôn viên
Ủy ban nhân dân xã với 04 y sĩ và dược sĩ thực hiện công tác khám chữa bệnh, chăm

sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trong xã. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có Trung
tâm y tế Huyện Nhà Bè nằm trên đường Lê Văn Lương với diện tích 1,0 ha với 112 y
bác sĩ và 38 giường phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
™ Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao:
- Văn hóa thông tin: đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ. Các dịp lễ, tết đã phục vụ nhân dân nhiều tiết mục văn nghệ, chiếu
phim. Hiện tại, xã Phước Kiển vẫn chưa có trung tâm sinh hoạt văn hóa để phục vụ nhu
cầu của người dân.
- Thể dục thể thao: phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao phát triển mạnh
trong nhân dân, việc tập thể dục buổi sáng được nhiều người dân tham gia và duy trì..
Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân trong xã là rất lớn, trong khi đó, diện
tích đất dành cho thể dục thể thao của xã với các sân bóng đá, cầu lông ... là rất ít.
™ Năng lượng:
Xã đã cơ bản hoàn thành điện khí hóa nông thôn với hệ thống lưới điện trung thế và hạ
thế. Gần 100% dân cư trong xã sử dụng điện ở lưới điện quốc gia cho sinh hoạt và cho
sản xuất.
™ Bưu chính viễn thông:
- Trên địa bàn xã hiện có 1 bưu điện văn hóa xã, nhìn chung trong thời gian qua đã
làm tốt công tác bưu chính, phục vụ kịp thời thông tin liên lạc và sách báo cho nhân dân.
- Dịch vụ Internet trong năm qua cũng đã phát triển khá mạnh.
- Số hộ sử dụng điện thoại trên địa bàn xã đạt tỷ lệ khoảng 70%.
II.2.3 Đánh giá SWOT về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan
môi trường và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
™ Mặt mạnh (Strenghs-S):
- (S1) Là cửa ngỏ phía Nam của Thành phố, cách trung tâm Thành phố 8 km theo
đường chim bay với hệ thống giao thông thủy bộ (đường Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ
và hệ thống sông rạch) nối liền Thành phố với huyện Cần Giờ, ra biển Đông và đi về các
tỉnh miền Tây.
- (S2) Có diện tích tự nhiên tương đối lớn, là một điều kiện tốt để phát triển các loại
hình kinh tế, đáp ứng nhu cầu đất ở của người dân địa phương và phục vụ chủ trương dãn

dân ra các quận, huyện ngoại thành của Thành phố.
- (S3) Nằm kề với các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện đang phát triển vào loại
bậc nhất của cả nước (đặc biệt là khu công nghiệp, cảng biển, đô thị Hiệp Phước nằm về
phía Nam của huyện Nhà Bè).
- (S4) Có một địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp để phát triển nông nghiệp,
các khu dân cư, các trung tâm thương mại, hành chính ...
- (S5) Hệ thống kênh rạch chằn chịt, là một điều kiện thuận lợi cho giao thông, cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ sinh hoạt.
14


Báo cáo tốt nghiệp

SVTH: Lê Duy Thuấn

- (S6) Là vùng có truyền thống nông nghiệp và tiểu thủ công ngiệp lâu đời, có các
mô hình sản xuất hiện hữu trên địa bàn và các vùng lân cận.
- (S7) Đội ngũ cán bộ hầu hết là còn trẻ, nhiệt tình tích cực trong công tác, có tinh
thần vượt khó, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
™ Mặt yếu (Weaknesses-W):
- (W1) Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt, đôi lúc gây khó khăn cho hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của người dân. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với các khu vực
trũng. Mùa nắng kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên dễ phát sinh sâu
bệnh, dịch hại đe dọa đến cây trồng.
- (W2) Hệ thống sông rạch chằn chịt cùng với khu vực đất trũng với địa chất công
trình yếu gây khó khăn cho giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị hóa không
đồng đều ở các nơi trong xã.
- (W3) Đất đai bị nhiễm mặn, phèn nhiều nên điều kiện canh tác nông nghiệp còn
gặp nhiều hạn chế.

- (W4) Đời sống của một bộ phận nhân dân còn thấp, mặt bằng dân trí chưa cao,
nguồn nhân lực hạn chế, lao động có tay nghề ít, trình độ của lực lượng lao động còn thấp.
- (W5) Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, không có hệ thống thoát nước ở các trục
đường chính, không có nước máy để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
- (W6) Việc thực hiện quy hoạch còn chậm, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà
nước. Giá đất biến động ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
™ Cơ hội (Opportunites-O):
- (O1) Có một vị trí thuận lợi, có thể giao lưu kinh tế, thông thương với các vùng và
khu vực lân cận.
- (O2) Với một điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
tương đối thuận lợi, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo sẽ là một cơ hội tốt cho xã
Phước Kiển vươn lên trở thành một Thị tứ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại
bậc nhất của huyện Nhà Bè và của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
- (O3) Là một xã có tốc độ đô thị hóa cao.
- (O4) Thành phố đang triển khai các chương trình, chính sách đất đai, nhà ở và các
chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi diện tích lúa
sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả hơn.
- (O5) Việt Nam gia nhập thị trường AFTA và WTO sẽ là cơ hội lớn cho nền kinh
tế của khu vực và địa phương.
™ Thách thức (Threats-T):
- (T1) Thiếu hụt nguồn nước ngọt để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
- (T2) Trình độ kỹ thuật và quản lý của người sản xuất phải ở thứ bậc cao hơn.
- (T3) Sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trong tiêu thụ sản phẩm.

15


Báo cáo tốt nghiệp


SVTH: Lê Duy Thuấn

- (T4) Xã đang trong quá trình đô thị hóa nên có nhiều vấn đề phức tạp trong quản
lý nhà nước về đất đai, quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường …

16


×