Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi lý thuyết thuế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.96 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1
11. Mục tiêu của thuế quốc tế là gì?
- Có sự phân chia hợp lý về các nguồn thu phát sinh từ các giao dịch qua biên giới.
- Thúc đẩy sự công bằng.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của kinh tế trong nước
- Trung lập đối với xuất khẩu và nhập khẩu
CHƯƠNG 4
23. Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong bao lâu?
Theo quy định của Pháp lệnh Chống bán phá giá hành hóa nhập khẩu vào VN Số:
20/2004/PL-UBTVQH11 tại khoản 3 điều 22 về Áp dụng thuế chống bán phá giá thì
“Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định
áp dụng biện pháp chống bán phá giá.” Vậy về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ
chấm dứt sau 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy
nhiên, theo khoản 4 điều 22 thì “ Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được
gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng
thuế chống phá giá“, vậy nếu cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành
rà soát, đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì
hoặc tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực thì thuế này sẽ tiếp tục được
áp dụng thêm 5 năm nữa.
24. Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được rà soát lại không?
Theo Chương 4 “RÀ SOÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ”
của Pháp lệnh Chống bán phá giá hành hóa nhập khẩu vào VN Số: 20/2004/PLUBTVQH11 thì Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại thông
qua thủ tục rà soát lại. Việc rà soát lại có thể dẫn tới việc chấm dứt áp dụng thuế chống
bán phá giá trước thời hạn hoặc, tiếp tục, điều chỉnh đặt thuế cho đến hết thời hạn 5
năm hoặc kéo dài thời hạn áp dụng thuế này thêm 5 năm nữa.
Có các rà soát lại quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá sau:
- Rà soát lại để yêu cầu hoàn trả thuế (nếu mức thuế đã nộp cao hơn biên độ phá giá
thực tế)
- Rà soát lại trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá
chính thức do có thay đổi hoàn cảnh (còn gọi là Rà soát giữa kỳ); và
- Rà soát lại ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế


chống bán phá giá chính thức (thường được biết đến dưới tên "rà soát hoàng hôn" hoặc
"rà soát cuối kỳ").
25. Trình bày quy trình áp thuế chống bán phá giá?


1.Bắt đầu vụ kiện
Đơn kiện (của ngành sản xuất nội địa) phải đưa ra tương đối đủ các bằng chứng về việc
bán phá giá và thiệt hại gây ra, xác định chính xác loại hàng hoá và danh tính các nhà sản
xuất, xuất khẩu liên quan.
Sau khi kiểm tra sơ bộ đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền chỉ ra Quyết định khởi xướng
điều tra khi:
-Đối tượng nộp đơn đáp ứng yêu cầu về tính đại diện (cho ngành sản xuất nội địa liên
quan)
-Có tương đối đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại.
2.Điều tra sơ bộ
Việc điều tra được tiến hành theo 2 nhóm vấn đề:
-Điều tra để xác định có bán phá giá hay không và biên độ phá giá như thế nào.
-Điều tra để xác định có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa hay không và thiệt hại có
phải là hệ quả của việc bán phá giá không.
Để xác định các vấn đề trên, Cơ quan điều tra sẽ gửi bảng câu hỏi cho bị đơn và các bên
liên quan, thu thập và xác minh thông tin, bằng chứng liên quan.
Các bên bảo vệ quyền lợi của mình chủ yếu qua việc trả lời bằng câu hỏi, cung cấp thông
tin bổ sung cho cơ quan điều tra.
3.Kết luận vụ kiện
Trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra ra Kết luận sơ bộ về các vấn đề được
điều tra (bán phá giá và thiệt hại).
4.Áp dụng biện pháp tạm thời
Trường hợp Kết luận sơ bộ khẳng định có tồn tại việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể,
cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (đặt cọc, ký quỹ
hoặc thuế tạm thời) đối với hàng hoá nhập khẩu liên quan.

5.Cam kết về giá
Vào bất kỳ giai đoan nào sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá gây
thiệt hại đáng kể, nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể cùng
thoả thuận để đạt được Cam kết về giá (nhà xuất khẩu cam kết tăng giá xuất khẩu lên
hoặc ngưng xuất khẩu phá giá hoặc chấp nhận các quota…).


Nếu Cam kết về giá được chấp nhận với nhà xuất khẩu nào thì việc điều tra sẽ xem như
chấm dứt với nhà xuất khẩu đó trừ khi họ yêu cầu tiếp tục việc điều tra.
6.Tiếp tục điều tra
Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong Kết luân sơ bộ
và xem xét các bình luận, phản hồi từ các bên đối với Kết luân sơ bộ.
Các phiên điều trần có thể được tổ chức để cơ quan điều tra trực tiếp nghe các bên trình
bày lập luận của mình và trả lời lập luận của đối phương.
7.Kết luận cuối cùng
Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng về các vấn đề được điều tra (bán phá giá và thiệt
hại).
8.Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức
Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng. Có 2 trường hợp:
-Kết luận khẳng định có bán phá giá gây thiệt hại đáng kể: cơ quan điều tra có thể ra
quyết định áp thuế chống bán phá giá (mức thuế đối với từng nhà xuất khẩu không cao
hơn biện độ phá giá của họ). Việc áp thuế hay không còn phụ thuộc vào biên độ phá giá
(dưới 2% thì không được áp thuế) và lợi ích cộng đồng (trường hợp EU, nếu việc áp thuế
không phù hợp với lợi ích Cộng đồng thì sẽ không áp thuế).
-Kết luận phủ định (không bán phá giá và/hoặc không gây ra thiệt hại đáng kể): không áp
thuế chống bán phá giá và hoàn trả các khoản đặt cọc.
9.Rà soát hàng năm (rà soát lại)
Rà soát hàng năm được thực hiện theo yêu cầu của các bên liên quan để tính biên độ phá
giá thực của các nhà xuất khẩu trong năm trước đó hoặc để điều chỉnh mức thuế áp dụng
trong những năm tiếp theo hoặc chấm dứt thuế. Trong quá trình rà soát hàng năm, các bên

nhà xuất khẩu cũng phải cung cấp chứng cứ chứng minh phục vụ điều tra.
10.Rà soát tổng thể
Cơ quan điều tra thực hiện rà soát vào cuối thời hạn 5 năm kể từ khi áp dụng thuế chống
bán phá giá hoặc kể từ khi rà soát lại. Việc điều tra được thực hiện tổng thể (cả về bán
phá giá và thiệt hại) để xác định có chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục thêm 5 năm nữa.
26. Chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho VN để đối phó với hiện tượng bán
phá giá trong TMQT?
2.1. Về phía chính phủ: Cần có sự tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp kháng kiện


- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp
kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới
thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...
2.2. Về phía các hiệp hội ngành hàng: Cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng
cường sự
hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các
doanh nghiệp.
- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường,
tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước
ngoài.
- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành
công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị
trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh
nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.
2.3. Về phía các doanh nghiệp: Cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài
kiện bán phá giá.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp
và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn

sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ
chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo
những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện
tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC)
“Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh
nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu
doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành
hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi
mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá
hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước
nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện
nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu
trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Cam kết


giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều
tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị
kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc
nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng
phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, chấp nhận
thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu.
Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng
cạnh tranh trước khi thực hiện biện pháp này.
CHƯƠNG 5
1. Cho biết kniem và mtieu của ctranh thuế qte
-Kn: ctranh thuế là việc 1 nước ban hành chính sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút
nguồn lực, lao động và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài vào nước mình, hoặc để hạn
chế sự di chuyển các nguồn lực trong nước ra nước ngoài

- Mục tiêu:
Thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư:
Việc cắt giảm thuế suất và cung cấp các biện pháp khuyến khích thông qua ưu đãi,
miễn giảm thuế là tín hiệu tốt của nước chủ nhà đối với các luồng vôn đầu tư nước ngoài.
Nếu các điều kiện khác tương đồng thì chế độ thuế trở thành một nhân tố cạnh tranh tốt.
Hạn chế các dòng vốn và nhân lực có thể chảy ra nước ngoài
Các doanh nghiệp và các cá nhân trong nước sẽ yên tâm bỏ vốn đầu tư trong nước sau
khi đã cắt bỏ thuế suất và dùng các biện pháp khuyến khích.
Làm cho các chính phủ mất thế độc quyền và phải quan tâm nhiều hơn đến các
chính sách thông lệ quốc tế:
Cạnh tranh thuế thúc ép các chính phủ phải quan tâm nhiều hơn đến việc cải cách hệ
thống thuế, làm minh bạch hóa các chính sách tài chính và làm lành mạnh nền hành chính
thuế.
Tiến tới thực thi một bộ máy hoạt động hiệu quả hơn:
Do nguồn thu từ thuế bị hạn hẹp do sức ép cắt giảm thuế chính phủ buộc phải thực thi
một chính sách chi tiêu hiêu quả hơn, hạn chế thất thoát lãng phí, xã hội có thêm nguồn
lực để phát triển kinh tế.
Làm giảm gánh nặng phụ trội do thuế gây ra:


Thuế suất được giảm nhẹ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tự nguyện
chấp hành, tuân thủ các quy định của luật thuế mà không cần tìm biện pháp trốn thuế
hoặc tránh thuế. Chi phí thu hành chính nhờ đó mà có thể giảm thiểu, đồng thời nạn tham
nhũng cũng sẽ bị hạn chế.
2. ctranh thuế qte có phải là cách làm tốt cho các nước đang pt để thu hút vốn đtư?
Đúng. Việc cắt giảm thuế suất và cung cấp các biện pháp khuyến khích thông qua ưu đãi,
miễn giảm thuế là tín hiệu tốt của nước chủ nhà đối với các luồng vôn đầu tư nước ngoài.
Nếu các điều kiện khác tương đồng thì chế độ thuế trở thành một nhân tố cạnh tranh tốt.
Các công ty đa quốc gia dựa vào chính sách thuế của mỗi quốc gia khác nhau mà khai
thác lợi thế này để thành lập các công ty nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế và tối đa hóa

lợi nhuận của mình. Các quốc gia trên thế giới, đbiet là các qgia đang pt cũng đang cắt
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như một nỗ lực thu hút doanh nghiệp, là đòn bẩy để
kích thích FDI.
3. Trbay ưu nhược của cạnh tranh thuế qte
a,
Cạnh
tranh
thuế

những
mặt
lợi:
Thứ nhất, việc cắt giảm thuế suất và cung cấp các biện pháp khuyến khích
thông qua ưu đãi, miễn giảm thuế là tín hiệu tốt của nước chủ nhà đối với các
luồng vôn đầu tư nước ngoài. Nếu các điều kiện khác tương đồng thì chế độ thuế
trở thành một nhân tố cạnh tranh tốt thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót
vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các cá nhân trong nước cũng sẽ
yên tâm bỏ vốn đầu tư trong nước, nhờ đó mà hạn chế được các dòng vốn và
nhân
lực

thể
chảy
ra
nước
ngoài.
Thứ hai, cạnh tranh thuế làm cho các chính phủ mất thế độc quyền và
phải quan tâm nhiều hơn đến các chính sách thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó thúc
ép các chính phủ phải quan tâm nhiều hơn đến việc cải cách hệ thống thuế, làm
minh bạch hóa các chính sách tài chính và làm lành mạnh nền hành chính thuế,

tiến tới thực thi một bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác do nguồn thu từ
thuế bị hạn hẹp do sức ép cắt giảm thuế chính phủ buộc phải thực thi một chính
sách chi tiêu hiêu quả hơn, hạn chế thất thoát lãng phí, xã hội có thêm nguồn lực
để
phát
triển
kinh
tế.
Thứ ba, thuế suất thấp sẽ làm giảm gánh nặng phụ trội do thuế gây ra.
Thuế suất được giảm nhẹ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tự
nguyện chấp hành, tuân thủ các quy định của luật thuế mà không cần tìm biện
pháp trốn thuế hoặc tránh thuế. Chi phí thu hành chính nhờ đó mà có thể giảm
thiểu, đồng thời nạn tham nhũng cũng sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, trong nhiều
trường hợp số thu của ngân sách có thể không bị giảm, mà thậm chí còn có cơ
hội tăng hơn trước do cơ sở đánh thuế được mở rộng hơn nhờ sự gia tăng của
các
nguồn
đầu


hiệu
quả
hành
thu


b, Những thách thức đối với các chính phủ( đặc biệt là các nước
nghèo)
Thứ nhất, cạnh tranh thuế thông qua việc cắt giảm thuế và tăng cường áp
dụng các ưu đãi thuế diễn ra đồng loạt ở các nước là nguy cơ thu hẹp cơ sở đánh

thuế của mỗi nước mà do đó làm hạn hẹp nguồn thu của chính phủ. Hiệu ứng
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế sự chảy máu vốn và chất xám ra bên
ngoài chỉ xảy ra đối với những nước có chế độ thuế ưu việt hơn so với mặt bằng
các nước khác. Tuy nhiên nếu việc cắt giảm thuế xảy ra đồng thời ở các nước thì
hiệu ứng này bị trung hòa và có thể ở trạng thái số không. Hệ quả kéo theo của
việc thu hẹp nguồn thu của chính phủ sẽ là không đủ nguồn lực để cung cấp các
dịch vụ công cần thiết cho người dân. Vai trò và sức mạnh của nhà nước có thể bị
thu hẹp và nguy cơ bất ổn trong nền kinh tế có thể dự đoán trước. Đối với các
nước nghèo nguy cơ này càng gia tăng, vay nợ sẽ ngày càng nhiều và môi trường
đầu tư ngày càng sa sút, dẫn đến sự sụt giảm về tính hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư,
trong
khi
tạo
gánh
nặng
nợ
cho
thế
hệ
sau.
Thứ hai, cạnh tranh thuế là nguy cơ gia tăng bất bình đẳng trong xã
hội. Một ví dụ dễ thấy nhất là do sức ép cạnh tranh thuế các nước buộc phải cắt
giảm mức thuế biên cao nhất (đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân ) và giảm bớt độ
lũy tiến của thuế. Vì vậy khả năng phân phối lại thu nhập của hệ thống thuế bị
thu hẹp. Hơn thế nữa, gánh nặng thuế sẽ dần bị chuyển sang cho các yếu tố sản
xuất khác không hoặc ít có khả năng di chuyển, như tầng lớp lao động có trình độ
thấp, đất đai bất động sản. Gánh nặng thuế đối với thu nhập từ vốn sẽ giảm, thuế
đối với việc di chuyển vốn và thu nhập bị thu hẹp và dần được bãi bỏ. Thông
thường người có thu nhập cao thì thu nhập chủ yếu là thu nhập lãi vốn, người có

thu nhập thấp thì thu nhập chủ yếu là từ lao động. Vì vậy, việc chuyển gánh nặng
thuế từ vốn sang lao động, từ lao động có trình độ cao sang lao động có trình độ
thấp cũng đồng nghĩa với việc chuyển gánh nặng thuế từ người có thu nhập cao
sang người có thu nhập thấp. Nguy cơ phân hóa giàu nghèo trong xã hội sẽ ngày
càng sâu sắc và nguy cơ gia tăng bất ổn và bất công trong xã hội là có thực.
Thứ ba, nhìn từ khía cạnh kinh tế học, cạnh tranh thuế có thể làm suy
giảm hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới. Do những ưu đãi thái quá, quyết
định đầu tư có thể bị bóp méo. Vốn và nhân lực có thể chảy nhiều vào những
nước có mức thuế thấp, nhưng có thể nơi đó không phải là có năng suất và hiệu
quả sử dụng vốn và nhân lực cao hơn. Hiệu quả phân bổ nguồn lực kinh tế tối ưu
khó mà đạt được. Tương tự như vậy, các ưu đãi, miễn giảm thuế thường gây ra
những méo mó trong quyết định đầu tư. Thêm vào đó cạnh tranh thuế dưới hình
thức cung cấp những ưu đãi, miễn giảm thuế thuế làm tăng cơ hội cho tham
nhũng, tăng gánh nặng cho cơ quan thuế. Đây là những bất lợi dễ hiển hiện nhất
ở các nước kém phát triển.


Thứ tư, canh tranh thuế tạo ra kẽ hở cho các nước khuyến khích trốn thuế -> hình thành
các thiên đường thuế
4. Ctranh thuế qte có những hthức nào? VN thực hiện csach gì để cạnh tranh về thuế?
Cạnh tranh thuế có thể được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản :
Một là, thiết lập các chính sách nhằm thu hút việc đặt địa điểm thực tế diễn ra các
hoạt động kinh tế của các công ty nước ngoài.
• Hai là, thiết lập các chính sách nhằm thu hút địa điểm cư trú của công ty.


Cả hai hình thức này đều có thể được thực hiện bằng cách ban hành mức thuế suất
thấp hơn những nước khác nhằm tạo ra những nơi ẩn thuế, hoặc áp dụng cùng mức thuế
suất với nước khác nhưng sử dụng nhiều hình thức ưu đãi như miễn thuế, giảm thuế,
hoặc các biện pháp ưu đãi khác để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu

chính sách thuế của các nước có rất nhiều các hình thức ưu đãi, miễn giảm thuế khác
nhau được áp dụng. Tuy nhiên, các hình thức này có thể được xếp vào 5 nhóm chủ yếu
sau đây:
1) Áp dụng thuế suất ưu đãi thấp đối với thuế thu nhập công ty theo các điều kiện ưu
đãi đầu tư.
2) Miễn thuế hoặc giảm thuế trong một thời gian nhất định hoặc kết hợp cả hai.
3) Khấu trừ thuế và trợ cấp (tín dụng ) thuế đầu tư ( giảm thuế trên cơ sở vốn đầu tư
mới hoặc đầu tư mở rộng ).
4) Khấu hao nhanh ( trì hoãn thuế ).
5) Miễn hoặc giảm các thuế gián thu.
**
Từ khi thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã xác định tăng cường
đầu tư là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cũng như nhiều
quốc gia khác, Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích và
thúc đẩy đầu tư. Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam hiện nay khá đa dạng, bao gồm
cả ưu đãi về thuế trực thu và thuế gián thu. Mục tiêu áp dụng chính sách ưu đãi thuế
ở Việt Nam là nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư, tiêu dùng theo các định
hướng “ưu tiên” của Nhà nước. Trên thực tế, trải qua hơn ba thập kỷ thực hiện
đường lối đổi mới, cùng với các biện pháp kinh tế khác, chính sách ưu đãi thuế, trong
đó có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã góp phần quan trọng trong
việc tăng cường tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, tạo ra các động lực
thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế đất nước.


Từ năm 2006, mọi sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài đã hoàn toàn bị bãi bỏ. Theo quy định pháp luật thuế hiện hành, doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngoài được đối xử như nhau cả về điều kiện cũng như
mức độ ưu đãi thuế. Điều 15 Luật Đầu tư năm 2014 quy định 3 hình thức ưu đãi thuế, bao
gồm: (i) Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường có

thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; (ii) Miễn, giảm thuế TNDN; (iii)
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật
tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư. Ngoài ra, còn nhiều hình thức ưu đãi khác trong
đó có hình thức khấu hao nhanh.
Ở Việt Nam, để thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi thuế ở mức cao đang được áp dụng
đối với doanh nghiệp trong khu kinh tế cũng như tại địa bàn kém phát triển. Thực tế thời
gian qua đã cho thấy Việt Nam đã áp dụng chính sách ưu đãi thuế khá cao đối với các dự
án đầu tư vào địa bàn kém phát triển song các vùng này vẫn gặp nhiều khó khăn trong thu
hút đầu tư do những hạn chế về vị trí địa lý cũng như kết cấu hạ tầng. Các địa phương thu
hút được nhiều dự án đầu tư chủ yếu là các tỉnh, thành phố có kết cấu hạ tầng tốt, thuận
tiện về giao thông, gần cảng biển, đường cao tốc và các thành phố lớn với lực lượng lao
động được đào tạo như các tỉnh lân cận Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa bàn kém phát triển có tỷ lệ bỏ
trống vẫn còn cao và đang thu hút được ít vốn mặc dù được hưởng ưu đãi thuế ở mức
cao. Việt Nam cũng áp dụng chính sách ưu đãi cao đối với các dự án đầu tư vào một số
lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất phần mềm và năng
lượng tái tạo.

5. Thiên đg thuế có những đặc điểm gì? Cho biết xu hướng pt các thiên đg thuế hiện nay?
**Thiên đường thuế có các đặc điểm điển hình:
- Không đánh thuế hoặc chỉ đánh thuế danh nghĩa đối với thu nhập và tài sản
- Đánh thuế với thuế suất rất thấp hoặc thậm chí = 0%
- Thủ tục thành lập DN dễ dàng, chi phí duy trì DN thấp, thiếu minh bạch thông tin, đề
cao bảo mật thông tin tài chính cá nhân
- không hợp tác về thuế với các nước khác
**Xu hướng phát triển của các thiên đường thuế hiện nay:
Các thiên đường thuế đang làm thất thu các khoản thu lớn từ thuế và nghiêm trọng hơn
nó đang trở thành một thực hành kinh doanh thông dụng. Phân tích của Oxfam cho thấy,
90% các công ty lớn nhất thế giới có mặt tại ít nhất một thiên đường thuế.



Song song với các hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia, các nước phát triển
đang thực hiện các ưu đãi thuế có hại, thâm chí giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp
xuống 0% để thu hút đầu tư. Và để cân bằng lại những thất thu từ thuế, chính phủ các
nước lại tăng áp dụng biện pháp thuế lũy thoái (thuế giá trị gia tăng) để chi cho các dịch
vụ công. Điều này làm tăng gánh nặng thuế đối với những người yếu thế.
Chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế thu nhập doanh nghiệp và đảm bảo nguồn thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp là việc rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Ở
các nước nghèo, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng các nguồn thu thuế
có tầm quan trọng gấp đôi so với các nước giàu. 100 tỷ USD là con số mà các nước đang
phát triển (bao gồm Việt Nam) đang bị thất thu hàng năm do hoạt động tránh thuế của các
tập đoàn đa quốc gia.
Danh sách “15 thiên đường thuế” được xây dựng dựa trên các tiêu chí về thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế và thiếu hợp tác quốc tế chống lại hành vi tránh thuế,
gồm có các nước: Bermuda, Quần đảo Cayman, Hà Lan, Switzerland, Singaopre,
Ireland, Luxembour, Curacao, Hongkong, Cyprus, Bahamas, Jersey, Barbados, Mauritius,
Quần đảo British Virgin.
Các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan nên:
• Xây dựng một danh sách rõ ràng về các thiên đường thuế lớn nhất, dựa trên các tiêu chí
khách quan và không có can thiệp chính trị. Các tiêu chí bao gồm: minh bạch thông tin
thuế, thuế suất thấp và các ưu đãi thuế có hại. Hoạt động này có thể được thực hiện hàng
năm bởi tổ chức thuế toàn cầu hoặc một tổ chức độc lập. Các biện pháp mạnh (bao gồm
các hình thức trừng phạt và khích lệ, tùy thuộc vào bối cảnh) cần được sử dụng để hạn
chế xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận.
• Áp dụng phương pháp phòng vệ mạnh mẽ (bao gồm cả trừng phạt) đối với các thiên
đường thuế trong danh sách. Một ưu tiên hàng đầu là các quốc gia nên ít nhất thực hiện
quy định kiểm soát công ty nước ngoài (Controlled Foreign Company - CFC), nhằm ngăn
các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại quốc gia đó che giấu lợi nhuận bằng cách
chuyển chúng sang các thiên đường thuế. Hoạt động này có thể được thực hiện mà không
cần chờ một thỏa thuận toàn cầu.

• Hỗ trợ các quốc gia thiên đường thuế phát triển nền kinh tế công bằng hơn, ổn định và
đa dạng hơn, thay vì phụ thuộc vào nguồn thu từ việc đóng vai trò là thiên đường thuế



×