Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp cân bằng PTHH hóa 8 cơ bản và nâng cao có bài tập.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.56 KB, 6 trang )

Cân Bằng PTHH 8
MK

CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Như các bạn đã thấy, để làm được bài tập hóa học ngoài kỹ năng tính toán thì quan trọng hơn
chúng ta còn cần phải biết các phương trình hóa học, những phương trình hóa học này cho ta biết
được sự tương quan về các chất. Vì vậy việc cân bằng PTHH luôn được ưu tiên hàng đầu.
Có nhiều cách để cân bằng một PTHH, ở đây tôi sẽ nói về 3 cách:
-

Đếm các phần tử trong phương trình (phương pháp hệ số phân số kết hợp chẵn lẻ)
Cân bằng theo phương pháp đại số
Cân bằng dựa trên sự thay đổi hóa trị các nguyên tố (dựa trên cách cân bằng oxi hóa khử)

Các bạn lưu ý là trong chương trình hóa 8 nếu đề yêu cầu trình bày cách cân bằng thì phải
dùng phương pháp đại số (đối với phương trình phức tạp), không được dùng phương pháp số
3 để trình bày. Tuy nhiên có thể dùng phương pháp số 3 để kiểm tra nhanh đúng sai.
Sau đây tôi xin được chia sẽ các phương pháp được nêu ở trên để có thể cân bằng phương trình
hóa học dễ dàng.

I.

Lý thuyết chung:

1. Phương pháp đếm (thường dùng cho những phương trình dễ)
Quy tắc cân bằng là: Kim loại -> Phi kim -> Hidro -> Oxide
Các bạn cứ đếm kiểm tra theo thứ tự như vậy.
Vd:
Al + HCl -> AlCl3 + H2
Ở phương trình này ta thấy Kim loại là Al 2 bên đã đủ (1:1), tiếp tục đếm đến phi
kim Cl (do bên phải là 3 nên thêm trước HCl là 3), cuối cùng là Hidro (bên trái thêm 3


3

3

mà bên phải có sẵn 2 nên ta thêm vào 2 vì 2 × 2 = 3)
3

Al + 3HCl -> AlCl3 +2H2
Sau đó ta nhân cả 2 vế của phương trình cho 2 để khử mẫu số, cuối cùng ta được
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
2. Phương pháp đại số:
Phương pháp đại số áp dụng cho các phương trình hóa học có sự thay đổi hóa trị của các
nguyên tố trong phương trình.
Minh họa trên một phương trình thực tế:
Al + HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + H2O
Nhận xét: ta thấy ở vế trái phương trình Al là đơn chất nên có thể xem như hóa trị nó là
0, Nito trong HNO3 có hóa trị là V, còn ở vế phải thì Al trong hợp chất Al(NO3)3 có hóa

Page: />
Page 1


Cân Bằng PTHH 8
MK
trị III, nito trong NO có hóa trị II => có sự thay đổi hóa trị của cùng một nguyên tố ở 2
vế của phương trình. Những PTHH có sự thay đổi về hóa trị như thế này thường rất
khó đếm để ra kết quả, vì vậy ta sẽ dùng một phương pháp khác đó là Cân bằng đại số.
Cách làm như sau:
B1: Đặt các biến trước các chất có trong phương trình, bao nhiêu chất bấy nhiêu
biến

xAl + yHNO3 -> zAl(NO3)3 + tNO + nH2O
B2: Tính tổng các nguyên tử của cùng một nguyên tố ở từng vế:
Al: VT = x, VP = z
H: VT = y, VP = 2n
N: VT = y, VP = 3z + t
O: VT = 3y, VP = 9z + t + n
B3: Cho vế trái (VT) bằng vế phải (VP), để được hệ:
𝑥=𝑧
𝑦 = 2𝑛
{ 𝑦 = 3𝑧 + 𝑡
3𝑦 = 9𝑧 + 𝑡 + 𝑛
B4: Gán giá trị cho một trong các biến bất kì để giải hệ phương trình trên. (Nên
cho giá trị các biến phù hợp sao cho một lúc được nhiều giá trị).
Ở đây ta cho x = 1 => z = 1 (hoặc n = 1 => y = 2)
Với x = z = 1, ta suy ra được:
𝑥=𝑧=1
𝑥=𝑧=1
𝑥=𝑧=1
𝑦 = 2𝑛
𝑦 − 2𝑛 = 0
𝑦=4
{
<=> {
<=> {
𝑦 =3+𝑡
𝑦−𝑡 =3
𝑡=1
3𝑦 = 9 + 𝑡 + 𝑛
3𝑦 − 𝑡 − 𝑛 = 9
𝑛=2

Ở bước này có thể sẽ giải ra nghiệm là số thập phân, không làm tròn, chuyển về dạng
phân số sau đó quy đồng tất cả các hệ số cho mẫu số chung.
Cuối cùng ta được PTHH:
Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
3. Phương pháp dựa vào sự thay đổi hóa trị của các nguyên tố trên PTHH:

-

Để dùng được phương pháp này chúng ta cần quy ước như sau:
Đơn chất có hóa trị là 0. Vd: Fe, Al, Cu, O2, N2, H2….
Trong hợp chất, oxi có hóa trị là (-2), hidro có hóa trị là (+1)
Trong hợp chất, các kim loại có hóa trị dương. Vd: Fe(NO3)3 (Fe có hóa trị là +3)
Các gốc axit có hóa trị âm. Vd: NO3 (hóa trị -1), SO4 (hóa trị -2)


Page: />
Page 2


Cân Bằng PTHH 8
MK
Khi đó ta sẽ tính toán được hóa trị của các nguyên tố còn lại với nguyên tắc: tổng hóa trị
của một phân tử bằng 0, tổng hóa trị các nguyên tố trong gốc axit bằng hóa trị của gốc
axit đó.
VD: Fe2O3 thì ta có Fe (+3), O(-2), vậy 3x2 +(-2)x3 = 0
Đối với gốc axit thì ta xét hóa trị của nguyên một gốc.
VD: Fe2(SO4)3 thì ta có Fe (+3), gốc SO4 (-2), vậy 3x2 + (-2)x3 =0
Cách tính hóa trị của nguyên tố trong gốc axit:
VD: tính hóa trị của S trong SO4 (-2)
B1: xác định hóa trị của nguyên gốc axit, ở đây là (-2). Gọi hóa trị của S là a

B2: áp dụng quy tắc tính hóa trị như trên:
a + (-2)x4 = -2 => a = +6
(Lưu ý đối với phương pháp này thì cần xác định được nguyên tố nào thay đổi hóa trị
trong phương trình).
VD: Fe + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Nhận thấy Fe bên vế trái đứng 1 mình nên có hóa trị là 0, Fe bên vế phải trong hợp chất
có hóa trị là (+3), nito trong HNO3 có hóa trị (+5) còn bên vế phải có hóa trị là (+4). Vậy
có sự thay đổi hóa trị của Fe và N.
B1 :
Fe: 0 -> +3 => (+3) – 0 = 3, thay đổi 3
Nito: +5 -> +4 => (+4) – (+5) = (-1), thay đổi 1 (lấy trị tuyệt đối)
B2: Nhân chéo, ta nhân lên phương trình phía bên phải mũi tên.
Nhân 1 cho Fe(NO3)3
Nhân 3 cho NO2
 Fe + HNO3 ->1Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O
B3: sau khi nhân xong thì ta cân bằng theo quy tắc Kim loại -> phi kim -> hidro -> oxide
Khi đó ta được phương trình:
Fe + 6HNO3 -> Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O


Page: />
Page 3


Cân Bằng PTHH 8
MK

II.

Bài tập tự luyện:



Chú ý: câu nào các bạn không làm được có thể inb page:
hoặc mail về để được giải
đáp thắc mắc.
Cân bằng các PTHH sau:
1. Na + H2O -> NaOH + H2
2. Na2O + H2O -> NaOH
3. K + O2 -> K2O
4. BaO + H2O -> Ba(OH)2
5. N2O5 + H2O -> HNO3
6. P2O5 + H2O -> H3PO4
7. NO2 + O2 + H2O -> HNO3
8. SO2 + Br2 + H2O -> H2SO4 + HBr
9. K2O + P2O5 -> K3PO4
10. Na2O + N2O5 -> NaNO3
11. Fe2O3 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + H2O
12. Fe3O4 + HCl -> FeCl2 + FeCl3 + H2O
13. KOH + FeSO4 -> Fe(OH)2 + K2SO4
14. Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O
15. AgNO3 -> Ag + O2 + NO2
16. Fe + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
17. FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
18. Fe3O4 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + N2O + H2O
19. FexOy + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
20. Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O
21. Al + HNO3 -> Al(NO3)3 + N2 + H2O
22. Al + HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + H2O
23. Al + HNO3 -> Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O


Page: />
Page 4


Cân Bằng PTHH 8
MK
24. Ag + HNO3 -> AgNO3 + N2 + H2O
25. Al + HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + NH4NO3 + H2O (Tỉ lệ NO : NH4NO3 = 1:3)
26. KClO3 -> KCl + O2
27. KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
28. Fe + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
29. Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O
30. Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
31. Zn + H2SO4 -> ZnSO4 + SO2 + H2O
32. Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + S + H2O
33. FexOy + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
34. KMnO4 + HCl -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
35. FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2
36. FexOy + CO -> Fe + CO2
37. Fe3O4 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
38. NaOH + Al(OH)3 -> NaAlO2 + H2O
39. C6H12O6 + O2 -> CO2 + H2O
40. C12H22O11 + O2 -> CO2 + H2O
41. FeCO3 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO2 + CO2 + H2O
42. MnCl2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O
43. K2S + KMnO4 + H2SO4 -> S + MnO4 + K2SO4 + H2O
44. Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
45. Cl2 + NaOH -> NaCl + NaClO + H2O
46. KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O


Page: />
Page 5


Cân Bằng PTHH 8
MK
47. CuS2 + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2SO4 + N2O + H2O
48. K2Cr2O7 + KI +H2SO4 -> Cr2(SO4)3 + I2 + K2SO4 + H2O
49. K2Cr2O7 + KNO2 + H2SO4 -> Cr2(SO4)3 + KNO3 + K2SO4 + H2O
50. FeSO4 + HNO3 -> Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O

Chúc các bạn đạt được kết quả thật tốt!


Page: />
Page 6



×