Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

cau hoi trac nghiem va bai tap dia ly 11 mot so van de cua khu vuc tay nam a va khu vuc trung a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.23 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung
Á.
Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây
Nam Á và Trung Á.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 5.1. Lạm phát hằng năm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì
2002 - 2005
Năm
Mức lạm phát (%)

2002

2003

2004

2005

7,5

8,0

9,2

8,7



a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình lạm phát hằng năm của các nước khu vực
Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì 2002 - 2005.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào ô trống những nội dung thích hợp:
Ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố đối với các
nước khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 5. Nguồn tài nguyên dầu mỏ có nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Tây Nam Á:
a. A-rập-xê-ut

b. Cô-oet

c. I-rắc

d. I-ran

Câu 6. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực Tây Nam Á là:
a. Đạo Hồi

b. Đạo Phật

c. Thiên Chúa giáo d. Đạo Ấn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 7. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng bố, chiến tranh ở khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á là do:

a. Vị trí địa lí - chính trị.

c. Tôn giáo.

b. Tài nguyên dầu mỏ.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng cao nhất thế giới hiện nay là:
a. Bắc Mĩ.

b. Tây Nam Á.

c. Trung Á.

d. Tây Âu.

c. I-ran

d. Li-băng

Câu 9. Vườn treo Ba-bi-lon thuộc quốc gia:
a. Ả-rập

b. I-rắc

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Đặc điểm khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nhiều dầu mỏ và sự tồn tại của các vấn đề dân tộc

mang tính lịch sử, đa số dân cư theo Đạo Hồi.

Khu vực Tây Nam Á

Khu vực Trung Á

- Diện tích khoảng 7 triệu km2.

- Diện tích gần 5,6 triệu km2.

- Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ và khí
đốt với trữ lượng lớn, tập trung ở vịnh
PecXich.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên,
than đá có ở hầu hết các nước. Ngoài ra, còn có kim loại
đen, kim loại màu, tiềm năng thủy điện,...

- Nhiều quốc gia có nền văn minh rực
rỡ từ thời cổ đại.

- Khí hậu khô hạn.

- Là nơi ra đời của các tôn giáo lớn.

- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp, chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Đạo Hồi.
- Được kế thừa văn hóa của cả phương Đông và phương
Tây.


Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các
nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng
dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng
dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác
của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ
thùng),...
Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể:
Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu
dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu
dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước
này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Sản lượng
dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các
nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90%
giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ.
Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan
trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 3. a. Vẽ biểu đồ đường.
- Trục tung: tỉ lệ lạm phát (đơn vị: %)
- Trục hoành : Năm.
b. Nhận xét và giải thích
Mức lạm phát tăng từ năm 2002 đến năm 2004 và năm 2005 có xu hướng giảm
xuống. Tuy nhiên, mức lạm phát của khu vực Tây Nam Á và Trung Á vẫn còn cao (số

liệu để chứng minh).
Giải thích:
Mức lạm phát cao do nền kinh tế phát triển không ổn định. Trong thời gian gần đây,
có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự
không ổn định về tình hình an ninh chính trị .


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 4.
Ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố đối với nước
khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Kinh tế

Xã hội

- Tàn phá những thành quả phát
triển kinh tê.

- Tàn phá các công
trình văn hóa.

- Hạn chế việc thu hút đầu tư
nước ngoài.

- Ảnh hưởng đến tính
mạng con người.

- Hạn chế những tác động tích

cực của các cải cách về kinh tế.

- Tình hình chính trị
bất ổn.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5b, 6a, 7d, 8a, 9b.

Môi trường
Gây ô nhiễm môi trường:
- Chất thải từ các cuộc khủng bố,
chiến tranh.
- Tranh giành nguồn tài nguyên, khai
thác không hợp lí các nguồn tài
nguyên gây ô nhiễm môi trường.



×