Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

de thi hsg mon lich su 9 tinh hai duong nam 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.16 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƢƠNG
---------------ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
Cho bảng thông tin sau:
Lĩnh vực kinh tế

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

Nông nghiệp

Tập trung cướp ruộng đất lập các đồn điền cao su

Công nghiệp nặng

Tập trung khai thác mỏ

Công nghiệp nhẹ

Chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng: rượu, diêm, đường…

Dựa vào bảng thông tin trên, em hãy:
a. Nhận xét chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
b. Cho biết những tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó tới kinh tế Việt Nam


đầu thế kỉ XX.
Câu 2 (2,0 điểm)
Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, em hãy làm rõ những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Cống hiến nào là quan
trọng nhất? Vì sao?
Câu 3 (2,0 điểm)
Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam qua các thời điểm
1946, 1947, 1950 có gì khác nhau? Đánh giá sự khác biệt đó.
Câu 4 (2,0 điểm)
Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông Nam Á có tác động đến
quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ “ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”. Sự kiện
nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm)
Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định
và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
----------------------Hết-------------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh:.........................................
Chữ ký của giám thị 1:..................................Chữ ký của giám thị 2:........................................


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
BIÊN BẢN TỔ HỢP ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Lịch Sử
I. Ngƣời tổ hợp:
+ Ông: Đào Xuân Trƣờng – GV Trƣờng THPT Quang Trung
+ Bà:


Nguyễn Thu Thảo – GV Trƣờng THCS Nguyễn Huệ

II. Nội dung tổ hợp:

Câu trong đề chính thức
Tổ hợp từ đề - câu
Câu 1
1.1
Lấy từ đề 3 câu 1 ý 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Ghi chú
Có chỉnh sửa bổ sung

1.2

Lấy từ đề 3 câu 1 ý 2

Có chỉnh sửa bổ sung

2.1

Lấy từ đề 2 câu 4 ý 1


Có chỉnh sửa bổ sung

2.2

Lấy từ đề 2 câu 4 ý 2

Có chỉnh sửa bổ sung

3.1

Lấy từ đề 4 câu 3 ý1

Có chỉnh sửa bổ sung

3.2

Lấy từ đề 4 câu 3

Có chỉnh sửa bổ sung

4.1

Lấy từ đề 6 câu 1ý1

Có chỉnh sửa bổ sung

4.2

Lấy từ đề 6 câu 1


Có chỉnh sửa bổ sung

5.1

Lấy từ đề 8 câu 5 ý1

Có chỉnh sửa bổ sung

5.2

Lấy từ đề 8 câu 5 ý 2

Có chỉnh sửa bổ sung

Hải Dƣơng, ngày 22 tháng 3 năm 2017.
Ngƣời tổ hợp 1

Ngƣời tổ hợp 2

Đào Xuân Trƣờng

Nguyễn Thu Thảo

Chủ tịch Hội đồng ra đề


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƢƠNG
---------------HƢỚNG DẪN CHẤM


HƢỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: LỊCH SỬ
(Đáp án gồm có 4 trang)

I.Hƣớng dẫn chung
1. Thí sinh có thể trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đáp án thì
vẫn cho điểm như đáp án.
2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi:
- Trả lời đúng, có phân tích cụ thể
- Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
3. Điểm toàn bài không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25.
II. Biểu điểm
Câu hỏi

1
(2,0 điểm)

Nội dung kiến thức

Điểm

a.Nhận xét chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt
Nam.
- Nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên, của cải ở Việt Nam...
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế nước ta…

0,25

0,25

- Khai thác có trọng điểm, chỉ tập trung vào một số ngành, nghề…

0,25

b.Cho biết những tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó tới
kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào
nước ta…
+ Tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế cũ bị phá vỡ
-Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên của nước ta ngày càng cạn kiệt…
+ Kinh tế Việt Nam không phát triển…
+ Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp…

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

* Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách

2
(2,0 điểm)

mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.
- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm

1930…
- Hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam qua
việc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần

0,25
0,25


thứ 8 tháng 5 năm 1941…
- Chỉ đạo chuẩn bị lực lượng cho cách mạng…

0,25

- Chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8

0,25

năm 1945…
- Đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945…
* Cống hiến quan trọng nhất? Vì sao?
- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm

0,25

0,25

1930.
- Giải thích:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt khủng hoảng về giai cấp

lãnh đạo…, đề ra được đường lối đúng đắn cho cách mạng…
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam
liên tiếp giành thắng lợi…
* Âm mƣu của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc
Việt Nam qua các thời điểm 1946, 1947, 1950 có gì khác nhau?
- Năm 1946, thực dân Pháp tấn công ta ở Hà Nội nhằm tiêu diệt cơ
quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhưng thất
bại.
- Năm 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ
3
(2,0 điểm)

quan đầu não kháng chiến của ta… nhưng cũng thất bại. Thực dân
Pháp phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh
lâu dài”.
- Năm 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm khóa cửa biên
giới Việt -Trung…chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần hai. Nhưng thực dân
Pháp đã bị ta chủ động tấn công, làm cho kế hoạch Rơve phá sản.
* Đánh giá sự khác biệt đó.
- Kế hoạch “ Đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp từng bước bị phá
sản, buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta….Đánh dấu bước thụt
lùi của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Pháp từ thế chủ động phải chuyển sang thế bị động, lúng túng đối phó
với ta…Báo hiệu sự thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh
này.

0,25
0,25

0,5


0,5

0,5

0,25

0,25


*Hãy lựa chọn và phân tích bốn sự kiện chính trị tiêu biểu ở Đông
Nam Á có tác động đến quá trình phát triển của tổ chức ASEAN, từ
“ASEAN 5 phát triển thành ASEAN 10”.
- Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN )
thành lập với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia,
Philíppin, Xingapo, Thái Lan.
- Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông
Dương kết thúc thắng lợi. Tình hình chính trị của khu vực Đông Nam

0,25

0,25

Á bước đầu ổn định, quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN
có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4
(2,0 điểm)

- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đã góp phần tăng


0,25

cường hợp tác giữa các nước thành viên thông qua nguyên tắc cơ bản
của ASEAN. Lúc này quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN
được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao…
- Tháng 10 – 1991, Hiệp định Pari về Campuchia được kí kết, tình hình
chính trị ở Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Từ đây ASEAN có điều
kiện mở rộng thành viên… Như vậy ASEAN từ năm nước đã phát
triển thành mười nước thành viên.

0,5

* Sự kiện nào đánh dấu ASEAN bắt đầu phát triển? Vì sao?
- Sự kiện tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali đánh dấu

0,25

ASEAN bắt đầu phát triển.
- Giải thích:
+ Đã đưa ra được nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
ASEAN…
+ Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải
thiện rõ rệt…

5
(2,0 điểm)

* Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”?
-Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến
tranh lạnh”. Từ đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra

theo các xu thế như sau:
+ Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác
lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm.

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


+ Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực
lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

0,25

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và

0,25

hợp tác phát triển kinh tế.
* Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời
cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
- Là thời cơ: Tạo điều kiện hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu

vực và quốc tế, các nước có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật từ

0,25

bên ngoài, tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài….
- Là thách thức: Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới,
việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí,
việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…

……………..Hết…………….

0,25



×