Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA SÁN LÁ GAN LỚN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.55 MB, 217 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG
-----------------o0o-----------------

ĐỖ NGỌC ÁNH

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA
SÁN LÁ GAN LỚN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI-2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG
------------------o0o-----------------

ĐỖ NGỌC ÁNH

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA
SÁN LÁ GAN LỚN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành



: Ký sinh trùng

Mã số

: 62 72 01 16

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực
2. PGS.TS. Trần Thanh Dƣơng

HÀ NỘI – 2017


i

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều
sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới Đảng ủy –
Ban giám đốc Học viện Quân y, Ban lãnh đạo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng –
Côn trùng Trung ƣơng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn,
Phân viện thú y Miền Trung, Bộ môn Ký sinh trùng và Côn trùng – Học viện
Quân y, Phòng Khoa học và Đào tạo – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng
Trung ƣơng, Trạm thú y huyện Nghĩa Đàn – Nghệ An, Đại học Đồng Tháp, Chi
cục thú y Đồng Tháp, Chi cục thú y Cần Thơ… đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện thu thập mẫu vật, triển khai đề tài.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, sự cảm ơn chân
thành tới những ngƣời thầy đáng kính là PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực – Chủ
nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng và Côn trùng – Học viện Quân y, PGS.TS. Trần

Thanh Dƣơng - Viện trƣởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung
ƣơng đã luôn theo sát, động viên, đôn đốc, tận tình chỉ bảo và trực tiếp hƣớng
dẫn tôi trong quá trình học tập, thu thập mẫu vật, triển khai thí nghiệm, phân
tích số liệu cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Lê Bách Quang, TS. Phạm Văn
Minh, TS. Lê Trần Anh, PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc và các anh/chị em Bộ
môn Ký sinh trùng và Côn trùng – Học viện Quân y; PGS. TS. Cao Bá Lợi,
PGS.TS. Nguyễn Thu Hƣơng và các cán bộ của Phòng Khoa học và Đào tạo
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng đã tạo điều kiện thuận
lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng nhƣ cho tôi
đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới Đề tài cấp Nhà nƣớc “Đặc điểm dịch tễ học
và biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam”, mã số


ii

KC.10.26/06-10 thuộc Chƣơng trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp
Nhà nƣớc “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng”, mã số KC.10/06-10 đã tài trợ một phần
kinh phí cho tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ
và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Cha, Mẹ ngƣời
đã vất vả sinh thành và nuôi tôi khôn lớn để tôi có đƣợc kết quả nhƣ ngày
hôm nay! Cảm ơn toàn thể gia đình đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ, chia
sẻ khó khăn và truyền nhiệt huyết cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận án.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả


Đỗ Ngọc Ánh


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính trung thực, khách quan, khoa học của các kết quả trong
nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
Tác giả


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADN
ARN
Bp
BL
BR
BW
BYT
CT-scan
CS
cox1

cob
CT
dNTP
ELISA
GOT
GPT
ITS
IUPAC

Tên tiếng Anh đầy đủ
Acid deoxyribonucleic
Acid ribonucleic
Base pair
Body length
Body roundness
Body width
Computer tomography scan
Cytochorome c oxydase subunit 1
Cytochrome b
Deoxynucleoside triphosphates
Enzyme linked immunosorbent assay
Glutamic oxaloacetic transaminase
Glutamic pyruvic transaminase
Internal Transcribed Spacer
International Union of Pure and
Applied Chemistry

KST
LAMP
Max

Min
MgCl2
nad1
NCBI
OS
PCR
PCR-SSCP
RFLP
SR
VS
VS-P
WHO

Loop Mediated Isothermal
Amplification
Maximum
Minimum
Magnesium chloride
Nicotinamide dehydrogenase subunit 1
National Center for Biotechnology
Information
Oral sucker
Polymerase Chain Reaction
PCR - Single –Strand Conformation
Polymorphism
Restriction fragment length
polymorphism
Ventral sucker
Distance between the ventral sucker
and the posterior end of the body

World Health Organization

Nghĩa/Tên tiếng Việt
Axít deoxyribonucleic
Axít ribonucleic
Cặp base của chuỗi ADN
Chiều dài cơ thể
Chu vi cơ thể
Chiều rộng cơ thể
Bộ Y tế
Chụp X quang cắt lớp vi tính
Cộng sự
Một gen thuộc hệ gen ty thể
Một gen thuộc hệ gen ty thể
Côn trùng
Đơn vị cấu tạo nên ADN
Phản ứng miễn dịch gắn men
Enzyme trao đổi acid amin
Enzyme trao đổi acid amin
Đoạn giao gen
Hiệp hội Hóa học thuần túy
và Hóa học ứng dụng Quốc tế
Ký sinh trùng
Kỹ thuật khuếch đại đẳng
nhiệt ADN
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Một loại muối
Một gen thuộc hệ gen ty thể
Trung tâm tin sinh học Quốc

gia - Mỹ
Giác miệng
Phản ứng chuỗi Polymerase
Kỹ thuật phân tích đa dạng
đoạn ADN sợi đơn
Kỹ thuật xác định đa hình độ
dài đoạn giới hạn
Sốt rét
Giác bụng
Khoảng cách từ giác bụng đến
điểm cuối thân
Tổ chức Y tế thế giới


v

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Sán lá gan lớn Fasciola spp. và bệnh do sán lá gan lớn (Fasciolosis) ... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học của Fasciola spp. .......................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của bệnh do Fasciola spp. ......................................................... 12
1.2. Một số yếu tố tác động và tỷ lệ nhiễm SLGL ở ngƣời và động vật ..... 15
1.2.1. Một số yếu tố tác động tới nhiễm sán lá gan lớn ở ngƣời và động vật ... 15
1.2.2. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở ngƣời và động vật ............................... 16
1.3. Các phƣơng pháp xác định loài sán lá gan lớn ......................................... 21
1.3.1. Các phƣơng pháp xác định loài Fasciola sp. ............................................ 21
1.3.2. Tính đa hình di truyền và tầm quan trọng của tính đa hình di truyền ở sán
lá gan lớn ................................................................................................................ 29

1.3.3. Tình hình nghiên cứu xác định loài sán lá gan lớn ở Việt Nam .............. 35
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 39
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................... 39
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 40
2.2.3. Các phƣơng pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu hình thái......... 45
2.2.4. Các phƣơng pháp và kỹ thuật sử dụng trong giám định loài, phân tích các
đặc điểm phân tử.................................................................................................... 49
2.2.5. Những hạn chế của phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 63
2.3. Đạo đức và y đức trong nghiên cứu ..................................................... 64


vi

2.4. Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu................................................. 64
2.4.1. Xử lý số liệu hình thái ................................................................................. 64
2.4.2. Xử lý số liệu về sinh học phân tử ............................................................... 64
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 68
3.1. Xác định một số chỉ số hình thái và phân loại sán lá gan lớn dựa vào
hình thái học ................................................................................................ 68
3.1.1. Xác định một số chỉ số hình thái của sán lá gan lớn ................................. 68
3.1.2. Phân loại SLGL dựa vào một số chỉ số hình thái ..................................... 75
3.2. Kết quả xác định loài và phân tích một số đặc điểm phân tử sán lá gan
lớn ở Việt Nam ............................................................................................ 77
3.2.1. Kết quả xác định loài và phân loại sán lá gan lớn ở Việt Nam................ 77
3.2.2. Kết quả xác định một số đặc điểm phân tử ............................................... 96

Chƣơng 4. BÀN LUẬN................................................................................. 112
4.1. Về kết quả xác định một số chỉ số hình thái và phân loài sán lá gan lớn
dựa vào hình thái ........................................................................................ 112
4.1.1. Về kết quả xác định và phân tích một số chỉ số hình thái ...................... 112
4.1.2. Về kết quả phân loại sán lá gan lớn dựa vào hình thái ........................... 120
Về kết quả phân loại sán lá gan lớn.................................................................... 120
4.2. Kết quả xác định thành phần loài và phân tích một số đặc điểm phân tử
của sán lá gan lớn ở Việt Nam ................................................................... 125
4.2.1. Về kết quả xác định thành phần loài sán lá gan lớn ở Việt Nam .......... 125
4.2.2. Về một số đặc điểm sinh học phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam.. 134
KẾT LUẬN................................................................................................... 149
KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 151
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................. 152
DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................................. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 154


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu/bò .............................................. 19
Bảng 1.2. Chiều dài và sự sai khác nucleotide của các gen thuộc hệ gen ty thể
giữa Fasciola sp. (Fsp), F. gigantica (Fg) và F. hepatica (Fh) ..................... 30
Bảng 1.3. Số lƣợng các acid amin mã hóa bởi các gen và tỷ lệ sai khác acid
amin giữa Fasciola sp. (Fsp), F. gigantica (Fg) và F. hepatica (Fh) ............ 31
Bảng 2.1. Danh sách các mẫu và gen đích giải trình tự ................................. 44
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng PCR ............................................................ 55
Bảng 2.3. Kích thƣớc sản phẩm PCR với mồi JB3, JB4.5 và kích thƣớc các

mảnh cắt giới hạn với các enzyme RsaI, AluI ................................................ 60
Bảng 2.4. Kích thƣớc sản phẩm PCR với mồi ITS1-F, ITS1-R và kích thƣớc
các mảnh cắt giới hạn với các enzyme RsaI ................................................... 61
Bảng 2.5. Danh sách các trình tự của SLGL tham khảo trên ngân hàng gen . 65
Bảng 3.1. Một số chỉ số hình thái của SLGL tại các khu vực nghiên cứu ..... 69
Bảng 3.2. Một số chỉ số hình thái của SLGL của các vật chủ khác nhau....... 70
Hình 3.3. Chiều dài SLGL thu từ dê, cừu tại Ninh Thuận và từ trâu tại Nghệ
An 2015 .......................................................................................................... 71
Bảng 3.3. Kích thƣớc một số chỉ số hình thái của SLGL thu thập từ ngƣời .. 71
Bảng 3.4. Sự khác biệt của các chỉ số hình thái của SLGL thu từ bò tại các
khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 72
Bảng 3.5. Sự khác biệt hình thái của SLGL thu từ trâu tại các khu vực nghiên
cứu .................................................................................................................. 73
Bảng 3.6. Sự khác biệt về hình thái của SLGL thu từ bò và trâu ................... 74
Bảng 3.7. So sánh hình thái của F. gigantica và Fasciola sp. ở Việt Nam .... 74
Bảng 3.8. Phân nhóm SLGL ở động vật theo khu vực địa lý dựa vào chiều dài
cơ thể .............................................................................................................. 75


viii

Bảng 3.9. Phân nhóm SLGL thu thập ở động vật dựa vào chiều dài cơ thể... 75
Bảng 3.10. Kích thƣớc các chỉ số hình thái của các nhóm SLGL .................. 76
Bảng 3.11. Phân nhóm SLGL theo tỷ số Dài/Rộng ....................................... 76
Bảng 3.12. Kích thƣớc các chỉ số hình thái của các nhóm SLGL phân loại
theo tỷ số chiều dài/chiều rộng ....................................................................... 77
Bảng 3.13. Kết quả phân nhóm của 17 mẫu SLGL dựa trên trình tự đoạn gen
cox1 của hệ gen ty thể .................................................................................... 81
Bảng 3.14. Kết quả phân loại một số mẫu SLGL dựa vào gen nad1 ............. 84
Bảng 3.15. Kết quả phân loại loài SLGL bằng phƣơng pháp PCR-RFLP dựa

vào chỉ thị gen ITS1 và enzyme RsaI ............................................................. 87
Bảng 3.16. Phân bố loài SLGL theo khu vực địa lý ....................................... 87
Bảng 3.17. Phân bố loài SLGL theo vật chủ .................................................. 88
Bảng 3.18. Phân bố loài theo nhóm kích thƣớc chiều dài SLGL ................... 88
Bảng 3.19. Kết quả phân nhóm của 16 chủng SLGL dựa trên trình tự đoạn
gen ITS1 của hệ gen nhân .............................................................................. 89
Bảng 3.20. Kết quả phân nhóm của 16 mẫu SLGL dựa trên trình tự đoạn gen
ITS-2 của hệ gen nhân .................................................................................... 92
Bảng 3.21. Bảng liên quan giữa phân loại hình thái với kết quả phân tích loài
bằng PCR-RFLP của SLGL thu từ động vật .................................................. 95
Bảng 3.22. Bảng liên quan giữa phân loại hình thái với kết quả phân tích loài
bằng PCR-RFLP của các mẫu đƣợc so sánh trình trình tự ............................. 95
Bảng 3.23. Tỷ lệ tƣơng đồng đoạn nucleotide chứa 1 phần gen cox 1 của các
mẫu sán lá gan lớn Việt Nam với thế giới ...................................................... 97
Bảng 3.24. Các vị trí có sai khác đoạn nucleotide chứa 1 phần đoạn gen cox1
giữa các chủng SLGL của Việt Nam và thế giới ............................................ 98
Bảng 3.25. Tỷ lệ tƣơng đồng nucleotide gen nad1 của SLGL trong nghiên cứu
với các chủng trên ngân hàng gen ................................................................ 101


ix

Bảng 3.26. Các vị trí có sai khác nucleotide và acid amin trêm đoạn gen nad1
của SLGL Việt Nam so với thế giới ............................................................. 103
Bảng 3.27. Tỷ lệ tƣơng đồng nucleotide đoạn giao gen ITS1 của SLGL trong
nghiên cứu với các chủng trên ngân hàng gen ............................................. 105
Bảng 3.28. Các vị trí có sai khác về nucleotide và acid amin của SLGL Việt
Nam và SLGL thế giới của đoạn giao gen ITS1 .......................................... 106
Bảng 3.29. Tỷ lệ tƣơng đồng nucleotide đoạn giao gen ITS-2 của SLGL ở
nghiên cứu với các chủng trên ngân hàng gen ............................................. 108

Bảng 3.30. Các vị trí sai khác nucleotide của đoạn giao gen ITS2 giữa SLGL
Việt Nam và thế giới .................................................................................... 110
Bảng 4.1. So sánh một số chỉ số hình thái SLGL Việt Nam và SLGL thu từ
các động vật khác nhau trên thế giới ............................................................ 118
Bảng 4.2. So sánh một số chỉ số hình thái của SLGL Việt Nam với các chỉ số
hình thái của F. hepatica và F. gigantica thu từ bò trên thế giới .................. 119


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình thể SLGL trƣởng thành và trứng ............................................. 4
Hình 1.2. Vòng đời sinh học của sán lá gan lớn ............................................... 7
Hình 1.3. Ba loài ốc Lymnaea spp. tìm thấy ở Việt Nam ............................... 10
Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc hệ gen ty thể sán lá gan lớn .................................... 25
Hình 1.5. Ví trí của các đoạn giao gen ITS1 và ITS2 thuộc hệ gen nhân ...... 26
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ............................................................... 40
Hình 2.2. Minh họa cách đo các chỉ số hình thái của SLGL .......................... 47
Hình 2.3. Minh họa kết quả đo kích thƣớc bằng kính hiển vi Optika ............ 48
Hình 2.4. Sơ đồ các bƣớc điện di kiểm tra sản phẩm PCR và cắt giới hạn .... 58
Hình 3.1. Phân bố tỷ lệ SLGL ở các khu vực thu thập ................................... 68
Hình 3.2. Chiều dài SLGL thu từ Điện Biên và Bắc Giang năm 2010 .......... 68
Hình 3.3. Chiều dài SLGL thu từ dê, cừu tại Ninh Thuận và từ trâu tại Nghệ
An 2015 .......................................................................................................... 71
Hình 3.4. Mẫu SLGL thu thập từ ngƣời ......................................................... 71
Hình 3.5. Ảnh điện di kết quả nhân gen bằng cặp mồi JB3, JB4.5 của các mẫu
SLGL thu thập từ bò tại Vĩnh Phúc ................................................................ 78
Hình 3.6. Sản phẩm PCR (với các mồi JB3, JB4.5) và các mảnh cắt giới hạn
bằng enzyme RsaI của một số mẫu SLGL thu từ bò tại Vĩnh Phúc ............... 79

Hình 3.7. Kết quả cắt giới hạn sản phẩm PCR (với mồi JB3, JB4.5) bằng
enzyme RsaI và AluI của 4 mẫu SLGL thu từ bò tại Tây Ninh ...................... 80
Hình 3.8. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng Fasciola
spp. dựa trên trình tự đoạn gen cox1 (447 bp), xây dựng bằng chƣơng trình
MEGA6.06, sử dụng phƣơng pháp kết nối liền kề NJ (Neighbor-joining) với
hệ số tin cậy bootstrap là 1.000 lần lặp lại ..................................................... 82
Hình 3.9. Ảnh điện di kết quả nhân đoạn gen nad1 một số mẫu SLGL ở Việt
Nam bằng cặp mồi Ita10, Ita2 ........................................................................ 83


xi

Hình 3.10. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng Fasciola
spp. dựa trên trình tự đoạn gen nad1 (535 bp), xây dựng bằng chƣơng trình
MEGA6.06, sử dụng phƣơng pháp kết nối liền kề NJ (Neighbor-joining) với
hệ số tin cậy bootstrap là 1.000 lần lặp lại ..................................................... 85
Hình 3.11. Sản phẩm PCR với cặp mồi ITS1-F, ITS1-R các mẫu SLGL thu
thập ở bò tại Quảng Nam và Đắk Lắk ............................................................ 86
Hình 3.12. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng Fasciola
spp. dựa trên trình tự đoạn giao gen ITS1 (432 bp), xây dựng bằng chƣơng
trình MEGA6.06, sử dụng phƣơng pháp kết nối liền kề NJ (Neighbor-joining)
với hệ số tin cậy bootstrap là 1.000 lần lặp lại ............................................... 90
Hình 3.13. Sản phẩm PCR với cặp mồi ITS2-F và ITS2-R của Fasciola spp.
thu thập từ bò tại Vĩnh Phúc và Nghệ An....................................................... 91
Hình 3.14. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng Fasciola
spp. dựa trên trình tự đoạn giao gen ITS2 (360 bp), xây dựng bằng chƣơng
trình MEGA6.06, sử dụng phƣơng pháp kết nối liền kề NJ (Neighbor-joining)
với hệ số tin cậy bootstrap là 1.000 lần lặp lại ............................................... 93
Hình 3.15. Trình tự đoạn gen ITS-2 không hoàn thiện của mẫu SLGL ......... 94
Hình 3.16. Minh họa 1 số vị trí có sai khác nucleotide đoạn gen cox1 của 17

mẫu SLGL ở Việt Nam so với SLGL trên thế giới ........................................ 99
Hình 3.17. Minh họa một số vị trí có sai khác acid amin dựa trên cơ sở đoạn
gen cox1 của SLGL Việt Nam với thế giới .................................................. 100
Hình 3.18. Minh họa sự tƣơng đồng nucleotide đoạn gen nad1 của SLGL Việt
Nam và SLGL đã đƣợc công bố ................................................................... 102
Hình 3.19. So sánh sự tƣơng đồng acid amin dựa trên đoạn gen nad1 của
SLGL ở Việt Nam và thế giới ...................................................................... 103
Hình 3.20. Minh họa các vị trị có sai khác nucleotide trên đoạn giao gen ITS2
của SLGL ở Việt Nam so với SLGL thế giới ............................................... 109


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh do sán lá gan lớn (SLGL) rất phổ biến ở động vật nhai lại nhƣ trâu,
bò, dê, cừu… do Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) và Fasciola gigantica
(Cobbold, 1885) gây ra [5], [70]. Fasciola hepatica và Fasciola gigantica có
phân bố khác nhau, F. hepatica phân bố trên khắp thế giới nhƣng chủ yếu ở
các khu vực có khí hậu ôn đới nhƣ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc, trong
khi F. gigantica lại phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới nhƣ ở Châu Phi và
Châu Á. Cả hai loài cùng xuất hiện ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới [102],
[104]. Ngƣời là vật chủ tình cờ, nhiễm SLGL do ăn rau sống hoặc uống nƣớc lã
có nang ấu trùng còn sống. Bệnh do SLGL ở ngƣời đƣợc xem là một bệnh nhiệt
đới bị lãng quên. Tuy nhiên gần đây bệnh có xu hƣớng tăng trở lại [47]. Tại một
số khu vực trên thế giới, nhiễm SLGL ở ngƣời có tỷ lệ rất cao và là vấn đề y tế
rất đƣợc quan tâm [108], [109]. Trong 25 năm qua, toàn thế giới có khoảng 17
triệu ngƣời mắc bệnh và 180 triệu ngƣời sống trong vùng nguy cơ nhiễm SLGL
[69], [104], [110]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 2,4 triệu ngƣời tại
hơn 70 quốc gia bị ảnh hƣởng bởi bệnh do SLGL [55], [144].
Fasciola spp. có cấu tạo lƣỡng giới, bình thƣờng chúng sinh sản bằng

cách tự giao phối [85], nhƣng chúng cũng có thể giao phối chéo và một số
trƣờng hợp sinh sản vô tính [69], [55]. Hai loài SLGL có thể đƣợc phân biệt dựa
vào hình thái ngoài, F. gigantica có hình dạng thon, dài còn F. hepatica ngắn và
rộng [33], [141]. Một số chỉ số hình thái có sự khác biệt giữa F. hepatica và F.
gigantica nên cũng đƣợc sử dụng để phân biệt 2 loài SLGL nhƣ khoảng cách từ
giác bụng đến cuối thân, chu vi cơ thể và tỷ số chiều dài/chiều rộng [60], [119],
[120]. Tuy nhiên, kích thƣớc và hình dạng của SLGL rất thay đổi, phụ thuộc vào
tuổi của sán, vật chủ ký sinh, số lƣợng sán nhiễm và tình trạng dinh dƣỡng của
vật chủ, thể nhị bội, tam bội hay hỗn hợp… [9], [68], [70], [122]. Vì vậy, chỉ
dựa vào hình thái rất khó có thể phân biệt và xác định SLGL là F. hepatica hay
F. gigantica [9], [38], [70], [104]. Dạng trung gian với hình thái và kiểu gen hỗn


2

hợp giữa 2 loài đã đƣợc thông báo ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam [55], [89], [96], [100]. Dạng này bị rối loạn khả năng phân bào, chúng
không có hoặc có rất ít tinh trùng trong túi tinh nên sinh sản theo kiểu vô tính.
Chúng có những bất thƣờng về hình thái và phân tử theo kiểu trung gian của 2
loài nên rất khó phân loại là F. hepatica hay F. gigantica [63], [135].
Do những hạn chế của phƣơng pháp hình thái học, các kỹ thuật sinh học
phân tử khác nhau đã đƣợc phát triển để xác định và phân biệt các loài SLGL
[2], [16], [50]. Sinh học phân tử không những xác định đƣợc dạng trung gian
hay hiện tƣợng lai mà còn cho phép xác định các đặc điểm phân tử, di truyền
của SLGL, trong khi điều này khó thực hiện bởi phƣơng pháp hình thái [50].
Một số chỉ thị phân tử thƣờng đƣợc sử dụng là cox1, nad1 thuộc hệ gen ty thể
và các đoạn giao gen ITS1, ITS2 thuộc hệ gen nhân [3], [50], [77]…
Ở Việt Nam, trƣớc đây một số tác giả cho rằng có cả F. hepatica và F.
gigantica [44], [45]. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây với sự hỗ trợ của
sinh học phân tử lại cho rằng SLGL ở Việt Nam là F. gigantica hoặc dạng

trung gian Fasciola sp. [11], [38], [46], [116]. Mặt khác, những năm gần đây
việc nhập khẩu gia súc trong ngành nông nghiệp rất có thể đã gián tiếp đƣa
SLGL từ nƣớc ngoài vào làm phát sinh những điểm mới về thành phần loài và
di truyền trong quần thể SLGL tại Việt Nam. Điều này đặt ra câu hỏi: hiện tại
Việt Nam có mặt những loài SLGL nào, đặc điểm phân tử của chúng ra sao?
Những câu hỏi trên đã đặt ra yêu cầu cần phải có một nghiên cứu quy mô để
xác định loài và đặc điểm phân tử nhằm cung cấp các dữ liệu góp phần phòng
chống hiệu quả bệnh do SLGL gây ra cho ngƣời và động vật tại Việt Nam. Đề
tài “Xác định thành ph n loài và một số đ c đi m sinh h c phân tử của sán
lá gan lớn t i Việt Nam” đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu:
1. Xác định một số chỉ số hình thái và phân loại sán lá gan lớn tại
Việt Nam bằng phƣơng pháp hình thái học.
2. Xác định thành phần loài và phân tích một số đặc điểm sinh học
phân tử của sán lá gan lớn ở Việt Nam.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sán lá gan lớn Fasciola spp. và bệnh do sán lá gan lớn (Fasciolosis)
1.1.1. Đặc điểm sinh học của Fasciola spp.
Phân loại sinh học [70], [104], [111]
Theo một số tác giả, phân loại của sán lá gan lớn trong sinh giới nhƣ
sau:
Ngành: Giun sán
Lớp: Giun dẹt
Dƣới lớp: Lƣỡng tính
Bộ: Echinostomida
Họ: Sán lá

Giống (chi): Fasciola
Loài: Fasciola hepatica Linnaeus, 1758 và
Fasciola gigantica Cobbold, 1885
Các loài sán lá gan lớn
Đến thời điểm hiện tại, giống Fasciola ghi nhận có 4 loài, gồm: F.
hepatica (Linnaeus, 1758), F. gigantica (Cobbold, 1855), F. nyanzae (Leiper,
1910) và F. jacksoni (Cobbold, 1869) [104]. Trong đó F. hepatica và F.
gigantica là hai loài gây bệnh chủ yếu ở ngƣời và động vật [107].
F. hepatica: thƣờng đƣợc tìm thấy ở đƣờng dẫn mật và túi mật của các
động vật nhai lại nhƣ dê, cừu, trâu, bò. Tuy nhiên, loài này cũng có thể đƣợc
tìm thấy ký sinh ở các vật nuôi khác nhƣ ngựa, lừa, la, lạc đà và lợn. Chúng
cũng có thể đƣợc phát hiện ký sinh ở các động vật hoang dã nhƣ hƣơu, các
loài động vật có túi, thỏ, chuột... [104]. Loài này phân bố rộng rãi trên khắp
thế giới, nhất là các khu vực có khí hậu hàn đới và cận nhiệt đới [104], [107].


4

F. gigantica: đây là ký sinh trùng phổ biến của đƣờng dẫn mật các
động vật nuôi và động vật hoang dã. Loài này gặp chủ yếu ở khu vực có khí
hậu ôn đới và nhiệt đới nhƣ Châu Á và Châu Phi [104], [107].
Đặc điểm hình thái của sán lá gan lớn

Hình 1.1. Hình thể SLGL trƣởng thành và trứng [141]
(a: SLGL trƣởng thành F. hepatica; b: SLGL trƣờng thành F. gigantica;
c: trứng của F. hepatica; d: trứng của F. gigantica)
Hình thể sán trưởng thành
Con trƣởng thành của F. hepatica có dạng hình lá, dẹt (Hình 1.1a), hình
dạng đặc trƣng cho các loài sán lá. Kích thƣớc chiều dài từ 20 đến 30 mm và



5

8 – 15 cm chiều rộng. Cơ thể của nó kéo dài về phía trƣớc sau, phía đầu có
dạng hình nón, trên đó có giác miệng, phần giữa ngay chỗ eo giữa phần đầu
và thân có giác bụng. Kích thƣớc của giác bụng và giác miệng xấp xỉ nhƣ
nhau. Ruột của con trƣởng thành chia nhiều nhánh với các túi thừa chạy dọc
từ trƣớc ra sau. Hai tinh hoàn cũng phân nhánh và nằm ở nửa sau cơ thể. Các
buồng trứng tƣơng đối nhỏ gọn nằm ngay phía trên tinh hoàn và đƣợc đổ vào
tử cung. Tử cung đổ vào lỗ sinh dục nằm ngay sau giác bụng. Hình thể của F.
gigantica khá giống với F. hepatica, tuy nhiên kích thƣớc có khác nhau, chiều
dài tối đa có thể lên tới 75 mm chiều rộng tối đa 12 mm (Hình 1.1b). Ở F.
gigantica, tỷ lệ phần đầu hình nón nhỏ hơn ở F. hepatica và phần cơ thể của
nó hình dạng giống chiếc lá hơn [104]. Ngoài ra, hình thái ngoài thƣờng thấy
F. gigantica thon và dài, trong khi F. hepatica thƣờng ngắn và rộng [33],
[100]. Gần đây, hình thái trứng và sán trƣởng thành của dạng trung gian đã
đƣợc đƣợc mô tả có nhiều điểm giống với cả F. gigantica và F. hepatica
[104]. Vài nghiên cứu còn cho thấy, SLGL có hình thái rất thay đổi khi ký
sinh ở các vật chủ khác nhau [68], [122], [141].
Hình thể trứng
Trứng sán F. hepatica thƣờng có kích thƣớc 150 x 90 μm và hình dạng
cũng rất giống với trứng của F. gigantica. Có thể thấy các trứng của F. gigantica
với kích thƣớc lớn hơn (200 x 100 μm). Trứng của Fasciola cần phân biệt với
trứng của các sán lá khác, đặc biệt với trứng của sán Paramphistome. Trứng
SLGL có vỏ màu vàng nâu với một nắp không rõ ràng và các tế bào phôi nằm
bên trong. Trong khi đó Paramphistome vỏ có màu trong suốt, nắp rõ ràng và
các tế bào phôi sáng màu bên trong trứng và một gai nhỏ nằm phía sau [104].
Vòng đời sinh học
Vòng đời của sán lá gan lớn rất đặc biệt trong lớp sán lá. Chúng chỉ có
1 vật chủ phụ là ốc, sau đó hình thành nang ở thực vật thủy sinh trƣớc khi



6

nhiễm vào vật chủ theo con đƣờng ăn uống. Trong khi đó, hầu hết các loại sán
lá khác vòng đời qua 2 vật chủ phụ trƣớc khi xâm nhập vào vật chủ chính
[32]. Vòng đời của SLGL đƣợc mô tả chi tiết nhƣ dƣới đây:
Sán lá gan lớn trƣởng thành đẻ trứng ở đƣờng dẫn mật của vật chủ,
trứng theo dịch mật vào đƣờng tiêu hóa. Sau đó trứng theo phân rời khỏi cơ
thể vật chủ ra ngoài môi trƣờng. Ngay sau khi ra ngoài môi trƣờng trứng vẫn
chƣa có phôi, trứng mất khoảng chừng 2 tuần để phát triển thành trứng chín
(trứng có ấu trùng lông bên trong), sau đó ấu trùng lông (miracidium) thoát vỏ
di chuyển ngoài môi trƣờng và bơi lội trong nƣớc. Ở điều kiện thuận lợi, ấu
trùng lông có thể bơi với vận tốc 1 mm/s. Đặc điểm bơi lội giúp cho ấu trùng
lông có thể tìm và xâm nhập vào vật chủ phụ (vật chủ trung gian) là ốc thuộc
giống Lymnae. Ấu trùng lông sau khi ra môi trƣờng rất nhanh chóng tìm một
vật chủ thích hợp để xâm nhập, những ấu trùng lông không tìm đƣợc vật chủ
sẽ chết trong vòng 24 giờ [104]. Trong khoảng pH môi trƣờng từ 6 - 8, hiện
chƣa có bằng chứng nào cho thấy sự khác biệt tỷ lệ chết của ấu trùng lông.
Sau khi xâm nhập vào ốc, ấu trùng mất lông và trở thành bào nang
(sporocyst). Bào nang phân chia và phát triển thành redia (giai đoạn này nó
bắt đầu hình thành giác và ruột nguyên thủy). Redia tiếp tục phát triển thành
ấu trùng đuôi (cercaria). Các ấu trùng đuôi của sán lá gan lớn Fasciola spp. có
chiều dài cơ thể vào khoảng 0,25 đến 0,35 mm với một đuôi dài, mảnh, không
chia nhánh, kích thƣớc khoảng 0,5 mm. Nhìn chung, 4 - 7 tuần sau khi nhiễm,
cƣ trú và phát triển trong cơ thể ốc ấu trùng đuôi sẽ rời khỏi ốc ra ngoài môi
trƣờng. Trong thời gian ở ngoài môi trƣờng, ấu trùng đuôi cần có điều kiện
độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ tới hạn là 10 oC. Khi mới rời khỏi ốc,
ấu trùng đuôi bám vào lá cỏ hoặc là các loài rau ngập nƣớc khác giống nhƣ
cải xoong. Sau đó ấu trùng rụng đuôi tạo thành nang ấu trùng

(metacercaria) với 4 lớp bao bọc. Các lớp bao bọc này đƣợc hình thành từ


7

các chất tiết của các tuyến nang nằm bên trong cơ thể ấu trùng đuôi. Lớp
vỏ ngoài hoạt động nhƣ một hàng rào chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
và vi nấm. Việc hình thành vỏ nang có thể mất đến 2 ngày. Các nang ấu
trùng có sức chịu đựng cao và là dạng lây nhiễm cho các vật chủ cuối cùng
của sán lá gan lớn. Nói chung, các nang ấu trùng đƣợc lây nhiễm cho các
động vật nhai lại giống nhƣ trâu, bò và cừu; nhƣng cũng có thể lây cho các
động vật có vú khác bao gồm cả con ngƣời. Một ấu trùng lông đƣợc tạo ra
từ trứng sán có thể tạo ra 4.000 nang ấu trùng do quá trình phân chia ở các
giai đoạn bào nang và redia. Nang ấu trùng chỉ tồn tại khi nhiệt độ và độ
ẩm thuận lợi, trong điều kiện khô ráo chúng không thể sống sót nhƣng
trong khi độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp nang ấu trùng có thể sống sót
đến 1 năm [58].

Hình 1.2. Vòng đời sinh học của sán lá gan lớn [33]


8

Các nang ấu trùng (metacercaria) nằm trong thực vật thủy sinh đƣợc
động vật ăn cỏ và ngƣời ăn vào. Khi đến ruột chúng xuyên qua ruột non, đi
vào khoang phúc mạc. Từ đó, nó di chuyển trực tiếp đến gan. Quá trình di
chuyển từ đƣờng tiêu hóa đến gan mất khoảng 7 ngày. Trong gan, chúng chƣa
trƣởng thành ngay mà chui vào nhu mô gan và tiếp tục di chuyển sâu vào
trong gan. Ở trong gan, chất dinh dƣỡng chủ yếu của SLGL là máu. Giai đoạn
này thời gian khoảng sáu tuần. Sau giai đoạn này, sán lá gan lớn xâm nhập

vào ống dẫn mật và phát triển thành con trƣởng thành tại đây. Thời gian kể từ
khi nhiễm vào cơ thể vật chủ đến khi hoàn toàn trƣởng thành mất khoảng 3
tháng. Sán lá gan lớn sau khi trƣởng thành bắt đầu đẻ trứng và trứng lại tiếp
tục thực hiện vòng đời tiếp theo. Con trƣởng thành có thể sống sót trong nhiều
năm ở trong gan của vật chủ. Bằng chứng là năm 1952 những mẫu sán 11
năm tuổi đã đƣợc tìm thấy trong cừu. Trung bình một ngày một con sán
trƣởng thành đẻ từ 20.000 đến 50.000 trứng. Cần lƣu ý rằng, một lƣợng lớn
trứng có thể thu đƣợc từ vật chủ nhiễm đơn độc một con sán trƣởng thành.
Các yếu tố ảnh hƣởng tới vòng đời phát triển của sán lá gan lớn
Ở điều kiện thuận lợi, thời gian để SLGL hoàn thành vòng đời dao
động từ 14 đến 21 tuần. Thời gian hoàn thành vòng đời của SLGL phụ thuộc
nhiều yếu tố, liên quan đến sự phát triển của các giai đoạn ở ngoài môi trƣờng
và trong vật chủ trung gian là ốc. Trong điều kiện khí hậu thích hợp (15 25oC) ấu trùng lông cần 9 - 21 ngày để phát triển và thoát vỏ. Tuy nhiên, khi
điều kiện không thuận lợi, thời gian này có thể lên tới vài tháng. Đối với giai
đoạn phát triển trong ốc, ở điều kiện 20 - 25oC, thời gian từ khi xâm nhập vào
ốc tới khi hình thành ấu trùng đuôi là 6 - 7 tuần. Nhiệt độ thấp hơn, thời gian
này sẽ kéo dài ra. Một ví dụ là, ở 15 °C thời gian hình thành ấu trùng đuôi từ
khi ấu trùng lông xâm nhập vào ốc là 56 - 86 ngày, trong khi ở 25 °C thời
gian này chỉ 38 ngày [141]. Khi rời khỏi ốc, ấu trùng đuôi bơi lội tìm tới các


9

cây thực vật thủy sinh để tạo thành kén. Nhiệt độ của nƣớc từ 9 - 26oC thích
hợp cho ấu trùng đuôi bơi lội. Quá trình chuyển động của ấu trùng đuôi còn
phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng. Trung bình, ấu trùng đuôi có thể bơi lội
trong thời gian 1 giờ cho tới khi tìm đƣợc thực vật thủy sinh để bám vào. Khi
bám vào cây thực vật thủy sinh, chúng nhanh chóng đứt đuôi và tạo thành kén
trong 24 giờ [104], [141].
Vật chủ trung gian của sán lá gan lớn

Sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng của SLGL phụ thuộc rất nhiều
vàọ điều kiện môi trƣờng khi chúng ở tự do ngoài ngoại cảnh hay trong vật
chủ trung gian. Một mặt, bản thân đời sống của vật chủ trung gian (ốc nƣớc
ngọt) của SLGL cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trƣờng. Đó chính
là lý do vì sao bệnh do SLGL bị tác động bởi các điều kiện khí hậu [141].
Trung gian truyền bệnh SLGL đƣợc xác định là các loài ốc thuộc họ
Lymnaeidae. Tuy nhiên, không phải loài ốc Lymnaeidae nào cũng là vật chủ
trung gian của SLGL. Có loài Lymnaeidae không phải là vật chủ trung gian của
SLGL, có loài chỉ là vật chủ trung gian của F. gigantica hoặc F. hepatica và
một số ít loài là vật chủ trung gian của cả 2 loài SLGL [141]. Tuy nhiên, những
nghiên cứu bằng công cụ sinh học phân tử gần đây trên ốc Lymnaeidae đã chỉ
ra rằng có những điểm chƣa chính xác trong phân loại các loài ốc thuộc họ này.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của SLGL dạng trung gian ở nhiều nơi cho thấy
việc xác định loài ốc trung gian truyền SLGL cần đƣợc đánh giá lại [104].
Do phân bố địa lý của 2 loài SLGL F. gigantica và F. hepatica có khác
nhau nên các loài ốc trung gian truyền bệnh SLGL cũng có những điểm khác
nhau. F. hepatica phân bổ chủ yếu Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc, nơi mà
loài ốc Galba truncatula đƣợc xác định là vật chủ trung gian quan trọng. F.
gigantica phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi các loài ốc
Lymnaea spp. nhƣ L. natalensis và L. rubiginosa là các vật chủ trung gian chủ


10

yếu. Một số loài ốc (Radix peragra, L. natalensis, Galba truncatula…) là vật
chủ trung gian thích hợp của cả 2 loài F. gigantica và F. hepatica. Sự phân bố
của các loài ốc là vật chủ trung gian hoàn toàn phù hợp với sự phân bố của
SLGL [104], [140].

Hình 1.3. Ba loài ốc Lymnaea spp. tìm thấy ở Việt Nam [17]

(a. L. viridis; b. L. swinhoei; c. Lymnaea sp.)
Ở Việt Nam, các loài ốc nƣớc ngọt thuộc họ Lymnaeidae nhƣ Lymaea
viridis, Lymaea swinhoei, Gyranlus sinensis, Polypilis heamisphierulae…đã
đƣợc một số tác giả thông báo là vật chủ trung gian của SLGL [37], . Trong
đó 2 loài ốc nƣớc ngọt L. viridis và L. swinhoei đƣợc xác định là vật chủ trung
gian chủ yếu của Fasciola spp. tại Việt Nam [18], [129]. Mới đây, một số
nghiên cứu đã thông báo những dẫn liệu mới về vật chủ trung gian của SLGL
tại Việt Nam. Theo đó, một loài ốc mới thuộc giống Lymnaea (Lymnaea sp.)
khác với L. viridis và L. swinhoei đã đƣợc phát hiện. Tuy nhiên, chƣa nghi
nhận ở loài ốc mới này nhiễm ấu trùng SLGL [17], [36].


11

Quá trình sinh sản, vấn đề lai và chuyển gen ở sán lá gan lớn
Hầu hết các loài sán trong lớp sán lá có cấu tạo lƣỡng tính với khả năng
tự giao phối. Tuy nhiên, hiện tƣợng giao phối chéo cũng gặp khá phổ biến.
Một số trƣờng hợp sán lá sinh sản theo kiểu đơn giới cũng đƣợc thông báo
[141]. Theo K. Cwilinski và CS (2016), ở Fasciola có thể thấy cả 3 hình thức
sinh sản: tự giao phối, giao phối chéo và sinh sản vô tính [69]. Said Amer và
CS (2016) và nhiều tác giả gần đây cũng có cùng ý kiến này [55]. Bằng chứng
rõ nhất về sự tồn tại các kiểu sinh sản khác nhau ở Fasciola là vào năm 2011,
Itagakia T và CS đã thực nghiệm giao phối chéo thành công giữa F. hepatica
và F. gigantica. Theo tác giả này, các cá thể thuộc các thế hệ F1 và F2 có
những đặc điểm giống với cả 2 loài F. hepatica và F. gigantica cha mẹ. Các
cả thể thế hệ F1 và F2 kết quả sau khi giáo phối chéo giữa F. hepatica và F.
gigantica sinh sản không giống thế hệ bố mẹ, chúng không có khả năng tự
giao phối hay giao phối chéo mà chúng sinh sản đơn giới [89] . Ngoài ra, một
số tác giả đã chứng minh rằng, Fasciola với bộ gen dạng tam bội và hỗn hợp,
đƣợc ghi nhận ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản,

Việt Nam và Hàn Quốc, không có tinh trùng. Chúng sinh sản đơn giới để tiếp
tục vòng đời [63], [69], [86].
Ở một số quốc gia nhƣ Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Iran, các
phân tích phân tử trên hệ gen ty thể và hệ gen nhân đã tìm ra dạng trung gian
với các cá thể lai hoặc các các thể mang kiểu gen pha trộn của 2 loài (còn gọi
là các cá thể chuyển gen) [69], [146]. Trên các cá thể lai, DNA nhân của một
loài nhƣng DNA ty thể của loài khác [55], [69], [143]. Trong khi đó, các cá
thể chuyển gen có gen nhân mang đặc điểm của cả 2 loài [55], [69]. Các cá
thể dạng trung gian (lai hoặc chuyển gen) có thể sẽ đóng vai trò trong tính đa
hình di truyền của các quần thể SLGL [69], [94]. Các cá thể lai cũng đã đƣợc
ghi nhận gây bệnh ở cả ngƣời và động vật ở nhiều nơi [69].


12

1.1.2. Đặc điểm của bệnh do Fasciola spp.
Bệnh do SLGL ở ngƣời là một trong số những bệnh bị lãng quên trong
nhiều thập niên. Nhƣng trƣớc xu hƣớng bệnh ngày càng gia tăng ở nhiều khu
vực trên thế giới khiến bệnh đƣợc quan tâm trở lại. Các nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng, bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm dịch tễ, phƣơng thức lây truyền
bệnh do SLGL rất khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau [104], [141].
1.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Con ngƣời không phải là vật chủ tự nhiên mà chỉ là vật chủ tình cờ của
SLGL. Các triệu chứng lâm sàng thƣờng xuất hiện sau khi bị nhiễm ấu trùng sán
2 tuần và phụ thuộc vào số lƣợng sán lá gan lớn ký sinh [105], [108].
Hậu quả SLGL gây ra cho ngƣời rất khác nhau. Khi nang ấu trùng
(metacercaria) xuyên qua thành ruột hoặc tá tràng gây xuất huyết và viêm,
giai đoạn này các tổn thƣơng có thể gây triệu chứng không rõ rệt. Quá trình
ký sinh ở gan SLGL gây tiêu hủy tổ chức gan lan rộng, gây chảy máu và phản
ứng viêm, phản ứng miễn dịch. Sán có thể vào đƣờng mật và ở đây chúng có

thể sống vài năm gây viêm nhiễm dẫn tới xơ hoá, dầy lên và giãn rộng, có thể
chảy máu đƣờng mật [1], [5], [70], [109].
Đặc biệt sán lá gan lớn có quá trình di chuyển lạc vị trí nên có thể gây
bệnh ở các cơ quan ngoài gan. Ở ngƣời, vị trí tổn thƣơng ngoài gan thƣờng
gặp nhất là đƣờng tiêu hóa [70]. Các vị trí lạc chỗ khác đƣợc thông báo là: mô
dƣới da, tim, mạch máu, phổi và khoang màng phổi, não, hốc mắt, thành
bụng, ruột thừa, tuyến tụy, lách, u ở vùng háng; u vùng cổ, cơ xƣơng, mào
tinh hoàn [5], [6], [15], [21], [54], [70]. Ở các vị trí lạc chỗ sán lá gan lớn
không bao giờ phát triển thành con trƣởng thành [34], [70]. Các biểu hiện
thông thƣờng của tổn thƣơng ngoài gan là do dấu vết di cƣ gây tổn thƣơng mô
dẫn tới viêm và xơ hóa. Ở các vị trí ký sinh trùng ngoài gan, SLGL có thể bị
vôi hóa hoặc tạo thành dạng u hạt [70]. Nhìn chung bệnh ngoài gan do SLGL


×