Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

phan tich yeu to ki ao trong chuyen chuc phan su den tan vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.81 KB, 4 trang )


ngoài, Thổ công đã có sự khác biệt với hồn ma đáng ghét kia: áo vải, mũ đen, dáng
điệu nhàn nhã. Lai lịch của Thổ công hết sức trong sạch, thậm chí hiển hách: làm chức
Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, chết vì việc cần vương, giúp dân độ vật đã hơn
một nghìn năm nay. Về tính cách, nếu hồn ma tướng giặc hung hăng bao nhiêu thì Thổ
công lại nhún nhường bấy nhiêu. Thổ công chính là nạn nhân trực tiếp của tên tướng
giặc. Ngôi đền Tử Văn đốt vốn dĩ do ông cai quản, bị hồn ma tướng giặc chiếm giữ.
Bao nỗi ấm ức của Thổ công chỉ được giãi bày khi Tử Văn có hành động đốt đền trừ tà.
Xuất hiện trong truyện, nhân vật này còn có vai trò là người chỉ đường, dẫn lối cho Tử
Văn hiểu rõ chân tướng sự việc. Và khi Tử Văn đã hoàn thành sứ mệnh của mình thì
cũng chính Thổ công là người tiến cử Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Như
vậy, có thể hình dung Thổ công chính là nhân vật thần kì đóng vai trò phụ giúp và đền
ơn cho nhân vật chính diện trong truyện.
Nhân vật thần kì thứ ba chúng ta phải nhắc tới là Diêm Vương. Diêm Vương là
người đứng đầu Minh ti, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc.
Ban đẩu, nhân vật xuất hiện bằng những lời quát mắng Tử Văn. Những lời quát đó cho
thấy uy lực của người có chức vị tối cao. Uy lực đó đủ khiến những kẻ có tội phải rùng
mình khiếp sợ. Với tư cách là “thẩm phán" phiên toà, Diêm Vương đã suy xét mọi
chuyện và nghị án một cách công bằng. Lời khai của Tử Văn và hồn ma tướng giặc
đều được Diêm Vương cho người đi kiểm định. Cuối cùng, kẻ mang tội ác đã bị đền
tội, Tử Văn được sống lại, trở về trần gian. Vai trò của Diêm Vương trong câu chuyện
được thể hiện ở việc xử án công minh, mang lại công bằng cho người chính trực. Cùng
hồn ma tướng giặc và Thổ công, Diêm Vương là nhân vật góp phần đưa cốt chuyện


diễn biến, phát triển theo chiều hướng li kì hấp dẫn. Hơn nữa, hình tượng nhân vật
Diêm Vương còn thể hiện mơ ước về vị quan thanh liêm, công minh, chính trực trong
xã hội đầy rẫy nhiễu nhương, tệ nạn đương thời.
Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến
không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Sự kì


ảo nhờ đó được gia tăng.
Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự
việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. Lãnh chức phán
sự đền Tản Viên. Đó cũng là một yếu tố kì ảo của truyện. Những sự việc này được sắp
đặt ở cuối như một kết thúc có hậu cho Tử Văn và câu chuyện, thế hiện triết lí ở hiền
gặp lành của nhà văn.
Yếu tố kì ảo của truyện không chỉ được thể hiện ở phương diện nhân vật mà còn ở
các không gian mà Nguyễn Dữ đã mang đến trong đó. Có thể thấy truyện có hai không
gian kì ảo. Trước hết là không gian giấc mơ (giấc mơ của Tử Văn). Không gian này
không được Nguyễn Dữ miêu tả chi tiết nhưng nó chính là không gian nối liền cõi trần
và cõi âm, là nơi gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Thổ công. Cũng từ
đây, Tử Văn tạm lìa cõi trần, để bước vào cõi âm, để tham gia vào vụ kiện ở đó.
Không gian kì ảo thứ hai của truyện là ở âm ti. Âm ti được miêu tả bằng một số
chi tiết khá rõ ràng: Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài hơn
nghìn thước, gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương. Đọc đến đây, không ít người đã
phải rùng mình khiếp sợ. Cảm giác về sự u ám, lạnh lẽo, rùng rợn đeo bám vào trí
tưởng tượng của người đọc. Nhưng trái lại, trước không gian ấy, Tử Văn lại không hề
sợ hãi. Và chính điều này đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi và sự ngay thẳng của nhân vật.
Âm ti còn có ngục Cửu U. Nguyễn Dữ chỉ dẫn vào truyện không gian này mà không
hề miêu tả nó bằng một chi tiết nào. Tuy nhiên, chỉ cái tên cũng đủ khiến người đọc
hình dung nó sẽ là nơi đầy rẫy cực hình, đủ để trừng trị tội ác của những kẻ như tên
tướng giặc họ Thôi.
Có thể thấy mỗi yếu tố kì ảo xuất hiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
đều đảm nhận vai trò riêng nhưng rõ ràng, chúng tồn tại không tách rời nhau, thậm chí
đan kết vào nhau để cùng dệt nên cho chúng ta một câu chuyện hoang đường đầy li kì


hấp dẫn.
Trở lại thời đại Nguyễn Dữ, thế kỉ XVI là thế kỉ đầy những biến động lịch sử. Câu
chuyện nhà văn đã kể lại cho chúng ta nghe trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

tất nhiên không thể chỉ là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt. Đằng sau những yếu tố thần kì
đó chắc chắn là những hiện thực về bọn quan vô lại, hiện thực về sự nhiễu loạn trong
nhân dân, hiện thực về sự bất công và hiện thực về những con người khẳng khái,
cương trực như Tử Văn. Nhưng tại sao Nguyễn Dữ lại đưa Tử Văn xuống tận Minh ti
để đi tìm công lí, chính nghĩa. Phải chăng trên cõi trần, những vị đại quan như Diêm
Vương hiếm quá? Giấc mơ về lẽ công bằng xã hội của Nguyễn Dữ đã phải viện đến
yếu tố thần linh mới thực thi được. Điều đó phản ánh hiện thực gì của một thời đại?
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó hấp dẫn
người đọc không chỉ bởi nội dung tư tưởng mà còn bởi sự li kì được đưa đến từ các
yếu tố kì ảo mà nhà văn đã dụng công xây dựng. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính
chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với
những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi
âm lại về cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn người khác,
dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Yếu tố
kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm
câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại
diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng
cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. Truyện còn thể hiện
niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.



×