Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de thi chon lop khoi 10 mon lich su truong thpt yen lac 2 nam 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.24 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC2
———**———

ĐỀ CHỌN LỚP KHỐI 10 NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 01 trang.
———————

Câu 1 (4,0 điểm).
Nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Tây – Hi
Lạp và Rô-ma. Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma hình thành muộn nhưng lại
phát triển cao và rực rỡ hơn văn hóa cổ đại Phương Đông?
Câu 2 (3,0 điểm).
Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và
Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ (theo mẫu).
Nội dung so sánh
Vương triều Hồi giáo Đê-li
Vương triều Mô-gôn
Sự thành lập
Thời gian tồn tại
Vị trí trong lịch sử
Câu 3 ( 3,0 điểm).
Tại sao nói dưới thời nhà Đường là thời kì thịnh trị nhất của Trung Quốc thời
phong kiến?

................................Hết...................................

Họ và tên thí sinh.........................................SBD...................................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.




SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
———**———

ĐÁP ÁN ĐỀ CHỌN LỚP KHỐI 10
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: Lịch sử
Đáp án gồm: 03 trang.
———————

( Lưu ý: Đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập đến. Bài
viết trình bày đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa).
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1
Nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Tây – Hi
Lạp và Rô-ma. Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma hình thành muộn
nhưng lại phát triển cao và rực rỡ hơn văn hóa cổ đại phương Đông?
4,0
1 Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Tây – Hi
Lạp và Rô-ma
*Lịch và chữ viết:
- Lịch: Tính được 1 năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra các tháng lần
lượt có 30, 31 ngày (riêng tháng 2 có 28 ngày). Cách tính lịch của người
Rô-ma đã tương đối chính xác gần với hiểu biết ngày nay.
0,5
- Chữ viết:

+ Hệ thống chữ cái A, B, C…của người Hi lạp và Rô-ma gồm 20 chữ, sau
thêm 6 chữ và hoàn chỉnh như ngày nay…Đây là phát minh và cống hiến
lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh của loài người.
0,5
+ Họ cũng có chữ số I, II, III… mà ngày nay người ta thường dùng để
0,25
đánh số các đề mục lớn, gọi là số La Mã.
*Khoa học:
- Những hiểu biết khoa học thực sự đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời
cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại HiLạp và Rô- ma,
0,5
những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
- Khoa học: Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải những bài
toán riêng biệt để lại các định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao như
định lí Talet, Pitago, tiên đề Ơ-clit… Khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí
0,5
cũng đạt được nhiều thành tựu tiến bộ.. đặt cơ sở cho các ngành khoa học
ngày nay.
*Văn học: Đạt được những thành tựu to lớn về văn học dân gian và văn
học viết: Hi Lạp: có các tác giả như Êsin, Ơripit; Rôma: Có các tác giả
như Lucrexơ, Viếcghin..
0,25
* Nghệ thuật: Ở Hi Lạp có tượng nữ thần A-tê-na, thần Vệ nữ Mi-lô,
tượng lực sĩ ném đĩa…nhiều công trình đạt trình độ tuỵêt mĩ; Rô-ma có
nhiều công trình như cầu máng dẫn nước, đấu trường…
0,25
2 Văn hoá cổ đại phương Tây phát triển cao hơn vì:
- Văn hoá cổ đại phương Tây được hình thành trên cơ sở sự phát triển cao
của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, sự tiếp xúc với biển, kinh tế công
0,5

thương nghiệp phát triển, sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ..)
- Hình thành trên cơ sở sự bóc lột sức lao động của nô lệ, thể chế dân chủ
chủ nô tạo điều kiện cho con người tìm tòi, nghiên cứu, tự do sáng tạo văn
0,5
hoá.


2

3

- Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàng nghìn năm)
nên tiếp thu kế thừa được thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông.
Hãy so sánh sự khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương
triều Mô-gôn ở Ấn Độ .
Nội dung so
Vương triều Hồi giáo Vương triều Mô-gôn
sánh
Đê-li
Sự thành lập
Người Hồi giáo gốc
- Năm 1398, vua
Trung Á tấn công vào
Timualeng tự nhận là dòng
Ấn Độ và từng bước
dõi Mông Cổ bắt đầu tấn
chinh phục các tiểu
công vào Ấn Độ.
quốc Ấn lập nên vương - Năm1526 Ba bua đánh
quốc Hồi giáo Đê-li.

chiếm Đêli lập ra vương
triều Môgôn.
Thời gian tồn
1206 - 1526
1526 - 1707
tại
Vị trí trong lịch - Bước đầu tạo nên sự
- Là thời kì cuối cùng
sử
giao lưu văn hóa Đông- trong lịch sử phong kiến
Tây
Ấn Độ.
- Truyền bá đạo Hồi và - Chính sách của A-cơ-ba
văn hoá Hồi giáo đến
làm cho đất nước ổn định,
một số nước Đông
kinh tế phát triển, văn hoá
Nam Á.
có nhiều thành tựu mới,
đất nước thịnh vượng.
Tại sao nói dưới thời nhà Đường là thời kì thịnh trị nhất của Trung Quốc
thời phong kiến?
1

2

0,25

1,0


0,5

1,5

3,0

Kinh tế
- Về nông nghiệp: Nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp
ruộng đất cho nông dân và thu thuế của nông dân theo chế độ tô, dung
điệu. Nhờ đó nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế nông
nghiệp phát triển nhanh chóng
- Về thủ công nghiệp: phát triển thêo đà của nông nghiệp,các phường hội
ra đời.
+ Thời Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đã xuất hiện
trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu.
+ Nghề làm gốm sứ đạt tới trình độ cao, có loại sứ xanh như ngọc bích.

0,25

+ Nghề in, dệt vải bông ra đời muộn nhưng giữu vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội.
- Thương nghiệp phát triển cả nội thương và ngoại thương.

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25


. Chính trị
- Đối nội: Bộ máy cai trị được củng cố và tăng cường, hoàng đế có uy
quyền vô biên. Các vua Đường đã cử người thân tín cai quản các địa
phương. Những người là thân tộc và công thần giữu chức Tiết độ sứ cai
quản các vùng biên cương. Đặc biệt nhà nước đặt các khoa thi để tuyển
chọn quan lại.

0,5


- Đối ngoại: Tiến hành xâm lược đất đai, thời Đường lãnh thổ Trung Quốc
được mở rộng…
- Văn học: Thời Đường thịnh nhất là thơ. Thơ Đường có số lượng lớn,
phản ánh sâu sắc đời sống xã hộ, đạt đến trình độ cao về nghệ thuật, điển
hình trong 2000 nhà thơ còn lưu tên tuổi có Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư
Dị.
- Phật giáo: Rất thịnh hành dưới thời Đường, các nhà sư Huyền Trang,
Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ thỉnh kinh. Các nhà sư Ấn Độ, Champa cũng đến
Trung Quốc truyền bá kinh Phật. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày
càng nhiều.
.....................................Hết...............................

0,25
0,25

0,5




×