Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

van mau lop 8 cam nhan ve bai tho dap da o con lon cua phan chu trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.54 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh
Bài tham khảo 1
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu
hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu
nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho
tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng,
có mục tiêu.
Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao
nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được
đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.
Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm
Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.

Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang,
bất khuất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Hình ảnh một con người hiện lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng
cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc,
vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở
nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào
giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng. Đây cũng chính là


cảm hứng chính của bài thơ.
Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém
phần hào hùng. Nhịp thơ cứ thể dãn ra, dồn dập:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hon
Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt
khoát của người tù cách mạng. Việc đập đá chỉ là việc thường tình. Hình ảnh ước lệ “năm
bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không
thể địch nổi của người anh hùng cách mạng.
Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được
tác giả tái hiện qua khí phách:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng
người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho
“bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng
hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác
giả.
Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Người tù khổ sai chỉ còn việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận
mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn
bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không
đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải
ngưỡng mộ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành
công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường. Đó là
hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm
Bài tham khảo 2
1. Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bởi trên hòn đảo trơ trọi, giữa
nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công
việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.

Bài thơ thể hiện khí phách của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về công
việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên
nhiên dũng mãnh và đầy khí phách cùa một dũng sĩ thần thoại
2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
- Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về
“chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam,
Bắc, Tây, Đông - Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ),... Đó là niềm
kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện
chí làm trai cúa mình: Đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biển rộng, non cao, đội trời đạp
đất, tư thế hiên ngang, sừng sững. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
- Miêu tả công việc đập đá: Bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn
của con người khổng lồ: Khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu
mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “Xách búa”, “ra tay”; sức mạnh
thật là ghê gớm, gần như thần kì: “Làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể
mấy trăm hòn”...
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã
biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

có sức mạnh thần kì.
3. Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí
của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thứ thử thách gian
nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc
lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không
phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ
và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào
những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp
đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thể làm được. Những thử thách trên
bước đường chiến đấu bị Phan Châu Trinh coi như là những “việc con con”, không làm
ông nhục chí.
Bài tham khảo 3
Côn Đảo trước kia được coi là “địa ngục trần gian”, nơi thực dân Pháp cho xây dựng
những nhà tù giam cầm các chiến sĩ yêu nước. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác
khi nhà yêu nước Phan Châu Trinh bị bắt và giam cầm ở nơi đây. Bài thơ toát lên vẻ đẹp
của người chiến sĩ kiên trung dù bị đày ải, khổ sai nhưng vẫn mang dáng vẻ chí khí, bất
khuất trước kẻ thù.
Ngay từ những câu thơ đầu bài thơ, Phan Châu Trinh đã làm hiện lên hình ảnh một người
anh hùng hiên ngang giữa đảo xa:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Ông thể hiện niềm tự hào được “làm trai” – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất,
mạnh mẽ, dũng mãnh và được rạng danh tiếng tăm – “lừng lẫy” giữa đời. Mang sức mạnh
của một thanh niên trai trẻ, những công việc khổ sai cũng trở nên quá đỗi tầm thường:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn

“Xách búa”, “đánh tan”, “đạp bể” – động từ mạnh, dứt khoát, thể hiện một sức mạnh ghê
gớm, tạo cho người tù yêu nước một tư thế ngạo nghễ hiên ngang. Công việc đập đá tưởng
chừng như nặng nề, vất vả mà lại quá đỗi nhẹ nhàng với người tù yêu nước. Thời gian sống
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trong tù tôi luyện thân thể họ, những khó khăn, thử thách lại càng làm ý chí của họ thêm
vững vàng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Ông bày tỏ quan điểm cá nhân:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời, Phan Châu Trinh nói lên cái chí lớn của
đời mình: Tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đối với ông, đập đá cũng chỉ là
một “việc con con”, còn theo đuổi hoài bão mới thực sự là hành trình gian nan và thử thách.
Ông coi thường những vất vả, nhọc nhằn trước mắt để giữ ý chí vững bền và hiên ngang
trước kẻ thù.
“Đập đá ở Côn Lôn” – nhan đề bài thơ là về chuyện đập đá nhưng ý thơ không chỉ đơn
giản là những cực nhọc trong cảnh tù đầy. Toàn bài thơ hiện lên hình ảnh người tù yêu
nước cao lớn sừng sững, đứng hiên ngang giữa đất trời, bất chấp mọi gian khổ để đi theo
tiếng gọi của lý tưởng. Đó chính là tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam trong
những năm chiến đấu vì tự do, độc lập của nước nhà.
Bài tham khảo 4
Những năm đầu thế kỉ XX, cùng với nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu thì Phan
Châu Trinh trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, đồng bào cả nước đều
ngưỡng mộ ông. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong lúc Phan Châu Trinh
cùng các tù nhân chính trị khác bị bắt lao động khổ sai.

Nhan đề bài thơ là “Đập đá ở Côn Lôn” nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các
chiên sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Bài thơ là tiếng hát, tiếng
lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào
hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dụ sắt son.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Mở đầu bài thờ tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng dệt nên hình tượng hiên
ngang, lẫm liệt của người anh hùng cứu nước, trong lúc nguy nan vẫn giữ vững chí khí dời
non lấp bể. Cái độc đáo của bài thơ là ở chỗ tác giả nói về công việc hết sức nặng nhọc là
đập đá mà như nói về một công cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách
của một dũng sĩ trong thần thoại.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Năm 1908 Phan Châu Trinh bị bắt, triều đình Huế đã khép tội cầm đầu phong trào chống
thuế ở Trung Kì và đày đi Côn Lôn. Côn Lôn! Cái địa danh gợi lên trong trí tưởng tượng
của những người Việt Nam một sự chết chóc, rùng rợn. Giữa bốn bề biển cả mênh mông,
cái “địa ngục trần gian” này là nơi giam cầm, đoạ đày dã man những người yêu nước và đã
có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây.
Trong tư thế “đứng” ấy của nhà chí sĩ cách mạng vừa biểu thị một thái độ ngang tàng bất

khuất vừa chủ động tự tin - Giữa trời biển bao la, trước cảnh ngục là tàn bạo của kẻ thù,
dáng đứng của Phan thật vững vàng như một tượng đài hiên ngang. Ông không còn là một
người tù bị đi đày nữa mà là một con người của tự do. Chí “làm trai” của người quân tử có
phen được bộc lộ và thử thách.
Đúng là một thử thách rất khắc nghiệt, người tù ngày ngày phải lao động khổ sai. Việc đập
đá rất cực nhọc đối với Phan, một nhà nho chân yếu tay mềm chỉ quen với bút nghiên, đèn
sách không quen với công việc nặng nhọc. Bị cực hình về thể xác nhưng tinh thần vẫn
vững vàng:
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Đây không còn là chuyện người tù đập đá nữa mà còn bao hàm một ý nghĩ rộng lớn về chí
khí hào hùng lẫm liệt của kẻ “làm trai” có chí lớn quyết xoay chuyển lại thời cuộc, nước
non.
Xạch búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mây trăm hòn.
Quả là những dũng sĩ khổng lồ tiếng tăm lừng lẫy, hành động phi thường và sức mạnh thật
là ghê gớm. Điều thú vị là hàng loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng. Các động tác ước lệ ấy lại giống hệt
như những động tác của tù nhân trong công việc khai thác đá hằng ngày. “Xách búa”, “ra
tay” thể hiện tư thế chủ động; “đánh tan”, “đập bể” động từ chỉ hành động dứt khoát, mạnh
mẽ, khoáng đạt. Nhà chí sĩ đang hình dung như dồn tất cả nghị lực và lòng căm thù vào
cánh tay để “đập bể”, “đánh tan” cái dinh luỹ của chế độ thực dân phong kiến thối nát.
Phan Châu Trinh đã khắc họa rất thành công hình ảnh kiêu hùng của người tù cách mạng
với tầm vóc và tư thế ngang tầm vũ trụ. Họ đã biến công việc lao động khổ sai nặng nhọc
thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của những con người có ý chí lớn lao và sức mạnh
thần kì. Qua bốn câu thơ đầu, tác giả đã dựng lên một tượng đài uy nghi về người anh hùng

với khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
Lấy thời gian bị cầm tù “tháng ngày” đối với gian nan thử thách “mưa nắng”; lấy thân dày
dạn phong trần “thân sành sỏi” đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên “dạ sắt son”. Tất cả đã
làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. “Thân
sành sỏi” và “dạ sắt son” là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng
phẩm chất cách mang của nhà thơ :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nhà tù đế quốc là trường hợp để tôi rèn thử thách. Phan
Bội Châu trong nhà ngục Quảng Đông “vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”, Hồ Chí Minh
trong nhà lao Tưởng Giới Thạch vẫn Tự khuyên mình
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương
rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Nhật kí trong tù)
Những thử thách khốc liệt của lao lù làm cho Phan Châu Trinh thêm rắn rỏi, dạn dày, lòng
dạ càng thêm sáng ngời “sắt son” một niềm tin mãnh liệt ở sự nghiệp cứu dấn, cứu nước.
Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa
đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những
kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay
bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi

thường của những người có chí lớn, mưu đồ đại sự mà không thành. Đó là những anh hùng
thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là “việc con con” không đáng
kể, không đáng nói, câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà
chiến sĩ cách mạng.
Hai câu thơ cuối tác giả dùng sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian
nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự
nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian
nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào
nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người
chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt.
Ông xem đó chỉ là việc “con con”, không đáng kể, thái độ tư thế của nhà chí sĩ đĩnh đạc,
ung dung đến lạ thường, ở đây ta lại bắt gặp sự đồng điệu rất lí thú trong tư thế của hai chí
sĩ cách mạng họ Phan:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của thi sĩ Phan Bội Châu)
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn với ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng, sảng
khoái đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý
chí quật cường coi thường gian nguy, xem khinh kẻ địch. Từ giọng điệu mạnh mẽ, lời thơ
đã chuyển sang giọng tự bộc bạch, câu thơ như sâu lắng của cảm xúc của tâm hồn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×