Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

phan tich 12 cau dau bai con son ca cua nguyen trai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.54 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài tham khảo 1
Bài thơ “Côn Sơn ca” rút trong tập thơ chữ Hán "Ức Trai thi tập". Nguyễn Trãi viết
bài thơ này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn.
"Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn"
"Côn Sơn ca" viết theo thể điệu "ca khúc" cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn
nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là câu ngụ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển
điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về "Bài ca Côn sơn".
Đoạn thơ sau đây là phần đầu 12 câu trong "Côn Sơn ca" được dịch thành 8 câu thơ lục bát
nói về vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức
Trai được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"
Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tinh Hải Dương. Tướng công
Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong
dãy núi côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây.
Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ ” với bao tình mến thương:
"Quê cũ nhà ta thiếu của nào,
Rau trong nội, cá trong ao.
(...) cảnh thanh dường ấy về chăng nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?"
"Côn Sơn ca" là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế tục, triết lý về
cuộc đời, về nhân sinh.
Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: Suối, đá, thông, trúc.
Cứ 3 câu thơ nói lên một cảnh đẹp Côn Sơn. Cảnh thư nhất là suối. Tiếng nước chảy cứ róc
rách mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở
ẩn. Ẩn dụ "đàn cầm" biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của
"ta".
"Côn Sơn hữu tuyền,


Kì thanh linh linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền"
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

(Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai)
Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phô màu xanh biếc, "ta cho
là đệm chiếu". Đá đã trở thành một phần cuộc đời Ức Trai, để làm chiếu thảm, nghỉ ngơi
ngồi ngắm cảnh suối rừng. Các từ ngữ "Côn Sơn có", "ta cho là..." được điệp lại 2 lần, làm
cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ
"đệm chiếu" (đạm tịch) thể hiện một tâm thế nhàn:
“Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch”
(Côn Sơn cỏ đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm)
Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người.
Thông bát ngát như "muôn chiếc lọng xanh rủ bóng" là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi... Bóng
thông, màu xanh của thông như chở che. Nhà thơ ngắm thông, đến với thông với bao niềm
vui thỏa thích, tin cậy:
“Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thúy đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yểm tức kì trung
(Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát tư lên ta nằm)
Ẩn dụ "muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng
trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.

Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn mẫu, xanh một màu xanh mát rượi.
Dưới gốc trúc, bóng trúc, "ta tha hồ ngâm nga". Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn Ức
Trai. Trúc quân tử đa trở thành bạn tri âm, san sẻ cảm thông niềm vui, nỗi buồn của "ta"
trong những tháng ngày về Côn Sơn ở ẩn:
"Làm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc"
(Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần
đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối
tượng để thi nhân giao hòa giao cảm, để "ta cho là đàn cầm", để "ta cho là đệm chiếu”, để
"ta tha hồ nghỉ ngơi" trong rừng thông, để "ta tha hồ ngâm nga" giữa nghìn mẫu trúc. Các
ẩn dụ tạo nên những hình tượng mĩ lệ: Suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là những
chiếc lọng xanh rủ bóng, trúc là nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi.
Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của
thiên nhiên, của sự sống; tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn Ức Trai bằng bao
liên tưởng thiết tha đằm thắm. Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ ta xuất hiện 4 lần, kết
hợp với các điệp ngữ: "Côn Sơn có.. ”, “trong núi có... “trong rừng có...”, “ta cho là... ta tha
hồ..." đã tạo nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của "Bài ca Côn Sơn"
"Ta" là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là Ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là
thiên nhiên; suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi chỉ là một. Chữ "ta" trong
thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm:
"Âu lộ cùng ta dường có ý,
Đến đâu thì thấy nó đi theo

"Rùa nằm hạc lẩn vui bè bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con"
(Âu lộ: Âu là chim biển, lộ là con cò; cái con la mẹ con)
Nhạc của “Bài ca Côn Sơn” là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có
thể nói “Côn Sơn ca” là bài ca của sự sống; sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất
nước quê hương.
Bài tham khảo 2
Phiên âm.
Côn Sơn hữu tuyền,
Kì thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đăi phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thúy đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển, tức kì trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.

Dịch nghĩa.
Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn có suối,
Tiếng nước chảy róc rách,

Ta cho là đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa rửa rêu phô biếc,
Ta cho là đệm chiếu.
Trong núi có thông,
Muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng,
Ta tha hồ nghỉ ngơi ở trong đó.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi,
Ta tha hồ ngâm nga ở bên cạnh.
Dịch thơ.
Bài ca Côn Sơn
Nguyễn Trãi
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Thơ văn chữ Hán Nguyễn Trãi – NXB Văn Hóa, 1962)
Bài thơ “Côn Sơn ca” rút trong tập thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập”. Nguyễn Trãi viết bài thơ
này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn:
“Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”
“Côn Sơn ca” viết theo thể điệu “ca khúc” cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn
nhất bốn chữ, câu dài nhất mười chữ, phần lớn là câu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã
chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về “Bài ca Côn
Sơn”.
Đoạn thơ sau đây là phần đầu 12 câu trong “Côn Sơn ca” được dịch thành tám câu thơ lục
bát nói về vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của
ức Trai được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tính Hải Dương. Tướng công
Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong
dãy núi Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây.
Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ” với bao tình mến thương:
“Quê cũ nhà ta thiếu của nào,
Rau trong nội, cá trong ao.
(…) Cảnh thanh dường ấy về chăng nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào ?”
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

(“Mạn thuật” – 13)
“Côn Sơn ca” là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lí về
cuộc đời, về nhân sinh.
Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: Suối, đá, tùng, trúc. Cứ
ba câu thơ nổi lên một cảnh đẹp Côn Sơn. Cảnh thứ nhất là suối. Tiếng nước chảy róc rách
mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm”. Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở ẩn.
Ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ta”:

“Côn Sơn hữu tuyển,
Kì thanh linh linh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền”
(Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai)
Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phô màu xanh biếc, “ta cho
là đệm chiếu”. Đá đã trở thành một phần cuộc đời ức Trai, để làm chiếu thảm, nghỉ ngơi
ngồi ngắm cảnh suối rừng. Các từ ngữ “Côn Sơn có”, “ta cho là…” được điệp lại hai lần,
làm cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ
“đệm chiêu” (đạm tịch) thể hiện một tâm thế nhàn:
“Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch”
(Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người.
Thông bát ngát như “muôn chiếc lọng xanh rủ bóng”, là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi…”. Bóng
thông, màu xanh của thông như chở che. Nhà thơ ngắm thông, đến với thông với bao niềm
vui thỏa thích, tin cậy:
“Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thúy đồng đồng,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ngô ư thị hồ yểm tức kì trung”
(Trong ghểnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm)
Ẩn dụ “muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng

trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.
Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn mẫu, xanh một màu xanh mát rượi.
Dưới gốc trúc, bóng trúc, “ta tha hồ ngâm nga”. Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn Ức
Trai. Trúc quân tử đã trở thành bạn tri âm, san sẻ, cảm thông niềm vui nỗi buồn của “ta”
trong những tháng ngày về Côn Sơn ở ẩn:
“Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc’
(Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần
đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối
tượng để thi nhân giao hòa giao cảm, để “ta cho là đàn cầm” để “ta cho là đệm chiếu”,
để “ta tha hồ nghi ngơi” trong rừng thông, để “ta tha hồ ngâm nga” giữa nghìn mẫu trúc.
Các ẩn dụ tạo nên những hình lượng mĩ lệ: suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông già
những chiếc lọng xanh rù bóng, trúc là nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi. Hình tượng thơ là âm
thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống;
tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha đằm thắm.
Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ “ta” xuất hiện bốn lần, kết hợp với các điệp ngũ:
“Côn Sơn có…”, “trong núi có…”, “trong rừng có…”, “ta cho là…”, “ta tha hồ…” đã tạo
nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của “Bài ca Côn Sơn”.
“Ta” là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là Ức Trai tiên sinh, thiên nhiên là ta, ta
cũng là thiên nhiên; suối, đá, thông, trúc cùa Côn Sơn với Nguyễn Trãi chỉ là một. Chữ
“ta” trong thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm:
“Âu lộ củng ta dường có ý,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Đến đâu thì thấy nó đi theo”
(“Tự thán”-31)
“Rùa nằm hạc lẩn vui bè bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con”
(“Ngôn chí” – 20)
(Âu lộ: Âu là chim biển, lộ là con cò; Cái con là mẹ con)
Nhạc của “Bài ca Côn Sơn” là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có
thể nói “Côn Sơn ca” là bài ca của sự sống; sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất
nước quê hương.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×