Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

lap dan y ta con duong tu nha den truong em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.52 KB, 4 trang )

Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường lớp 5
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường số 1
1. Mở bài:
Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố...
Con đường em đến trường luôn 'gắn bó với em.
2. Thân bài:
- Con đường dài khoảng hai ki-lô-mét, rộng hơn ba mươi mét.
- Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch .
- Mặt đường bằng phẳng.
- Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.
- Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường qui định.
- Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.
- Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng sớm.
- Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp
sầm uất cho con đường
- Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét
rác.
3. Kết bài:
- Em rất yêu con đường phố quê em.
- Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con
đường luôn sạch đẹp.
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường số 2
I. Mở bài
Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


II. Thân bài
1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc
- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường


rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...? )
- Những nét riêng quen thuộc.
+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những
ngôi nhà).
+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học
- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu,
lời nói.
III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường số 3
Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường (Có thể giới thiệu bằng câu cảm hoặc
bằng câu văn tả cảnh hoặc bằng một âm thanh).
Thân bài:
* Tả chung vẻ đẹp của con đường.
- Dáng vẻ (hình dáng) của con đường: thẳng tắp hay uốn lượn mềm mại, lượn
cong theo xóm làng, sườn núi hay gấp khúc qua những con phố…
- Màu sắc của con đường so với cảnh vật xung quanh.
* Tả cụ thể những nét đẹp nổi bật của con đường.
- Nắng sớm trên con đường.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Mặt đường (Có thể liên tưởng so sánh mặt đường mấy năm trước, khi mới
vào lớp 1, mặt đường những ngày mưa,…)
- Cảnh vật hai bên đường (thảm cỏ, hàng cây, dòng sông, ruộng vườn hoặc nhà
cửa, phố xá,…trong buổi sáng mùa thu này).

* Đôi nét về hoạt động của con người trên con đường.
- Học sinh đi học.
- Các cô bác, anh chị đi làm,…
Kết bài: Tình cảm của mình với con đường.
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường số 4
I. MỞ BÀI
Giới thiệu tên con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Cho biết thời
điểm em định tả (sáng, chiều, đi học, tan học về).
II. THÂN BÀI
Nếu là đường làng:
a. Tả bao quát
- Dài bao nhiêu cây số. Uốn lượn trong làng băng qua cánh đồng làng.
b. Tả chi tiết
- Lòng đường: Rộng, hẹp ra sao? Lối mòn trên mặt cỏ.
- Lề dường: Cây trồng, cột điện như thế nào?
- Đoạn trong làng: Xuyên qua nhà cửa, vườn cây.
- Đoạn ngoài đồng: Dòng mương, đồng ruộng bên đường.
c. Đời nét sinh hoạt: Học sinh đến trường. Người ra đồng, kẻ đến chợ.
Nếu là đường phố:
a. Tả bao quát
Đường gì? (Tên đường). Dài bao nhiêu cây số?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


b. Tả chi tiết
- Lòng đường: Rộng hẹp ra sao? Đá đỏ hay rải nhựa.
- Lề đường: Cây cối, cột đèn, điện thoại.
- Cảnh hai bên đường: nhà tầng, nhà trệt, phố xá, cửa hàng, cơ quan, xí
nghiệp.

c. Đôi nét sinh hoạt
- Quán điểm tâm giải khát mở cửa . Xe cộ dập dìu người lại qua tấp nập.
Em cùng các bạn đến trường.
III. KẾT LUẬN
Yêu quý con đường. Dù mai đây khôn lớn vẫn không bao giờ quên được.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×