Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

soan bai luyen noi ve quan sat tuong tuong so sanh va nhan xet trong van mieu ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.94 KB, 6 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Soạn bài luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Bài tham khảo 1
Câu 1.
a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.
- Hình ảnh:
+ Ngoại hình: Nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.
+ Lời nói: Rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.
+ Hành động: Luôn hoạt bát, vui vẻ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la
thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.
b. Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của
Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người
anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.
Câu 2. Miêu tả người anh, chị hoặc em của mình.
- Ngoại hình?
- Lời nói?
- Hành động?
- > Nhận xét?
Câu 3. Miêu tả đêm trăng nơi em ở.
A. Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.
B. Thân bài: Miêu tả đêm trăng:
- Bầu trời đêm?
- Vầng trăng?
- Cây cối?
- Nhà cửa? Đường?
Trình tự miêu tả: Trời vừa tối, tối hẳn, đêm khi về khuya.
C. Kết bài: Cảm nghĩ về đêm trăng.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 4. Tả bình minh trên biển.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Bầu trời như một tấm gương xanh được lau không chút bụi.
- Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát êm rì rào thật êm ả.
- Bãi cát phẳng phiu, những con còng gió với những chiếc càng lớn sặc sỡ nhưng chạy rất
nhanh.
- Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng
băng về phía mặt trời.
Câu 5. Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tượng ra người dũng sĩ:
- Ngoại hình: To lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất
mun, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc.
- Hành động: Hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình; tiêu diệt cái Ác một cách quyết
liệt. Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi. (Cây cung hàng chục người giương, cây
gậy nặng hàng tạ…)
- Lời nói: Thẳng thắn trung thực…
Bài tham khảo 2
Bài 1: Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, làm dàn ý để nói ý kiến của mình
trước nhóm, lớp theo yêu cầu 2 câu hỏi sau.
a)

Kiều Phương là người như thế nào? Dựa vào các chi tiết trong truyện, hãy miêu tả lại

hình ảnh nhân vật này theo trí tưởng tượng của em.
b)

Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và

hình ảnh thực của nhân vật này có gì khác nhau?

Trả lời:
a)

Nhân vật Kiều Phương

-

Hình dáng: Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.

-

Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng..., có tài năng và đam mê hội

hoạ.
b) Nhân vật người anh
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

-

Hình dáng: Gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai

- Tính cách: Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối hận
-

Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không có khác nhau.

Hình ảnh người anh trong bức tranh do em gái vẽ thể hiện bất chấp tính cách của người

anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.
Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở.
Trả lời:
Một số gợi ý:
-

Đó là một đêm trăng như thế nào? (Đó là một đêm trăng đẹp vô cùng. Một đêm trăng kì

diệu. Một đêm trăng mà cả đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội bởi ánh trăng).
-

Đêm trăng ấy có gì đặc sắc, tiêu biểu: Bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa,

đường làng, ngõ phố...?
- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như
thế nào? (chẳng hạn: Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao, trăng toả ánh vàng lung linh
xuống không gian như dát bạc ...)
Bài 3: Khi miêu tả quang cảnh một buổi sáng trên biển, em sẽ liên tưởng và so sánh hình
ảnh với những gì?
Trả lời:
- Mặt trời: Như hòn than khổng lồ đỏ rực chiếu xuống mặt biển.
- Bầu trời: Trong veo, rực sáng.
- Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông.
- Sóng biển: lăn tăn êm dịu.
- Bãi cát: mịn màng, tươi mát.
- Những con thuyền: Say sưa nằm ngủ, gối đầu lên bãi cát.
Bài 4. Từ một số truyện cổ đã học hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng
của mình.
Trả lời:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lập dàn ý theo những định hướng sau.
- Người dũng sĩ thường sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào?
- Người dũng sĩ lớn lên ra sao?
- Hình dáng bên ngoài của người dũng sĩ mạnh mẽ như thế nào?
- Người dũng sĩ có tài năng gì đặc biệt?
Phẩm chất nổi bật của người dũng sĩ?
Bài tham khảo 3
Để học tốt mục này các em cần lưu ý kĩ những nội dung cơ bản sau:
1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đối tượng
miêu tả một cách rõ nét, cụ thể, sinh động như nó vốn có trong cuộc sống hằng ngày. Đối
tượng miêu tả ở đây có thể là người, vật, cây cối, phong cảnh, cảnh sinh hoạt…Qua văn
miêu tả người đọc, người nghe như thấy được đối tượng hiện lên trước mắt mình.
2. Bởi vậy, để viết được văn miêu tả, ta không thể không quan sát. Quan sát để phát hiện ra
những nét mới mẻ, độc đáo, phát hiện ra cái riêng của đối tượng. Quan sát để sao có thể
phát hiện cho đúng cái thần đối tượng. Quan sát là để phát hiện cho được cái mà người
bình thường chưa thấy, không thấy hoặc chưa cảm hay không cảm như mình. Rồi sau đó,
từ cái mới, cái riêng tron quan sát, tiến đến ta sẽ nâng lên thành cái mới, cái riêng trong
tình cảm, trong tư tưởng. Cái mới, cái riêng chính là linh hôn của văn học, đặc biệt của văn
miêu tả. Nhà văn Tô hoài đã có lần tâm sự: “Một nhà văn Pahps có nói một câu nổi tiếng:
Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm.
Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa
nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người khác nhau
không một ai giống ai. Câu ấy dạy tôi bài học thiết thực và tỉ mỉ trong quan sát”. Chỉ có
quan sát kĩ mới phát hiện được cái hồn của đối tượn. tầm quan trọng của quan sát là như
vậy.

3. Nhưng nếu chỉ có quan sát không thôi thì chưa đủ. Để có thể giúp người đọc, người
nghe hình dung ra được, nhận ra được con người ấy, cảnh vật ấy…người viết cần phải biết
tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Chính sự tưởng tượng, so sánh và nhận xét vừa giúp
người đọc, người nghe hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, rõ ràng vừa làm
cho lời văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Ví dụ, nhìn bầu trời dầy sao, Vich-toHuy-gô
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thấy nó giống như “một cánh đồng lúa chín” và ở đó người đi gặt đã “bỏ quên lại một cái
liềm con” (mảnh trăng non); còn I.Ga-ga-rin, nhà du hành vũ trị Nga lại thấy nó giống như
“những hạt giống mới” mà loài người gieo vào vũ trụ. Trong khi đó, đối với Nam Cao, nhà
văn Việt Nam, thì vầng trăng hoặc ánh sao lại được nhìn nhận, được cảm theo một cách
khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng đầy sao, trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm
nhung da trời. trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát
khao ngụp lặn”. có được những lời văn miêu tả sống động và mới mẻ ấy chính là nhờ vào
việc khi quan sát nhà văn đã so sánh, khi so sánh nhà văn đã tưởng tượn, và nhận xét. Tác
dụng của tưởng tượng, so sánh và nhận xét là như thế.
4. Bởi vậy, có thể thấy rằng:
- Quan sát.
- Tưởng tượng
- So sánh
- Nhận xét.
Là những thao tác chung nhất, cơ bản nhất dể viết bài văn miêu tả. viết bài văn miêu tả cần
phải có những điều kiện khác nữa, nhưng đây là những thao tác quan trọng để tạo được nội
dung cho bài văn miêu tả.
II. Hướng dẫn luyện tập
1. Dựa vào truyện bức tranh của em gái tôi, các em sẽ tả Kiều Phương và anh trai của kiều
phương theo sự tưởng tượng của mình. Như vậy, các chi tiết trong bài chỉ là những gợi ý

cho các em tưởng tượng, so sánh và nhận xét và kể theo cách nghĩ của riêng mình về hai
nhân vật này. Để giúp người đọc, người nghe hình dung một cách rõ ràng, cụ thệ và sinh
động về hai nhân vật, các em cần chú ý cả ngoại hình và lẫn đời sống nội tâm, cũng như
hành động của nhân vật. theo cách này, các em có thể dựa vào một số chi tiết gợi ý dưới
đây để lập dàn ý cho hai bài nói của mình.
a) Tả nhân vật Kiều Phương.
Kiều Phương là một hình ảnh đẹp, Bởi vậy, khi miêu tả , các em cần làm nổi bật những nét
đẹp đó. Kiều Phương đẹp về đời sống tâm hồn, đẹp về hành động và đẹp về tấm lòng vị tha,
nhân hậu. Dưới đây là một số gợi ý”
- Ngoại hình
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Kiều Phương có ngoại hình của một người bận rộn, lúc nào cũng gắn bó với công việc mà
mình say mê. Khuôn mặt Kiều phương “luôn bị chính nó bôi bẩn”. Và hình như lúc nào
cũng vậy, bao giờ “cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu mặt xuống, miệng đẩu ra”. Thế
nhưng khuôn mặt ấy lại toát lên một nét đáng yêu, vì bộ mặt ấy trông “rất ngộ”.
- Nội tâm.
+ Hết sức phong phú. Kiều Phương lúc nào cũng vui vẻ, Kiều Phương vừa làm vừa hát, có
lúc lại reo lên khe khẽ. Kiều Phương sống hồn nhiên, ngây thơ đúng với lứa tuổi của mình.
+ Tuy thế, Kiều Phương cũng rất kín dáo. Kiều Phương vẽ những bức tranh “mọi thứ có
trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào trong tranh” và tất cả đều vô cùng dễ
mến. “trở nên ngộ nghĩnh”, nhưng Kiều Phương không hề cho ai biết.
+ Kiều Phương có tấm lòng nhân hậu. Tuy anh Kiều Phương có những điều không phải với
Kiều Phương, nhưng Kiều Phương muốn anh cùng đi nhận giải. việc vẽ bức tranh “anh trai
tôi” với những nét họa: “Khuôn mặt chú bé” như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, [..] tư thế
ngồi của chú không chỉ sự suy tự mà cón rất mơ mộng nữa, chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài
cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh”…Là sự thể hiện rõ ràng nhất, cụ thể nhất cho tấm lòng

nhân hậu đó.
- Hành động
+ Kiều Phương hay vẽ và vẽ rất nhiều. Kiều Phương vẽ tất cả những thứ xung quanh mình
và vẽ đẹp có hồn. đến ngay cả “Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại
vô cùng dễ mến”.
+ Kiều phương vừa say mê công việc và có trách nhiệm với công việc mình làm. Tất cả
mọi công việc mà bố mẹ giao cho, kiều phương đều làm tốt, không hề sao nhãng. Kiều
Phương lúc nào cũng vui vẻ chạy đi làm việc mà bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có
vẻ vui lắm.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×