Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.62 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH HIẾU

VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH HIẾU

VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. KIỀU THANH NGA

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám
đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình và
tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến TS. Kiều Thanh Nga, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả
lòng nhiệt tình và sự quan tâm.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, Trung tâm
Khuyến ngư nông lâm thành phố, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Đà
Nẵng, các phòng chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bạn bè, đồng
nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy,
cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thanh
Nga.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Trần Minh Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI
ĐÀ NẴNG .......................................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải
sản xa bờ ..........................................................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ
tại Đà Nẵng ....................................................................................................................23
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC
HẢI SẢN XA BỜ Ở ĐÀ NẴNG .................................................................................30
2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đà Nẵng ...................30
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng từ
năm 2010 đến năm 2016................................................................................................30
2.3. Biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ tại Đà
Nẵng...............................................................................................................................40
2.4. Đánh giá vấn đề chính sách hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ tại Đà Nẵng ...............50
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI
SẢN XA BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................63
3.1. Định hướng, mục tiêu về phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đà Nẵng đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................63
3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ...............................................................................65

3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ...........................................................................................69
3.4. Một số kiến nghị, đề xuất .......................................................................................76
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Dân số trung bình, giai đoạn 2010 – 2016

26

1.2.

Năng lực và sản lượng khai thác thành phố Đà Nẵng

27

2.1.


Tổng hợp nghề lưới rê 3 lớp tau cá Đà Nẵng hiện nay

39

2.2.

Tổng hợp nghề lưới kéo qua các năm

39

2.3.

Số liệu đóng mới tàu theo Quyết định số 47/2014/QĐUBND

51

2.4.

Số liệu thực hiện đóng mới tàu theo Nghị định số 67

51

2.5.

Hỗ trợ nhiêu liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg

53

2.6.


Kết quả thực hiện Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg

55

3.1.

Quy hoạch một số chỉ tiêu khai thác hải sản

64

3.2.

3.3.

Quy hoạch khai thác hải sản theo các địa phương đến năm
2020
Quy hoạch nghề khai thác của thành phố (không tính thúng
máy)

65

65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đà Nẵng là một trong số 28 tỉnh thành ven biển của cả nước có 6/8
quận, huyện tiếp giáp với biển (trong đó có huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ
tháng 01/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý

(khoảng 315 km), gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá
Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm,
đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim
Yến và Đá Tháp, với diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng
[31]), chiều dài bờ biển Đà Nẵng trên 89km, có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông
đường thủy, bộ, hàng không (có cảng nước sâu Tiên Sa, Liên Chiểu, nhà ga xe lửa, sân
bay quốc tế, hạ tầng đường bộ rộng đẹp). Đà Nẵng có khu vực biển nam Hải Vân, nam
bán đảo Sơn Trà với các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô,
thảm cỏ biển, rong biển, các loài thủy sản đặc trưng của vùng rạn san hô phục vụ cho
phát triển du lịch và kinh tế xã hội của thành phố.
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Đà Nẵng đã và đang được đầu tư đồng
bộ, có khu công nghiệp thủy sản tập trung (cảng cá, chợ cá, âu thuyền, nhà máy chế biến,
chợ hậu cần, cửa hàng vật tư, thiết bị tàu cá, cơ sở dầu, nước đá, cơ sở đóng sửa tàu, dịch
vụ ăn uống, giải trí). Trong đó có Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, mỗi năm
Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang tiếp nhận trên 19.200 lượt tàu khai thác hải sản của Đà
Nẵng và các tỉnh bạn như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam,
Thừa thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh,....; Đồng thời định hướng phát triển ngành thủy sản
thành phố Đà Nẵng theo hướng Trung tâm nghề cá khu vực miền Trung và cả nước.
Tính đến ngày 31/12/2016 tổng số tàu cá của thành phố Đà Nẵng có 1.650
chiếc, trong đó, thúng máy 474 chiếc, tàu công suất dưới 90cv có 726 chiếc, tàu công
suất từ 90cv trở lên có 450 chiếc, ngư trường khai thác chủ yếu ở Quần đảo Hoàng Sa,
biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ. Sản lượng khai thác thủy sản 5 năm 2011-2015 đạt
168.422 tấn, bình quân là 33.684 tấn/năm và năm 2016 đạt 34.500 tấn. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của thành phố năm 2016 đạt trên 165 triệu USD.
Với tiềm năng và lợi thế về khai thác hải sản, việc thực hiện các chính sách hỗ
1


trợ phát triển khai thác hải sản được Đà Nẵng hết sức quan tâm. Thành phố Đà Nẵng là

một trong những địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác
hải sản xa bờ. Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã có nhiều chủ trương,
chính sách, giải pháp quản lý, tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác hải sản xa bờ,
hạn chế khai thác gần bờ để tái tạo nguồn lợi thủy sản đang bị cạn kiệt nói chung, khai
thác hải sản xa bờ nói riêng.
Phát triển khai thác hải sản xa bờ là hướng phát triển tất yếu trong quá trình
phát triển từ nghề cá truyền thống sang nghề cá hiện đại, là chương trình lớn được
triển khai thực hiện từ Trung ương đến các địa phương, nhằm gắn phát triển kinh tế
với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển Đảo. Đối với Trung ương, Chính
phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ khai thác hải xa bờ như Quyết định số
48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014,…
đây là những chính sách được đông đảo bà con ngư dân ủng hộ, phù hợp với thực tiễn
phát triển ngành thủy sản của Việt Nam. Đối với Đà Nẵng, bên cạnh chính sách hỗ trợ
của Trung ương, UBND thành phố đã có chính sách riêng, đặc thù nhằm hỗ trợ nâng
cao năng lực khai thác hải sản xa bờ như: Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày
29/8/2012 về một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu khai
thác hải sản xa bờ, Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 về Quy định
cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải
sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế Quyết định số
7068/QĐ-UBND, Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2014 ban
hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục phê duyệt đối tượng được hưởng chính sách tín
dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014
của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng,... Nhờ thực hiện những chính sách này, hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở Đà
Nẵng đã được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển nghề cá theo hướng vươn
khơi, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những khó khăn,
hạn chế trong chính sách và việc thực hiện chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả của
hoạt động khai thác hải sản ở Đà Nẵng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề chính
sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng là rất cần thiết nhằm phân
tích, đánh giá một cách toàn diện về nội dung chính sách, việc thực thi chính sách

2


cũng như kết quả, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong nội tại của chính sách và nguyên
nhân của nó để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy hoạt
động khai thác hải sản xa bờ ở Đà Nẵng, nâng cao đời sống ngư dân và đóng góp cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Vì vậy, qua thời gian công tác tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề chính sách hỗ trợ
phát triển khai thác hải sản xa bờ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chính sách phát triển khai thác hải sản xa bờ được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm, đã được thể hiện một cách cụ thể trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận một
số công trình nghiên cứu và các bài viết như sau:
- Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ (2010). Chiến lược này đã xác định tầm quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam
trong những năm tới, đề ra lộ trình, mục tiêu phát triển ngành thủy sản một cách đồng
bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ,… đào tạo nguồn nhân lực….
Chiến lược của Chính phủ là cơ sở để các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành phố cụ thể
hóa chiến lược ở từng địa phương trong thời gian tới.
- Báo cáo Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Dự án “Khai thác hải sản của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Viện Kinh tế Quy hoạch thủy sản (2012, Hà Nội).
Hai dự án đã đánh giá tình hình khai thác hải sản Việt Nam trong những năm qua; hiện
trạng về tàu thuyền, mùa vụ khai thác, cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá,….; đồng
thời đề ra kế hoạch phát triển ngành khai thác hải sản thời gian tới.
- Thủ tướng Chính phủ (2013) “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến
năm 2020, tầm nhìn 2030”, mục tiêu là ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa
vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả
bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức

sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội
nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống
của nông, ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp
phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
3


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), “Dự thảo Tờ trình ban hành
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP này 07 tháng 7
năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản”. Đây là nội dung rất
quan trọng trong việc sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung chính sách hỗ trợ ngư dân khai
thác hải sản xa bờ thời gian qua triển khai chưa hiệu quả, chưa thực hiện được, cụ thể như
là: về chính sách đầu tư; về chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay đóng mới, nâng
cấp tàu cá, chính sách bảo hiểm hay chính sách ưu đãi thuế,...
- Đối với bài viết của Ninh Thị Thu Thủy về “Chính sách hỗ trợ khai thác thủy
sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế- xã hội Đà Nẵng số 60/2014, tác
giả của bài viết đã trình bày tổng quan về phát triển khai thác thủy sản xa bờ, đánh giá
thực trạng các nguồn lực cho khai thác thủy sản xa bờ, đồng thời nêu tình hình thực
hiện các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ tại Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014.
- Trung Kiên, “Tích cực triển khai thực hiện chính sách khai thác hải sản xa
bờ” trên Trang thông tin điện tử của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong bài viết
nêu một cách khai quát thực trạng thực hiện chính sách khải sản hải sản xa bờ của Việt
Nam từ những năm 1997 đến 2016.
- Lê Thanh Sơn (2017), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Chính sách phát triển kinh tế
biển và hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, có căn
cứ khoa học rõ ràng nhằm hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phan Thị Thu (2015), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển khai thác thủy sản
xa bờ tại thành phố Đà Nẵng”, đánh giá thực trạng về phát triển khai thác thủy sản xa
bờ và một số giải pháp để phát triển khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng.

- Nguyễn Văn Lâm (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển tổ hợp tác khai
thác hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, luận văn đánh giá thực
trạng phát triển tổ đội khai thác hải sản nhằm tương trợ trong quá trình khai thác, giúp
đỡ nhau trong tìm kiếm ngư trường và cứu nạn, cứu hộ trên biển khi có sự cố xảy ra.
- Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008) “Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, trong đó nêu ra một số giải
pháp, định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010 - 2020.
- Dự thảo điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp và Phát triển
4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×