Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Biến đổi tập quán cưới xin của người tày ở huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.84 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

********************

Giang Thị Huyền

BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI TÀY
Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ĐÌNH HÃNG

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Quang Hoan,
Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm
Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam


Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
32 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
Vào………giờ……ngày……….tháng……….năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạng Sơn là nơi có nhiều người Tày sinh sống nhất ở nước ta. So
với các tộc người thiểu số khác, người Tày nói chung, người Tày ở
Lạng Sơn nói riêng, có trình độ phát triển tương đối cao, sớm làm chủ
một vùng đất đai rộng lớn. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, người
Tày ở Lạng Sơn đã tạo dựng cho mình một đời sống vật chất, tinh thần
phong phú, độc đáo góp phần tạo dựng nên văn hóa Xứ Lạng nhiều
thành tựu và đậm đà bản sắc.
Trong thời kỳ đổi mới, trước tác động của sự biến đổi kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, quá trình đô thị hóa và
giao lưu diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, văn hóa
truyền thống của người Tày đang có sự biến đổi rất nhanh. Người Tày
tiếp nhận được nhiều giá trị mới, tiến bộ từ văn hóa các tộc người
khác làm phong phú hơn, hiện đại hơn cho văn hóa của mình. Tuy
nhiên, cũng có thể dễ dàng nhận thấy một số phong tục, tập quán chứa

đựng nhiều giá trị tốt đẹp có nguy cơ bị mai một, xói mòn, thậm chí
biến mất khỏi đời sống đương đại… Nghiên cứu thực trạng xu hướng
biến đổi văn hóa của người Tày ở Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới vừa
có ý nghĩa làm rõ, khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp, cung
cấp cơ sở thực tiễn để hoạch định và triển khai thực hiện có hiệu quả
đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc nói chung và văn hoá tộc người nói riêng.
Là một trong những nghi lễ quan trọng của chu kỳ đời người,
cưới xin phản ánh rõ nét đặc điểm văn hóa tộc người. Thông qua cách
tổ chức đám cưới, người ta có thể đánh giá trình độ văn hóa, cả về đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của một tộc người. Cùng với nhiều
phong tục, tập quán khác, tập quán cưới xin của người Tày nói chung,
người Tày ở Lạng Sơn nói riêng mang nhiều nét độc đáo, chứa đựng
nhiều giá trị nhân văn và in đậm bản sắc văn hóa tộc người. Tuy
nhiên, sự thay đổi thời gian và không gian sống kéo theo sự thay đổi
trong hôn nhân, mà trước hết là trong việc tổ chức cưới xin. Sự biến
đổi đó đang diễn ra theo nhiều xu hướng và ở nhiều mức độ khác
nhau. Điều đó đòi hỏi cần có những nghiên cứu, đánh giá thật toàn
diện, cụ thể để có những khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị trong tập quán cưới xin của người Tày để các giá trị này có thể
phát triển một cách bền vững trong bối cảnh mới.


2

Từ những lý do trên, tôi chọn đề vấn đề: “Biến đổi tập quán cưới
xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận
án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá sự biến đổi trong tập quán cưới xin truyền thống
của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, từ đó,
cung cấp những luận cứ khoa học và những đề xuất khả thi trong việc định
hướng cho bảo tồn và phát huy giá trị trong tập quán cưới xin của người
Tày ở Lạng Sơn nói riêng, người Tày ở khu vực miền núi phía Bắc nói
chung .
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu diện mạo tập quán cưới xin truyền thống của người
Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn.
- Thực trạng, nguyên nhân biến đổi trong tập quán cưới xin của
người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Dự báo xu hướng biến đổi; Khuyến nghị một số vấn đề cho việc
đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong tập quán
cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong xã hội
đương đại.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn trong quá trình vận động, biến đổi theo thời gian để
thích nghi và tồn tại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điểm
nghiên cứu chính là 3 làng/thôn: thôn Bản Vàng (Xã Cao Lâu), đại diện
cho vùng sâu, vùng xa; thôn Bắc Đông II (Xã Gia Cát), đại diện cho
vùng ven đô và Khối 5 (thị trấn Cao Lộc), đại diện cho vùng đô thị hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập quán cưới xin của
người Tày với các mốc thời gian cụ thể gắn với những biến đổi của
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội (trước 1975; từ 1975-1986; từ
1986-1996 và từ 1997- nay) trong sự so sánh hồi cố với tập quán
cưới xin truyền thống.

4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi tập
quán cưới xin, NCS lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa


3

học với mong muốn đây là phương pháp tiếp cận hữu hiệu cho đề tài
luận án. Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiếp cận, nghiên cứu
phân tích, sử dụng các nhóm tài liệu liên quan đến đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành điền dã dân
tộc học nhiều đợt ở các địa bàn nghiên cứu, sử dụng các phương pháp
phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, thảo luận nhóm để thu thập thông tin.
4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành điều tra xã
hội học qua bảng hỏi được thiết kế gồm các nội dung liên quan tập quán
hôn nhân và cưới xin của người Tày sẽ giúp đề tài có điều kiện phân
tích sâu, so sánh, đối chiếu các thông tin.
6. Đóng góp của luận án
- Tìm hiểu một cách có hệ thống tập quán cưới xin truyền thống của
người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và chỉ ra những giá trị cơ bản
của tập quán này.
- Nhận diện sự biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở tất cả
các phương diện, chỉ rõ nguyên nhân của sự biến đổi, dự báo các xu hướng
biến đổi của văn hóa của người Tày nói chung, tập quán cưới xin của người
Tày nói riêng góp phần cung cấp cho chính quyền các cấp những cứ liệu
khoa học trong việc hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy những giá
trị tốt đẹp, góp phần thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và
địa bàn nghiên cứu (30 trang)
Chương 2. Truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày ở
Cao Lộc, Lạng Sơn (40 trang)
Chương 3. Những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày
ở Cao Lộc, Lạng Sơn (44 trang)
Chương 4. Giá trị, xu hướng biến đổi và một số vấn đề đặt ra
(23 trang)


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về người Tày ở
Việt Nam
Từ sớm dân tộc Tày đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào lịch sử
hình thành và phát triển của các tộc người. Vấn đề văn hóa ít được quan
tâm. Gần đây, khi mối quan hệ giữa các tộc người, nhất là quan hệ tộc
người xuyên biên giới trở thành chủ đề được quan tâm, một số học giả
Trung Quốc có xu hướng quay trở lại tìm hiểu, nghiên cứu về nhóm
Tày, Nùng (trong mối tương quan với người Choang, Trung Quốc). Tuy
nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự giao thoa, sự tương
đồng và khác biệt giữa 2 nhóm này liên quan đến nguồn gốc, quá trình
tộc người, tín ngưỡng, lễ hội... chứ không đề cập đến những vấn đề hôn

nhân hay cưới xin.
1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước về người Tày và
tập quán cưới xin của người Tày
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về người Tày có đề cập đến tập
quán cưới xin
Từ đầu thế kỷ XX, trong công trình Cao Bằng tạp chí nhật tập
viết về nguồn gốc các tộc người ở Cao Bằng, khi nói về người Tày,
phần: Tục lấy vợ, lấy chồng của người Thổ1 tác giả Bế Huỳnh đã miêu
tả rất chi tiết quy trình cũng như một số tập tục trong tổ chức một đám
cưới của người Tày.
Những năm 60 của thế kỷ XX hàng loạt các công trình nghiên
cứu của Viện Dân tộc học, của các tác giả: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm
Vạn, Hà Văn Thư, Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy
Quyết,Tuấn Dũng... được công bố. Các công trình này đã vẽ nên một
bức tranh khái quát nhất về diện mạo của một dân tộc theo cái nhìn của
dân tộc học lịch sử. Trong đó, tập quán cưới xin được mô tả khái quát
nhất ở các phương diện: quan niệm hôn nhân, chế độ, nguyên tắc kết
hôn, quyền quyết định hôn nhân, tuổi kết hôn.

1

Người Tày


5

Những năm gần đây, quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế ngày
càng được mở rộng, văn hóa các tộc người đang đứng trước những cơ
hội đồng thời cũng bị đặt trước thách thức của sự lai căng, áp đặt từ bên
ngoài, sự mai một các giá trị, bản sắc dân tộc. Hàng loạt các công trình

nghiên cứu về văn hóa và vấn đề phát huy giá trị bản sắc văn hóa tộc
người được công bố. Tiêu biểu là: Đến với người Tày và văn hóa
Tày của La Công Ý và Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội
nhập thế giới của Dương Thuấn. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên
cứu bắt đầu quan tâm đến vấn đề biến đổi văn hóa. Tiêu biểu là công
trình Một số nét biến đổi văn hóa của người Tày ở Lạng Sơn trong
quá trình đổi mới kinh tế- xã hội của Bế Văn Hậu.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tập quán cưới xin
của người Tày
Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam
của Đỗ Thúy Bình là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu hôn nhân và tập
quán cưới xin của người Tày. Tuy nhiên, do người Tày không phải là đối
tượng nghiên cứu duy nhất trong công trình nên phần nói về người Tày,
nhất là hôn nhân và cưới xin còn ít.
Công trình Tục cưới xin của người Tày của tác giả Triều Ân và
Hoàng Quyết; Việc dựng vợ, gả chồng của người Tày Cao Bằng của tác
giả Hoàng Tuấn Nam và Bế Thanh Tuyền; Tục hôn nhân cổ của người
Tày Nguyên Bình của Hoàng Thị Cành... là những công trình sưu tầm,
khảo cứu văn hóa dân gian, khắc họa được những vấn đề cơ bản nhất về
việc dựng vợ, gả chồng của tập quán có từ lâu đời của người Tày.
Một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp của Đoàn Minh Thuận,
Nông Anh Nga, Seo Thị Thu Trang, Quốc Thị Diễm Hứa Thị Huyền,
v.v. cũng đã miêu tả và chỉ ra đặc điểm trong tập quán cưới xin truyền
thống của người Tày ở các phương diện Một vài nghiên cứu bước đầu chỉ
ra được những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày hiện nay.
Các công trình nghiên cứu về tục hát quan lang cũng được quan
tâm và tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau: Văn học, Văn hóa dân
gian, Văn hóa học...Tiêu biểu là công trình Tục hát Quan lang trong đám
cưới của người Tày Cao Bằng của Nguyễn Thị Thoa. Công trình đã trình
bày một cách có hệ thống diễn trình, đặc điểm, ý nghĩa của tục hát đồng

thời chỉ ra được bản chất của tục hát này cũng như xu hướng biến đổi của
nó hiện nay đồng thời đề xuất ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy tục hát
trong đời sống đương đại.


6

Như vậy, văn hóa Tày nói chung, tập quán cưới xin của người
Tày nói riêng từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các học giả
trong và ngoài nước. Tập quán cưới xin đã được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu ở nhiều phương diện và bằng những phương pháp tiếp cận khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về tập quán cưới xin của người Tày ở một địa bàn nghiên
cứu cụ thể của tỉnh Lạng Sơn, nhất là đặt đối tượng nghiên cứu trong sự
vận động, biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội để đánh giá, nhận rõ xu
hướng vận động, khuyến nghị những giải pháp để cho văn hóa của
người Tày nói chung, tập quán cưới xin nói riêng có thể phát triển triển
bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Đây sẽ là những khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục triển khai đề
tài luận án: Biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Các khái niệm thao tác
1.2.1.2. Tập quán cưới xin
Tập quán cưới xin được hiểu là một hệ thống các quan niệm,
chuẩn mực, nghi lễ trong việc kết hôn của một cộng đồng dân cư, được
biểu hiện ở: quan niệm về hôn nhân, nguyên tắc kết hôn, tính chất và
quyền quyết định hôn nhân; các thủ tục, nghi lễ tiến hành hôn nhân …
Hệ thống này đã được hình thành qua quá trình lâu dài, được mọi
thành viên trong cộng đồng tự giác tuân thủ.

1.2.1.2. Tập quán cưới xin truyền thống và truyền thống trong tập
quán cưới xin
Truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày là nói đến
những những quan niệm, nguyên tắc, tính chất, hình thức, nghi lễ… đã
được định hình, đọng lại thành những mô thức tương đối ổn đinh và bền
vững trong một cấu trúc văn hóa.
Tập quán cưới xin truyền thống của người Tày là đặt tập quán này
trong mối tương quan với những yếu tố của xã hội công nghiệp, xã hội hiện
đại. Ở đây được hiểu với ý nghĩa gắn với quá trình biến đổi các yếu tố
truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày trong xã hội hiện đại.
1.2.1.3. Biến đổi tập quán cưới xin
Biến đổi tập quán cưới xin của người Tày chính là sự biến
đổi/thay đổi các thành tố cơ bản cấu thành truyền thống lâu đời trong
tập quán hôn nhân và thực hành các nghi lễ cưới xin như: quan niệm về
hôn nhân và nguyên tắc kết hôn, tính chất và hình thức hôn nhân, các


7

bước tiến hành nghi lễ cưới hỏi: dạm ngõ, ăn hỏi, tổ chức cưới, lại mặt
… dưới sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Để nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng các cơ
sở lý thuyết liên quan đến biến đổi văn hóa và lý thuyết vùng văn hóa lịch sử.
1.3. Khái quát về ngƣời Tày ở Lạng Sơn và 3 địa điểm nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về người Tày và người Tày ở Lạng Sơn
Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong ngữ hệ Thái Ka đai. Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số dân tộc
Tày là 1.626.392 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số của nước ta.
Địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu ở các tỉnh vùng miền núi phía
Bắc, đặc biệt là Đông Bắc, như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên

Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và rải rác ở một số tỉnh như Hòa Bình,
Yên Bái, Quảng Ninh.
Lạng Sơn là nơi sinh tụ của 7 dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán
Chay, Hoa, Hmông… trong đó người Tày chiếm 35,4% dân số của toàn
tỉnh. Lạng Sơn cũng là tỉnh tập trung nhiều đồng bào Tày sinh sống nhất
trong cả nước với khoảng 252.800 người. Người Tày có mặt ở tất cả các
huyện, thị trong tỉnh Lạng Sơn nhưng tập trung chủ yếu là ở những vùng
trũng thuộc lưu vực các con sông lớn, các thung lũng và các cánh đồng
tương đối bằng phẳng như: Bắc Sơn, Lộc Bình, Bình Gia, Thất Khê, Tràng
Định… Là cư dân bản địa, người Tày sớm định canh, định cư thành những
làng bản đông vui, trù phú với những thiết chế xã hội tương đối hoàn chỉnh,
với trình độ sản xuất khá cao.
1.3.2. Một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Tày ở
Lạng Sơn
1.3.2.1. Các quan hệ gia đình, dòng họ
- Quan hệ gia đình
Gia đình người Tày thuộc loại gia đình nhỏ, phụ hệ. Gia đình hạt
nhân mở rộng cũng có nhưng không phổ biến.
- Dòng họ
Trong quan hệ dòng họ, một trong những nguyên tắc là phải thực
hiện ngoại hôn, tức là không kết hôn với những người cùng dòng họ.
Do vậy, trai gái trước khi kết hôn phải ghi rõ tên, tuổi đề nhờ người so
tên tuổi, một mặt xem có hợp tuổi hay không, mặt khác xác định rõ
quan hệ huyết thống hai bên có gì sai phạm không, sau đó mới quyết
định ăn hỏi.


8

1.3.2.2. Tín ngưỡng dân gian

- Quan niệm vạn vật hữu linh
Người Tày có quan niệm “phi”. Phi dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa
rất rộng, chỉ tất cả các thánh, thần, ma quỷ. Ở đây, “phi” đồng nghĩa với
linh hồn, hay quan niệm “vạn vật hữu linh”.
- Thờ cúng tổ tiên
Đây là tín ngưỡng quan trọng nhất của người Tày. Người Tày có
tục thờ cúng tổ tiên theo hệ chín đời (cửu tộc). Tuy nhiên, hiện nay, trên
thực tế, người Tày thờ cúng bốn đời, có nơi chỉ cúng đến ba đời.
Ngoài ra, người Tày còn nhiều các hính thức tín ngưỡng khác: Tín
ngưỡng thờ Mẹ sinh sản; Thờ các vị thần (Phi) của bản; Các tàn dư tín
ngưỡng sơ khai ….
1.3.3. Huyện Cao Lộc trong không gian văn hóa Lạng Sơn
Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài trên 80 km; phía
tây và tây bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng; phía Nam giáp
huyện Chi Lăng.
Hiện nay huyện Cao Lộc gồm có có 23 đơn vị hành chính gồm
hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã. Dân số
toàn huyện khoảng hơn 75 nghìn nhân khẩu, chủ yếu là người Nùng
(hơn 60%) và người Tày (gần 30%), một số ít là người Kinh, Dao, Hoa
(hơn 6%), còn lại là các dân tộc khác.
Cao Lộc là huyện có các trục giao thông đường bộ và đường sắt
quốc tế quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà
Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn
trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế
động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong
phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tầm quan trọng về quốc phòng
- an ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.
Nằm ở vị trí khá thuận lợi cho giao lưu, lại cư trú đan xen giữa các

tộc người nên người Tày ở Cao Lộc vừa mang những đặc điểm về cư trú,
về văn hóa, phong tục, tập quán của người Tày nói chung, vừa có những
nét đặc thù do tác động của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa.
1.3.4. Giới thiệu các điểm nghiên cứu
Thôn Bản Vàng (xã Cao Lâu: là một trong 9 thôn bản của xã Cao
Lâu (huyện Cao Lộc). Đây là xã miền núi biên giới nằm ở phía Đông
Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 25 km.Tính đến tháng 12/2015,


9

Thôn Bản Vàng có 102 hộ với tổng số 426 nhân khẩu; trong đó số hộ
Tày chiếm 93 hộ, 385 nhân khẩu (hơn 91%).
Trong cơ cấu kinh tế của thôn, nông lâm nghiệp chiếm vị trí chủ
đạo. Cây lương thực chính là lúa 2 vụ/năm. Ngoài ra, đồng bào chăn
nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt… Do ở vùng núi cao, đồng bào còn nuôi dê và
nuôi ong lấy mật. Cây lâu năm cũng là một trong những nguồn thu nhập
chính của đồng bào ở đây. Sự phát triển của kinh tế hộ chính là một
trong những nguyên nhân cơ bản tác động đến sự biến đổi trong văn hóa
nói chung, trong đó có tập quán hôn nhân và cưới xin của người Tày ở
thôn Bản Vàng hiện nay
Thôn Bắc Đông II (xã Gia Cát): là một trong 10 thôn của xã Gia
Cát. Hiện nay, cả thôn có 160 hộ với 609 khẩu, trong đó, hộ Tày 147
hộ với 528 khẩu (91,9%). Cơ cấu kinh tế của thôn, nông lâm nghiệp
chiếm vai trò chủ đạo. Đồng bào ở đây canh tác đất lúa, trồng ngô,
cây màu, các loại cây thực phẩm và cây có củ: khoai tây, lạc, dưa,
khoai lang, rau màu… Chăn nuôi của người Tày ở thôn Bắc Đông II rất
phát triển. Đồng bào nuôi ngựa, trâu, bò, lợn, gà…Một số hộ tham gia
vào các hoạt động phi nông nghiệp như: buôn bán nhỏ, chế biến gỗ, sản
xuất vật liệu xây dựng… Ngoài ra, diện tích cây công nghiệp lâu năm

cũng là thế mạnh của thôn. Với sự đa dạng về nguồn thu nhập, đồng bào
ở đây có đời sống kinh tế tương đối ổn định.
Khối 5 (thị trấn Cao Lộc): là một trong những địa bàn tiêu biểu
đại diện cho quá trình đô thị hóa ở Cao Lộc nói riêng, ở Lạng Sơn
nói chung. Tính đến tháng 5 năm 2015, cả khối có 148 hộ, với trên
800 nhân khẩu trong đó số hộ Tày chiếm 43 hộ (29 %). Dân tộc
Nùng 29 hộ (19,6%), Kinh 49 hộ (33%), còn lại là các dân tộc khác.
Hiện nay chỉ còn 2 hộ làm ruộng nước, 3 hộ trồng rau và một số hộ
làm dịch vụ. Dân cư ở khối 5 chủ yếu là cán bộ, viên chức ở nhiều
nơi trong tỉnh đến công tác và định cư. Hiện, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm
trên 70%. Cả khối chỉ còn 1 hộ nghèo. Toàn bộ đường phố, ngõ xóm
được bê tông hóa sạch đẹp, đi lại thuận tiện. 100% số hộ có phương tiện
nghe nhìn, phương tiện đi lại và sử dụng nước sạch.
Là địa bàn đô thị lại nằm sát với trung tâm thành phố Lạng Sơn
đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn cũng rất phong phú, đa
dạng. Các phong trào xây dựng nếp sống đô thị, xây dựng gia đình văn
hóa, phong trào thể dục thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe được
quan quan tâm, chú trọng. Gần 92% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn
hóa. Khu dân cư khối 5 cũng được công nhận là khu dân cư văn hóa 3


10

năm liền. Tuy nhiên, cũng do địa bàn khối 5 thuộc khu vực đô thị, lại
gần trung tâm thành phố nên không tránh khỏi tác động tiêu cực của quá
trình đô thị hóa, quá trình giao lưu, hội nhập.
Tiểu kết chƣơng 1
Người Tày và văn hóa Tày từ lâu đã được các học giả quan tâm
nghiên cứu.. Chủ đề hôn nhân và tập quán cưới xin tuy là chủ đề được
đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về người Tày, nhưng cho đến nay,

chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tập quán cưới xin của
người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nhất là đặt đối tượng
nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội để
đánh giá, nhận rõ xu hướng vận động, khuyến nghị những giải pháp để
bảo tồn và phát huy văn hóa Tày nói chung, tập quán cưới xin của
người Tày nói riêng.
Cao Lộc, là một huyện có nhiều đặc điểm phù hợp với đối tượng
và mục tiêu nghiên cứu: Đây là địa bàn sinh sống lâu đời của người
Tày; Cao Lộc có vị trí địa lý tự nhiên bao quanh thành phố Lạng Sơn,
địa hình chia thành nhiều vùng: vùng thấp, vùng giữa, vùng cao. Cao
Lộc là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Xứ Lạng, cũng như người Tày ở
Cao Lộc vừa mang đầy đủ những đặc trưng chung cho người Tày ở
Lạng Sơn vừa có những nét riêng biệt, độc đáo. Là huyện có hơn 80 km
đường biên, có cửa khẩu quốc tế và nhiều cửa khẩu quốc gia, nằm trong
tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,
Cao Lộc là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh những năm
qua, song song với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Chính những đặc điểm này đã tác động mạnh mẽ đến biến đổi văn hóa
của người Tày nói chung, biến đổi tập quán cưới xin nói riêng.
Chƣơng 2
TRUYỀN THỐNG TRONG TẬP QUÁN CƢỚI XIN
CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Quan niệm về hôn nhân
2.1.1. Về độ tuổi kết hôn lần đầu
Độ tuổi kết hôn của người Tày rất sớm, khoảng 14- 15 tuổi, thậm
chí ở những vùng sâu, vùng xa chỉ khoảng 10 - 12 tuổi là đã kết hôn.
2.1.2. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng
Tiêu chí chọn một người vợ tốt
Người Tày đặt ra những tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể rất kĩ
càng. Theo đó, con dâu phải là người có đủ phẩm hạnh, đủ sức khỏe và

sự khéo léo trong công việc gia đình. Bên cạnh đó, người Tày quan niệm:


11

con dâu là “giống thóc vạn niên” (“khẩu vẻ vằn”) duy trì nòi giống, kế
thế dòng họ, phụng sự tổ tiên. Vì vậy, việc xem tông ti, họ hàng nhà gái
có tốt hay không cũng là một tiêu chí quan trọng để chọn con dâu. Ngoài
ra, người Tày đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước khi khi kén dâu (kén rể)
là gia đình ấy phải “sạch sẽ” (ở đây được hiểu là gia đình đó phải không
có ma gà - “phi cáy”).
Tiêu chí chọn một người chồng tốt
Do ảnh hưởng của mẫu hình gia đình phụ quyền, người đàn ông
sẽ luôn là người chủ gia đình nên khi lựa chọn chàng rể, người ta
thường đặc biệt lưu ý đến sức khỏe.
Xã hội Tày xưa có sự phân chia giai cấp, tầng lớp rõ rệt nên tính
môn đăng hộ đối được đặc biệt coi trọng trong hôn nhân. Những trường
hợp lấy nhau không “môn đăng hộ đối” thường không mang đến hạnh
phúc cho cuộc sống vợ chồng sau này.
Ngoài ra, tiêu chí đồng tộc người cũng là một trong những tiêu chí
được đồng bào ưu tiên.
2.2. Các nguyên tắc kết hôn
2.2.1.Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ
Ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản, được thực hiện nghiêm
ngặt trong quan hệ hôn nhân của dân tộc Tày. Nếu xảy ra hôn nhân giữa
các thành viên cùng dòng họ thì việc xử phạt áp dụng đối với những
trường hợp này là rất nặng.
2.2.2. Nguyên tắc cư trú sau khi kết hôn
Theo luật tục của dân tộc Tày, phụ nữ sau khi kết hôn phải về ở bên
nhà chồng. Đối với người Tày ở Cao Lộc, sau khi đón dâu về được ba

ngày, cô dâu có thể trở về nhà mẹ đẻ ở một thời gian đến khi có con đầu
lòng thì mới về ở hẳn bên nhà chồng. Trong suốt thời gian từ lúc mới cưới
đến khi có con, người con dâu chỉ về nhà chồng trong những dịp lễ, tết hay
lúc gia đình nhà chồng có công việc mùa màng.
2.2.3. Tính chất và hình thức hôn nhân
2.2.3.1. Tính chất và quyền quyết định hôn nhân
Hôn nhân truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn nói chung, ở
Cao Lộc nói riêng mang đậm tính chất “gả bán”. Tính chất “mua bán”
tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất thông qua việc cha mẹ thách cưới
con gái.
Trai gái Tày được tự do tìm hiểu nhưng việc chọn dâu, chọn rể
được cân nhắc rất kỹ và hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thức


12

hôn nhân chủ đạo, vẫn có trường hợp các đôi yêu nhau được lấy nhau
nhưng rất hiếm.
2.2.3.2. Hình thức hôn nhân
Hôn nhân của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn là hôn nhân
một vợ, một chồng.
2.3. Các nghi lễ cƣới xin
2.3.1. Nghi lễ trước ngày cưới
- Au mình (Lễ thăm dò)
Sau khi thăm dò ý tứ của nhà gái, nhà trai cử người mang sang
nhà gái một đôi bánh dày, đôi quả cau để xin thông tin về ngày,
tháng, năm sinh hay còn gọi là lấy "bát tự", lá số tử vi của cô gái, sau
đó mang đến nhờ thầy mo so số mệnh. Nếu thầy mo nói rằng hai tờ lá
số xung khắc nhau nghĩa là đôi nam nữ này không hợp nhau, nhà trai sẽ
cử người sang báo lại cho nhà gái biết kết quả, đồng thời trả lại "bát tự"

cho cô gái đó. Nếu đôi bát tự hợp nhau, nhà trai cũng cử người sang báo
tin mừng cho nhà gái và xem luôn ngày giờ tốt để tiến hành các bước
tiếp theo cho đôi trai gái.
- Mình hom (Lễ mừng lá số hợp nhau)
Cha mẹ người con trai cử người mang lễ vật sang nhà gái ăn
mừng, truyền lại cho nhà gái rằng hai bản mệnh đã hợp nhau, coi như
đã đồng ý lấy con trai của họ và không được phép gả bán cho nhà khác
nữa. Sau đó, nhà gái thỏa thuận với nhà trai về các bước tiếp theo để
tiến tới tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ sau khi tham vấn ý kiến của họ hàng.
- Khả cáy (Lễ đính hôn)
Đến một ngày tốt đã được ấn định từ trước, nhà trai cử hai
người có uy tín trong họ, một ông/bà mối trước đó cùng một chàng
thanh niên trong họ có ngoại hình tốt, khỏe mạnh để gánh đồ lễ sang
nhà gái tiến hành lễ ăn hỏi. Lễ vật mang theo tùy theo phong tục của
từng vùng. Thường thì có: gà, xôi, trầu cau, bánh dày, và ít tiền mặt.
Trong lễ này, hai bên sẽ bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất về ngày giờ tổ
chức đám cưới, lễ đón dâu, đồ sính lễ và tiền thách cưới mà nhà trai nộp
cho nhà gái. Lễ vật thách cưới tùy vào từng vùng hoặc điều kiện của từng
gia đình.
- Dầu lùa (Lễ sêu tết)
Trong thời gian đợi cưới, nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái
vào mỗi dịp tết đến. Tục lệ này được người Tày gọi là “dầu lùa” (lễ sêu
tết). Ở người Tày, mỗi năm nhà trai phải đi sêu tết 2 lần (14 tháng 7 âm
lịch và Tết Nguyên đán). Việc đi sêu tết phải được thực hiện đều đặn và


13

nghiêm túc trong thời gian chờ cưới, nhưng từ tết năm thứ hai trở đi, đồ
lễ được giảm bớt so với tết đầu.

- Páo vằn (Lễ báo ngày cưới)
Sau khi chọn được ngày cưới, nhà trai sang báo tin cho nhà gái
biết để chủ động. Lễ báo ngày cưới phải cách ngày cưới từ 2 – 3 tháng để
hai bên có thời gian thông báo cho họ hàng, mời anh em bạn bè ở xa, ở
gần về dự đám cưới.
2.3.2. Kin lẩu (Lễ cưới)
Lễ cưới của người Tày thường được tiến hành từ 2 - 3 ngày, trong
đó nhà gái tổ chức hôm trước còn nhà trai tổ chức hôm sau.
2.3.2.1. Ngày dựng rạp
Trong ngày dựng rạp, đồng bào chủ yếu lo chuẩn bị vật chất cho
ngày cưới chính thức như rạp, bàn ghế, thực phẩm, chế biến cỗ…
2.3.2.2. Ngày cưới
Trong ngày cưới có 2 nghi lễ quan trọng là: Lễ đón dâu và tổ
chức ăn uống.
Tùy theo giờ vào cửa đã được định trước mà đoàn đón dâu nhà
trai tính toán tổ chức sang nhà gái cho phù hợp. Quá trình đón dâu phải
trải qua nhiều thủ tục và mỗi thủ tục đó đều phản ánh sắc thái văn hóa
của người Tày. Về cơ bản, các tục lệ đón dâu trong ngày cưới được
diễn ra theo những trình tự sau: Tục chăng dây chắn đường; Tục thử
thách từ cổng vào đến cửa nhà; Lễ rải chiếu, hát mời nước, mời trầu;
Lễ trình tổ tiên và nộp gánh; Lễ xin đón dâu; Lễ tổ tiên, bố mẹ, họ hàng
nhà chồng
Sau khi mọi nghi lễ kết thúc, khách khứa của hai bên nội ngoại,
bà con hàng xóm cùng bạn bè cô dâu, chú rể cùng dự cỗ cưới. Trong
bữa tiệc, cô dâu, chú rể cùng ông đón, bà đưa đi mời nước, chúc rượu
và ca hát chung vui với mọi người.
2.3.3. Nghi lễ sau ngày cưới
2.3.3.1. Lễ lại mặt (hoi ròi hay slam mự)
Lễ này mang ý nghĩa tạ ơn bố mẹ. Sau ngày cưới cô dâu chú rể
mang lễ sang nahf bố mẹ. Khi đến nơi, cô dâu tự tay bày lễ lên bàn thờ

nhà mình và tự thắp hương. Sau đó, hai vợ chồng cảm tạ cha mẹ đã nuôi
con cái khôn lớn để con nên duyên được vợ chồng như ngày hôm nay. Bố
mẹ cô dâu chuẩn bị bữa cơm rượu để đón tiếp con rể. Kết thúc lễ lại mặt
coi như việc cưới đã hoàn thành, đôi vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc sống
chung hạnh phúc ở bên nhà chồng.


14

2.3.2.2. Lễ sêu tết
Đây là nghi lễ mà con rể phải thực hiện suốt đời. Trong năm đầu
tiên sau khi cưới, con rể phải đi chúc tết bố mẹ vợ và anh em bên nhà
bố mẹ vợ. Từ những năm về sau thì không phải đi họ hàng bên bố mẹ vợ
nữa mà chỉ cần chúc tết bố mẹ vợ.
2.3.4. Tổ chức ăn uống trong đám cưới
Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá đặc biệt trong đó
Khau nhục là một món ăn không thể thiếu làm nên đặc trưng riêng.
Ngoài ra, rượu cũng là một trong những thức uống tạo nên không khí
đầm ấm vui vẻ trong bữa tiệc.
2.3.5. Trang phục trong đám cưới
2.3.5.1.Trang phục của cô dâu và phù dâu
Trong ngày cưới, cô dâu Tày mặc trang phục truyền thống, áo
dài, màu chàm
Về trang sức: cô dâu thường đeo vòng cổ, vòng tay, chân, xà tích
bằng bạc. Cô đón và phù dâu cũng mặc bộ trang phục truyền thống như cô
dâu. Nhìn chung, trang phục của cô dâu Tày khá giản dị, hầu như không có
hoa văn trang trí, giúp tôn lên chiều cao và đường nét của cơ thể.
2.3.5.2. Trang phục của chú rể và phù rể
Bộ trang phục của chú rể trong ngày cưới gồm có áo dài 5
thân, khăn đội đầu và giày vải. Áo dài, buông tới đầu gối, thân trong

ngắn, có 5 cúc cài sang nách phải, được đơm cúc vải hoặc đồng.
Quần cũng được làm từ vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo
kiểu quần đũng chéo, dài tới mắt cá chân, quần có cạp rộng không
luồn dây rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn của chú rể cũng màu
chàm, rộng 30 x 20cm, quấn trên đầu theo lối chữ nhân. Đế giày
được khâu bằng bẹ măng rừng, bẹ móc hoặc khâu chắp bằng các lớp
vải xếp chồng lên nhau cho dày, cứng và bền. Thân giày cũng được
may bằng lớp vải chàm theo kiểu mũi tròn, cổ cao, có đính dây buộc
Phù rể cũng mặc quần áo giống chú rể và bắt buộc phải đội khăn khi
làm lễ cúng gia tiên.
2.3.6. Văn nghệ trong đám cưới
Hát quan lang luôn giữ vị trí quan trọng và có vai trò chi phối toàn
bộ diễn trình của một đám cưới. Đó là một nét văn hóa đặc trưng, tiêu
biểu cho phong tục cưới xin của người Tày.
2.3.7. Vai trò của dòng họ và cộng đồng trong đám cưới
2.3.7.1 Vai trò của dòng họ


15

Đối với người Tày, để có được sự thành công trong đám cưới, họ
rất chú trọng đến sự tương trợ và giúp đỡ của anh em, họ hàng. Những
người giúp đỡ đều cho rằng, đám cưới của anh em, họ hàng, bạn bè
cũng giống như đám cưới của con em mình, mình giúp trước, khi gia
đình mình có việc thì gia đình khác lại giúp lại, tiền giúp coi như tiền
gửi. Nhờ tập quán này mà các gia đình có việc cưới xin bớt được một
phần lo lắng.
2.3.7.2.Vai trò của cộng đồng
Tính cộng đồng là một đặc điểm trong cưới xin của người Tày,
khi gia đình trong thôn bản có cưới xin, nếu chủ nhà đến mời thì đồng

bào thường phải tạm gác mọi công việc để cử người đến giúp. Đồng bào
Tày quan niệm, việc đóng góp là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi gia
đình.
Vì cưới xin là một trong những nghi lễ quan trọng lại trải qua rất
nhiều bước và khá tốn kém, nhất là trong ăn uống và cần nhiều người
phục vụ, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó, xưa kia họ đã lập ra các phường
họ bạn. Trong suốt quá trình tổ chức lễ cưới, mọi việc đã được trùm
phường quản lý và các thành viên của phường họ lo liệu với tinh thần tự
giác và trách nhiệm cao.
Tiểu kết chƣơng 2
Người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn quan niệm kết hôm nhằm mục
đích duy trì dòng họ, bổ sung nguồn nhân lực cho gia đình nên tuổi kết
hôn của nam nữ Tày trước đây là khá sớm, từ 14-15 tuổi. Người Tày
cũng có các tiêu chí riêng khi lựa chọn bạn đời nhưng đều hướng tới mục
tiêu chung về một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.
Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ là một trong những nguyên tắc cơ
bản trong hôn nhân truyền thống của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn.
Nguyên tắc này được người Tày tuân thủ một cách nghiêm ngặt..
Mặc dầu là một trong những tộc người thiểu số có trình độ phát
triển tương đối cao, tuy nhiên, hôn nhân truyền thống của người Tày ở
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vẫn mang tính “gả bán” rất rõ nét. Đặc
điểm này được biểu hiện thông qua tập tục thách cưới.
Cưới xin là một trong những sự kiện quan trọng trong chu kỳ
đời người. Vì vậy, việc tổ chức một hôn lễ được đồng bào chuẩn bị
rất công phu, chu đáo. Mọi công việc được tiến thành từng bước,
từng khâu và từng nghi lễ theo phong tục, tập quán cổ truyền một
cách trân trọng. Các nghi lễ cưới xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng
Sơn một mặt phản ánh đặc trưng trong văn hóa vật chất và văn hóa



16

tinh thần của tộc người, đồng thời ẩn còn chứa nhiều giá trị nhân văn
sâu sắc. Ngoài ra, trang phục, ẩm thực, văn nghệ… cũng là những điểm
góp phần làm nên tính độc đáo, phong phú, đặc sắc trong tập quán cưới
xin truyền thống của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn.
Chƣơng 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN CƢỚI XIN
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN CAO LỘC,
TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Những khía cạnh biến đổi
3.1.1. Quan niệm hôn nhân và nguyên tắc kết hôn
3.1.1.1.Tiêu chí kết hôn
a. Biến đổi về không gian và cơ hội lựa chọn hôn nhân
Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay không gian lựa chọn hôn
nhân không chỉ bó hẹp trong phạm vi một thôn/bản, mà đã được mở
rộng phạm vi xã khác, huyện khác; thậm chí mở rộng ra phạm vi các
tỉnh bên ngoài. Tuy nhiên, tác động này lên các điểm nghiên cứu cũng
không giống nhau. Ở các điểm nghiên cứu gần hơn với thành phố, nơi
quá trình giao lưu diễn ra mạnh hơn thì chịu sự ảnh hưởng lớn hơn. Mặc
dù vậy, không gian lựa chọn hôn nhân tuy có biến đổi nhưng còn chậm
hơn so với các yếu tố khác;
b. Tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn bạn đời
Xu hướng lựa chọn bạn đời của người Tày hiện nay vừa tiếp
nối được những tiêu chuẩn lựa chọn của hôn nhân truyền thống
đồng thời vừa cũng hình thành những tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân
mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Sự áp đặt hôn
nhân từ gia đình và tập thể, vốn là đặc trưng của hôn nhân truyền
thống suy giảm dần; hệ tiêu chuẩn cá nhân, biểu hiện của xã hội hiện
đại ngày càng rõ nét. Các giá trị cốt lõi của giá trị con người là đạo

đức và sức khỏe vẫn luôn được duy trì, coi trọng; đồng thời những
giá trị mới: nghề nghiệp ổn định, điều kiện kinh tế cũng ngày càng
được coi trọng trong hôn nhân.
3.1.1.2. Độ tuổi kết hôn lần đầu
Xu hướng ngày càng tăng độ tuổi kết hôn trong nhóm tuổi từ 2330 của người Tày ở Cao Lộc những năm gần đây cũng là điểm cần lưu
ý. Có thể nói, độ tuổi kết hôn ngày càng muộn hơn không chỉ là xu
hướng kết hôn của người Tày mà là xu hướng chung của nhiều dân tộc
hiện nay, nhất là với người Kinh. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tuổi
kết hôn lần đầu tỷ lệ thuận với trình độ học vấn.Nhóm có trình độ học


17

vấn cao có xu hướng kết hôn muộn hơn. Bên cạnh đó, tuổi kết hôn cũng
phụ thuộc vào địa bàn cư trú.
3.1.1.3. Kết hôn khác tộc và kết hôn qua biên giới
Ngày nay, hôn nhân khác tộc đã trở thành phổ biến đối với người
Tày. Điều này không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ gắn bó,
đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tộc người mà còn là điều kiện,
cơ hội để văn hóa các tộc người tiếp xúc, giao thoa và ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau.
3.1.2. Tính chất và hình thức hôn nhân
3.1.2.1. Các hình thức tìm hiểu trước khi kết hôn
Sự gia tăng của hình thức “tự tìm hiểu ” trước khi cưới và giảm
tỷ lệ “bố mẹ giới thiệu” là một trong những biến đổi đáng kể trong hôn
nhân người Tày hiện nay so với truyền thống. Các hình thức làm quen
do bố mẹ giới thiệu, do sắp đặt, hứa hôn là sự tiếp nối của truyền thống
vẫn được giữ nhưng tỷ lệ “bố mẹ giới thiệu” giảm nhanh theo thời gian
trong khi hình thức “tự tìm hiểu” ngày càng tăng cho thấy, thanh niên
Tày nói chung, thanh niên nam nữ Tày ở Cao Lộc nói riêng ngày càng

chủ động tìm kiếm hạnh phúc, làm chủ cuộc sống của bản thân, ít phụ
thuộc hơn vào gia đình.
3.1.2.2. Quyền quyết định hôn nhân
Mặc dù việc kết hôn của người Tày ở Cao Lộc hiện nay đã
biến đổi theo xu hướng cha mẹ ngày càng tôn trọng tình cảm, sự
lựa chọn và hạnh phúc của các con nhưng việc lựa chọn bạn đời
cho con cái vẫn tiếp tục là công việc của gia đình chứ không hoàn
toàn chỉ là công việc của cá nhân. Việc con cái quyết định, hỏi ý
kiến cha mẹ cũng phản ánh sự gắn bó, tin cậy và trân trọng của con
cái đối với cha mẹ.
3.1.3. Thực hành nghi lễ cưới hỏi
3.1.3.1. Hình thức tổ chức cưới hỏi
a. Thay đổi về nghi lễ
Hiện nay, về cơ bản việc tổ chức cưới hỏi đã được giản lược rất
nhiều. Sự biến đổi này không chỉ nằm ở chỗ giản lược các bước, mà ngay
trong từng nội dung các nghi lễ, các thủ tục cũng có nhiều sự thay đổi.
b. Thay đổi về đồ sính lễ
Ngày nay do điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi nên lễ ăn
hỏi của người Tày cũng được đơn giản hóa hơn trước về phương thức
tiến hành và lễ vật. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tục lệ thách


18

cưới của người Tày ở Cao Lộc hiện nay có nhiều, song nguyên nhân
quan trọng nhất là do nhậm thức của người dân đã được nâng lên.
3.1.3.2. Đăng ký kết hôn trước khi cưới
Nhận thức được việc đăng ký kết hôn giúp họ đảm bảo đủ quyền
lợi và trách nhiệm trong cuộc sống vợ chồng nên hiện nay, tỷ lệ các đôi
nam nữ đăng ký kết hôn trước khi cưới ở đây rất cao. Sự kết hợp giữa

nghi thức phong tục với nghi thức pháp luật trong tổ chức cưới hỏi là
một trong những sự biến đổi rất tích cực, tiến bộ trong hôn nhân và
cưới xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện nay.
3.1.3.3. Quy mô tổ chức cưới hỏi
Quy mô khách mời và số mâm cỗ trong đám cưới của người Tày
ở Cao Lộc hiện nay tăng lên rất nhiều so với trước đây. Chất lượng các
món ăn trong cỗ cưới cũng ngày càng được người dân quan tâm, đầu tư
hơn.
3.1.3.4. Quà mừng trong đám cưới
Quà mừng cưới bằng tiền ngày càng phổ biến hơn. Giá trị của
tiền mừng, tùy theo từng giai đoạn, theo điều kiện kinh tế và mối quan
hệ thân tình giữ khách và gia chủ. Hiện nay khoảng từ 200 ngàn đồng
trở lên
3.1.3.5. Biến đổi trong ẩm thực
Về cơ bản vẫn giữ được các món ăn truyền thống như khau nhục,
lợn quay, vịt quay, xôi màu… Bên cạnh đó, nhiều món ăn mới cũng xuất
hiện như: giò chả, các món xào thập cẩm, tôm, nem, thịt đông, khoai tây
chiên, canh bóng, mọc…Các loại bánh kẹo công nghiệp, đồ hộp, nước
có ga cũng được đồng bào sử dụng phổ biến. Bên cạnh loại rượu gạo
tự nấu, rượu men lá truyền thống, các đồ uống công nghiệp xuất hiện
như bia Haliđa, bia Heniken, bia Sài Gòn, bia Hà Nội, rượu lúa mới.
Trên các mâm cúng, xuất hiện nhiều bánh kẹo từ Trung Quốc,
Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc...
3.1.3.6. Trang phục cô dâu, chú rể trong đám cưới
Hầu hết chú rể mặc quần âu, áo sơ mi, thắt cà vạt, cài hoa… Cô
dâu ngày nay đã mặc váy trắng, tóc quấn xoăn, trang điểm, tay cầm hoa
theo xu hướng hiện đại. Hiện nay, nếu nhìn và trang phục của cô dâu,
chú rể có thể nói, không phân biệt đâu là đám cưới Tày, đâu là đám
cưới người Kinh.
3.1.3.7. Của hồi môn của cô dâu, chú rể

Hiện nay, của hồi môn là vàng và tiền là chủ yếu. Rất hiếm của
hồi môn là đồ vật và gia súc.


19

3.1.3.8. Sinh hoạt văn nghệ
Hiện nay các đám cưới vẫn còn duy trì tục hát Quan lang chiếm
tỷ lệ rất ít và ngay cả với những đám cười vẫn duy trì tục hát Quan lang
thì cũng có xu hướng giản lược tục hát theo hướng: thu hẹp về mặt số
lượng và nội dung bài hát. Chủ yếu chỉ giữ lại và thực hành các nội
dung có liên quan đến các thủ tục nghi lễ (trình tổ tiên, trao lục
mệnh…). Còn những nhu cầu khác đã được thay thế bằng nhiều hình
thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ mới.
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi
3.2.1. Tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội
Từ đổi mới (1986) đến nay, những chính sách đầu tư về kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa của Nhà nước ta thực sự là chất
xúc tác đặc biệt tạo nên sự biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của người Tày ở Cao Lộc nói riêng, nhất là những tập tục cưới xin của
đồng bào.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại đã thâm
nhập vào đời sống của những người dân Tày. Quá trình giao lưu giữa
các vùng miền diễn ra nhanh chóng thay cho không gian xã hội khép
kín xưa.
3.2.2. Sự thay đổi nhận thức của người dân
Khi đời sống được nâng cao, bản thân người dân cũng có điều kiện
và muốn hưởng thụ những phương tiện, mức sống, hiện đại hơn trước
dẫn đến những thay đổi trang phục, lối sống và cả hành vi văn hóa.
3.2.3. Tác động từ Luật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình không chỉ nhằm xây dựng chế độ hôn

nhân và gia đình mới mà còn góp phần đắc lực xây dựng chế độ mới, nền
kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩ mà còn
thực sự là một cuộc cách mạng tư tưởng và trong đời sống các dân tộc
3.2.4. Tác động từ sự giao lưu văn hóa
Về mặt xã hội và văn hóa, đám cưới của người Tày hiện nay ít
nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa Kinh. Bên cạnh đó, còn có một số
yếu tố tác động rất mạnh đến sự biến đổi tập tục cưới xin của người Tày
đó là hệ thống truyền thông.
Tiểu kết chƣơng 3
Có thể thấy, biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày ở
Cao Lộc, Lạng Sơn đang diễn ra ở hầu hết các khía cạnh và với nhiều
mô hình, nhiều mức độ khác nhau: Không gian và cơ hội lựa chọn hôn
nhân ; Các tiêu chuẩn ưu tiên khi lựa chọn bạn đời ; Độ tuổi kết hôn lần


20

đầu; Kết hôn khác tộc; quyền quyết định hôn nhân… Điều đó chứng tỏ,
thanh niên nam nữ Tày ngày càng có tiếng nói quan trọng trong việc
quyết định hôn nhân và hạnh phúc của mình.
Các thủ tục rườm rà được lược bỏ, chỉ giữ lại các bước chính
trong thực hành nghi lễ: Lễ dạm ngõ; Lễ ăn hỏi và Lễ cưới. Trong từng
nghi lễ, nội dung, tính chất cũng có sự biến đổi. Ngoài nghi lễ phong
tục, hiện nay nghi lễ pháp luật cũng được người Tày ở Cao Lộc rất coi
trọng. Quy mô tổ chức đám cưới ngày càng lớn hơn; quà mừng cho cô
dâu chú rể ngày càng có giá trị; Các phương diện khác: trang phục, ẩm
thực, văn nghệ… cũng biến đổi theo xu hướng của xã hội hiện đại.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên là do: Tác động từ sự phát
triển kinh tế- xã hội; Sự phát triển của hệ thống thông tin đại chúng;
Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc; Thực hiện Luật Hôn nhân và gia

đình… Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ nhận thức của người dân và
nhu cầu phát triển tự thân của nền văn hóa tộc người nói chung, người
Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn nói riêng.
Chƣơng 4
GIÁ TRỊ, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Giá trị
4.1.1. Giá trị văn hóa tinh thần
- Đề cao đạo nghĩa, đạo hiếu: Các hành vi, nghi thức và ý nghĩa
của tập tục cưới xin của người Tày ở Cao Lộc đều hướng con người đến
việc thiện, tránh được những điều xấu, tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau
trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các nghi thức cưới xin còn đề cao đức
hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, mối quan hệ giữa các
thành viên trong dòng họ với bà con trong bản. Những răn dạy về các
mối quan hệ đó trải qua thời gian đã trở thành quy chuẩn đạo đức, có
tác dụng điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân theo chuẩn mực xã hội.
- Giáo dục cách ứng xử: Các nghi lễ bái tổ họ hàng, gia tiên hay
quà mừng của hai gia đình dành cho nhau, việc mặc trang phục truyền
thống trong đám cưới, cách chế biến các món ăn cổ truyền…đều thể
hiện việc giáo dục lòng tự hào về dân tộc mình, nhắc nhở con cháu giữ
gìn bản sắc văn hóa tộc người bởi đó là những sản phẩm do thế hệ đi
trước người Tày sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau.
- Ý thức cố kết gia đình và cộng đồng: Sự tương trợ của mọi
người trong lễ cưới hỏi làm cho tình cảm những người trong xóm, trong
họ tộc ngày một trở nên khăng khít. Đó chính là sợi dây tình cảm vô


21

hình cố kết cộng đồng, dòng họ để những người Tày vượt qua những
sóng gió của cuộc sống.

- Hát Quan lang: Hát quan lang trong đám cưới người Tày không
chỉ ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn
chặt tình đoàn kết cộng đồng và đánh giá khả năng ứng xử khéo léo của
con người mà còn là nét văn hoá độc đáo, đặc sắc làm phong phú thêm
vốn dân ca trong đám cưới của dân tộc.
4.1.2. Giá trị văn hóa vật chất
- Lễ vật, món ăn trong đám cưới: Không chỉ mang đậm sắc thái
văn hóa tộc người, ứng xử xã hội trong tập quán ăn uống của người
Tày có ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi trong đó mang nặng tính cộng
đồng, cộng cảm, được thể hiện qua các hình thức làm chung, góp
chung và ăn chung. Thông qua đó, người ta dễ dàng hiểu nhau hơn,
thông cảm cho nhau và đùm bọc nhau.
- Trang phục lễ cưới: Là kết quả của lao động thủ công gắn
với đời sống sinh hoạt cộng đồng nhưng trước hết là mỗi gia đình.
Đó là sự thể hiện một trình độ thẩm mỹ cao, một đời sống tâm hồn
giàu chất mỹ cảm mà phong phú, hòa quyện, chan hòa với cảnh sắc
thiên nhiên.
4.2. Xu hƣớng biến đổi tập quán cƣới xin của ngƣời Tày ở Cao
Lộc, Lạng Sơn
4.2.1. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong mô hình tổ chức
đám cưới
Thể hiện ở mong muốn của người dân về mô hình tổ chức cưới
hỏi cũng như ở hầu hết các bước trong thực hành nghi lễ cưới hỏi, các
công việc chuẩn bị cho đám cưới: từ đồ sính lễ của nhà trai mang sang
nhà gái; của hồi môn của cô dâu, chủ rể; nhất là ẩm thực trong đám
cưới… Sự đan xen giữa ẩm thực cổ truyền với ẩm thực hiện đại tạo nên
những sắc thái rất riêng biệt trong mâm cỗ cưới của người Tày ở Lạng
Sơn nói chung, ở Cao Lộc nói riêng.
4.2.2. Xu hướng “Kinh hóa” trong tổ chức và thực hành các nghi
lễ cưới xin

Đây là một trong những xu hướng rất nổi trội trong tập quán cưới
xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện nay. Xu hướng “Kinh
hóa” trong tổ chức và thực hành các nghi lễ cưới xin của người Tày do
nhiều yếu tố tác động: do giao lưu, tiếp xúc thường xuyên giữa các tộc
người; do lấy văn hóa Kinh làm chuẩn mực và do hôn nhân hỗn hợp
giữa người Kinh và người Tày ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Trong


22

đó hôn nhân hỗn hợp giữa Tày- Kinh tạo nên sự giao lưu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất.
4.2.3. Xu hướng bảo tồn các giá trị trong tập quán cưới xin của
tộc người
Xu hướng này đầu tiên được “kích hoạt” từ những chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước về văn hóa, về bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống văn hóa của các tộc người thiểu số. Bên cạnh đó,
chính sự phát triển của ngành du lịch ở Lạng Sơn những năm qua đã
giúp người dân nói chung, người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn nói riêng
nhận thức một cách rõ ràng hơn, đầu đủ hơn về văn hóa truyền thống và
và việc bảo tồn văn truyền thống văn hóa của tộc người.. nhờ đó mà
một số yếu tố trong tập quán cưới xin truyền thống không chỉ được
phục hổi mà còn có cơ hội phổ biến rộng rãi hơn.
4.3. Một số vấn đề đặt ra
4.3.1. Biến đổi là quy luật vận động tất yếu để tập quán cưới xin
của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn có thể tồn tại và và phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố gần như bất biến
trong quá trình biến đổi đa diện của tập quán cưới xin truyền thống ;
Một số giá trị truyền thống được bổ sung cho phù hợp với xã hội hiện
đại và tất nhiên, sự du nhập của nhiều yếu tố mới là không tránh khỏi.

Đây chính chính là quá trình tái cấu trúc lại hệ giá trị truyền thống, là
sự điều chỉnh lại hệ giá trị truyền thống đã có từ bao đời để tập quán
này có thể duy trì tồn tại trong bối cảnh mới.
4.3.2. Hệ quả của sự biến đổi
Tập quán cưới xin của người Tày ở Cao Lộc đa dạng, phong phú
hơn, nhất là ở khóa cạnh văn hóa vật chất: ẩm thực trong cỗ cưới, trang
phục, trang trí, cách tổ chức… Tuy nhiên, cũng nhiều truyền thống, giá
trị và di sản văn hóa đã và đạng bị mất đi nhanh chóng, chủ nhân văn
hóa choáng ngợp, ngộ nhận đề cao cái mới, quay lưng lại, thậm chí chối
bỏ cái tốt đẹp vốn có của dân tộc mình. Nhiều nét đẹp trong nghi thức
cưới xin của người Tày, ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc đã mai
một, thậm chí vắng bóng khỏi đời đời sống hiện nay.
4.3.3. Vấn đề “xung đột” giữa kinh tế và văn hóa
Kết quả khảo sát cho thấy, thường địa bàn nằm ở khu vực vùng
sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, thông tin đại chúng, giao thông kém
phát triển hơn thì yếu tố truyền thống thường được bảo lưu tốt hơn so
với ở vùng ven đô hoặc đô thị hóa. Như vậy, rõ ràng là, có một sự
“xung đột” giữa kinh tế và văn hóa trong quá trình phát triển. Điều đó


23

đòi hỏi phải đề ra được chính sách phù hợp, hài hòa giữa phát triển kinh
tế và văn hóa.
4.3.4. Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
Truyền thống chỉ có thể duy trì khi có một môi trường để thực
hành; truyền thống không nhất thành bất biến mà có thể điều chỉnh,
sáng tạo cho phù hợp với điều kiện hiện tại và rằng, truyền thống không
chỉ là các giá trị tinh thần mà còn là một loại vốn đặc biệt, có thể khai
thác phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Nếu có nhận thức và chính sách

đúng đắn, việc khai thác không làm nghèo truyền thống mà chỉ làm nó
mới mẻ hơn, hữu ích hơn. Nếu được như thế thì tập quán cưới xin của
người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn có thể tồn tại và phát triển bền vững
trong xã hội đương đại.
4.3.5. Ý thức tự giác tộc người và sức mạnh của văn hóa truyền
thống
Kết quả nghiên cứu biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở
Cao Lộc, Lạng Sơn cho thấy trong quá trình biến đổi, tập quán cưới xin
của người Tày ở đây đã bị mai một và mất đi nhiều yếu tố. Tuy nhiên,
dù biến đổi đến thế nào thì ý thức tự giác tộc người- một mạch ngầm
nằm ở tầng sâu nhất- chính là yếu tố cốt lõi duy trì và tạo nên sức sống
của văn hóa. Vì vậy, khơi dậy được ý thức tự giác tộc người trong vấn
đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa tộc người chính
là cơ sở đảm bảo cho nền văn hóa ấy có sức mạnh nội tại để phát triển
bền vững.
Tiểu kết chƣơng 4
Tập quán cưới xin truyền thống của người Tày ở Cao Lộc, Lạng
Sơn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần vật chất, mang đậm sắc thái văn
hóa tộc người.
Dưới tác động mạnh mẽ của phát triển kinh tế - xã hội, của quá
trình CNH,HĐH, của giao lưu quốc tế, tập quán cưới xin của người Tày
ở Cao Lộc, Lạng Sơn sẽ có sự biến đổi ngày càng nhanh và sâu sắc hơn.
Trong đó, xu thế giao lưu, tiếp biến văn hóa sẽ chiếm ưu thế chủ đạo.
Biến đổi là quy luật tất yếu đề tập quán cưới xin của người Tày
có thể thích nghi và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên,
trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu quốc tế
sâu rộng, tập quán cưới xin của người Tày đang đứng trước cả thời cơ
và thách thức cần phải có những chính sách can thiệp để giảm thiểu
nguy cơ mai một các giá trị văn hóa tộc người.



×