Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ứng dụng phương pháp huấn luyện khai cuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.12 KB, 52 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Nhằm phát triển thế hệ trẻ một cách toàn diện, cân đối,
có trí thức, đạo đức và có sức khoẻ. Mà sức khoẻ của mỗi con người sẽ làm
nên sức khoẻ của cả cộng đồng và của nhân dân. Vì thế ngay sau khi cách
mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Bác nói: “… Mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi
người dân mạnh khoẻ góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”
Thể thao Việt Nam trong những năm qua đã có sự tiến bộ vượt bậc,
được chứng minh bằng thành tích của vận động viên(VĐV) nước ta tại các
giải thi đấu thể thao khu vực và quốc tế. Đặc biệt ở môn thể thao Cờ Vua,
môn thể thao trí tuệ này rất phù hợp với tư chất của con người Việt Nam. Mặc
dù là môn thể thao còn non trẻ đối với Việt Nam song các VĐV Cờ Vua đã
thể hiện được tài năng và đã đem về cho nền thể thao nước nhà những tấm
huy chương quý giá, trong số những VĐV Cờ Vua Việt Nam đạt những đẳng
cấp cao nhất, ở môn này phải nói đến gương mặt trẻ tuổi như: Nguyễn Ngọc
Trường Sơn, Lê Quang Liêm.... và đều đạt danh hiệu đại kiện tướng và đứng
trong hàng ngò những VĐV trẻ mạnh nhất thế giới.
Với những thành tích rực rỡ đó, nhà nước và ngành Thể dục thể thao
ngày càng quan tâm và tạo điều kiện để phổ cập rộng rãi, phát triển môn thể
thao này, coi đó là một trong những môn thể thao trọng điểm của thể thao
Việt Nam.
Muốn được như vậy cần giải quyết tốt các khâu cơ sở vật chất phục vụ
học tập, lực lượng HLV và các điều kiện khác … phục vụ cho huấn luyện
viên và học tập đặc biệt là lùa chọn và sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu
quả quá trình huấn luyện kiến thức cơ bản như: Khai cuộc, trung cuộc, tàn



2

cuộc, kế hoạch chơi, các tình huống cờ điển hình, các đòn phối hợp, các ván
cờ thi đấu nhanh …vào quá trình huấn luyện.
Qua quan sát và phân tích các ván đấu của các VĐV Cờ Vua trẻ cho
thấy,các VĐV thường mắc những sai lầm ở ngay phần khai cuộc có thể đánh
giá vấn đề này do nhiều nguyên nhân.
+ Do khả năng vận dụng các bài tập khai cuộc chưa cao.
+ Do lùa chọn các phương pháp huấn luyện chưa đúng, chưa phù hợp đối
tượng, theo chúng tôi nhận thấy quá trình giảng dạy huấn luyện Cờ Vua (lứa
tuổi 7 – 8 ) thường nguyên nhân thứ nhất đóng vai trò rất lớn vì chỉ do trình
độ của VĐV tức là khả năng vận dụng các bài tập khai cuộc chưa cao.
Song vấn đề này chưa được ai quan tâm nghiên cứu một cách đúng
mức. Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng phương pháp huấn luyện khai cuộc cho VĐV Cờ Vua
lứa tuổi 7 – 8 tỉnh Bắc Ninh”
Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan cũng như
xác định cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng các phương pháp huấn luyện khai
cuộc cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 7 - 8, đề tài tiến hành ứng dụng có hiệu quả
một số phương pháp huấn luyện cho VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 7 - 8 tỉnh Bắc
Ninh, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo VĐV Cờ Vua ở tỉnh
Bắc Ninh.


3


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.


1.1. Cơ sở lý luận về giai đoạn khai cuộc.
1.1.1. Khái niệm, các nguyên tắc, phân loại khai cuộc.
1.1.1.1.Khái niệm khai cuộc.
Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh
chóng phát triển lưc lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật
đã định trước trong một dạng thức khai cuộc.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ván cờ ra làm 3 giai
đoạn: Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Vì khai cuộc là giai đoạn mở đầu
của ván cờ, nên cách bố trí lực lượng trong khai cuộc là nền tảng cho những
thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc. Vì vậy, nhiều cuốn sách
khai cuộc ra đời để chỉ dẫn cho người chơi ở giai đọan này.
Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các
quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến tốt lên chiếm
giữ trung tâm và tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi các quân
nhẹ nh- Tượng và Mã phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua vào vị trí an
toàn), đưa Xe ra các cột quan trọng. Đến đây, về cơ bản là kết thúc giai đoạn
khai cuộc.
Những người chơi Cờ Vua thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc
kéo dài trong bao nhiêu nước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn
trung cuộc? Nếu xét mối liên hệ giữa khai cuộc với giai đoạn khác của ván
đấu, thì việc phân chia rõ ràng nh- vậy không thể thực hiện được. Giai đoạn
khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 –15 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển
khai thật nhanh lưc lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực
hiện chính ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước
đối phương thì nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. Đây chính


5


là nhiệm vụ quan trọng nhất mà người chơi cờ cần phải nắm vững ở giai đoạn
này.
1.1.1.2. Các nguyên tắc khai cuộc.
Các nguyên tắc này là những lý luận đã được đúc rót ra từ thực tiễn thi
đấu. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc khai cuộc, sẽ dẫn tới một thế cờ kém
ưu thế và nhiều khả năng thua ván cờ một cách đáng tiếc.
Dù ý đồ chiến lược trong mỗi dạng thức khai cuộc có khác nhau, nhưng
trong giai đoạn này những người chơi cờ đều phải tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Tranh giành quyền kiểm soát khu trung tâm.
Trong khai cuộc, việc tranh giành quyền kiểm soát trung tâm đóng vai
trò quan trọng. ở trung tâm các quân có thể phát huy tối đa sức mạnh của
mình, có thể huy động tới tất cả các hướng nhanh nhất và khống chế được các
ô cờ ở mức tối đa. Quân Hậu đứng ở trung tâm sẽ khống chế được 27 ô cờ,
còn ở góc chỉ khống chế được 23 ô; Mã ở trung tâm khống chế được 8 ô cờ,
còn ở góc chỉ khống chế được 2 ô cờ … Vì vậy, trung tâm chính là điểm xuất
phát để tấn công hay phòng thủ. Trong cuộc chiến giành khu trung tâm, các
Tốt đóng vai trò đặc biệt. Tiến Tốt vào trung tâm sẽ dồn các quân đối phương
vào các vị trí bất lợi, tạo điều kiện cho các quân của mình chiếm giữ những vị
trí tích cực. Từ đó, cho phép các quân tự do cơ động ở bất cứ khu vực nào của
bàn cờ dù ở chính trung tâm hay các cánh. Đó chính là lý do tại sao các ván
cờ thường bắt đầu bằng nước tiến Tốt vào trung tâm: 1. e4; 1. d4 hoặc 1. c4.
Ví dô: 1. e4 e5 2. ef3 f6? Nước đi yếu ! Tốt đen đã chiếm một vị trí
kiểm soát trung tâm rất mạnh của Mã g8, thêm vào đó là làm yếu mặt Vua và
cản trở các quân phát triển. Sau nước đi này, Trắng có ưu thế lớn.
3. Me5 Trắng thí Mã 3 …ef 4. Hh5 +. Bây giê nếu 4 …g6 thì 5. He5 +
và 6.Hh8.


6


4…Ve7 5.He5 + Vf7 6.Tc4 + Vg6 7.Hf5 + VHh6 8.d4 + g5 9.h4 Te7
10. hg + Vg7 11.Hf7 .
- Nguyên tắc 2: Triển khai nhanh chóng và hài hòa toàn bộ lực lượng.
Để đảm bảo nguyên tắc này, người chơi cần tiến hành phát triển lực
lượng của mình theo trình tự sau:
+ Tiến Tốt (cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế trung tâm. Mở
đường cho Hậu và Tượng triển khai.
+ Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm (Tượng và Mã).
+ Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).
+ Đưa vào quân nặng (Hậu và Xe) ra những vị trí thuận lợi để tham
chiến.
Người mới học chơi cờ, hay coi thường việc phát triển lực lượng theo
nguyên tắc. Thực hiện nhiều nước đi bằng một quân, hoặc tham ăn Tốt đối
phương … Nh- vậy, rất dễ thất bại. Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ điều đó:
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 Mf6 4.0-0.
Trắng thì Tốt nhằm phát triển lực lượng thật nhanh (nước thí là tình
nguyện bỏ Tốt hoặc quân cho đối phương nhăm phát triển nhanh lực lượng để
tổ chức tấn công hoặc làm mạnh hơn thế cờ của mình). Lối chơi này, ở giai
đoạn đầu của ván cờ được gọi là “Gambít”.
4…M:e4 ? Đáng lẽ Đen phải nhanh chóng phát triển quân bằng cách
lên Tượng để chuẩn bị nhập thành.
5.d4… Trắng vừa kết hợp phát triển vừa khống chế đối phương triển
khai lực lượng của mình. Bằng nước đi này, Trắng buộc Đen phải tiếp tục đi
một quân, nói cách khác là dậm chân tại chỗ.
5…Md6 6.Tb6 bc 7.de Mb7. Sau 7 nước đi, bên Đen đã đi Mã tới 4
lần, lực lượng còn lại triển khai quá chậm.


7


8. Md4 Te7 9. Mf5 Tf8? Nước đi quá yếu! Sau 9 nước đi, Đen chỉ đưa
được Mã đến ô b7. Trong khi bên Trắng đã có đủ lực lượng để tấn công.
10.Xe1 g6? 11.Md6! Td6 12.ed + Vf8 13. Th6 + Vg8 14. Hd 4 f6
15.Hc4
Càng có nhiều quân tham gia vào cuộc chiến, vị trí đứng của các quân
tích cực, hài hòa, thì khả năng tổ chức tấn công vào đối phương càng có hiệu
quả.
Ngược lại, khi chưa phát triển đủ lực lượng đã ham tấn công sớm sẽ
gặp thất bại.
Mét trong những sai lầm thường gặp khi phát triển quân là đưa Hậu lên
tham gia tấn công quá sớm. Hậu là quân rất mạnh, vì thế việc đưa Hậu tham
gia tấn công thiếu suy nghĩ, rất rễ bị các quân yếu hơn của đối phương tấn
công. Hậu sẽ mất thời gian (temp) chạy, tạo điều kiện cho đối phương triển
khai lực lượng của mình.
- Nguyên tắc 3: Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc.
Tuy là quân cờ yếu nhất và kém cơ động nhất, nhưng Tốt có ảnh hưởng
rất lớn đến tính chất của thế cờ. Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động quân, chưa
nói đến khả năng phong cấp của chúng. Khi di chuyển về phía trước, Tốt hạn
chế sự cơ động của các quân đối phương, nhất là ở trung tâm. Vì vậy, trong
giai đoạn đầu của ván cờ, điều quan trọng là phải bố trí cấu trúc Tốt như thế
nào cho hợp lý, vừa chiếm được không gian, vừa mở đường cho các quân
khác triển khai. Nếu đi Tốt thiếu suy nghĩ sẽ dẫn đến Hậu quả rất lớn.
Ví dô: 1.d4 c5 2.dc đen tạm thời hy sinh Tốt để phá vỡ áp lực của Tốt
Trăng ở trung tâm. 2…e6, mét trong những cách bắt lại Tốt. 3. b4? Nước đi
yếu, trái với nguyên tắc xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc. Bởi vì, Tốt dâng
quá cao sẽ là mục tiêu cho đối phương tấn công và làm suy yếu thế trận của


8


mình. Mạnh nhất là nên chơi 3.Mf3 hoặc 3.Mc3 hay 3.e4. Ván cờ tiếp diễn
nh- sau:
3…a5 4.c3 Trắng tìm mọi cách giữ Tốt. 4…ab 5.cb Hf6! Hậu xuất trận
sơm trong trường hợp này là chính xác vì có mục
tiêu rõ ràng. Xe yếu trên đường chéo a1 – h8,
Trắng mất Tượng hoặc Mã và xin thua.
Trong thế cờ ban đầu, điểm yếu nhất của
cả 2 bên là Tốt f2 và Tốt f7, bởi lẽ chúng chỉ
được bảo vệ bằng Vua, nên khi chưa kịp nhập
thành sẽ rễ bị tấn công.

Hình 1

Trong ván đấu với Lixuxin năm 1994, nhà
vô địch thế giới M. Bốtvinnhích cầm quân Đen đã bố trí các Tốt của mình rất
hoàn hảo (hình 1).
Các Tốt đen khống chế các ô trung tâm, các quân ở sau được bố trí rất
thuận lợi. Còn các quân của bên Trắng thì rất gò bó. Và Bốtvinnhích đã giành
được thắng lợi không mấy khó khăn.
1.1.1.3. Phân loại khai cuộc.
Thuật ngữ “khai cuộc” dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các
kiểu ra quân với tên gọi khác nhau nh- phòng thủ Ên Độ, phòng thủ Xixilia,
phòng thủ Alêkhin … Và mỗi loại khai cuổctên đều có nguồn gốc, xuất xứ tên
goi của nó.
Người ta chia khai cuộc ra thành 3 hệ thống: Hệ thống khai cuộc
thoáng, hệ thống khai cuộc nửa thoáng và hệ thóang khai cuộc kín.
+ Hệ thống khai cuộc thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bằng
nước đi 1. e4e5. Dưới đây là một số khai cuộc cụ thể của hệ thống khai cuộc
thoáng:



9

1. Gambít Vua : 1.e4 e5 2.f4
2. Gambít Latvia: 1.e4 e5 2.Mf3 f5
3. Ván cờ Nga: 1.e4 e5 2.Mf3 Mf6
4. Khai cuộc bốn Mã: 1.e4 e5 2. Mf3 Mc6 3.Mc3 Mf6
5. Gam bít Scốtlen: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 ed 4.c3
6. Ván cờ Italia: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5
7. Gam bít Êvan: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4.b4
8. Phòng thủ hai Mã: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Mf6
9. Ván cờ Tây Ban Nha: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5
+ Hệ thống khai cuộc thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bởi
Trắng đi 1. e4 nhưng Đen đáp lại khác e5 (1.e4 # e5). Dưới đây là một số khai
cuộc cụ thể của hệ thống khai cuộc nửa thoáng:
1. Phòng thủ Xcăngđinavơ: 1.e4 d5
2. Phòng thủ Alêkhin: 1.e4 Mf6 2.e5 Md5
3. Phòng thủ Carô - Can: 1.e4 c6
4. Phòng thủ Uphimsép: 1.e4 d6 2.Mc3 g6
5. Phòng thủ Pháp: 1.e4 e6
6. Phòng thủ Xixilia: 1.e4 c5
+ Hệ thống khai cuộc kín là những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu
bằng nước đi không phải là 1.e5 (1.# e4 …). Dưới đây là một số khai cuộc cụ
thể của hệ thống khai cuộc kín:
1. Gambít Hậu : 1.d4 d5 2. c4
2. Phòng thủ Ên Độ mới: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3
3. Phòng thủ Nhimsôvích: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 Tb4
4. Phòng thủ Grunphenđ: 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.e3 Tg7 4.d5
5. Phòng thủ Ên Độ cổ: 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 Tg7 4.e4

6. Phòng thủ Bênôni: 1.d4 c5 2.d5


10

7. Phòng thủ Hà Lan: 1d4 f5
8. Khai cuộc Xkônxki: 1.b4
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc.
Một ván cờ chứa đựng muôn vàn khả năng khác nhau. Những trận biến
đó, chỉ là những nước đi tiếp tục đã được kiểm nghiệm trong thi đấu, trong
từng thế trận ra quân đều có thể tìm kiếm thêm những nước đi hoàn toàn áp
dụng được. Do đó, việc “học vẹt” các thế biến khai cuộc là điều không cần
thiết, thậm chí còn có hại, vì nó hạn chế tính sáng tạo của VĐV Cờ Vua.
Laxker đã từng nói: “Biết cách chơi cờ không chỉ là công việc của trí nhớ
đơn giản, vì việc ghi nhớ các thế biến không phải là điều thiết yếu. Trí nhớ là
vũ khí quý báu, không thể để vung phí cho những vụn vặt. Cần ghi nhớ không
phải những kết luận mà là các phương pháp chơi, phương pháp rất linh hoạt
nó có thể giúp Ých trong mọi trường hợp”.
Đại kiện tướng Rêti cho rằng: “Hiểu biết dùa trên các phương án có
sẵn chỉ là áo tưởng”. Các phương án khai cuộc luôn luôn thay đổi và hoàn
thiện. Thay đổi cả cách đánh giá không chỉ riêng của từng phương án, mà của
cả toàn bộ từng hệ thống khai cuộc. ý thức nắm vững và hiểu biết các nguyên
tắc chung của chiến lược khai cuộc còng nh- nội dung tư tưởng các hệ thống
khai cuộc, đó chính là điều cần thiết đối với mỗi một ai muốn hoàn thiện trính
độ chơi cờ.
Trong quá trình nghiên cứu khai cuộc, không được bỏ qua những chỗ
chưa thấu đáo. Nếu chưa hiểu mục đích của một nước đi nào đó trong khai
cuộc mà ta nghiên cứu thì hãy cố tìm hiểu thêm những điều chỉ dẫn trong sách
cũng như xem các ván cờ thi đấu của các Kiện tướng về đề tài đó. Tuy nhiên,
những kiến thức thu được sẽ chỉ là tài sản nằm bất động nếu như không được

áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tế thi đấu. Nên ghi chép cẩn thận các ván cờ
đã chơi, sau đó giành thời gian phân tích và xác định nước đi nào đã sai lầm


11

cũng như chỗ nào có thể đi hay hơn. Vấn đề trong bị “vốn” khai cuộc nên bắt
đầu nghiên cứu khai cuộc thoáng, ở phần này các khái niệm cơ bản như trung
tâm, phát triển quân … được thể hiện rõ nét.
Không nên có thái độ tôn sùng trước các nguyên tắc chung hay các
phương án lý thuyết. Thông thường các nguyên tắc chung này rất đúng đắn.
Nhưng mọi quy luật đều có ngoại lệ và trong một số trường hợp riêng nào đó,
các nguyên tắc chung này không áp dụng được. Trong cuốn sách “ Sự nghiệp
của tôi trong môn Cờ Vua”, cựu vô địch thế giới H.R. Capablanca viết: “Khi
chơi khai cuộc, bạn có thể gặp những nước đi đối đáp của đối phương mà
bạn chưa quen thuộc, trường hợp đó bạn có thể chơi nh- thế nào? Bạn hãy đi
theo suy nghĩ lành mạnh, hãy nhanh chóng đưa các quân đến vị trí an toàn.
Có thể bạn không thực hiện nước đi mạnh nhất, nhưng nhận được các thất
bại của mình như những bài học, và học tập theo các bài học đó sẽ có thể
tránh được chúng trong tương lai. Nếu bạn đi nước đi là hay thì bạn sẽ đi
nước cờ đó, kinh nghiệm là người thầy tốt. Nhiều người sau khi ra một cách
di chuyển tốt mà họ cho rằng rất khả quan lại không dám thực hiện nó. Thật
là đáng tiếc, cần thực hiện không do dự điều mà bạn cho là hay, là đúng
đắn”.
Giai đoạn khai cuộc gắn bó với các giai đoạn khác của ván cờ, nhiều
khi các phương án của khai cuộc có thể dẫn đến các tình huống thông dụng ở
ván cờ mà ta đã rõ hơn. Hơn thế nữa, nhiều khi xuất hiện cách bố phòng các
Tốt theo một sơ đồ cụ thể và chúng có thể tác động đến cách chơi trong giai
đoạn tàn cuộc.
Trong cuốn sách hướng dẫn chơi cờ của mình, Laxker viết: “Tôi đã đào

tạo các học trò biết cách suy nghĩ độc lập và biết cách phê phán các tài liệu:
Trong Cờ Vua, tôi muốn đưa đến cho họ không phải là những khái niệm trừu
tượng hay những luận điểm chung mà muốn đem lại những kiến thức sôi


12

động.... Họ phải sẵn sàng trải qua thử thách trong cuộc đếm bằng các khái
niệm, các quy luật và cách đánh giá không phải một lần mà là nhiều lần một
cách tự giác và phấn khởi”. Đến nay, những lời nói đó cho đến nay vẫn được
coi là chân lý trong Cờ Vua!
Tóm lại: Nghiên cứu khai cuộc cần phải được thực hiện tuần tự, nghiêm
túc theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu bước đầu về phương án, hệ thống khai cuộc.
- Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ tất cả ý đồ, mục đích chiến lược của hệ
thống, phương án.
- Giai đoạn 3: Áp dông khai cuộc đó vào tất cả các ván đấu có thể để
kiểm nghiệm hệ thống khai cuộc đó và biến chúng thành kiến thức riêng của
mình.
1.2. Các phương pháp, phương tiện huấn luyện trong môn Cờ Vua.
* Các phương pháp huấn luyện trong Cờ Vua rất phong phú, đa dạng
và phức tạp. Đối với quá trình huấn luyện Cờ Vua các giáo viên thường hay
sử dụng 3 nhóm phương pháp huấn luyện chính đó là:
- Nhóm phương pháp giảng dạy
- Nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm.
- Nhóm phương pháp thực tập sư phạm.
(Trong đó nhóm phương pháp thực hiện nhiệm vụ sư phạm được coi là
có hiệu quả hơn).
Cụ thể đó là các phương pháp:
- Phương pháp dùng lời hay phương pháp mô tả bằng lời (kể chuyện,

miêu tả, giải thích, giảng bài, trò chuyện, nghiên cứu tài liệu): Phương pháp
được dùng trong việc giảng dạy các nội dung nh-: giới thiệu môn Cờ Vua. Vị
trí môn học trong hệ thống đào tạo cán bộ Thể dục thể thao bậc đại học.
Nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc môn học. Lịch sử phát triển của môn Cờ Vua.


13

Luật Cờ Vua, các thuật ngữ trong Cờ Vua. Tổ chức thi đấu và trọng tài trong
Cờ Vua. Lý thuyết về khái niệm, phân loại, các nguyên tắc, các dạng thức của
các giai đoạn của ván đấu và lý thuyết mang tính lý luận về Cờ Vua.
- Phương pháp trưng bày (biểu bảng, kế hoạch, biểu đồ, áp phích, đèn
chiếu, bàn cờ treo): được dùng để hỗ trợ cho phương pháp mô tả khi giảng
dạy về các dạng thức khai cuộc, tàn cuộc, trung cuôc, các bẫy trong khai
cuộc, các dạng thức khác nhau của đòn phối hợp … Đây là phương pháp được
dùng nhiều trong giảng dạy Cờ Vua.
- Phương pháp tham quan (tổ chức tham quan các giải đấu lớn …) cho
học sinh đi xem thực tế tại các giải Cờ Vua để học hỏi kinh nghiệm về tổ
chức, thi đấu, trọng tài, tiến hành giải …
- Phương pháp bài tập (giải các thế cờ theo các chủ đề đã được chọn lùa
riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn): Giáo viên đưa ra bài
tập theo các chủ đề như về cơ tàn, bài tập phân tích tính toán các tình huống,
các đòn phối hợp, các bài tập chiến thuật cơ bản của giai đọan khai cuộc …
- Phương pháp trò chơi (chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang học,
hoặc các trích đoạn của ván đấu …): Sau khi dạy về một dạng khai cuộc nào
đó, giáo viên yêu cầu cả líp tạo thành từng cặp đấu cờ theo dạng khai cuộc đó.
- Phương pháp thi đấu (thi đấu các giải hạn chế thời gian, chơi Blid):
phương pháp được tổ chức vào các giê thực hành, các giê tự tập luyện, líp
chia thành các cặp thi đấu với nhau theo sở trường của mình, hoặc tiến hành
các giải trong líp với thời gian hạn chế.

- Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình (phân tích các
tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc …): Là phương pháp
sử dụng những tình thế cờ thường gặp khai cuộc rồi yêu cầu cả líp cùng hoặc
học sinh tự nghiên cứu tại nhà.


14

Trong tập luyện Cờ Vua, lượng vận động tác động vào VĐV dưới dạng
những bài tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau. Các
bài tập trong tập luyện Cờ Vua được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập bổ trợ,
nhóm bài tập chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu.
- Nhóm bài tập bổ trợ: Bao gồm các bài tập thể chất (ở các môn thể thao
khác) nhằm tác động gián tiếp đến việc hình thành và phát triển các năng lực
chuyên môn Cờ Vua. Các bài tập thể chất cũng chủ yếu nhằm phát triển thể
lực (sử dụng bài tập thể chất thuần túy), các bài tập “chuyển tốt” trong quá
trình phát triển các phát triển năng lực chuyên môn (Cờ Nhảy, Cờ Vây, Cờ
Tướng … ), các tác động xã hội nhằm phát triển và hình thành nhân cách
(hoạt động xã hội) như: Thăm quan, du lịch, hoặc tác động của các môn khoa
học khác nhằm phát triển các năng lực tâm lý, sinh lý …
- Nhóm bài tập chuyên môn: Bao gồm các bài tập nghiên cứu, các bài tập
hình thành và phát triển năng lực chuyên môn. Có thể hiểu chúng là các bài
tập nghiên cứu các giai đoạn của ván đấu mang tính chất lý luận, các bài tập
chiến thuật – chiến lược, bài tập nghiên cứu các yếu tố thành phần (không
gian, thời gian, “Temp”…), các bài tập nhằm trực tiếp phát triển các kỹ năng
chuyên môn (tác động vào tư duy dưới các tình huống cờ, bài tập hoàn thiện
quá trình tư duy - định hướng nhiệm vụ dưới dạng các trích đoạn của ván đấu,
cờ thế hoặc thi đấu Blid …
- Nhóm bài tập thi đấu: Bao gồm các ván đấu theo quy trình thi đấu (có
thời gian hạn định, kiểm tra nước đi …) được thực hiện trong các điều kiện

khác nhau.
* Phương tiện huấn luyện khai cuộc trong Cờ Vua
- Bàn cờ, quân cờ.
- Đồng hồ cờ.
- Bàn cờ treo.


15

- Tài liệu, sách báo chuyên môn về khai cuộc trong Cờ Vua
- Máy tính có hỗ trợ các phần mềm về Cờ Vua.
1.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Cờ Vua vừa là một trò chơi tao nhã vừa là một môn thể thao trí tuệ bổ
Ých và đòi hỏi trình độ nghệ thuật, tư duy logic cao của con người. Nó tạo ra
niềm say mê hưng phấn cao độ. Khi chơi Cờ Vua đòi hỏi khả năng tổng hợp
phân tích và sức sáng tạo, tạo điều kiện bổ trợ đắc lực trong học tập, làm việc
và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ngoài ra,
nếu có năng khiếu, khả năng tư duy tốt người chơi Cờ có thể trở thành VĐV
chuyên nghiệp thi đấu đỉnh cao trong nước và quốc tế, đem lại niềm tự hào
cho đất nước, sự vinh quang cho bản thân. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng
được đội ngò VĐV từ nhỏ để đào tạo lâu dài.
1.3.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 7 - 8.
Học sinh lứa tuổi 7 - 8 các quá trình thần kinh đã có sức mạnh và ổn
định nhất định, các phản xạ có điều kiện tương đối bền vững, các loại ức chế
bên trong thể hiện rõ rệt, ở lứa tuổi này ức chế có điều kiện tăng lên nhưng
vẫn còn tương đối yếu. Ảnh hưởng điều chỉnh của vỏ não còn yếu dẫn đến sự
tập trung chó ý chưa bền, sự lan toả hưng phấn dễ xuất hiện, tính linh hoạt của
các quá trình thần kinh tăng lên, tuy nhiên các bài tập các em nhận thức đã
hình thành thì rất bền vững vì vậy rất khó sửa chữa những sai lầm, những vấn
đề chính xác mà các em đã tiếp thu và củng cố vững chắc.

Các cơ quan thực vật ở trẻ 7 - 8 đã có bước phát triển nhất định. Cơ tim
phát triển tương đối yếu, lực co bóp của tim kém. Sự điều hoà thần kinh của
hệ thống tim mạch tương đối phát triển hơn nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát
triển còng nh- chức năng của phổi mạnh hơn, nhanh hơn so với sự phát triển
của tim. Quá trình hồi phục chậm, khả năng thích nghi với khối lượng vận
động kém. Nếu khối lượng lớn thì các em sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi.


16

Tóm lại: Trẻ em lứa tuổi 7 - 8 có đặc tính là trung tâm thần kinh và các
cơ có khả năng hưng phấn cao, quá trình hưng phấn lan toả mạnh, quá trình
ức chế còn yếu. Các chức năng hoạt động thực vật hoạt động chưa tiết kiệm
do đó trẻ em ở lứa tuổi này kém tập trung tư tưởng và chóng mệt mỏi. Mặt
khác khi thay đổi các chức năng sinh lý trong cơ thể VĐV Cờ Vua trong lúc
tập trung suy nghĩ tính toán các biến thế cho thấy: Qua theo dõi biến đổi sinh
lý khi các VĐV Cờ Vua suy nghĩ tính toán theo sơ đồ hệ biến phức các chỉ số
sinh lý của VĐV đều tăng hơn nhiều, mạch tăng từ 170 - 190 lần/phút. Huyết
áp tối đa khoảng 200mmHg, các quá trình sinh lý đều tăng mạnh. Do hệ thần
kinh hưng phấn cao trong thời gian tương đối dài dẫn đến ức chế theo giới
hạn, khả năng hưng phấn của cơ tim giảm. Với sơ đồ hệ biến đa mạch, đơn
mạch tăng lên 140 - 160 lần/phút. Huyết áp tối đa khoảng 150mmHg với các
chức năng sinh lý đều tăng tương ứng hoạt động thể lực với cường độ lớn,
xuất hiện mệt mỏi. Với sơ đồ mạch biến hệ đơn quá trình sinh lý của VĐV
đều mạch lên khoảng 110 - 130 lần/phút. Huyết áp tối đa khoảng 130mmHg
tương ứng với hoạt động thể lực với cường độ trung bình.
1.3.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 7 - 8.
Cờ Vua là một môn thể thao trí tuệ, lượng vận động trong Cờ Vua chủ
yếu là lượng vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của
người tập. Các quá trình, trạng thái tâm lý rất có ảnh hưởng đến kết quả tập

luyện và thi đấu. Do đó trong quá trình giảnh dạy và huấn luyện cần nắm
được đặc điểm tâm lý thích hợp, phục vụ cho quá trình giảng dạy và huấn
luyện đạt kết quả cao nhất.
Điều kiện sống và hoạt động của trẻ trong những năm học ở trường học
có những biến đổi cực kỳ quan trọng, do đó tâm lý của trẻ cũng thay đổi và có
những đặc điểm riêng nh- sau:


17

1.3.2.1. Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.
Khi đến trường hoạt động trí tuệ của trẻ căng thẳng hơn, các em phải
làm việc có kế hoạch chính xác, đúng với yêu cầu của giáo viên và nhà
trường. Bởi vì đối với học sinh tiểu học các nhiệm vụ học tập được đặt ra rất
cụ thể mà còn phải có sự cố gắng của cả thầy và trò mới có thể hoàn thành
được. Mặt khác các em đến trường học tập không còn giống với lứa tuổi trước
đó. Ở các líp mẫu giáo, đến trường “chơi để mà học” và “học để mà chơi” , sù
thúc Ðp tiếp nhận tri thức mới không phải là bắt buộc. Còn toàn bộ khối
lượng kiến thức thuộc nội dung chương trình học tập ở bậc phổ thông là bắt
buộc, do đó đòi hỏi các em phải có tính kỉ luật cao hơn ở mẫu giáo và phải có
sự phân tích, tổng hợp tinh tế trong quá trình học tập mới hoàn thành công
việc học tập.
Trí tuệ của trẻ em được phát triển trong mối tác động qua lại giữa nội
dung của tri thức đã thu nhận được với các hình thức lao động trí óc (thông
qua lượng tri thức cần trang bị) ngày càng phức tạp hơn và năng lực hoạt
động trí tuệ độc lập sáng tạo. Từ đó hình thành xu hướng học tập, thái độ
trách nhiệm với học tập, động cơ học tập ... Những điều đó giữ vai trò to lớn
trong việc chín muồi về trí tuệ của học sinh.
Việc lĩnh hội tri thức đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng của các
quả trình trực tiếp : Cảm giác, tri giác, và quan sát. Do đó đối với học sinh cấp

tiểu học trong quá trình giảng dạy cần phải sử dụng nhiều phương pháp trực
quan, nội dung không phức tạp và hình thức phải rõ ràng.
1.3.2.2. Chó ý.
Chó ý là điều kiện để nắm vững tri thức. Ở lứa tuổi này, chú ý không
chủ định chiếm ưu thế so với chú ý chủ định, ý trí chưa phát triển và hệ thống
tín hiệu thứ hai chưa điều chỉnh hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất một
cách đầy dủ. Do đó giáo viên cần tổ chức giảng dạy hợp lý để lôi cuốn sự chú


18

ý của học sinh đồng thời tăng cường sự chú ý có chủ định để các em quen dần
với việc bắt buộc mình phải chú ý.
Chó ý chưa bền vững và dễ phân tán là do tính hưng phấn còn cao và
hời hợt. Vì vậy, cần thay đổi hình thức tập luyện, không để cho trẻ bị phân tán
sự chú ý bởi những tác động bên ngoài khác. Chính vì vậy, trong quá trình
giảng dạy và đào tạo VĐV lứa tuổi này cần phải lùa chọn bài tập phù hợp với
khả năng của các em. Những bài có nhiều biến thế phức tạp hoặc cần thiết
phải tính toán ở những nước cờ dự bị với 4-5 nước đi(cho mỗi phương án) sau
đó là không phù hợp.
1.3.2.3. Trí nhớ
Trí nhớ lứa tuổi này rất phong phú và hoàn thiện trong quá trình nắm
vững bài học, trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic. Vì
vậy, trong quá trình giảng dạy cho các em, giáo viên không nhất thiết phải
phân tích giảng giải một cách sâu sắc bản chất của một bài học mà cần tạo
cho các em khả năng nhanh chóng hoàn thành bài tập, kích thích sự hứng thó
trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua một cách thường xuyên.
1.3.2.4. Tưởng tượng
Tưởng tượng của lứa tuổi 7- 8 phát triển hơn trẻ mẫu giáo song còn
nghèo nàn, tản mạn và có Ýt tổ chức.

Tưởng tượng tái tạo của các em được phát triển trong quá trình học tập.
Với những tri thức và kỹ năng mới tiếp thu được làm cho tưởng tượng của các
em trở lên hoàn thiện và vẫn giữ được tính cụ thể, sinh động phản ánh hiện
thực một cách trung thực hơn.
Tưởng tượng sáng tạo được thể hiện rõ trong khi chơi nhưng còn nghèo
nàn, thiếu nhất quán và xa sự thật.


19

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy Cờ Vua, giáo viên không nên phân
tích quá dài dòng mà phải ngắn gọn, dễ hiểu để các em nắm bắt bài học một
cách nhanh chóng nhất.
1.3.2.5. Tư duy.
Tư duy của các em lứa tuổi 7- 8 là tính cụ thể và tính xúc cảm. Tính cụ
thể trong tư duy của trẻ chứng tỏ hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất
chiếm ưu thế rõ rệt so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Vì vậy, trẻ thường gặp
khó khăn trong việc khái quát hóa, hình tượng hóa từ các sự vật, các hiện
tượng và các hiện tượng cụ thể. Tính xúc cảm trong tư duy của trẻ rất nhạy
bén với những điều chúng suy nghĩ thông qua những tác động cụ thể của các
yếu tố trực quan từ thực tế mà trẻ quan sát thấy. Học sinh ở lứa tuổi này hiểu
mối quan hệ nhân quả còn chật hẹp do tư duy của các em còn cụ thể. Do đó,
giáo viên cần đưa ra bài tập cho các em phải phù hợp với khả năng tư duy của
trẻ, tránh bắt trước.
1.3.2.6. Tri giác.
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh chọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
Ở lứa tuổi này, tri giác còn vội vàng thiếu chính xác, trẻ không dùa vào
những dấu hiệu, những đặc điểm ngẫu nhiên hoặc chỉ nhìn vào một vài chi
tiết có mầu sắc nên rất dễ sai lầm khi thực hiện. Vì vậy, giáo viên còn sử dụng

phương tiện trực quan là bàn cờ treo.
Trong quá trình giảng dạy cho trẻ cần phải hướng vào những đặc điểm
cơ bản của từng loại bài tập và phải phân biệt rõ từng loại nhằm phát triển tri
giác có chủ định cho trẻ. Đối với trẻ 7 - 8 tuổi tri giác không gian kém chỉ với
phạm vi gần và đối tượng có độ lớn vừa phải mới phản ánh tương đối chính
xác, cho nên trong quá trình giảng dạy cần cho trẻ tập trong phòng vừa phải,
bàn cờ không nên quá to.


20

1.3.2.7. Xúc cảm.
Lứa tuổi này xúc cảm phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh. Quá
trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên trẻ dễ mệt mỏi ảnh hưởng đến quá trình
cảm xúc của trẻ.
Cảm xúc của các em thường được bộc lé ra ngoài. Các em chưa biết
che dấu cảm xúc, chỉ cần qua vẻ mặt có thể nhận biết được tình cảm của các
em. Trẻ vui vẻ thoải mái khi được khen và hay tự ái khi bị phê bình, nghi ngờ
ham tìm hiểu những vấn đề xung quanh cũng như dẽ nản lòng khi gặp khó
khăn. Trong học tập và vui chơi trẻ dễ bị xúc động, vui buồn nhất thời nhưng
tâm trạng đó xuất hiện ở trẻ rất ngắn và chuyển hoá sang nhau rất nhanh.
Trong quá trình huấn luyện cho trẻ cần phải thận trọng nhận xét, phê bình trẻ,
cần biết động viên khen thưởng kịp thời, có như thế mới kích thích được tính
hưng phấn của các em, giúp các em say mê vào công việc mình đang làm.
1.4. Nhận xét: Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số nhận
xét sau [3]
1. Trong huấn luyện khai cuộc cần phải tiến hành theo 3 giai đọan:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu bước đầu về phương án, hệ thống khai cuộc.
- Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ tất cả ý đồ, mục đích chiến lược của hệ
thống, phương án.

- Giai đoạn 3: Áp dông khai cuộc đó vào tất cả các ván đấu có thể để
kiểm nghiệm hệ thống khai cuộc đó và biến chúng thành kiến thức riêng của
mình.
2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 7 – 8 cho thấy:
- Chó ý chưa bền vững, dễ phân tán và hời hợt.
- Trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic.
- Tưởng tượng sáng tạo được thể hiện rõ nhưng còn nghèo nàn.


21

- Tư duy của lứa tuổi 7- 8 thường gặp khó khăn trong việc khái quát
hóa.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy khai cuộc cho các VĐV 7 -8 cần thay
đổi hình thức tập luyện và lùa chọn các bài tập khai cuộc khác nhau, không để
VĐV bị phân tán bởi những tác động bên ngoài khác. Không nhất thiết phải
phân tích, giảng giải một cách sâu sắc bản chất của bài học mà cần tạo cho
các em nhanh chóng hoàn thành bài tập, kích thích sự hứng thó trong tập
luyện một cách thường xuyên. Nên giảng giải ngắn gọn, dễ hiểu để VĐV nắm
bắt bài học một cách nhanh nhất. Cần đưa ra bài tập khai cuộc phù hợp với tư
duy của VĐV.


22

CHƯƠNG 2: NHIỆM VÔ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích nêu trên đề tài đã tiến hành giải quyết hai nhiệm
vụ nghiên cứu sau:

- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phương pháp huấn luyện khai cuộc
cho các VĐV lứa tuổi 7 – 8 tỉnh Bắc Ninh.
- Nhiệm vụ 2: Lùa chọn và ứng dụng các phương pháp nhằm nâng cao
hiệu quả huấn luyện khai cuộc cho VĐV lứa tuổi 7 - 8 tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên trong quá trình nghiên
cứu đề tài đã sử dụng những phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tiến hành phân tích
và tổng hợp trên 25 tài liệu chuyên môn có liên quan đến những vấn đề
nghiên cứu của đề tài này. Các tài liệu này chúng tôi thu thập được từ tủ sách
Bộ môn Cờ Vua và thư viện trường Đại học TDTTI phần “ tài liệu tham
khảo” của đề tài
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
Là phương pháp mà được chúng tôi sử dụng để tham khảo sát thực
trạng việc sử dụng một số phương pháp trong quá trình huấn luyện khai cuộc
cho VĐV Cờ Vua 7 - 8 thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
để từ đó có thể đưa ra được cách thức ứng dụng có hiệu quả quá trình sử dụng
các phương pháp trong huấn luyện khai cuộc trên đối tượng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp này được sử dụng để xác định năng lực xử lý các tình
huống trong các phương pháp thông qua các bài thử (các thế cờ) trên đối
tượng nghiên cứu tại các thời điểm cần thiết. Các bài thử đã được tiêu chuẩn


23

hoá về nội dung, hình thức nhưng ở mỗi lần kiểm tra ở mỗi nội dung cụ thể
của những kiêmt tra đó có sự khác biệt (do yêu cầu chuyên môn)
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp này được sử dụng khi tiến hành ứng dụng quá trình sưt
dụng các phương pháp vào quá trình huấn luyện khai cuộc trong thực tiễn, để
từ đó rót ra những kết luận chính xác và khách quan về hiệu quả ứng dụng của
quá trình này trong việc nâng cao năng lực chiến thuật khai cuộc cho đối
tượng nghiên cứu.
2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp này được chúng tôi tiến hành quan sát quá trình tập
luyện: các buổi thi đấu cũng như các cuộc thi ở các giải trẻ, giải A2….để tìm
hiểu thực trạng kỹ năng chơi trong khai cuộc của các VĐV Cờ Vua trẻ ở lứa
tuổi nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt trong cờ vua (phương pháp
phân tích ván đấu).
Là phương pháp chuyên môn được chúng tôi sử dụng trong phân tích
các ván đấu từ đó tìm xác định được những phương án khai cuộc, ngoài ra
trong quá trình phân tích chúng tôi tìm hiểu các nước cờ mạnh, yếu, sai lầm
để tìm ra những nguyên nhân thất bại của các đấu thủ tại giải Cờ Vua toàn
quốc. Phương pháp này giúp thay thế và hoàn thiện các nước cờ và đem lại
hiệu quả cho các ván cờ sau trên đối tượng được nghiên cứu.
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng nhằm xử lý các số liệu đã thu
thập được trong quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi
quan tâm là: x,t,, r và được tính theo các công thức sau:


24

- Sè trung bình cộng:

x
n


x
- Phương sai:

i1

i

n

(x  x)
δ 

2

i

2

n1

(Với n  30)

- Độ lệch chuẩn:

δ  δ2
- Tính hệ số tương quan:

r


(xx)(y  y)
(xx) (y  y)
2

2

- Chỉ sè 2:
2
(
ad

bc
)
.n
 
(ab)(c d)(ac)(bd)
2

Trong đó: a, b, c, d là 4 tần số quan sát:
Kết quả

A

B

Tổng

Đạt

a


b

a+b

Không đạt

c

d

c+d

Tổng

a+c

b+d

n

Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được chúng tôi trình
bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài.


25

2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007 và

được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2006 đến tháng 4/2006
+ Lùa chọn vấn đề nghiên cứu
+ Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2006 đến tháng 12/2006.
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2007.
+ Xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
+ Viết kết quả nghiên cứu, hoàn thiện và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu.
- Là các VĐV Cờ Vua lứa tuổi từ 7 - 8 tỉnh Bắc Ninh.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu.
- Tại sở TDTT tỉnh Bắc Ninh.
- Đại học TDTTI Từ Sơn - Bắc Ninh.


×