Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TỔNG QUAN về TRÍ TUỆ cảm xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.5 KB, 6 trang )

TỔNG QUAN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác
động của chúng đối với bản thân mình. Trí tuệ cảm xúc còn bao gồm khả năng thấu hiểu, đồng
cảm với những cảm xúc của người khác, qua đó có thể thiết lập và kiểm soát các mối quan hệ
được tốt hơn.

Với những người giàu trí tuệ cảm xúc, khi phải làm việc dưới áp lực họ không cáu giận mà có
khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra
quyết định đúng đắn ngay cả trong những tình huống khó khăn cấp bách. Họ luôn sẵn lòng thừa
nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân.

Với những mối quan hệ xã hội, trong mọi tình huống, ngay cả khi có những bất đồng, tranh cãi
thì họ cũng luôn biết cách cư xử khéo léo để không làm người khác bực bội, tổn thương. Họ còn
là bậc thầy trong việc truyền cảm hứng và khích lệ động viên, luôn tạo cho người khác có cảm
giác vui vẻ dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Ngay cả khi không tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề,
họ cũng biết cách làm ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn, lạc quan hơn và có thêm niềm tin. Họ có
nhiều bạn bè, thường sẵn lòng giúp đỡ và cũng thường dễ dàng tìm được sự giúp đỡ từ người
khác khi cần.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng
đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng
chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

5 NHÂN TỐ TẠO NÊN TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
1. Hiểu rõ chính mình
Hiểu rõ chính mình hay khả năng tự ý thức về mình là yếu tố đầu tiên của trí tuệ cảm xúc. Có
khả năng tự ý thức về mình, nghĩa là ta có được sự hiểu biết rõ ràng về những cảm xúc, sở
trường, sở đoản, các nhu cầu, các khuynh hướng, động lực và giá trị của bản thân, qua đó hiểu
được cảm xúc tác động ra sao đến các quyết định, hành động.



Những người có ý thức về mình thì các quyết định luôn gắn liền với những giá trị của bản thân
họ. Họ tự tin, biết dùng óc hài hước để tự phê bình bản thân, không ngại thừa nhận thất bại hay
yếu kém để tìm sự trợ giúp cần thiết. Nhờ vậy không mấy khi phải đối mặt với những công việc
ngoài khả năng giải quyết, luôn tìm được nguồn cảm hứng và tinh thần hăng say trong mọi công
việc họ làm.
Có được khả năng này sẽ giúp ta không có thái độ phê bình thái quá, cũng không đặt hy vọng
vào những gì viển vông, luôn ngay thật với chính mình và người khác, luôn nỗ lực để hoàn thành
công việc, biết bỏ qua những điều thứ yếu, trước mắt để hướng tới một mục tiêu quan trọng và
lâu dài.
Khả năng nhận thức bản thân là tiền đề cho việc kiểm soát bản thân. Chúng ta phải hiểu cái gì tác
động đến các quyết định hành động mới hy vọng đến việc thay đổi chúng theo hướng tích cực
hơn.
2. Kiểm soát bản thân
Kiểm soát bản thân hay nói cách khác là khả năng tự chủ là một yếu tố cấu thành nên trí tuệ cảm
xúc, giúp ta không còn làm nô lệ cho các cảm xúc của mình nữa.
Ai cũng có những cảm giác hay tâm trạng khó chịu, cũng cảm nhận được sức thúc đẩy của các
cảm xúc, nhưng những người biết tự chủ sẽ tìm ra được cách thức kiểm soát chúng, thậm chí còn
biết chuyển hóa chúng, hướng chúng đến những gì hữu ích, tích cực.
Khi phải đối mặt với một điều tồi tệ do người khác mang đến, người thiếu tự chủ có thể sẽ đập
bàn, đập ghế, quát tháo mọi người để trút cơn giận. Nhưng người biết tự chủ sẽ có cách xử sự
khác, họ không vội vàng nổi nóng hay hấp tấp đưa ra lời chỉ trích thiếu suy nghĩ, mà sẽ cẩn thận
dùng lời lẽ lịch sự để thẳng thắn phê phán, bình tĩnh nhìn lại để tìm nguyên nhân, ngoài lỗi của
người khác, còn có yếu tố nào khác nữa và mình có lỗi gì trong chuyện này không?
Tóm lại, các dấu hiệu biểu thị về sự tự chủ về cảm xúc là: một khuynh hướng trầm tư, ngẫm nghĩ
thấu đáo; thái độ ung dung điềm tĩnh trước những gì lộn xộn, đổi thay; khả năng giữ được sự
trọn vẹn và nhất quán nơi bản thân. Biết nói không với các xung động thúc đẩy của cảm xúc,
ngưng việc tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu.
3. Động lực thúc đẩy:



Người có một động lực thúc đẩy lớn có thể hiểu là người luôn có một sự thôi thúc để đạt đến
đích, đạt đến những thành tựu đã đặt ra. Động lực này không chỉ nằm ở bên ngoài thông qua các
yếu tố lương cao, địa vị, danh tiếng… mà cốt yếu nằm ở niềm khát vọng sâu thẳm bên trong bản
thân, mong muốn đạt đến một thành tựu vì chính thành tựu ấy chứ không phải điều gì khác. Nó
thể hiện một sự say mê công việc đang làm, nó thôi thúc họ luôn tìm kiếm các giải pháp mới,
sáng tạo nhằm cải thiện hiệu quả công việc. Cũng vì lẽ đó, họ luôn dõi theo các tiến bộ mà họ
hay tổ chức của họ đạt được. Nó thể hiện sự tận tâm dành cho công việc, cho tổ chức.
Động lực thúc đẩy còn giúp có được sự lạc quan ngay cả khi không đạt được một tiến bộ nào.
Trong trường hợp đó, sự tự chủ và động lực thúc đẩy sẽ giúp họ bình tĩnh tìm giải pháp và kiên
trì vượt qua khó khăn sau một bước lùi hay thất bại nào đó.
4. Khả năng thấu cảm:
Giữa tất cả các yếu tố làm nên trí tuệ cảm xúc thì sự thấu cảm là điều dễ nhận thấy nhất. Ai trong
chúng ta cũng đều cảm nhận được sự đồng cảm từ những người thân biết cảm thông, chia sẻ và
ngược lại, cảm thấy bị tổn thương khi sự cảm thông ấy không hề hiện diện nơi những người thân
của mình.
Sự thấu cảm không mang một ý nghĩa theo kiểu ủy mị đại loại “tôi ổn, anh ổn”, không phải việc
cố gắng hùa theo cảm xúc của người khác, lấy cảm xúc của họ làm cảm xúc của mình, với mục
đích làm hài lòng mọi người; trái lại, nó thể hiện sự sáng suốt trong tiến trình đưa ra các quyết
định, hành động, thể hiện sự biết ân cần quan tâm đến những tâm tư tình cảm, tôn trọng cá tính
và nhiều yếu tố khác của những người xung quanh.
Vắn tắt mà nói, khả năng thấu cảm là khả năng nắm bắt được tâm tư tình cảm của mọi người
xung quanh, khả năng bắt nhịp được với những gì tinh tế được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể; khả
năng nghe được thứ thông điệp nằm sâu bên dưới lớp vỏ ngôn từ.
Người có khả năng thấu cảm không hề bị tác động tiêu cực bởi thái độ “cảm thông” với mọi
người trong các quyết định, bằng sự hiểu biết của mình, họ luôn biết khi nào thì nên tạo sức ép
để cải thiện năng suất làm việc, khi nào thì không nên làm như vậy. Luôn tìm được các quyết
định sáng suốt vì lợi ích chung.
5. Kỹ năng xã hội:



Kỹ năng xã hội là kết quả phát xuất từ các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc, nên kỹ năng xã hội
là thứ ta có thể dễ dàng nhận ra, bởi nó cũng mang các nét đặc trưng của các yếu tố trí tuệ cảm
xúc.
Chẳng hạn, những người có kỹ năng xã hội thường tỏ ra tinh thông nghệ thuật quản lý đội ngũ tức là họ có khả năng thấu cảm trong thế giới công việc. Cũng thế, họ là những người lão luyện
về khả năng thuyết phục người khác - một khả năng cho thấy có sự kết hợp giữa ý thức về bản
thân, khả năng tự chủ và thấu cảm. Với các kỹ năng ấy, những người có tài thuyết phục thường
biết, thí dụ, lúc nào thì nên dùng đến tình cảm và lúc nào thì nên dùng đến lý trí. Và khi được thể
hiện rõ ra ngoài, động lực thúc đẩy sẽ làm cho những người có kỹ năng xã hội trở thành những
người có khả năng hợp tác tuyệt vời; ngọn lửa đam mê họ dành cho công việc và tinh thần lạc
quan sẽ tỏa lan sang đến những người khác chung quanh.
Kỹ năng xã hội không đơn thuần chỉ xoay quanh tính cách thân thiện mặc dầu những người có
kỹ năng xã hội ở các mức độ cao thường hiếm khi nào có thái độ nhỏ nhen, ác ý. Đúng hơn, kỹ
năng xã hội là sự thân thiện có kèm theo nó một mục đích: thúc đẩy những người khác đi theo
hướng mình muốn.
Những người có kỹ năng xã hội thường tạo ra được một phạm vi rộng các mối quan hệ quen biết,
và họ có tài tìm ra được tiếng nói chung với hết mọi loại người khác nhau - nói cách khác, họ có
sở trường trong việc tạo ra tình trạng đồng thuận. Họ luôn hành động dựa theo giả thiết cho rằng
không ai có thể một mình mà hoàn tất được những việc quan trọng. Những người này luôn có
sẵn cho mình một mạng lưới các mối quan hệ, để khi cần làm việc gì đó thì họ có thể dùng đến
được.
III. LỜI KHUYÊN
Dù kết quả trắc nghiệm của bạn thế nào, xin hãy luôn ghi nhớ trí tuệ cảm xúc có thể thay đổi.
Tuy nhiên bạn đừng hy vọng chỉ thông qua một buổi hội thảo ngắn ngủi hướng dẫn cách nâng
cao trí tuệ cảm xúc hay đọc xong một cuốn cẩm nang chỉ dẫn nào đó mà lập tức có được trí tuệ
cảm xúc. Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào lòng chân thành, sự khao khát cải thiện và nâng cao chỉ
số cảm xúc cộng với việc luôn để tâm thực hành mới mong dần cải thiện chỉ số EQ của bạn.
Dưới đây là một số gợi ý:
Tự đánh giá bản thân:



Hãy xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu một cách chân thật. Dù thế nào vẫn nên thừa nhận và tự
hào về bản thân mình, bởi không ai là hoàn hảo. Hãy cố gắng sửa đổi để trở lên tốt hơn, điều này
có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời.
Đương đầu với áp lực:
Khi gặp khó khăn, trở ngại hay một điều gì đó làm bạn không vừa ý, cách tốt nhất là không nên
quá lo lắng mà sinh ra những cảm xúc, hành động tiêu cực với bản thân cũng như với người xung
quanh. Sự điềm tĩnh thực sự cần thiết trong hoàn cảnh đó. Có được sự điềm tĩnh, suy nghĩ thấu
đáo, bạn sẽ nhìn nhận đúng nguyên nhân và tìm được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn
đề hay ít nhất cũng có thể giải tỏa căng thẳng theo cách tích cực nhất.
Tạo động lực thúc đẩy:
Để có được sự đam mê với công việc trước hết bạn phải xác định được mình thực sự muốn gì, lý
tưởng sống của bạn là gì. Hãy biết bỏ qua những giá trị danh nghĩa, hào nhoáng bề ngoài, bỏ qua
những giá trị vật chất trước mắt để tập trung vào giá trị cốt lõi, thực chất. Bạn phải đặt ra mục
tiêu cụ thể, rõ ràng và vừa sức để chỉ cần bạn nỗ lực là có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Cởi mở và chân thành:
Cuộc sống vốn nhiều màu sắc, mỗi người có một khả năng và tính cách khác nhau. Bạn nên cởi
mở suy nghĩ của mình và học cách chấp nhận sự đa dạng của tính cách, tôn trọng mọi người.
Trong điều kiện có thể, hãy nhiệt tình giúp đỡ người khác để họ cùng tiến bộ. Đừng chỉ nghĩ về
lợi ích cá nhân mà hãy quan tâm cả đến tâm tư, tình cảm của những người xung quanh. Để hiểu
người khác, để cảm thông hơn, cách tốt nhất hãy đặt mình vào địa vị người khác.
Mở rộng quan hệ xã hội:
Ai cũng có những lúc khó khăn cần sự giúp đỡ, và ai cũng có những mặt mạnh, mặt yếu khác
nhau. Hãy tạo cho mình một mạng lưới các mối quan hệ để có thể hỗ trợ, bổ xung cho nhau khi
cần thiết. Mở rộng quan hệ không phải theo cái nghĩa tiêu cực là lợi dụng nhau hay hiểu hạn hẹp
trong việc tạo ra các giá trị vật chất thông thường. Thông qua các mối quan hệ, ngoài việc hỗ trợ
nhau phát triển trong sự nghiệp mà còn có thể hỗ trợ nhau về mặt tinh thần như chia sẻ các niềm


vui, nỗi buồn trong cuộc sống, chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin hữu ích để nâng cao vốn

sống, nâng cao đời sống tinh thần.
Có thể tóm tắt:
Trung thực đánh giá bản thân, xác định mặt mạnh, mặt yếu, lý tưởng sống
Nhờ bạn bè và gia đình giúp bạn hiểu hơn về chính mình nếu cần
Thể hiện sự khiêm tốn cần thiết
Trò chuyện nhiều hơn
Hãy cười nhiều hơn, hài hước khi có thể
Chịu trách nhiệm với những hành động của mình
Tập thể dục thường xuyên
Tham gia các hoạt động thể thao, đặc biết các môn thể thao tập thể
Tham gia đội tình nguyện và công tác xã hội
Ghi nhật ký cảm xúc
Suy nghĩ cởi mở, tôn trọng tính cách của mọi người
Học cách lắng nghe để hiểu rõ những quan điểm hay những mối quan tâm của người khác
Hãy đặt mình vào địa vị người khác để suy nghĩ, đặc biệt khi có tranh cãi
Giữ thái độ điềm tĩnh, suy nghĩ thấu đáo, khách quan khi gặp khó khăn, trở ngại hay không vừa ý
Khi có cảm xúc bực tức, có thể giải tỏa theo hướng tích cực nhất như đi dạo, chia sẻ với người
bạn thân
Khi gặp vấn đề cần giải quyết, nên suy nghĩ theo hướng mở, tìm nhiều giải pháp cho một vấn đề
Đọc các sách về trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng xã hội
Tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quảy lý sự tức giận… nếu cần thiết



×