Ôn thi đường lối

16 781 5
Ôn thi đường lối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn thi đường lối

Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 1 Câu 1: Cuộc vận động thành lập Đảng (Sự kết hợp giữa 3 nhân tố hình thành): Đảng Cộng sản VN ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tháng 6 năm 1925, Hội VN cách mạng thanh niên (nòng cốt là Cộng sản Đoàn) thành lập, để huấn luyện cán bộ, trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở VN. Đây là tổ chức tiền than của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, công nhân đã tiến hành đấu tranh chống thực dân pháp áp bức, bóc lột, nhưng chủ yếu là đấu tranh kinh tế. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, do Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, gia cấp công nhân tăng lên mạnh mẽ. Phong trào công nhân có tổ chức hơn, những yêu sách về kinh tế đã gắn kết với khẩu hiệu chính trị. Lý luận cách mạng ngày càng được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa hai phong trào xích lại gần nhau, phong trào công nhân ngày cáng phát triển đến mức tự giác. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội, là sức mạnh vật chất của Đảng. Chỉ qua hoạt động của giai cấp công nhân, lý luận tiên tiến mới biến thành hiện thực sinh động. Được soi sáng bằng lý luận Mác-Lênin, phong trào công nhân mới có khả năng đấu tranh chính trị và giành được thắng lợi. Hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, sự phát triển bồng bột của phong trào công nhân đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội thanh niên – một hình thức tổ chức quá độ. Từ sự phân hóa của Hội thanh niên, đã ra đời hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929) và An Nam cộng sản Đảng (7-1969). Từ lực lượng yêu nước, các thành phần tiên tiến, xuất sắc tích cực tham gia vào tổ chức Đảng Cộng sản. Xét về phía công nhân, sự tham gia của phong trào công nhân cũng chính là sự tham gia của phong trào yêu nước vào việc thành lập Đảng, vì bản thân phong trào công nhân cũng là phong trào yêu nước. Điển hình cho sự chuyển hóa từ phong trào yêu nước thành phong trào cộng sản là tổ chức Tân Việt dẫn đến sự hình thành Đông Dương cộng sản liên đoàn (1-1930). Bản thân Hội thanh niên ban đầu cũng là một tổ chức yêu nước. Sự tác động giữa các yếu tố đã thúc đẩy lẫn nhau, đưa phong trào cách mạng VN không ngừng phát triển, dẫn đến điều kiện ra đời của Đảng đã chín mùi. NAQ đã chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập ĐCS VN (3-2-1930). Hội nghị thong qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân ngày thành lập Đảng. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 2 Câu 2: Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của NAQ cho việc thành lập ĐCSVN. Chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị Người viết sách báo tập trung lên án chủ nghĩa thực dân và thực dân Pháp, vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chúng, thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí phản khánh của các dân tộc thuộc địa. Trong những năm ở Pháp, Nga, TQ người vừa hoạt động tích cực vừa nghiên cứu lý luận học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước ĐB là CM tháng 10 Nga, và dần hình thành tư tưởng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Lý luận Mác-Lênin và tư tưởng HCM sẽ trở thành nền tản tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và là cơ sở cho hoạch định đường lối của Đảng về sau. Phác thảo đường lối cứu nước tập trung trong tác phẩm Đường cách mệnh, năm 1927. Nội dung cơ bản của tác phẩm: Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Xác định con đường đi lên của CM VN, lực lượng CM (công nông làm chủ và bầu bạn là các giai cấp yêu nước khác), mục tiêu CM (quyền lực thuộc về nhân dân). Mối quan hệ giữa CM chính quốc và CM thuộc địa. Đoàn kết quốc tế, đặt CM VN là 1 bộ phận của CM thế giới. Xác định CM muốn thắng lợi trước hết phải có ĐCS lãnh đạo (phải vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin). Tư tưởng của NAQ được truyền bá vào VN đầu thế kỷ XX, hướng các phong trào theo CM vô sản, dẫn đến sự ra đời của ĐCS VN. Chuẩn bị về mặt tổ chức NAQ cùng một số nhà CM ở các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921), nhằm tập hợp lực lượng chống trả thực dân. NAQ cùng những nhà lãnh đạo CM TQ, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1924) Tháng 6 năm 1925, Hội VN cách mạng thanh niên (nòng cốt là Cộng sản Đoàn) thành lập, để huấn luyện cán bộ, trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở VN. Đây là tổ chức tiền than của Đảng. ð Hội VN CM thanh niên và tác phẩm Đường cách mệnh đã trực tiếp chuẩn bị vee62 chính trị, tư tưởng và tồ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam, dẫn đến sự ra đời các tổ chức CS: Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929), An Nam cộng sản Đảng (7-1969) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (1-1930). NAQ đã chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập ĐCS VN (3-2-1930). Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân ngày thành lập Đảng. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 3 Ý nghĩa sự ra đời của Đảng (use câu 1+2) Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặc lịch sử vĩ đại của nước ta, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo CM đầu thế kỷ XX ở VN. Nó chứng tỏ giai cấp Công nhân VN đã hoàn toàn trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM. Đảng ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trính phát triển của CM VM. Đây chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của CMVN. Đảng ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc, dân chủ, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng ra đời trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố giai cấp, dân tộc, quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp cho CM thắng lợi. HỌC PHẦN SỐ TC LỚP HỌC PHẦN NGÀY GIỜ PHÒNG THINHỮNG NLCB CỦA CN M-L (2-2) 1 ML007_2_25KT_2_T01 6/21/2010 13g00 A002, A003TOÁN CAO CẤP (2) 2 MA001_4_25KT_2_T01 6/23/2010 13g00 A002, A003KINH TẾ VI MÔ 3 EC002_1_25KT_2_T01 6/25/2010 09g30 A103, A104TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 ML005_1_25KT_2_T01 6/28/2010 13g00 A002, A003LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ 3 EC005_25KT_2_T03 6/30/2010 09g30 A101, A102ĐƯỜNG LỐI CM CỦA ĐCS VN 3 ML006_25KT_2_T01 7/2/2010 13g00 A002, A003LT XÁC SUẤT & TK TOÁN 3 MA002_1_25KT_2_T01 7/7/2010 13g00 A002, A003, A004KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KD 2 MG001_1_25KT_2_T01 7/14/2010 13g00 A002, A003 Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 4 Câu 3: Cương lĩnh của Đảng – 1930 Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCS VN thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân ngày thành lập Đảng. Đây là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta. Cương lĩnh có những nội dung cơ bản sau: Về phương hướng và mục tiêu CMVN: Đảng “chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công – nông – binh , thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ quản lý, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc phong kiến làm của công và chia cho dân cày nghèo. Về lực lượng CM: Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông. Đảng phải thu phục cho được công – nông và làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo CM, đồng thời phải tranh thủ liên lạc với các tầng lớp: tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phía vô sản. Lợi dụng bộ phận phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản VN chưa rõ mặt phản động. Bộ phận nào rõ mặt phản động phải đánh đổ. Trong khi thực hiện sự liên lạc tạm thời với các giai cấp, tầng lớp khác không được thỏa hiệp giai cấp. Về đoàn kết QT: Cương lĩnh khẳng định: CMVN là một bộ phận của CM thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản thế giới. Về Đảng: Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của CM. Những nội dung trrong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển CMVN. Tinh thần cơ bản của nó là đoàn kết toàn dân, chống đế quốc Pháp thống trị, giành độc lập, hướng tới xã hội cộng sản. Tuy nhiên sự phát triển ngày càng cao của CM đòi hỏi Đảng phải có một Cương lĩnh đầy đủ, toàn diện hơn. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 5 Câu 4: Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lực của Đảng Giai đoạn 1939-1945 • Hoàn cảnh lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp đã tham chiến. Ở Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị thời chiến. Mùa thu 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. Thực dân Pháp từng bước đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Pháp Nhật câu kết nhau, bóc lột nhân dân Đông Dương nặng nề => mâu thuẩn sâu sắc và căng thẳng. Trước sự biến động lớn đó,Đảng đã kịp thời điều chỉnh chiến lược, định ra chủ trương , chính sách mới phù hợp tình hình mới. • Nội dung chuyển hướng Đảng rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn. Hội nghị BCH TW Đảng lần VI (11-1939) và lần VIII (5-1941) đã chủ trương điều chỉnh chiến lược “ CM TS dân quyền”. Nội dung chủ yếu như sau: X/đ tính chất CM ĐDương lúc này là dân tộc giải phóng. Tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của CM là đánh đổ đeế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc, vì chiến tranh đã thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội lên đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết. Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm lúc bấy giờ là bọn đế quốc và tay sai phản bội dân tộc. => Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước mắt của Đảng ta. Nhiệm vụ dân chủ - ruộng đất tạm gác lại, chỉ gải quyết có mức độ để tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thống nhất lực lượng CM, ko phân biệt giai cấp, ai có lòng yêu nước thương nòi đều tổ chức vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Đảng quyết định thay thế “Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương” thành “Mặt trận VN độc lập đồng minh” gọi tắc là Việt Minh, các tổ chức quần chúng củ mặt trận đều lấy tên là cứu quốc. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ĐDương. Mỗi dân tộc ở ĐDương sẽ phải tự giành lấy độc lập, tự do và trên cơ sở đã độc lập, tự do mà tự quyết vấn đề ở lại, hay tách ra khỏi liên ban ĐDương. Ở Lào thành lập “Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh”, ở Campuchiaa thành lập “Cao Miên độc lập đồng minh” để tiến hành cuộc giải phóng dân tộc ở mỗi nước. Sau đó lập ra “Đông Dương độc lập đồng minh”. Về thể chế chính trị, sau khi giành độc lập sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước VN dân chủ cộng hòa, quy định quốc kì, quốc ca. Chuyển hướng hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh: từ đấu tranh chính trị công khai sang đấu tranh bí mật, bất hợp pháp; ra sức chuẩn bị lực lượng CM; chuẩn bị khởi nghĩa vũ Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 6 trang giành chính quyền là nhiệm vụ hàng ngày của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị dự báo thời cơ khởi nghĩa. Phải đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. • Ý nghĩa của sự chuyển hướng Phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân và các dân tộc ĐDương, có khả năng phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bật của Đảng về nghệ thuật hoạch định đường lối chính trị, mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ dân tộc, dân chủ đã được nhận thức và giải quyết hoàn toàn thỏa đáng. Đây là sự khẳng định, kế thừa, phát triển lên một bước mới TTHCM về con đường giải phóng dân tộc. TTHCM cũng đã được xác lập và trở thành ngọn cờ tư tưởng của Đảng, của CMVN. Sự điều chỉnh chiến lược đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động của phong trào dân tộc, trực tiếp quyết định thắng lợi của CM tháng 8 -1945. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 7 Câu 5: Tính chất, phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp Tháng 11-1946, Pháp nổ sung chiếm đóng một số địa điểm ở nước ta, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô. Mệnh lệnh khánh chiến được phát đi, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ sung. Chủ tịch HCM ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”(19-12-1946), TW Đảng đã ra chỉ thị “toàn dân kháng chiến” (22-12). Hai văn kiện trên đã chỉ ra những tư tưởng cơ bản đặt nền móng cho đường lối kháng chiến. Những tư tưởng và nội dung cơ bản đó được đồng chí Trường Chinh phát triển đầy đủ trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (cuối 1947). Đường lối đó được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng (2-1951) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn. Đối tượng, mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh: “Kẻ thù chính là bọn thực dân phản động pháp đang dùng vũ khí cướp lại nước ta”. Xác định chính xác đối tượng chủ yếu của cuộc kháng là vấn đề chiến lược cực kỳ quan trọng, nhằm tập trung mũi nhọn để tiêu diệt chúng, đoàn kết mọi lực lượng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ ngoài ngước để cô lập kẻ thù. Mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập, tự do, thống nhất thật sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Tính chất của cuộc kháng chiến là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất “toàn dân, toàn diện và lâu dài”. “Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới. Quán triệt mục đích, tính chất của cuộc kháng chiến, Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến, chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệt Mỹ là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; là đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta. Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dt. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước”. Thực hiện mỗi người dân là một chiền sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, phát động toàn dân tham gia kháng chiến bằng nhiều biện pháp đa dạng, phong phú và phù hợp, chăm lo thực hành những cải cách dân chủ, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 8 Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, qsự, ktế, văn hóa, ngoại giao. + Về chính trị: đảng ta nhấn mạnh vấn đề xây dựng khối toàn dân đoàn kết. Trong suốt cuộc kháng chiến, đảng ta đã ra sức củng cố khối liên minh công, nông và trí thức, không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Đảng đặc biệt chăm lo củng cố và xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa, thường xuyên kiện toàn bộ máy kháng chiến từ trung ương đến địa phương; kiên quyết trấn áp bọn phản cm và đẩy mạnh đấu trnah chính trị ở cả thành thị và nông thôn. + Về quân sự: đảng đã chăm lo vũ trang toàn dân, xd llvt nhân dân, xđ đánh lâu dài làm phương châm chiến lược, quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, kết hợp đánh địch cả bằng chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, cả bằng quân sự, chính trị và binh vận. Phải xd cho được ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược: nông thôn, đô thị và miền núi. + Về kinh tế, ta vừa phải phá kinh tế địch, vừa xd kinh tế của ta, giảm tức, cải cách ruộng đất, xây dựng nền kt của ta trong thời chiến. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, xây dựng nền kt tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ kháng chiến với kiến quốc. + Về văn hóa: ta vừa chống lại văn hóa nô dịch của địch, vừa xd nền văn hóa mới ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. + Về ngoại giao: đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân pháp hiểu và ủng hộ cuộc khán chiến của nhân dân ta. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp để đánh thắng thực dân pháp xâm lược và cũng chính trong lòng cuộc kháng chiến, chế độ dân chủ nhân dân được xd và củng cố. Kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính: Trong các văn kiện nói trên, đảng ta cũng chỉ ra rằng phương châm của cuộc kháng chiến là: kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch. Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thức dân pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đường lối đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biên scủa chủ nghĩa M-L về CM bạo lực, về chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đường lối kháng chiến trải qua thực tiễn chiến đấu được phát triển và hoàn chỉnh, là nguyên nhân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 9 Câu 6: Nghị quyết TW 15 (1.1959) và Nghị quyết Đại hội III (9.1960) và vai trò của 2 nghị quyết này đối với sự phát triển của phong trào CM miền Nam. v Nghị quyết TW 15 (1.1959) Hoàn cảnh: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, ở miền Nam đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm chủ trương phá hoại hiệp định, chia cắt đất nước lâu dài, thực hiện đàn áp khủng bố dã man nhân dân. Trước tình hình đó T1-1959 BCH TW Đảng lần thứ 15 đã họp. Nghị quyết chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của CM là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến hoàn thành CM dân tộc dân chủ ở miền Nam. Xác định rõ con đường phát triển cơ bản của CMVN ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu. PP dấu tranh: kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đỗ chính quyền chính trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam. BCH TW cũng nêu rõ đế quốc Mỹ là ĐQ hiếu chiến cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc khởi nghĩa vũ trang lâu dài và thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về ta. BCH TW cũng nêu rõ cần tăng cường công tác mặt trận để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, củng cố và xây dựng Đảng bộ miền Nam thật mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo CM miền Nam. v Nghị quyết Đại hội III (9.1960) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng đã họp tại thủ đô HN từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960, có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. Gần 20 đoàn đại biểu các đảng anh em trên TG đã tới dự. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình TG và trong nước. Đại hội đã xác định đường lối chiến lược chung của CMVN trong giai đoạn mới là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vừng hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền bắc, đồng thời đẩy mạnh cm dt dân chủ nhân dân ở miền nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở đông nam châu á và tg”. Như vậy hai miền có 2 chiến lược cách mạng khác nhau: Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 10 + Miền bắc, tiến hành cách mạng XHCN, xây dựng miền bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. + Miền nam, tiếp tục cách mạng dt dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của ĐQ mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Đại hội xác định: hai chiến lược đó có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy lẫn nhau, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của CMVN là thực hiện 1 nước VN hòa bình, độc lập,thống nhất, dân chủ và giầu manh, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với ĐQ mỹ và bọn tay sai của chúng. Đại hội cũng đã chỉ rõ vị trí nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền: + Nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà, vì miền Bắc XHCN vững mạnh sẽ là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước. + Nhiệm vụ cách mạng dt dân chủ nhân dân ở miền nam có vị rất quan trọng, nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của ĐQ mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dt dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội đã thông qua những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (50-65). Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành TW mới gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Đồng chí HCM được bầu làm CHủ tịch đảng và đồng chí Lê duẩn được bầu làm bí thư thứ nhất ban chấp hành TW đảng. Hạn chế của đại hội 3 là chưa có dự kiến về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. v Vai trò của 2 nghị quyết này đối với sự phát triển của phong trào CM miền Nam. Hội nghị TW 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, làm dấy lên cao trào “đồng khởi” ở Miền Nam, mở ra bước phát triển mới, chuyển CM miền Nam sang một thời kỳ phát triển nhảy vọt. Có ý nghĩa lịch sử to lớn chẳng những đáp ứng nhu cầu lịch sử, mở đường cho CM miền Nam tiến lên mà còn thể hiện rõ bản lĩnh CM độc lập tự chủ, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong những năm tháng khó khăn của CM. Đại hội đảng toàn quốc lần thứ III có ý nghĩa ls rất to lớn, là đại hội xác định CMVN tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng, đại hội xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. [...]... tưởng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Lý luận Mác-Lênin và tư tưởng HCM sẽ trở thành nền tản tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và là cơ sở cho hoạch định đường lối của Đảng về sau. Phác thảo đường lối cứu nước tập trung trong tác phẩm Đường cách mệnh, năm 1927. Nội dung cơ bản của tác phẩm: Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Xác định con đường đi lên... kinh tế thị trường và tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.Muốn cạnh tranh thành công trong tương lai, Việt Nam không chỉ chạy mà phải chạy nhanh hơn các đối thủ, tức là phải mở cửa, cải thi n môi trường đầu tư và kinh doanh hơn nữa Biên Soạn: Lê Trần Hải Dương – ĐH25KT03 Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 6 trang giành chính quyền là nhiệm vụ hàng ngày của toàn Đảng, toàn... đến khả năng cạnh tranh Nhà nước vẫn trực tiếp tham gia nhiều vào hoạt động đầu tư, kinh doanh và can thi p chưa hợp lý vào nhiều hoạt động kinh tế khác. Mặc khác, Việt Nam lại buông lỏng quản lý nhà nước ở một số linh vực cần thi t. Trong kinh tế, vai trò của nhà nước đầu tư phát triển hay can thi p hành chính vẫn chưa được kết luận xác đáng. Với những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới Việt...Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 3 Ý nghĩa sự ra đời của Đảng (use câu 1+2) Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặc lịch sử vĩ đại của nước ta, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo CM đầu thế kỷ XX ở VN. Nó chứng tỏ giai cấp Cơng nhân VN đã hoàn toàn trưởng thành... me Đường lối CM của Đảng SC VN 16 Tuy nhiên, khi nói về con đường tương lai của Việt Nam và làm thế nào để duy trì đà thành cơng của mình, các ý kiến đều cho rằng thách thức đối với Việt Nam là hết sức gay gắt. Bởi vì điểm xuất phát của Việt Nam thấp; các nền kinh tế trong khu vực cải cách nhanh hơn như Singapore, Malaysia, Hồng Kông;... chủ động sáng tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới. Bốn là, Phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Năm là, Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hồn thi n nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền... Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bật của Đảng về nghệ thuật hoạch định đường lối chính trị, mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ dân tộc, dân chủ đã được nhận thức và giải quyết hoàn toàn thỏa đáng. Đây là sự khẳng định, kế thừa, phát triển lên một bước mới TTHCM về con đường giải phóng dân tộc. TTHCM cũng đã được xác lập và trở thành ngọn cờ tư tưởng của Đảng, của CMVN.... Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng SC VN 14 Câu 8: Tổng kết 20 năm đổi mới, thành tựu và bài học. Liên hệ thực tiễn địa phương và bản thân. v Những thành tựu Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992-1997 tăng bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm. Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%. Nông nghiệp... Thái Lan… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1924) Tháng 6 năm 1925, Hội VN cách mạng thanh niên (nòng cốt là Cộng sản Đoàn) thành lập, để huấn luyện cán bộ, trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở VN. Đây là tổ chức tiền than của Đảng. ð Hội VN CM thanh niên và tác phẩm Đường cách mệnh đã trực tiếp chuẩn bị vee62 chính trị, tư... tổ chức CS: Đông Dương cộng sản Đảng (6-1929), An Nam cộng sản Đảng (7-1969) và Đơng Dương cộng sản liên đồn (1-1930). NAQ đã chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập ĐCS VN (3-2- 1930). Hội nghị thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân ngày thành lập Đảng. Biên Soạn: I’m me Đường lối CM của Đảng . của Đảng và là cơ sở cho hoạch định đường lối của Đảng về sau. Phác thảo đường lối cứu nước tập trung trong tác phẩm Đường cách mệnh, năm 1927. Nội dung. bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông. Đảng phải thu phục cho được công – nông và làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo CM, đồng thời phải

Ngày đăng: 22/08/2012, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan