Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

www.tinhgiac.com CÁC HOẠT ĐÔNG NHÂN ĐẠO TÍCH CỰC THAM GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.94 KB, 6 trang )

CHỦ ĐỀ:
CÁC HOẠT ĐÔNG NHÂN ĐẠO TÍCH CỰC THAM GIA

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa, tác dụng của hoạt động nhân đạo.
- Nêu được các mô hình hoạt động nhân đạo của học sinh.
2.Thái độ:
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
3. Kỹ năng sống:
Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm nhân đạo mà mỗi người cần
thực hiện.
II. THÔNG ĐIỆP:
Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có những phẩm chất đáng quý như khiêm tốn, vị tha,
tự tin, nghị lực…. Và một trong những phẩm chất tạo nên giá trị cao đẹp trong mỗi con
người là lòng nhân ái.
Đó chính là tình yêu thương chân thành, cách sống có tình, có nghĩa, sẵn sàng sẻ
chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn. Trong cuộc sống, ta rất dễ bắt gặp
biểu hiện của lòng nhân ái, tinh thần nhân đạo. Còn gì cao quý hơn khi một cô bé sẵn
sàng quyên góp số tiền dành dụm mấy tháng trời để giúp đỡ đồng bào miền Trung gặp
bão lụt. Hay một đứa bé qua khỏi cơn nguy kịch của căn bệnh tim bẩm sinh nhờ đóng góp
của bà con hàng xóm.
Lòng nhân ái chính là một nét phẩm chất đáng trân trọng của mỗi con người. Cuộc
sống không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có những khó khăn, trắc
trở. Chính trong những hoàn cảnh tưởng chừng không thể vượt qua được, lòng nhân ái đã
tạo nên một nguồn sức mạnh, động lực to lớn giúp ta vững tin vượt qua những khó khăn,
thử thách. Chính lòng nhân ái đã làm cho tâm hồn và trái tim ta được rộng mở. Nhờ đó, ta
sẽ thật sự cảm thông, đồng cảm trước những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
1



Hiểu được giá trị đích thực của lòng nhân ái, mỗi chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ nhau
nhiều hơn để cuộc sống này mãi mãi ấm áp tình người.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Máy chiếu, hình ảnh, video về một số hoạt động nhân đạo.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động nhân đạo.
a) Mục tiêu: Học sinh biết thêm về các hoạt động nhân đạo và ý nghĩa của nó đối với
cộng đồng.
b) Cách tiến hành:
Làm việc nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1/. Hoạt động nhân đạo là gì ? Hãy liệt kê một số hoạt động nhân đạo mà em biết ?
2/. Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động nhân đạo ?
3/. Có ý kiến cho rằng:“Điều quan trọng nhất khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo
là để mọi người khỏi chê mình ích kỉ ?”. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên ?
c) Kết luận:
1/. HĐNĐ là những việc làm tốt đẹp nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.
* Những hoạt động nhân đạo: Quyên góp ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, ủng hộ học sinh
nghèo hiếu học, thăm hỏi và chăm sóc những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa…
2/. Ý nghĩa hoạt động nhân đạo: HĐNĐ có tác dụng kích thích lòng nhân ái vị tha,
truyền thống thương yêu giúp đỡ lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách”, từ đó có ý thức xã hội,
ý thức cộng đồng, tính nhân đạo, lòng vị tha được rèn luyện một cách thực tế thông qua
các HĐNĐ từ thiện mà các em đã tham gia.
3/. HS thảo luận và trả lời theo ý kiến riêng.
*Trò chơi: “Đoán ý đồng đội”
Hoạt động 2: Vở kịch: “Tờ 50 nghìn ?”
a) Mục tiêu: Học sinh được trải nghiệm cách xử lý tình huống giúp đỡ bạn có hoàn cảnh
khó khăn.
b)Cách tiến hành: đóng kịch, nêu câu hỏi cho học sinh giải quyết.
2



Kịch bản:
Có tiếng chuông báo giờ vào học, học sinh lớp 5D lần lượt xếp hàng trật tự vào
lớp, duy chỉ có An là đứng cách xa các bạn nhất, mặt buồn rười rượi. An là một học sinh
nghèo, hiếu học, Bố em bỏ đi khi mẹ em vừa sinh em ra vì hoàn cảnh nghèo khổ. Thời
gian sau, em sống bên bà ngoại, còn mẹ em thì làm nhiều nghề như bán chè, làm mướn và
đôi lúc đi phụ hồ để nuôi em ăn học và gánh phần trách nhiệm với ngoại em. Khi An nghỉ
hè lớp 4 thì bà mất, mẹ của An càng vất vả hơn để kiếm sống và làm đám tang cho bà nên
đổ bệnh ngay khi ngày tựu trường của An đã cận kề. Do đó, đến lúc vào học An không có
đủ sách vở như bao bạn khác. An chỉ có bộ đồng phục cũ từ năm trước, tập học là phần
thưởng học sinh giỏi của năm rồi để lại.
Hôm nay, tiết học đầu là môn Tập đọc Cô giáo sau khi đi một vòng lớp thì gọi
Bình đứng lên (Bình là một học sinh trung bình, là con trong một gia đình khá giả có
nhiều đóng góp cho việc xây dựng của nhà trường).
Cô giáo: Sau hôm nay học Tập đọc mà con lại không mang theo sách?
Bình (thản nhiên đáp): Thưa Cô, con không có thời khoá biểu ạ!
Cả lớp cười rần, vì thời khóa biểu được dán trên lớp và được phát vào ngày sinh hoạt đầu
khóa cho mỗi bạn, gần một tuần nay mà Bình bảo không biết.
Cô giáo (Chau mày): Sự thật là thời khóa biểu đã có lâu rồi, các bạn, Cô và con đều biết
vậy. Sao con lại nói dối?
Vì tối hôm trước Bình mãi chơi mà quên soạn tập, sợ Cô la nên nói dối. Nhưng sợ mất
mặt với bạn bè Bình cãi cố.
Bình: Con không có thật mà Cô! Nhỏ An cũng có đem sách đâu mà Cô chỉ la mỗi con.
Vì đã có liên hệ với gia đình An từ lâu, hiểu được hoàn cảnh của An, nên Cô bình tĩnh đáp
Cô giáo: An là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đang được nhà trường tìm
cách giúp đỡ. Còn con có nhiều điều kiện tốt để học tập sao lại không chịu phát huy. Từ
đây về sau con không được gọi bạn như thế, phải gọi là bạn An hay với bạn nào khác
cũng phải lễ độ, biết không Bình?
Bình (giận dữ): Rõ ràng là cô thiên vị. Con sẽ về nói với ba mẹ là cô ghét con.
Cô giận quá phạt Bình viết tự kiểm

Kết thúc giờ chơi Bình bổng la lớn:
3


Bình: Tiền của tôi đâu mất rồi? ( Bình chạy thẳng tới chỗ An ngồi )
Nãy giờ mày ở trong lớp phải không?
An: Ừ, tôi ở đây đọc sách.
Bình: Vậy là chỉ có mày ăn cắp tiền của tao thôi. Trả cho tao! Nhanh! - Bình quả quyết
An: Tôi không ăn cắp tiền của Bình.
Cô giáo (bước vào): Các con làm gì đó?
Bình: Dạ, Nó ăn cắp tiền của con.
An: Cô, con không có ăn cắp tiền của bạn.
Cô giáo: Con kiếm kĩ chưa Bình? Con có bằng chứng không mà nói bạn như vậy ?
Bình: Dạ… không! Nhưng mà chỉ có nó trong lớp nảy giờ thôi à! Nó hỏng lấy thì ai lấy,
vả lại cô nói nó nghèo lắm mà, vậy chỉ có thể là nó thôi. Cô không tin thì xét cặp nó đi,
Con mất tờ 50 ngàn hồi sáng mẹ cho con mua đồ chơi đó.
Cô giáo: Các con ngồi xuống học đi. Chuyện này cuối giờ cô sẽ giải quyết.
Bình (giật lấy cặp và lục thấy rõ ràng một tờ 50 ngàn và đưa lên cao): Cô thấy chưa?
Tiền của con nè. Nó lấy tiền của con đó.
An (thẫn thờ): Đó là tiền bán vé số của tôi mà.
Bình (Bình hét vào mặt An): Đừng có sạo mày?
Cô giáo: Được rồi. Các con học tiếp đi. Cô để tiền ở đây. Cuối giờ cô sẽ tìm hiểu và giải
quyết chuyện này.
Cả lớp bàn tán xôn xao…
An ôm cặp, nước mắt giàn giụa chạy ra khỏi lớp.
Cô giáo nhờ giáo viên phòng bên ổn định lớp rồi chạy theo An nhưng vẫn không đuổi kịp,
Cô đành quay lại lớp.
Gần cuối buổi học Bình giật mình phát hiện tờ 50 ngàn kẹp trong bìa sách. Hoá ra, ban
sáng sau khi năn nỉ mẹ mua cho quyển truyện Bình xin thêm tiền để mua đồ chơi thì em
lại kẹp thẳng tờ 50 ngàn vào sách mà quên mất.

Cuối buổi học Bình lên gặp Cô giáo và nói:
Bình: Con đã đổ lỗi oan cho An, Con muốn đến nhà để xin lỗi bạn ấy, Cô có thể đi với
con được không?
Cô giáo: Ừ, con có lỗi mà biết nhận lỗi vậy là tốt rồi. Cô sẽ đi với con.
4


Khi bước đến cửa nhà An, Bình đưa mắt nhìn xung quanh, ngôi nhà thật đơn sơ không có
vật gì đáng giá, mái nhà thì dột nát, trên chiếc giường cũ kỉ ở góc nhà dường như mẹ An
đang nằm. Cô và Bình bước đến.
Bình: Con chào Bác ạ!
Sau khi Cô giáo kể lại đầu đuôi câu chuyện mẹ An vội vàng đáp: “Bé An nhà tôi không
phải là đứa như vậy, tuy nghèo nhưng nó chưa từng lấy một món đồ gì của ai. Kể từ lúc
tôi bệnh An mỗi ngày phải đi bán vé số, những ngày nghỉ học thì đi bán báo để kiếm tiền.
Tôi bây giờ sống bằng tiền kiếm được của An và sự giúp đỡ của hàng xóm.
Bình (vẻ xúc động): An đâu hả Bác?
Mẹ An: Bé An đi bán chưa về, chắc tí nữa là nó về ngay à.
Bất ngờ, An về tới gặp Cô giáo và Bình:
An: Em chào cô! Mẹ ơi con không có làm như vậy đâu…
Mẹ An: Ừ, mẹ biết chuyện hết rồi. Con của mẹ ngoan lắm, không có làm chuyện gì xấu
đâu. Cô giáo đã kể hết cho mẹ nghe rồi, đó chỉ là một chuyện hiểu lầm thôi. Con đừng
buồn nữa.
Bình cũng xin lỗi An và cả hai nắm tay nhau làm hòa…
c) Kết luận: Khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta nên tìm hiểu để kịp thời chia
sẻ, cảm thông và giúp đỡ họ.
Hoạt động 3: Vận dụng ứng xử tình huống.
a) Mục tiêu:
Giúp cho các em gắn với thực tiễn của cuộc sống, gần gũi với con người và môi
trường xung quanh, đồng thời hình thành ý thức tích cực xây dựng, cải tạo xã hội đồng
thời góp phần mạnh mẽ tác động vào việc hình thành nhân cách của con người mới cho

các em.
b. Cách tiến hành:
*Trò chơi: “Những bông hoa nhỏ”.
Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm sẽ chọn câu hỏi thảo luận rồi trình bày trước lớp.
Em hãy cùng với các bạn thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống sau:
1. Nếu trong lớp em có bạn khuyết tật.
2. Nếu gần nơi em ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa.
5


3. Nếu trường em có tổ chức buổi quyên góp ủng hộ các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt.
4. Nếu gặp cụ già ăn xin trên đường phố, em muốn giúp đỡ cụ nhưng không mang theo
tiền.
5. Nếu em đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do bị ảnh hưởng chất
độc màu da cam.
c. Kết luận:
- Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm cần thiết.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của người khác để tìm cách giúp đỡ.
- Hỗ trợ về tinh thần và vật chất đối với những người gặp khó khăn tùy vào khả năng của
mình.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo mọi nơi mọi lúc.
*Trò chơi: “Họa sĩ tí hon”
Tổng kết:
1. Người học trả lời câu hỏi:
- Những thông điệp nào được rút ra từ chủ đề này ?
- Những kĩ năng sống nào được sử dụng trong chủ đề này ?
2. Người tổ chức chốt lại.
2.1 Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này.
Trong cuộc sống có rất nhiều số phận bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn rất cần
được giúp đỡ.Vì vậy chúng ta nên tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo để giúp đỡ

họ vượt qua khó khăn tiến đến cuộc sống tốt đẹp, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc.
2.2 Những kĩ năng sống đã vận dụng và hình thành qua chủ đề.
- Giao tiếp trong thảo luận nhóm.
- Hợp tác trong thảo luận nhóm.
- Suy nghĩ tích cực .
- Biết giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn.

6



×