Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án dong dien trong chat khi tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.23 KB, 4 trang )

Tuần: 16

Ngày soạn: 07/11/2017

TT: 29
BÀI 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được chất khí là môi trường cách điện.
- Biết được thí nghiệm phát hiện và nhận biết dòng điện trong chất khí.
- Hiểu được bản chất dòng điện trong chất khí.
- Biết được định nghĩa về tác nhận ion hóa và quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí.
- Hiểu được sự ion hóa của chất khí.
2. Kỹ năng:
- Thực hành và quan sát thí nghiệm.
- Phân tích kết quả thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm để làm các thí nghiệm.
2. Học sinh: Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng các điện tích chuyển động có hướng.
III. Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thực hiện thí nghiệm (hoặc quan sát video).
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới: (38 phút)
Hoạt động 1: Đặt vấn đề ( 8 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- GV cho HS quan sát một mạch - HS trả lời câu hỏi của GV: đoạn Chất khí là môi trường cách
điện bị đứt một đoạn dây: Tại sao mạch bị hở, dây dẫn điện bị đứt.
điện
đèn trong mạch không sáng?


Chất khí không dẫn điện vì các
phân tử khí đều ở trạng thái trung
=> khi dây dẫn điện bị dứt thì sẽ
hoà điện, do đó trong chất khí
không còn dòng điện chạy trong
không có các hạt tải điện.
mạch nữa vì có một lớp không khí
giữa hai đầu dây điện này ngăn
cản không cho dòng điện chạy
qua. Vậy không khí có cách điện + Có.
không?
+ Tại sao không khí nói riêng và + vì các nguyên tử khí đều ở trạng
các chất khí nói chung lại cách thái trung hòa điện, trong chất khí
điện được?
không có hạt tải điện.
=> Chúng ta kết luận được chất
khí là môi trường cách điện.
- GV đặt vấn đề mâu thuẫn:
- HS tham gia cùng GV:


+ Mời HS tham gia một trò chơi
nhỏ: nghe nhạc đoán bài hát và
dụng cụ chơi nhạc.
+ Tia lửa điện để chơi nhạc là một
sản phẩm do con người tạo ra.
Ngoài ra, trong tự nhiện cũng có
tia lửa điện, đó là sét. Tia lửa điện
hay sét đều là dòng điện khi chạy
trong chất khí, tuy nhiên chúng ta

mới chứng minh là chất khí là môi
trường cách điện. Vậy dòng điện
chạy trong chất khí như thế nào?
Điều kiện nào để có dòng điện
này? Những vấn đề đó sẽ được
tìm hiểu trong tiết học ngày hôm
nay: DÒNG ĐIỆN TRONG
CHẤT KHÍ.

+ HS đoán bài hát: Gang Nam
style: dụng cụ chơi nhạc là tia lửa
điện.

- HS nhận biết vấn đề:
+ không khí truyền điện.
+ HS đưa ra các ý kiến về câu hỏi
này.

Hoạt động 2: Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường ( 12 phút)
Hoạt động của giáo viên
- GV cho HS quan sát một trái
bóng bay bị tích điện đặt gần mái
tóc: bóng bay có hút tóc không?
Vì sao?
+ Để một thời gian, bóng bay còn
hút tóc không? Vì sao?
+ Các điện tích trong bóng bay đã
đi đâu?
+ Vậy không khí có truyền điện
không?

=> Chúng ta vừa làm một thí
nghiệm nhỏ để chứng minh rằng
Không khí cũng sẽ truyền được
điện. Bây giờ các em sẽ cùng
quan sát một thí nghiệm để phát
hiện dòng điện qua chất khí thông
qua video sau.

Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- HS quan sát và trả lời câu hỏi Sự dẫn điện trong chất khí
của GV:
trong điều kiện thường
+ có vì bóng bay bị nhiễm điện.
Thí nghiệm cho thấy:
+ Trong chất khí cũng có nhưng
+ không còn hút được nhiều nữa rất ít các hạt tải điện.
vì bóng bay mất dần điện tích.
+ Khi dùng ngọn đèn ga để đốt
+ phát tán ra không khí.
nóng chất khí hoặc chiếu vào chất
khí chùm bức xạ tử ngoại thì trong
+ không khí đã truyền điện từ chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
bóng bay ra các vật khác.
Khi đó chất khí có khả năng dẫn
điện.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm,
HS trả lời các câu hỏi trong phiếu
học tập 1 vào bảng nhóm (theo kỹ

thuận khăn trải bàn). Sau đó nhóm
thảo luận và đưa ra ý kiến chung
về vấn đề: chất khí dẫn điện trong
điều kiện như thế nào?
- GV yêu cầu một nhóm HS lên
trình bày bài làm của nhóm mình.
- GV nhận xét và sửa bài của các
nhóm.

- HS quan sát thí nghiệm.
Trả lời các nhân các câu hỏi trong
phiếu học tập 1(3 phút). Thảo luận
nhóm trả lời chung (2 phút)

- HS trình bày bài nhóm.
- HS ghi nhận nhận xét và kiến
thức trong phần này.


Hoạt động 3: Bản chất của dòng điện trong chất khí (18 phút)
Hoạt động của giáo viên
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu khái
niệm: tác nhân ion hóa và sự ion
hóa chất khí
- GV cho HS quan sát video: hoạt
động đôi, thảo luận:
+ Quá trình ion hóa chất khí diễn
ra như thế nào?
+ Hãy trình bày hiện tượng xảy ra
đối với khối khí đã bị ion hoá khi

chưa có và khi có điện trường.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS lên trình
bày phần đã thảo luận.
- GV đặt câu hỏi cho HS: bản chất
của dòng điện trong chất khí là gì?
- GV dẫn dắt HS đến khái niệm:
dẫn điện không tự lực:
+ Nếu mất tác nhân ion hoá, chất
khí có còn dẫn điện nữa ko? Vì
sao?
- GV giới thiệu đường đặc trưng V
– A của dòng điện trong chất khí.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận
và trả lời câu C3.

Hoạt động của học sinh
- HS tham gia trả lời câu hỏi.

Nội dung bài học
*Bản chất dòng điện trong chất
khí
1. Sự ion hoá chất khí và tác
- HS thảo luận cặp để mô tả quá nhân ion hoá
trình ion hóa và quá trình dẫn điện Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn
của chất khí.
thuỷ ngân trong thí nghiệm trên
được gọi là tác nhân ion hoá. Tác
nhân ion hoá đã ion hoá các phân
tử khí thành các ion dương, ion
âm và các electron tự do.

- HS lên trình bày ý kiến đã thảo
Dòng điện trong chất khí là dòng
luận.
chuyển dời có hướng của các ion
dương theo chiều điện trường và
các electron và ion âm ngược
- HS ghi nhận kiến thức.
chiều điện trường.
Khi mất tác nhân ion hóa, các
ion dương, ion âm, và electron
trao đổi điện tích với nhau hoặc
với điện cực để trở thành các phân
tử khí trung hoà, nên chất khí trở
thành không dẫn điện,
- HS thảo luận và trả lời câu C3:
khi mọi electron và ion khí sinh ra 2. Quá trình dẫn điện không tự
do tác nhân ion hoá đều đến điện lực của chất khí
cực, không bị tái hợp nhau ở dọc
Quá trình dẫn điện của chất khí
đường và không có quá trình nhân nhờ có tác nhân ion hoá gọi là quá
số hạt tải điện.
trình dẫn điện không tự lực. Nó
chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện
trong khối khí giữa hai bản cực và
biến mất khi ta ngừng việc tạo ra
hạt tải điện.
Quá trình dẫn diện không tự lực
không tuân theo định luật Ôm.

3. Củng cố (5 phút):

GV vẽ sơ đồ tư duy củng cố kiến thức.
4. Dặn dò: (1 phút) Học bài và đọc tiếp phần còn lại của bài trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................


PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
1.
2.
3.
4.

Khi bật công tắc và chưa đốt đèn cồn, kim điện kế G có lệch hay không? Vì sao?
Khi đốt đèn cồn, kim điện kế như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
Nếu tắt đèn cồn, kim điện kế như thế nào? Chất khí có dẫn điện nữa hay không?
Nếu thay đèn cồn bằng đèn thủy ngân hoặc tia tử ngoại, theo em dự đoán chất khí có dẫn điện
không? Vì sao?
 Chất khí sẽ dẫn điện trong điều kiện như thế nào?



×