Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tổng quan trạm phát điện hãng taiyo đi sâu nghiên cứu chức năng phân chia tải tàu 8700 tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.11 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG TAIYO ........... 5
1.1. Khái niệm chung về trạm phát điện ............................................................. 5
1.1.1.Định nghĩa, phân loại trạm phát. ................................................................ 5
1.1.2.Những yêu cầu cơ bản của hệ thống trạm phát điện tàu thủy. .................... 6
1.2.Các chức năng điều khiển trạm phát điện hãng TAIYO. ............................... 8
1.2.1.Lƣu đồ các bƣớc khởi động, hòa đồng bộ máy phát chế độ bằng tay. ........ 8
1.2.2.Lƣu đồ các bƣớc ngắt một máy phát điện và dừng động cơ Diezen lai máy
phát ở chế độ bằng tay . ..................................................................................... 8
1.2.3.Lƣu đồ các bƣớc khởi động, hòa đồng bộ các máy phát ở chế độ tự động. ..
........................................................................................................................ 9
1.2.4.Lƣu đồ ngắt một máy phát điện và dừng động cơ Diezen lai máy phát ở
chế độ tự động. ................................................................................................. 10
1.2.5.Tự động khắc phục khi mất điện toàn tàu . .............................................. 11
CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG TAIYO ................. 12
2.1.Giới thiệu trạm phát điện tàu 8700T. .......................................................... 12
2.1.1.Giới thiệu các phần tử bên trong bảng điện chính. ................................... 12
2.1.2.Hệ thống Diezen lai máy phát. ................................................................. 20
2.2.Nguyên lý hoạt động trạm phát điện tàu 8700T. ......................................... 22
2.2.1.Mạch đo trạm phát điện (S11, S12). ........................................................ 22
2.2.2.Mạch điều khiển đóng ngắt aptomat (S21, S22)....................................... 24
2.2.3.Mạch điều khiển động cơ secvo (S17 ). ................................................... 25
2.2.4.Các máy phát công tác song song và hòa đồng bộ tàu 8700T .................. 26
2.2.5.Tự động cắt một máy phát ra khỏi lƣới khi trạm phát thừa công suất . ..... 29
2.2.6.Báo động và các bảo vệ. .......................................................................... 30
1



2.2.6.1.Bảo vệ ngắn mạch. ............................................................................... 31
2.2.6.2.Bảo vệ quá tải (S11, S31, S26). ............................................................ 31
2.2.6.3.Bảo vệ công suất ngƣợc (S11, S31, S21). ............................................. 32
2.2.6.4.Bảo vệ điện áp thấp (S24). .................................................................... 32
CHƢƠNG 3 : ĐI SÂU NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG PHÂN CHIA TẢI TÀU
8700T . ............................................................................................................. 34
3.1.Phân chia tải vô công cho các máy phát khi công tác song song. ................ 34
3.1.1.Theo phƣơng pháp điều chỉnh đặc tính ngoài. ......................................... 34
3.1.2.Theo phƣơng pháp nối dây cân bằng. ...................................................... 36
3.1.3.Theo phƣơng pháp tự động phân chia tải. ................................................ 37
3.2.Phân chia tải vô công tàu 8700T(S18). ....................................................... 38
3.3.Phân chia tải tác dụng P cho các máy phát khi công tác song song. ............ 39
3.4.Phân chia tải tác dụng tàu 8700T. ............................................................... 42
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 46

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây và trong tƣơng lai, ngành vận tải biển sẽ đóng vai
trò là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình đƣa đất nƣớc ta trở thành một
cƣờng quốc công nghiệp. Cụ thể là với các con tàu trọng tải lớn, vận tải trên
nhiều tuyến đƣờng biển lẫn đƣờng sông, cả nội địa lẫn quốc tế. Đi cùng với đó
là việc đóng mới nhiều con tàu với trọng tải ngày càng lớn, ngày càng hiện đại ở
các nhà máy đóng tàu trên cả nƣớc. Cùng với việc xuất hiện các cảng nƣớc sâu ở
Việt Nam.
Hiện nay các trang thiết bị điện đƣợc trang bị trên tàu thủy ngày càng hiện
đại với mức độ tự động hóa ngày càng cao, giúp cho hiệu quả khai thác đƣợc
nâng lên cũng nhƣ hỗ trợ cho con ngƣời ngày một tốt hơn khi phải làm việc
trong điều kiện thời tiết đƣợc dự báo là ngày càng khắc nghiệt trên biển.

Trong đó trạm phát điện có một vai trò vô cùng quan trọng và không thể
thiếu đƣợc trên các con tàu. Trong đề tài tốt nghiệp này đƣợc sự nhất trí của ban
chủ nhiệm khoa em đƣợc giao đề tài “Tổng quan trạm phát điện hãng
TAIYO, đi sâu nghiên cứu chức năng phân chia tải tàu 8700T”.
Qua quá trình tổng hợp, sƣu tầm nghiên cứu và sự nỗ lực phấn đấu học tập
của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn chu đáo, nhiệt tình của thầy giáo hƣớng dẫn
Th.s ĐỖ VĂN A và các thầy cô giáo trong khoa Điện- Điện Tử để em có thể
hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy nhiên do hạn chế về kiến
thức, hiểu biết cũng nhƣ về tầm nhìn thực tế, nên trong quá trình thực hiện
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự hƣớng dẫn của các thầy
để đề tài tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan thiết kế này là của riêng em thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy Th.S Đỗ Văn A, chƣa đƣợc đăng tải trên bất kì trang mạng nào.
Các số liệu và kết quả là trong đề tài là trung thực.

Sinh viên
Hoàng Công Hƣng

4


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG
TAIYO

1.1.

Khái niệm chung về trạm phát điện

1.1.1. Định nghĩa, phân loại trạm phát.
 Định nghĩa.
Trạm phát điện tàu thủy là nơi biến đổi các dạng năng lƣợng khác sang dạng
năng lƣợng điện, sau đó phân bố đến các phụ tải.
 “Phân loại trạm phát:
a. Theo nhiệm vụ.
- Trạm phát điện cung cấp năng lƣợng cho toàn mạng điện (trạm phát chính).
- Trạm phát điện cung cấp cho một số phụ tải sự cố, loại này chỉ hoạt động
khi trạm phát chính bị sự cố.
b. Theo loại dòng điện.
- Trạm phát một chiều : các máy phát là máy phát một chiều.
- Trạm phát xoay chiều : các máy phát là máy phát xoay chiều.
c. Theo dạng biến đổi năng lƣợng .
- Trạm phát nhiệt điện : Năng lƣợng hóa học của nhiên liệu đƣợc chuyển
thành điện năng, (nhiệt năng và hóa năng -> cơ năng -> điện năng).
- Trạm phát điện nguyên tử : Là năng lƣợng phản ứng hạt nhân đƣợc biến đổi
ra năng lƣợng điện.
d. Theo mức độ tự động.
- Cấp A1: Là không cần trực ca của buồng máy, cũng nhƣ buồng điều khiển.
- Cấp A2 : Là không cần trực ca ở buồng máy nhƣng có trực ca ở buồng điều
khiển.
e. Theo cơ sở truyền động (Động cơ lai máy phát).
- Trạm phát đƣợc truyền động bằng động cơ đốt trong.
- Trạm phát đƣợc truyền động hỗn hợp giữa tua bin và động cơ diesel.
- Trạm phát đồng trục.
5



1.1.2. Những yêu cầu cơ bản của hệ thống trạm phát điện tàu thủy.
 Vai trò, tầm quan trọng của hệ thống trạm phát điện tàu thủy.
- Trạm phát điện tàu thủy làm nhiệm vụ cung cấp, truyền và phân bố năng
lƣợng điện cho các thiết bị dùng điện.
- Tất cả các thiết bị để vận hành một con tàu phần lớn đều sử dụng nguồn
năng lƣợng điện, vì vậy năng lƣợng điện đóng vai trò rất quan trọng quyết định
cho sự sống còn của con tàu. Từ các máy móc điện hàng hải nhƣ vô tuyến, rada,
máy đo sâu …. Đến các thiết bị buồng máy nhƣ các loại bơm, máy lọc, máy
phân ly… và các thiết bị phục vụ cho con ngƣời nhƣ chiếu sang, đốt nóng, máy
lạnh …. Đều sử dụng chung một nguồn năng lƣợng, đó là nguồn năng lƣợng
điện.
 Các yêu cầu cơ bản của trạm phát điện.
a. Độ tin cậy của hệ thống.
- Phải thỏa mãn theo yêu cầu, nhiệm vụ chức năng của hệ thống.Muốn đảm
bảo độ tin cậy trong tất cả các chế độ công tác phải có các phần tử dự trữ : nhƣ
máy phát, dây dẫn, động cơ,….
- Phân chia toàn bộ mạch chính ra nhiều phần, mỗi phần có thể công tác độc
lập, giảm số lƣợng thiết bị, phần tử trong hệ thống đến mức tối thiểu.
- Tự động khởi động các máy phát dự trữ (máy phát sự cố, máy phát dự trữ,
động cơ truyền động máy phụ dự trữ).
- Khi các thông số kỹ thuật vƣợt quá trị số cho phép, sử dụng các phần tử bảo
vệ phân đoạn có thời gian hoạt động nhỏ nhật.
b. Tính cơ động của hệ thống.
- Tính chất này nhằm thỏa mãn những yêu cầu do bản than nhiệm vụ chắc
năng của các phần tử (đảm bảo vận hành tàu an toàn, đảm bảo các chế độ công
tác làm hàng,vv…). Không những ở chế độ công tác bình thƣờng mà ngay cả
khi một vài phần tử bị hƣ hỏng. Các thiết bị an toàn và sơ đồ phải đảm bảo
nhanh chóng khắc phục những chỗ hƣ hỏng, cho phép tiến hành kiểm tra để

khắc phục sai sót khi vận hành.
6


- Ngoài ra tính cơ động của hệ thống còn thể hiện là cho phép khác phục các
hƣ hỏng và sửa chữa bảo dƣỡng dễ dàng khi ngắt điện áp.
c. Vận hành và sử dụng thuận tiện.
- Sơ đồ phải đơn giản cấu tạo phải hoàn chỉnh, thời gian sửa chữa ít, tăng
thời gian vận hành, áp dụng điều khiển từ xa, tập trung, dễ dàng phát hiện những
chỗ hƣ hỏng.
d. Kinh tế vận hành trong khai thác.
- Ứng dụng các hệ thống tự động, giảm chi phí cho hoạt động của hệ thống
nhƣ dùng nguồn điện bờ khi tàu đứng trong cảng hoặc ứng dụng máy phát đồng
trục khi tàu hành trình.
- Phụ tải trên tàu thủy thƣờng chia ra làm ba nhóm sau :
+ Nhóm thứ nhất : gồm những phụ tải rất quan trọng, nếu mất điện có thể
gây nguy hiểm cho tàu và thuyền viên. Gồm: hệ thống đèn hành trình, các thiết
bị vô tuyến điện, máy lái vv…Nhóm phụ tải này phải đƣợc nhận điện áp từ hai
nguồn độc lập. (nguồn chính và nguồn sự cố).
+ Nhóm thứ hai : gồm những phụ tải quan trọng nhƣ : neo, các bơm cứu
hỏa, bơm la canh và những máy phục vụ cho máy chính, vv…. Nguồn điện cấp
cho nhóm thứ hai cũng phải thƣờng xuyên và tin cậy trong chế độ công tác bình
thƣờng và sự cố.
+ Nhóm thứ ba : các phụ tải ít quan trọng nhƣ : bếp điện, quạt gió, vv…(đối
với nhóm này cho phép gián đoạn nguồn điện cấp trong một thời gian khi các
máy phát bị quá tải hay sửa chữa).”
(Giáo trình trạm phát điện tàu thủy )

7



1.2.

Các chức năng điều khiển trạm phát điện hãng TAIYO.

1.2.1. Lƣu đồ các bƣớc khởi động, hòa đồng bộ máy phát chế độ bằng tay.
- Sau khi reset tất cả các hỏng hóc và công tắc chế độ bằng tay bình thƣờng
thì sẽ có tín hiệu đƣa đi chờ. Khi động cơ chƣa chạy và không có tín hiệu dừng
động cơ kết hợp với tín hiệu chờ sẵn làm bộ khóa khởi động hoạt động.
- Cung cấp nguồn một chiều 24V, các đèn YL và RL sáng báo có nguồn và
aptomat của máy phát đang mở. Khóa khởi động bình thƣờng và khi có nguồn
24V thì sẽ cho ra một tín hiệu chờ, ta chọn khởi động động cơ ở vị trí ON kết
hợp với tín hiệu chờ thì sẽ có tín hiệu khởi động động cơ đƣợc gửi đi.
- Động cơ hoạt động, bộ cảm biến sẽ cảm nhận và phát hiện tốc độ thấp, nếu
mà không phát hiện thấy có tốc độ thấp thì sẽ đƣa đi ngắt, nếu mà bộ cảm biến
mà phát hiện thấy có tốc độ thấp tức là động cơ đã chạy và đèn WL sáng báo
máy phát đang hoạt động.
- Ta lựa chọn đóng aptomat của máy phát lên lƣới chế độ bằng tay thông qua
công tắc 43A, thì trên lƣới sẽ xảy ra 2 trƣờng hợp :
- Trên lƣới không có điện : Khóa aptomat bình thƣờng và lựa chọn công tắc
điều khiển aptomat ở vị trí CLOSE thì sẽ làm aptomat đóng lại, lúc này đèn GL
sáng báo aptomat máy phát đƣợc đóng lên lƣới, ở công tắc GS ta điều khiển tần
số để cung cấp nguồn từ máy phát lên lƣới và cho các phụ tải.
- Trên lƣới có điện : Một tín hiệu đƣa tới F3, một tín hiệu đƣa tới chờ, khóa
aptomat bình thƣờng và ta lựa chọn máy phát cần hòa kết hợp với tín hiệu chờ
sau đó ta điều chỉnh công tác GS để lựa chọn thời điểm hòa máy phát lên lƣới.
Ta lựa chọn công tắc CS điều khiển aptomat về vị trí CLOSE thì aptomat của
máy phát sẽ đƣợc đóng lên lƣới, đƣa máy phát hòa lên lƣới, đèn GL sáng báo
aptomat đã đƣợc đóng lên lƣới. Ta điều khiển tần số bằng công tắc GS để cung
cấp nguồn từ máy phát lên lƣới và cho các phụ tải.

1.2.2. Lƣu đồ các bƣớc ngắt một máy phát điện và dừng động cơ Diezen lai máy
phát ở chế độ bằng tay .

8


Khi 2 máy phát công tác trên lƣới mà công suất cung cấp lớn hơn nhiều
lần công suất cần thì khi đó ta cắt một máy phát ra khỏi điện lƣới, khi 2 máy
phát công tác song song với nhau thì đèn WL và GL sáng báo máy phát đang
chạy và aptomat đang đóng. Ta lực chọn chế độ công tắc bằng tay thông qua
công tắc điều khiển 43A, ta điều chỉnh tay gạt GS để phân chia tải máy phát và
điều chỉnh tần số, sau đó ngắt aptomat của máy phát ra bằng cách lựa chọn công
tắc CS về vị trí OPEN, lúc này sẽ có tín hiệu dừa đi theo 2 đƣờng
- Đƣờng 1 : Điều khiển tay gạt GS để điều chỉnh tần số và phân chia tải của
máy phát còn lại.
- Đƣờng 2 : Aptomat của máy phát ngắt ra, đèn RL sáng báo aptomat ngắt
máy phát ra khỏi lƣới, đồng thời có tín hiệu dừng máy Diezen làm dừng động cơ
Diezen lai máy phát.
1.2.3. Lƣu đồ các bƣớc khởi động, hòa đồng bộ các máy phát ở chế độ tự động.
 Khi trên lƣới đã có điện từ F1, công tắc 43A ta chọn chế độ làm việc
AUTO và đƣa tay gạt CS của máy phát cần hòa điều khiển aptomat sang vị trí
CLOSE. Bộ hòa tự động đƣợc khởi động để sẵn sàng thực hiện việc hòa các
máy phát, đèn YL sáng báo chế độ hòa tự động đƣợc đƣa vào hoạt động.
 Nếu bộ hòa tự động ASD mà bình thƣờng, không hỏng hóc và bộ cảm biến
phát hiện thấy hòa đồng bộ thì sẽ gửi tín hiệu để đóng aptomat máy phát cần
hòa. Đèn GL sáng aptomat đã đƣợc đóng lên lƣới.
 Sau khi máy phát cần hòa đƣợc đóng lên lƣới, ta chọn chế độ công bằng tay
hoặc tự động, nếu là bằng tay thì điều chỉnh tần số đƣợc thực hiện bằng tay gạt
GS, nếu là tự động thì việc điều chỉnh tần số đƣợc thực hiện tự động thông qua
khối PWC.

 Nếu bộ hòa tự động ASD không bình thƣờng thì sẽ có tín hiệu đƣa tới dừng
quá trình hòa tự động, đèn YL báo hòa tự động sẽ không sáng, đèn RL sáng báo
cần reset các hỏng hóc.

9


 Nếu mà không phát hiện thấy hòa đồng bộ thì sau 60s thì sẽ có tín hiệu đƣa
tới dừng quá trình hòa tự động, đèn báo hòa tự động sẽ không sáng, đèn RL sáng
báo cần reset các hỏng hóc.
 Khi có tín hiệu đóng aptomat mà sau 2 lần đóng aptomat vẫn không đóng
đƣợc thì sẽ có tín hiệu đƣa tới dừng quá trình hòa tự động, đèn báo hòa tự động
sẽ không sáng, đèn RL sáng báo cần reset các hỏng hóc.
 Nếu aptomat mà đóng thành công trong 2 lần có tín hiệu gửi đến thì tín hiệu
sẽ quay trở lại và aptomat đƣợc đóng.
1.2.4. Lƣu đồ ngắt một máy phát điện và dừng động cơ Diezen lai máy phát ở
chế độ tự động.
- Khi 2 máy phát công tác trên lƣới mà công suất cung cấp lớn hơn nhiều lần
công suất cần thì khi đó ta cắt một máy phát ra khỏi điện lƣới, khi 2 máy phát
công tác song song với nhau thì đèn WL và GL sáng báo máy phát đang chạy và
aptomat đang đóng. Lựa chọn công tắc CS điều khiển đóng aptomat về vị trí
OPEN, ở công tác 43A, ta sẽ lựa chọn các chế độ công tác, nếu là MANUAL thì
sẽ có tín hiệu làm mở aptomat rồi báo gián đoạn, nếu là AUTO thì sẽ đƣa đi
kiểm tra các máy phát công tác song song với nhau, nếu là không thì báo gián
đoạn, nếu là có thì sẽ có tín hiệu khởi động tự động chuyển tải, đèn báo tự động
phân chia tải báo sáng. Lúc này sẽ kiểm tra tải đầu ra của các máy phát cần ngắt:
- Nếu tải của máy phát là lớn hơn 80% thì bộ phân chia tải tự động sẽ dừng,
đèn báo tự động phân chia tải tắt, sau đó đƣa đi phân chia tải và điều chỉnh tần
số.
- Nếu tải của máy phát cần ngắt là nhỏ hơn 80% thì sẽ tiếp tục kiểm tra độ

lớn của tải. Nếu tải mà lớn hơn 5% thì sẽ đƣa về kiểm tra tải của máy phát. Đến
khi tải mà nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì sẽ có tín hiệu mở aptomat gửi đi để mở
aptomat ra, lúc này đèn báo mở aptomat sẽ sáng và đèn báo đóng aptomat không
báo sáng và quá trình tự động phân chia tải dừng lại, tín hiệu tiếp tục đƣợc đƣa
tới 2 đƣờng:

10


- Đƣờng 1 đƣợc đƣa đi phân chia tải và điều chỉnh tần số cho các máy phát
còn lại, có nguồn rồi kết thúc.
- Đƣờng 2, nếu nút dừng Diezen ở vị trí ON thì sẽ có tín hiệu dừng máy gửi
đi để dừng máy, đèn báo máy phát hoạt động sẽ tắt và kết thúc, nếu nút dừng
máy không ở vị trí ON thì đƣa đi kết thúc luôn.
1.2.5. Tự động khắc phục khi mất điện toàn tàu .
 Khi có nguồn 24DVC thì đèn YL và RL sáng báo có nguồn và aptomat
đang mở, kết hợp với khóa khởi động bình thƣờng ở F1 thì có tín hiệu đèn YL
sáng báo sẵng sàng khởi động. Ta lựa chọn chế độ công tác AUTO thông qua
công tắc điều khiển 43A, đèn YL sáng báo chế độ tự dự phòng sẵn sàng hoạt
động và có tín hiệu đƣa đi để chờ sẵn khi có sự cố.
 Khi bộ cảm biến phát hiện thấy tất cả aptomat đang mở và trên lƣới không
có điện áp, kết hợp tín hiệu chờ sẵn sàng hoạt động khi có sự cố khi đó sẽ có tín
hiệu khởi động động cơ Diezen lai máy phát dự phòng, các đèn báo không sáng.
 Bộ cảm biến cảm nhận tốc độ thấp, nếu không cảm nhận thấy có tốc độ thì
sẽ ngắt ngay, nếu cảm nhận thấy có tốc độ động cơ thì sẽ có tín hiệu đóng
aptomat của máy phát dự phòng làm aptomat của máy dự phòng đóng lại.
 Khi aptomat máy phát dự phòng đóng thì đèn GL sáng báo aptomat đã đƣợc
đóng. Ta lựa chọn chế độ công tác bằng tay thông qua công tắc điều khiển 43A,
nếu chế độ bằng tay thì ta điều khiển tần số thông qua tay gạt GS, nếu chế độ tự
động thì sẽ tự động phân chia tải và cấp nguồn cho các phụ tải.


11


CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG TAIYO
(seri TÀU 8700T).
2.1. Giới thiệu trạm phát điện tàu 8700T.
Gồm 3 tổ hợp D-G, trong đó có 2 tổ hợp D-G chính và 1 tổ hợp D-G sự cố.
 Trạm phát điện chính.
Gồm có 2 máy phát chính, mỗi máy phát có các thông số kỹ thuật sau:
- Công suất định mức : Sđm = 400 KVA
- Điện áp định mức : Uđm = 450V AC
- Dòng điện định mức : Iđm = 512 A
- Tần số : f = 60Hz
- Số pha : 3
- Cos α : 0,8
 Trạm phát điện sự cố.
Gồm có 1 máy phát sự cố có các thông số kỹ thuật sau:
-

Công suất định mức : Sđm = 300 KVA

-

Điện áp định mức : Uđm = 450V AC

-

Dòng điện định mức : Iđm = 38.5 A


-

Tần số : f =60 Hz

-

Số pha : 3

-

Cos α : 0,8

2.1.1. Giới thiệu các phần tử bên trong bảng điện chính.


Bản vẽ (S01) : Mạch điều khiển nguồn máy phát chính số 1.

-

AC 440V BUS : Điện áp lƣới.

-

G : Máy phát điện số 1(G1-1A~1D).

-

ACB1 : Aptomat chính máy phát số 1.

- CT11 : Biến dòng 750/5A (chuẩn ra 5A.

12


- PT11 : Biến áp đo 100VA 460/115V.
- T13 : Biến áp đo 100VA 450 /115V.
- T14 : Biến áp đo 300VA 460/115V.
- DISCONNECT SWICH : Cầu dao ngắt nối.
- F10, F11, F13, F14 : Các cầu chì.
 Bản vẽ (S02) : Mạch điều khiển nguồn máy phát chính số 2.
- AC 440 BUS : Điện áp lƣới.
- G : Máy phát chính số 2.
- ACB2 : Aptomat máy phát chính số 2.
- CT21 : Biến dòng 40VA 750/5A.
- DISCONNECT SWITCH : Cầu dao ngắt nối.
- PT21 : Biến áp đo 100VA 460/115V.
- T23 : Biến áp đo 100VA 450/115V.
- T24 : Biến áp đo 300VA 460/115V.
- F20, F21, F23, F24 : Các cầu chì.
 Bản vẽ (S05) : Mạch điều khiển nguồn điện lƣới.
- DISCONNECTING SW : Công tắc ngắt nối.
- AC 440V BUS : Gía trị điện áp lƣới.
- F502, F501, F51, F52, F58, F56, F81, F82, F84 : Các cầu chì.
- PT51 : Biến áp đo 100VA 460/115V.
- 43DV : Công tắc lựa chọn thanh cái cần đo.
- MG 51 : Đồng hồ megaom.
- 27B1, 27B2 : Các rơle trung gian.
- EL51 : Hệ thống đèn cách điện.
 Bản vẽ (S07) : Mạch nạp AC100V.
- F70, F71, F72, F73 : Các cầu chì.
- EL71 : Hệ thống đèn cách điện.

- MG71 : Đồng hồ đo cách điện.
13


- CT71 : Biến dòng 5VA 400/5A.
- GRS 71 : Mạch xử lý đo cách điện.
- AS71 : Công tắc chọn các pha đo dòng điện.
- VS71 : Công tắc chọn các pha đo điện áp.
- V71 : Đồng hồ đo điện áp.
- A71 : Đồng hồ đo dòng điện.
 Bản vẽ (S11) : Mạch đo và bảo vệ cho máy phát số 1.
- TD11 : Bộ xử lý lấy tín tín hiệu dòng và áp.
- AS11 : Công tắc chọn các pha đo dòng.
- VFS11 : Công tắc chọn các pha đo điện áp.
- RPR11 : Mạch bảo vệ công suất ngƣợc.
- OCR11 : Mạch bảo vệ quá tải.
- W11 : Đồng hồ công suất.
- A11: Đồng hồ đo dòng.
- FM11 : Đồng hồ tần số.
- V11 : Đồng hồ điện áp.
 Bản vẽ (S12) : Mạch đo và bảo vệ cho máy phát số 2.
- TD21 : Bộ xử lý lấy tín tín hiệu dòng và áp.
- AS21 : Công tắc chọn các pha đo dòng.
- VFS21 : Công tắc chọn các pha đo điện áp.
- RPR21 : Mạch bảo vệ công suất ngƣợc.
- OCR21 : Mạch bảo vệ quá tải.
- W21 : Đồng hồ công suất.
- A21: Đồng hồ đo dòng.
- FM21 : Đồng hồ tần số.
- V21 : Đồng hồ điện áp.

 Bản vẽ (S16) : Mạch hòa đồng bộ bằng tay.

14


- 11V, 52V, 21V : Các tín hiệu điện áp đƣợc lấy lần lƣợt từ NO1, BUS,
NO2.
- SYS : Công tác chọn máy phát cần hòa.
- SYL : Hệ thống các đèn quay.
- SY : Đồng bộ kế.
 Bản vẽ (S17) : Điều chỉnh Diezen.
- G1- GM : Động cơ dị bộ 3 pha roto lồng sóc máy phát số 1.
- G2-GM : Động cơ dị bộ 3 pha roto lồng sóc máy phát số 2.
- GS11 : Công tắc lựa chọn tăng giảm tần số máy phát số 1.
- GS21 : Công tắc lựa chọn tăng giảm tần số máy phát số 2.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát N01.
- ICU- GP2: Bộ xử lý của máy phát NO2.
- 115L, 215L : Congtacto điều chỉnh chiều giảm máy phát NO1, NO2.
- 115R, 215R : Congtacto điều chỉnh chiều tăng máy phát NO1, NO2.
 Bản vẽ (S18) : Bộ xử lý AVR.
- DISCONNECT SWITCH : Cầu dao ngắt nối.
- CCT1 : Biến dòng máy phát NO1.
- CCT2 : Biến dòng máy phát NO2.
- 152A, 252A : Các tiếp điểm khống chế của N01, NO2.
- AVR1, AVR2 : Các vỉ AVR máy phát NO1, NO2.
- VR1 : Triết áp máy phát NO1.
- VR2 : Triết áp máy phát NO2.
 Bản vẽ (S19) : Mạch sấy.
- F15, F25 : Các cầu chì.
- 188H : Congtacto cấp nguồn cho mạch sấy N01.

- 288H : Congtacto cấp nguồn cho mạch sấy N02.
- H11, H12 : Các đầu chân đƣa tới máy sấy N01.
- H21, H22 : Các đầu chân đƣa tới mấy sấy NO2.
15


 Bản vẽ (S21) : Mạch điều khiển đóng mở aptomat NO1.
- CS11 : Công tắc lựa chọn đóng mở aptomat.
- 184T : Rơle thời gian.
- 152A, 152B, 152C : Các rơle trung gian.
- 152CX : Rơle cấp nguốn đóng aptomat N01.
- 152TX : Rơle cấp nguồn mở aptomat NO1.
- ACB1 : Aptomat máy phát NO1.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý máy phát N01.
 Bản vẽ (S22) : Mạch điều khiển đóng mở aptomat NO2.
- CS21 : Công tắc lựa chọn đóng mở aptomat.
- 284T : Rơle thời gian.
- 252A, 252B, 252C : Các rơle trung gian.
- 252CX : Rơle cấp nguốn đóng aptomat N02.
- 252TX : Rơle cấp nguồn mở aptomat NO2.
- ACB2 : Aptomat máy phát NO2.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý máy phát N02.
 Bản vẽ (S24) : Mạch ngắt nối điện bờ.
- SC : Công tắc điều khiển.
- F500 : Cầu chì.
- CT500 : Biến dòng 400 5A.
- UCV : Cuộn bảo vệ thấp áp.
- PT500 : Biến áp 460/115V.
- 152B, 252B : Các tiếp điểm khống chế từ aptomat.
 Bản vẽ (S25) : Mạch ngắt các phụ tải và dừng động cơ máy.

- F86 : Cầu chì.
- ESPC : Bộ xử lý gửi tín hiệu ngắt các phụ tải.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
16


 Bản vẽ (S26) : Mạch ngắt các phụ tải và dừng động cơ máy.
- ES1, ES2 : Các rơle cấp nguồn đề ngắt các phụ tải.
- SHC : Các phụ tải.
 Bản vẽ (S31) : Mạch điều khiển 24VDC.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
- Chân 43AX1 : Chế độ tự động.
- Chân 6AX : Khởi động Diezen.
- Chân 52AX : Đóng aptomat.
- Chân 67X : Ngắt các phụ tải.
- Chân 3R : RESET.
- Chân 52AL : Ngắt quá tải.
- Chân 51X : Ngắt các phụ tải.
- Chân 14X : Diezen chạy.
- Chân 5X : Dừng máy.
- Chân 52AB : Aptomat không bình thƣờng.
 Bản vẽ (S32) : Mạch điều khiển 24VDC.
- 30T1, 30T2 : Các rơle thời gian.
- 43A : Công tắc chọn.
- 77AX, 77AX2, 84PX1, 10EX, 14EX : Các rơle.
 Bản vẽ (S38) : Mạch điều khiển 24VDC.
- 184X, 284X : Các rơle.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.

- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát N02.
- PWC : Bộ quản lý nguồn.
- ASD : Bộ hòa đồng bộ tự động.
- 91Z : Rơle mở aptomat.
- 30X : Rơle dừng phân chia tải.
17


- 27AT : Rơle nguồn điều khiển không bình thƣờng.
- PT2X : Rơle ngắt các tải.
- ARX : Rơle RESET bộ quản lý nguồn.
- 525X : Rơle Aptomat đóng bình thƣờng.
 Bản vẽ (S51) : Mạch điều khiển hòa tự động ASD.
- ASD : Bộ hòa tự động các máy phát.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
- Chân 01-02 : Tăng tần số máy phát NO1.
- Chân 03-04 : Giảm tần số máy phát NO1.
- Chân 05-06 : Tăng tần số máy phát NO2.
- Chân 07-08 : Giảm tần số máy phát N02.
- Chân 013-014 : Đóng aptomat NO1.
- Chân 015-016 : Đóng aptomat NO2.
- Chân AC-A1 : Hòa động bộ bị hỏng hóc.
- Chân A2 : Aptomat đóng bình thƣờng.
- Chân ABN-ABN : Hòa tự động không bình thƣờng.
 Bản vẽ (S52) : Mạch điều khiển.
- PWC : Bộ quản lý nguồn.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
- Chân 00 : Tăng tần số máy phát NO1.

- Chân 01 : Giảm tần số máy phát NO1.
- Chân 02 : Tăng tần số máy phát NO2.
- Chân 03 : Giảm tần số máy phát N02.
 Bản vẽ (S61) : Tín hiệu chỉ báo.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
18


- GSL10 : Bảng hiển thị đèn chỉ báo N01.
- GSL20 : Bảng hiển thị đèn chỉ báo NO2.
- Chân 1 : Báo sấy.
- Chân 2 : Báo nguồn điều khiển 24V.
- Chân 3 : Báo sẵn sàng khởi động.
- Chân 4 : Báo tự động dự phòng.
- Chân 5 : Báo hòa tự động.
- Chân 6 : Báo phân chia tải tự động.
- Chân 10 : Báo điện áp thấp.
- Chân 11 : Báo quá tải.
- Chân 12 : Báo aptomat bị hỏng hóc.
- Chân 13 : Báo lỗi khởi động.
- Chân 14 : Báo tắt máy.
 Bản vẽ (S62) : Mạch báo đèn.
- GSL50 : Bảng hiển thị đèn.
- Chân 1 : Báo nguồn 24V.
- Chân 2 : Báo ngắt tải và dừng máy.
- Chân 3 : Báo chế độ bằng tay.
- Chân 4 : Báo tự động dự phòng.
- Chân 5 : Báo lỗi ngắt tải và dừng máy.
- Chân 6 : Báo ngắt tải.

- Chân 7, 8 : Báo điện áp thấp.
- Chân 9 : Báo đóng aptomat bình thƣờng.
- Chân 10 : Báo bộ quản lý nguồn bị hỏng hóc.
- Chân 11 : Báo động cơ máy phát dự phòng chạy.
- Chân 12 : Báo động cơ máy phát chính chạy.
- Chân 13 : Báo cách điện thấp.
- Chân 14 : Bảng điện sự cố có vấn đề.
19


 Bản vẽ (S63) : Mạch báo đèn.
- ICU-GP1 : Bộ xử lý của máy phát NO1.
- ICU-GP2 : Bộ xử lý của máy phát NO2.
- SL52 : Báo nguồn bờ.
- SL11 : Báo máy phát NO1 chạy.
- SL12 : Báo aptomat máy phát NO1 đóng.
- SL13 : Báo aptomat máy phát NO1 mở.
- SL21 : Báo máy phát NO2 chạy.
- SL22 : Báo aptomat máy phát NO2 đóng.
- SL23 : Báo aptomat máy phát NO2 mở.
2.1.2. Hệ thống Diezen lai máy phát.
a. Giới thiệu các phần tử.
 Bản vẽ (1/3).
- F01, F02, F03, F04, F05, F06 : Các cầu chì bảo vệ mạch điều khiển.
- WL1 : Đèn báo nguồn.
- WL2 : Đèn báo có tín hiệu điều khiển từ xa.
- WL3 : Đèn báo sẵng sàng khởi động.
- GL3 : Đèn báo động cơ chạy.
- RL1 : Đèn báo khởi động bị lỗi.
- RL2 : Đèn báo quá tốc.

- RL3 : Đèn báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- RL4 : Đèn báo nhiệt độ nƣớc ngọt làm mát cao.
 Bản vẽ (2/3): Mạch điều khiển.
- RY/02 : Rơle sẵn sàng điều khiển.
- 43/RX : Rơle vị trí.
- 63T1, 48T, 06T2, 06T1, 05T, 20T2, 63T1 : Các rơle thời gian.
 Bản vẽ (3/3) : Mạch bảo vệ.
- 14T1, 14T2 : Các rơle thời gian.
20


- 14Z : Rơle khi tốc độ thấp.
- 48TX : Rơle khởi động lỗi.
- 12X : Rơle quá tốc.
- 63QX : Rơle áp lực dầu bôi trơn thấp.
- 49WX : Rơle nhiệt độ nƣớc ngọt làm mát cao.
b. Nguyên lý hoạt động.
 Khởi động Diezen lai mát phát có thể khởi động tại chỗ hoặc từ xa :
- Khởi động tại chỗ :
Khi không có các sự cố, lỗi hỏng hóc thì tiếp điểm trong TURNING
SAFETY đóng lại, rơle SC/X có điện, tiếp điểm SC/X đóng lại cấp nguồn cho
rơle RY03. Tiếp điểm của rơle RY03 đóng lại chờ khởi động Diezen, rơle 06T
có điện thì sau 10s tiếp điểm của nó sẽ mở ra. Ta nhấn nút khởi động tại chỗ,
rơle 03X có điện, tiếp điểm của nó đóng lại để duy trì, đồng thời cấp nguồn cho
rơle 06. Tiếp điểm 06 đóng lại cấp nguồn cho van khởi động Diezen làm động
cơ Diezen lai máy phát hoạt động.
- Khởi động từ xa :
Khi không có các sự cố, lỗi hỏng hóc thì tiếp điểm trong TURNING
SAFETY đóng lại, rơle SC/X có điện làm tiếp điểm của nó đóng lại. Khi tay
điều khiển ở vị trí ON thì rơle 33HX có điện, tiếp điểm 33HX đóng lại cấp

nguồn cho rơle RY01. Đƣa tay điều khiển CS về vị trí REMOTE AUTO, rơle
43RX có điện, tiếp điểm của nó đóng lại. Ta nhấn nút khởi động tự động từ xa,
khi đó rơle 02X có điện, tiếp điểm 02X đóng lại làm rơle 06T1 đóng lại cấp
nguồn cho rowle 06. Rơle 06 có điện, tiếp điểm 06 đóng lại cấp nguồn cho van
khởi động Diezen đƣa động cơ Diezen lai máy phát vào hoạt động.
 Dừng Diezen lai máy phát.
Dừng Diezen lai máy phát có thể dừng từ xa hoặc dừng bởi các tín hiệu bảo
vệ gửi tới.
- Dừng từ xa.

21


Ta nhấn nút dừng từ xa Diezen thì rơle 05T và 052 có điện, tiếp điểm 052 đóng
lại cấp nguồn cho van dừng Diezen, động cơ Diezen lai máy phát sẽ ngừng hoạt
động.
- Dừng bởi các tín hiệu bảo vệ.
Khi xảy ra các lỗi nhƣ lỗi khởi động thì rơle 48TX có điện, khi động cơ
chạy quá tốc thì rơle 12X có điện, khi áp lực dầu bôi trơn thấp thì 63 QX có
điện, khi nhiệt độ nƣớc làm mát cao thì rơle 49WX có điện, các rơle này có điện
thì các tiếp điểm của nó sẽ đóng lại cấp nguồn cho rơle 051. Rơle 01 có điện,
tiếp điểm của nó đóng lại cấp nguồn cho van dừng Diezen, động cơ Diezen lai
máy phát sẽ ngừng hoạt động.
2.2. Nguyên lý hoạt động trạm phát điện tàu 8700T.
2.2.1. Mạch đo trạm phát điện (S11, S12).
Hoạt động của mạch đo. (Đối với máy phát số 1, S11).
 Đo dòng điện:
Biến dòng CT11 (S01) lấy tín hiệu dòng đƣa tới đầu 11A, qua bộ biến đổi
dòng và áp TD11 (S11) sau đó đƣa vào công tắc xoay AS11. Pha R vào chân 1
ra chân 2 sau đó đi vào AS11 qua đầu 1C4, pha T vào chân 3 ra chân 4 sau đó đi

vào AS11 qua đầu 1C5.
- Ban đầu, công tắc chuyển mạch AS11 chƣa hoạt động ở vị trí OFF, khi đó
các pha R, S, T nối với chân A1 của đồng hồ ampe.
-

Ta muốn đo dòng điện pha R, chuyển công tắc AS11 về vị trí R, khi đó

pha R đƣợc nối với chân A2, pha S và pha T đƣợc nối với chân A1, ta đo dƣợc
dòng điện của pha R thông qua đồng hồ A11.
- Ta muốn đo dòng điện pha S, chuyển công tắc AS11 về vị trí S, khi đó
pha S đƣợc nối với chân A1, pha R và pha T đƣợc nối với chân A2, ta đo đƣợc
dòng điện của pha S thông qua đồng hồ A11.

22


- Ta muốn đo dòng điện pha T, chuyển công tắc AS11 về vị trí T, khi đó
pha T đƣợc nối với chân A1, pha R và pha S đƣợc nối với chân A2, ta đo đƣợc
dòng điện của pha T thông qua đồng hồ A11.
- Ta muốn đo dòng điện bờ, chuyển công tắc AS11 về vị trí SHORE, khi đó
pha R và pha T nối với chân A1, pha S nối với chân A2, ta đo đƣợc điện bờ
thông qua đồng hồ A11.
 Đo điện áp:
Biến áp đo PT11 (S01) lấy tín hiệu điện áp đƣa vào đầu 11V, biến áp PT51
(S05) lấy tín hiệu điện áp đƣa vào đầu 52V, biến áp PT500 (S24) lấy tín hiệu
điện áp đƣa vào đầu SCV, thông qua công tắc xoay VFS11 (S11) chọn các pha
cần đo, và giá trị điện áp đƣợc hiển thị thông qua đồng hồ V11, giá trị tần số
đƣợc hiển thị thông qua đồng hồ FM11.
- Ban đầu công tắc xoay VFS11 chƣa hoạt động ở vị trí OFF.
- Ta muốn đo pha R-S của máy phát, chuyển công tắc VFS11 (S11) sang vị

trí R-S, khi đó pha R nối với chân 1V1, pha S nối với chân 1V2, giá trị điện áp
và tần số pha R-S của máy phát đƣợc hiển thị trên V11 và FM11.
- Ta muốn đo pha S-T của máy phát, chuyển công tắc VFS11 (S11) sang vị
trí S-T, khi đó pha S nối với chân 1V2, pha T nối với chân 1V1, giá trị điện áp
và tần số pha S-T của máy phát đƣợc hiển thị trên V11 và FM11.
- Ta muốn đo pha T-R của máy phát, chuyển công tắc VFS11 (S11) sang vị
trí T-R, khi đó các pha T nối với chân 1V1, pha R nối với chân 1V2, giá trị điện
áp và tần số pha T-R của máy phát đƣợc hiển thị trên V11 và FM11.
- Ta muốn đo điện áp trên lƣới, chuyển công tắc VFS11 (S11) sang vị trí
BUS, khi đó các pha R nối với chân 1V1, pha S nối với chân 1V2, giá trị điện áp
và tần số của điện lƣới đƣợc hiển thị trên V11 và FM11.
- Ta muốn đo điện áp bờ, chuyển công tắc VFS11 (S11) sang vị trí
SHORE, khi đó các pha R đƣợc nối với chân 1V1, pha S đƣợc nối với chân
1V2, giá trị điện áp và tần số của điện bờ đƣợc hiển thị trên V11 và FM11.

23


2.2.2. Mạch điều khiển đóng ngắt aptomat ( S21, S22 ).
Hoạt động của mạch điều khiển đóng ngắt aptomat (Đối với máy phát số 1).
 Đóng aptomat của máy phát.
Trong hệ thống trạm phát điện tàu 8700T, ta có thể đóng aptomat bằng tay
hoặc tự động :
- Ở chế độ đóng aptomat bằng tay, ta đóng công tác 43A sang vị trí MANU,
khi đó bộ ICU-GP1 sẽ có tín hiệu đi ra chân 14. Trƣớc đó điện lƣới chƣa có điện
nên rơle 27B1 (S05) chƣa có điện, tiếp điểm 27B1 vẫn duy trì trạng thái đóng.
Ta chuyển công tắc SC11 (S21) về vị trí CLOSE, khi đó tiếp điểm (2-4) đóng,
cấp nguồn cho rơle 152CX (S21), tiếp điểm 152CX (13-14) đóng lại cấp nguồn
cho cuộn đóng, aptomat của máy phát số 1 đƣợc đóng lên lƣới.
- Đóng aptomat tự động, ta đƣa công tắc 43A ở mạch điều khiển về vị trí

AUTO, khi đó bộ ICU-GP1 sẽ có tín hiệu tới chân 13. Vì điện bờ chƣa có điện
nên rơle 27B1 (S05) không có điện, do đó tiếp điểm (61-62) 27B1 (S21) vẫn
đóng duy trì. Rơle thời gian 184T có điện thì sau 3s tiếp điểm (1-3) 184T (S21)
đóng lại, cấp nguồn cho rơle 152CX (S21). Tiếp điểm (13-14) 152CX đóng lại,
đóng aptomat của máy phát số 1 lên lƣới.
 Ngắt aptomat của máy phát.
- Ngắt bằng tay : Bộ ICU-GP1 gửi tín hiệu chờ sẵn ở chân 14. Ta đƣa CS11
về OPEN, rơle 152TX có điện, tiếp điểm (13-14) 152TX đóng lại, ngắt aptomat
của máy phát số 1 ra khỏi lƣới.
- Ngắt do sự cố : Việc ngắt tự động khi có các tín hiệu quá tải. Bộ ICU-GP1
sẽ gửi tín hiệu chờ sẵn ở chân 13, ta đƣa CS11 về OPEN, tiếp điểm (13-15)
CS11 (S39) cho phép dòng điện đi qua. Trƣớc đó aptomat đang đóng nên 152A
(43-44), tiếp điểm 152B (13-14) sẽ đóng lại. Bộ PWC chƣa có tín hiệu dừng
phân chỉa tải nên rơle 30X không có điện, tiếp điểm (9-1) 30X vẫn đóng. Ta
chƣa đƣa tay điều khiển CS21 về vị trí OPEN nên rơle 291X1 của máy phát số 2
không có điện, tiếp điểm (9-1) 291X1 vẫn đóng. Rơle 191X1 đƣợc cung cấp
nguồn, làm tiếp điểm 191X1 (S39) đóng lại chờ sẵn sàng cung cấp cho cuộn
24


ngắt của aptomat. Bộ PWC cảm nhận thấy quá tải thì sẽ phát lệnh ngắt aptomat
làm đóng các tiếp điểm cấp nguồn cho 91Z, tiếp điểm (9-5) (91Z) đóng lại làm
152TX có điện, tiếp điểm (13-14) của nó đóng làm mở aptomat của máy phát.
2.2.3. Mạch điều khiển động cơ secvo ( S17 ).
Nguyên lí hoạt động :
Ta muốn điều chỉnh tần số hay phân chia tải tác dụng của máy phát thực chất
là điều chỉnh động cơ secvo, ta có thể điều chỉnh động cơ secvo bằng tay hoặc tự
động.
Điều chỉnh động cơ secvo bằng tay : Việc điều chỉnh động cơ secvo bằng tay
đƣợc thực hiện thông qua tay gạt GS, đối với máy phát số 1 là tay gạt GS11, đối

với máy phát số 2 là tay gạt GS21. Giả sử muốn tăng tần số máy phát số 1, đƣa
tay gạt GS11 về vị trí RAISE, khi đó tiếp điểm (1-3) đóng lại cấp nguồn cho
congtacto 115R, các tiếp điểm của congtacto đóng lại cấp điện cho động cơ
secvo quay theo chiều tăng nhiên liệu. Ngƣợc lại muốn giảm tần số máy phát số
1, đƣa tay gạt GS11 về vị trí LOWER, khi đó tiếp điểm (2-4) đóng lại cấp nguồn
cho congtacto 115L, các tiếp điểm của congtacto đổi trạng thái đóng lại cấp điện
cho động cơ secvo quay theo chiều giảm nhiên liệu.
Điều chỉnh động cơ secvo tự động : Việc điều chỉnh động cơ secvo tự động
do bộ PWC và ASD (S38) tự động điều chỉnh. Trong quá trình phân chia tải
hoặc quá trình hòa đồng bộ, bộ PWC và ASD sẽ chọn thời điểm thích hợp để
xuất tín hiệu tới chân 65RL và 65XL của khối ICU-GP1 (S38). Giả sử muốn
giảm tần số của máy phát số 1 tự động, khi đó bộ PWC hoặc ASD sẽ gửi tín
hiệu đến chân 65LX của khối ICU-GP1. Tiếp điểm 65LX trong bộ ICU-GP1
(S17) sẽ đóng lại cấp nguồn cho congtacto 115L làm đóng các tiếp điểm cấp
điện cho động cơ secvo quay theo chiều giảm nhiên liệu. Ngƣợc lại muốn tăng
tần số của máy phát số 1 tự động, khi đó bộ PWC hoặc ASD sẽ gửi tín hiệu đến
chân 65RX của khối ICU-GP1. Tiếp điểm 65RX trong bộ ICU-GP1 (S17) sẽ

25


×