Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Trang thiết bị điện tàu 22500 tấn đi sâu nghiên cứu ứng dụng PLC s7 200 xây dựng chương trình điều khiển hệ thống chống nghiêng tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của khoa Điện – Điện tử trƣờng Đai Học Hàng Hải Việt
Nam và sự đồng ý của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Hoàng Đức Tuấn em đã
thực hiện đề tài “ Trang thiết bị tàu 22500T. Đi sâu nghiên cứu ứng dụng PLC
S7-200 xây dựng chƣơng trình điều khiển hệ thống chống nghiêng tàu thủy”.
Để hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thành cảm ơn các
thầy cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá tình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Hoàng Đức Tuấn
đã tận tình, chu đáo hƣớng dẫn em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Đồ án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả đƣợc nêu ra trong bản đồ án này là hoàn toàn trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào trƣớc đó.
Đồng thời tôi cũng xin cam đoan rằng, các thông tin đƣợc trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ về xuất xứ, nguồn gốc và đảm bảo chính xác.
Hải Phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU 22500T ............................................................. 1
CHƢƠNG 1: TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 22500 T ................................. 5


1.1. Bảng điện máy phát số 1 ................................................................................ 5
1.2. Bảng điện máy phát số 2 ................................................................................ 5
1.3. Cấu tạo bên trong bảng điện chính................................................................. 8
1.4. Nguyên lý mạch đo lƣờng trên bảng điện chính .......................................... 13
1.5. Nguyên lí hoạt động đóng mở ABC ............................................................ 14
1.5.1. Chế độ điều khiển bằng tay ....................................................................... 14
1.5.2. Chế độ điều khiển tự động ........................................................................ 15
1.6. Hệ thống hòa đồng bộ tàu 22500T ............................................................... 16
1.6.1. Chế độ hòa bằng tay .................................................................................. 17
1.6.2. Quá trình hòa tự động................................................................................ 18
1.7. Phân chia tải tác dụng ................................................................................. 19
1.8. Phân chia tải vô công Q cho các máy phát công tác song song. .................. 20
1.9. Hệ thống điện bờ và các bảo vệ cho máy phát. ............................................ 21
1.9.1. Hệ thống điện bờ ....................................................................................... 21
1.9.2. Các bảo vệ cho máy phát: ......................................................................... 22
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG VÀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TÀU
THỦY .................................................................................................................. 24
2.1. HỆ THỐNG LÀM HÀNG THỦY LỰC...................................................... 24
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống. ................................................................... 24
2.1.2. Nguyên lý hoạt động. ................................................................................ 27
2.1.3. Các báo động và bảo vệ của hệ thống ....................................................... 27
2.1.4. Mạch làm mát dầu. .................................................................................... 29
2.2. HỆ THỐNG LÀM LẠNH THỰC PHẨM ................................................... 30
3


2.2.1. Giới thiệu phần tử...................................................................................... 30
2.2.2. Nguyên lí hoạt động .................................................................................. 30
2.2.3. Các bảo vệ của hệ thống............................................................................ 31
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG S7-200 XÂY DỰNG CHƢƠNG

TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CHỐNG NGHIÊNG TÀU THỦY ........... 35
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN PLC S7 – 200 ................................................ 35
3.1.1. PLC là gì? .................................................................................................. 35
3.1.2. Vai trò của bộ lập trình PLC ..................................................................... 35
3.1.3. Cấu trúc phần cứng của PLC .................................................................... 36
3.1.4. Cấu trúc bộ nhớ: ........................................................................................ 36
3.1.5. Thiết bị khả trình PLC S7- 200 ................................................................. 36
3.1.6. Các bƣớc thiết kế một hệ thống tự động điều khiển sử dụng PLC ........... 39
3.2. Hệ thống chống nghiêng tàu thủy ................................................................ 40
3.2.1. Giới thiệu hệ thống chống nghiêng tàu thủy ............................................. 40
3.2.2. Chức năng của hệ thống chống nghiêng tàu thủy ..................................... 41
3.2.3. Các yêu cầu đối với hệ thống chống nghiêng tàu thủy ............................. 41
3.2.4. Phân loại hệ thống ..................................................................................... 42
3.2.5. Cấu trúc hệ thống chống nghiêng tàu thủy ............................................... 42
3.3. Xây dựng chƣơng trình điều khiển cho hệ thống chống nghiêng tàu thủy. . 43
3.3.1. Lƣu đồ thuật toán của hệ thống. ................................................................ 43
3.3.2. Bảng liệt kê các tín hiệu vào ra của hệ thống............................................ 45
3.3.3. Gán các địa chỉ đầu vào, ra của PLC S7-200 ............................................ 51
3.4. Xây dựng chƣơng trình điều khiển .............................................................. 51
KẾT LUẬN. ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC. ........................................................................................................... 56

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình


Trang

Hình 2.1

Sơ đồ cấu trúc hệ thống thủy lực

26

Hình 3.1

PLC S7-200 CPU 226

34

Hình 3.2

Sơ đồ cấu trúc phần cứng PLC

35

Hình 3.3

Bộ nhớ trong và ngoài của S7 200

36

Hình 3.4

Vòng quét S7 200


37

Hình 3.5

Cáp truyền thông nối tiếp RS485

40

Hình 3.6

Sơ đồ các chân của cáp truyền thông

40

Hình 3.7

Hai cách ghép nối máy tính với PLC để truyền

41

thông

Hình 3.8

Cấu trúc hệ thống chống nghiêng tàu thủy

44

Hình 3.9


Thiết kế bố trí các thiết bị của HT trên tàu thủy

45

Hình 3.10

Lưu đồ thuật toán của HT

47

Hình 3.11

Cảm biến góc nghiêng hãng RIEDER

50

Hình 3.12

Sơ đồ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số

50

Hình 3.13

Modul EM235

52

Hình 3.14


Cấu trúc Modul EM 235

52

Hình 3.15

Sơ đồ đấu nối EM235

53

Hình 3.16

Chương trình điều khiển đóng mở các van của hệ

55

thống

5


6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

1

Bảng liệt kê các tín hiệu đầu vào số

48

2

Bảng liệt kê các tín hiệu đầu vào tương tự

48

3

Bảng liệt kê các tín hiệu đầu ra

49

4

Chuyển đổi T/h góc nghiêng tương tự sang số

51

5

Chuyển đổi T/h mức nước tương tự sang số


52

6

Mô tả các thành phần trên Modul EM235

53

7

Gán địa chỉ đầu vào đầu ra cho PLC

54

1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế vận tải biển Việt Nam đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân đặc biệt từ
khi tham gia hội nhập WTO và tới đây sau khi hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dƣơng TTP đƣợc thông qua thì giao thƣơng hàng hóa giữa các nƣớc trong
khu vực và quốc tế sẽ càng phát triển hơn nữa. Đứng trƣớc cơ hội và thách thức
đó VN đang chú trọng đầu tƣ, xây dựng, mở rộng các ngành kinh tế vận tải
trong đó có thể nói vận tải biển đứng hàng đầu.
Nhƣ vậy vấn đề đặt ra với ngành Hàng hải Việt Nam là cần phải trang bị các con
tàu có trọng tải lớn, trang thiết bị hiện đại đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng

của thị trƣờng vận tải. Đồng thời, khi con tàu đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại
sẽ giảm đƣợc sức lao động và số lƣợng thuyền viên, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong quá trình vận hành khai thác con tàu, cũng vì lý do đó mà ngƣời vận hành
con tàu phải có trình độ chuyên môn để vận hành khai thác tốt con tàu. Yêu cầu
cấp thiết đó đòi hỏi trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt Nam nói chung, Khoa điện Điện Tử nói riêng phải ngày một nâng cao chất lƣợng dạy và học để đào tạo ra
những sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng có khả năng tiếp cận các
kỹ thuật công nghệ hiện đại và làm việc tốt sau khi ra trƣờng.
Kết thúc quá trình học tập 4 năm tại lớp ĐTT52 – ĐH2, em đã đƣợc các thầy
giáo trong Khoa Điện - Điện Tử thuộc trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam tin
tƣởng giao cho đề tài tốt nghiệp:
“Trang thiết bị điện tàu 22500T. Đi sâu nghiên cứu ứng dụng PLC S7
200 xây dựng chƣơng trình điều khiển hệ thống chống nghiêng tàu thủy.”
Sau 10 tuần nỗ lực cố gắng, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS
Hoàng Đức Tuấn cùng các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè cùng lớp em đã
hoàn thành bản đồ án. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực
tế chƣa có nhiều cho nên bản đồ án tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi thiếu

1


sót. Em rất mong đƣợc đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Điện Điện Tử và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ

2


3



GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU 22500T
1. Kích thƣớc chính
“Chiều dài toàn tầu ( Max )

: 190 (m)

Chiều dài giữa 2 đƣờng vuông góc : 183.25 (m)
Chiều rộng thiết kế

: 32.26 (m)

Cao mạn đến boong chính

: 10.90 (m)

Mớn nƣớc thiết kế

: 12.6 (m)

Chiều cao boong chính ( tại đƣờng tâm ):
- Từ boong chính – boong dâng lái 1: 3.00 (m)
- Từ boong dâng lái chính – boong dâng lái 5, mỗi boong: 2.80 (m)
- Từ boong dâng lái 5 - đỉnh ca bin ( buồng lái ): 3.00 (m)
- Các boong ở : 2.60m
2. Tải trọng và mớn nƣớc
Toàn bộ thông số tải trọng dƣới đây đƣợc đo bằng đơn vị tấn (theo hệ mét)
trong nƣớc biển với trọng lƣợng riêng là 1.025 T/m3
- Mớn nƣớc mẫu thử, lý thuyết : 12.6 (m)
Tải trọng tƣơng ứng


: 22500 (Tấn )

- Mớn nƣớc hàng nhẹ

: 10.9 (m)

Tải trọng tƣơng ứng

: 44000 (Tấn)

3. Dung tích các khoang hàng ( tính cả miệng khoang )
Hầm hàng số 1

: 120 (m3)

Hầm hàng số 2

: 130 (m3)

Hầm hàng số 3

: 130 (m3)

Hầm hàng số 4

: 130 (m3)

Hầm hàng số 5


: 130 (m3)

4. Tốc độ và công suất
Tốc độ khai thác theo mớn nƣớc mẫu thử 12.6 m ở trạng thái cân
bằng, có tính đến 15 % dung sai khai thác 14.0 hải lý/giờ.

1


Tốc độ khai thác tại mớn nƣớc chở hàng nhẹ 10.9 m ở trạng thái cân
bằng có tính đến 15% dung sai khai thác 14.2 hải lý/giờ.
Công suất máy tƣơng ứng tại 82 % MCR- vòng tua tối đa liên tục và tốc
độ chân vịt 118 vòng / phút tƣơng ứng với P = 7780KW.
5. Tiêu hao nhiên liệu và tầm hoạt động
- Lƣợng dầu nặng F.O tiêu hao hàng ngày trên máy chính tại 82% vòng
quay tối đa liên tục, công suất máy 7780 KW và chân vịt đạt 118
vòng/phút tƣơng đƣơng với 31.2 tấn.
- Lƣợng tiêu hao dầu nặng FO đƣợc tính dựa trên các điều kiện ISO.
- Tiêu hao nhiên liệu hàng ngày của máy móc phụ tƣơng đƣơng với 2.4
tấn .
- Tổng lƣợng HFO tiêu hao hàng ngày tƣơng đƣơng với 33.6 tấn.
- Lƣợng tiêu hao đƣợc tính dựa trên điều kiện chạy dầu HFO, độ nhớt 380
CST tại 500C và giá trị hâm 42.700 kj/ kg, mớn nƣớc mẫu thử và 15%
dung sai khai thác.
- Thông số trên đƣợc xác nhận sau khi thử két mô hình
- Tầm hoạt động khoảng 18,000 N dặm.
- Dựa trên điều kiện 82% MCR ( vòng tua tối đa liên tục ) 199% dung tích
các két HFO. mớn nƣớc mẫu thử, tốc độ 14 hải lý/ giờ và 2 ngày dự trữ.
- Tƣơng đƣơng với khoảng 55 ngày chạy HFO, mỗi ngày 336 dặm ( hải
lý ).


2


6. Bố trí thuyền viên :
Cấp

Boong
Cấp trƣởng

Máy

Khác

1-Thuyền trƣởng 1-Máy trƣởng
1- Đại phó

Sĩ quan

1-Máy I
1- MáyII

1- Phó 2

1- Máy III

1- Phó 3

1-Thợ Điện


1 Thủy thủ

1-Đầu bếp

trƣởng
3- Thuỷ thủ

3- NV tra dầu
1- NV vệ sinh

Tổng số thuyền viên 20
7. Trạm phát chính
Gồm có 2 máy phát chính,thông số kĩ thuật của các máy phát:
Công suất

: Sđm = 600 KVA; Pđm= 480 KW.

Tần số

: f = 60 Hz

Điện áp

: Uđm = 450 V

Dòng điện

: Iđm = 700 A

Tốc độ


: nđm = 1200 Vòng/phút

Hệ số Cosφ

: 0.8

Số pha

: 3

3

2-Phụ bếp


8. Trạm phát sự cố
Công suất

: Sđm = 80 KVA; Pđm= 64 KW.

Tần số

: f = 60 Hz

Điện áp

: Uđm = 450 V

Dòng điện


: Iđm = 102.6 A

Tốc độ

: nđm = 1200 Vòng/phút

Hệ số Cosφ

: 0.8

Số pha

: 3

9. Máy chính
Thông số cơ bản:
Hãng

: AKASAKA-MITSUBISHI

Loại

: 7UEC45LA

Công suất định mức

: 6230KW

Vòng quay định mức


: 158vòng/phút

Số xilanh

:7

Đƣờng kính xilanh

: 450mm

Hành trình pitton

: 1350mm

Khối lƣợng động cơ

: 178 tấn”

4


CHƢƠNG 1: TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 22500 T
1.1 .Bảng điện máy phát số 1
(SNP1)(No.19-1)
G1-1A-1D
: Aptomat chính máy phát số 1
WL

: Đèn báo máy phát số 1 đang hoạt động.


W11

: Đồng hồ Watmet kế đo công suất máy phát số 1

A11

: Đồng hồ Ampe kế đo dòng máy phát số 1.

V11

: Đồng hồ vôn kế đo điện áp máy phát số 1.

FM11

: Đồng hồ đo tần số máy phát số 1.

CS11

: Công tắc đóng mở ACB1 bằng tay.

GS11

: Công tắc điều chỉnh phân chia tải tác dụng .

SHS11

: Công tắc điều khiển mạch sấy .

AS11


: Công tắc đo dòng cho các pha.

VFS11

: Công tắc điện áp cho các pha.

3-105

: Nút dừng máy.

3-106

: Nút khởi động máy.

VR2

: Biến trở điều chỉnh điện áp.

GL

: Đèn báo máy phát số 1 đã đƣợc đóng lên lƣới.

RL

: Đèn báo máy phát số 1 chƣa đƣợc đóng lên lƣới.

OCR11

: Rơle bảo vệ quá tải


RPR11

: Rơle bảo vệ công suất ngƣợc

1.2 .Bảng điện máy phát số 2
(SNP 2) (No.19-1)
G2-1A-1D
: Aptomat chính máy phát số 2
SY

: Đồng bộ kế điện tử.

W21

: Đồng hồ Watmet kế đo công suất máy phát số 2.

A21

: Đồng hồ Ampe kế đo dòng máy phát số 2.

5


V21

: Đồng hồ Vôn kế đo điện áp máy phát số 2.

FM21


: Đồng hồ Hetmet kế đo tần số máy phát số 2.

SYL

: Đèn hoà đồng bộ .

3R-28

: Nút reset hệ thống và cắt tải ƣu tiên .

3-28Z

: Nút ấn tắt còi báo động.

3-28F

: Nút ấn tắt tín hiệu nhấp nháy.

3-11

: Nút ấn thử đèn.

43A

: Công tắc chọn chế độ điều khiển

SYS

: Công tắc chọn máy phát muốn hoà.


CS21

: Công tắc điều khiển đóng mở ACB2 bằng tay.

GS21

: Công tắc điều chỉnh phân chia tải tác dụng .

SHS21

: Công tắc điều khiển mạch sấy.

AS21

: Công tắc đo dòng cho các pha máy phát số 2 .

VFS21

: Công tắc chuyển mạch điện áp pha máy phát số 2.

VR1

: Biến trở điều chỉnh điện áp không tải.

WL

: Đèn báo máy phát số 2 đang hoạt động.

GL


: Đèn báo máy phát số 2 đang hoạt động trên lƣới.

RL

: Đèn báo máy phát số 2 chƣa đƣợc đóng lên lƣới.

OCR21

: Rơle bảo vệ quá tải

RPR21

: Rơle bảo vệ công suất ngƣợc

GSL10, LSG20: là nhóm đèn tín hiệu của máy phát số1 và máy phát số2:
REMOTE CONTROL

: Đèn vàng báo điều khiển từ xa.

LOCAL CONTROL

: Đèn vàng báo điều khiển tại chỗ.

READY TO START

: Đèn vàng báo sẵn sàng khởi động.

AUTO ST-BY

: Đèn vàng báo chế độ tự động ở vi trí sẵn sàng.


AUTO SYNCHRO

: Đèn vàng báo tự động hòa đồng bộ.

AUTO LOAD SHIFT

: Đèn vàng báo tự động chuyển tải.

6


SPACE HEATER
ACB

: Đèn cam báo đang sấy.

REVERSE : Đèn đỏ báo máy phát bị công suất ngƣợc.

POWER
ACB OVER CURRENT
ACB

: Đèn đỏ báo máy phát bị quá tải.

ABNORMAL : Đèn đỏ báo aptomat chính cắt khi không bình

TRIP

thƣờng.


START FAILURE

: Đèn đỏ báo khởi động lỗi.

ENG SHUTDOWN

: Đèn đỏ báo Diezel lai máy phát dừng.

GSL50 là nhóm đèn tín hiệu:
DC-24V CONTROL POWER

: Đèn vàng báo có nguồn 24 V 1 chiều

EMERG STOP & PREF TRIP

: Đèn vàng báo dừng sự cố và cắt tải ƣu tiên.

POWER
POWER CONTROL MANUAL

: Đèn màu vàng báo đang ở chế độ bằng tay.

POWER CONTROL AUTO

: Đèn màu vàng báo đang ở chế độ tự động.

EMERG STOP $ PREF TRIP

: Đèn màu đỏ báo dừng sự cố và cắt tải ƣu


POWER FAIL

tiên bị lỗi.

PREFERENCE TRIP

: Đèn đỏ báo cắt tải ƣu tiên.

MSB 440V LOW INSULATION : Đèn đỏ báo điện áp 220V ở bảng điện chính
thấp.
MSB 220V LOW INSULATION : Đèn đỏ báo điện áp 220V ở bảng điện chính
thấp.
ACB NON CLOSE

: Đèn đỏ báo aptomat chính không đóng
đƣợc.

PWC ABNORMAL

: Đèn đỏ báo PWC không bình thƣờng.

BATTERY DISCHARG

: Đèn đỏ báo không nạp đƣợc acquy.

DC-24V LOW INSULATION

: Đèn đỏ báo nguồn 24V một chiều thấp


7


: Còi báo động khi máy phát bị sự cố.

BZ

1.3 .Cấu tạo bên trong bảng điện chính:
Sơ đồ bảng điện chính tàu 22500T (từ SHEET 28-1 đến SHEET 28-32).


SHEET 28-1 Mạch phân phối nguồn máy phát số 1
G

: Máy phát điện số 1.

ACB1

: Aptomat chính máy phát số 1.

CT11

: Biến dòng 1200/5A, lấy tín hiệu dòng đƣa tới bộ đo
công suất và dòng máy phát 1.

T14

: Biến áp 460/115V, cấp cho mạch điều khiển aptomat
và mạch điện trở sấy.


T13

: Biến áp 460/230V, cấp cho động cơ secvo

PT11

: Biến áp 460/115V, đƣợc đƣa tới mạch đo, hòa đồng bộ
bằng tay và tự động

SHEET 28-2 Mạch phân phốinguồn máy phát số 2
G

: Máy phát điện số 2.

ACB2

: Aptomat chính máy phát số 2

CT21

: Biến dòng 1200/5A, lấy tín hiệu dòng đƣa tới bộ đo
công suất và đo dòng máy phát 2.

T24

: Biến áp 460/115V, cấp cho mạch điều khiển aptomat
và mạch điện trở sấy máy phát số 2

T23


: Biến áp 460/230V, cấp cho động cơ secvo

PT21

: Biến áp 460/115V, đƣợc đƣa tới mạch đo

 SHEET 28- . Bus điều khiển nguồn.
PT51

: Biến áp 460/115V, đƣa tới mạch PWC, hòa đồng bộ bằng
tay và tự động.

MΩ51 : Đồng hồ Megaôm đo điện trở cách điện
EL51

: Đèn thử cách điện
8


43DV

: Công tắc chọn đoạn thanh cái cần lấy tín hiệu đo.

ES51

: Nút ấn thử cách điện.

 SHEET 28-4. Mạch cấp nguồn xoay chiều 220V.
VS61


: Công tắc xoay chọn đo điện áp các pha.

V61

: Đồng hồ đo điện áp

EL61

: Đèn thử cách điện

MΩ61

: Đồng hồ Megaôm đo điện trở cách điện cho nguồn
xoay chiều 220V.

AS61

: Công tắc xoay đo dòng các pha.

A61

: Đồng hồ đo dòng điện

 SHEET28-5. Sơ đồ một dây của bảng điên chính.
G1, G2

: Máy phát số 1 và số 2.

ACB1, ACB2


: Aptomat cấp nguồn từ 2 máy phát lên thanh cái.

BOLT LINK

: Các cầu nối liên kết.

DE-100B

: Cầu dao phân đoạn.

GENERAL
TRANS

: Biến áp hạ áp 440V/220V cấp điện sinh hoạt

 SHEET 28-6:Mạch biến đổi
CT51,CT52,CT53

: Biến dòng 100/5A.

 SHEET 28-7: Mạch đo máy phát số 1
TD11

: là bộ biến đổi công suất cần đo

W11

: Đồng hồ đo công suất máy phát số 1

AS11


: Công tắc xoay để đo dòng điện các pha máy phát số 1

VFS11

: Công tắc xoay đo điện áp và tần số máy phát số 1.

A11

: Đồng hồ ampe đo dòng điện máy phát số 1

V11

: Đồng hồ đo điện áp máy phát số 1
9


FM11

: Đồng hồ đo tần số máy phát số 1

 SHEET28-8: Mạch đo của máy phát số 2
TD21

: Là bộ biến đổi công suất cần đo của máy phát 2.

AS21

: Là công tắc xoay lựa chọn đo dòng cho máy phát 2


A21

: Đồng hồ ampe đo dòng điện máy phát số 2

VFS21

: Là công tắc xoay lựa chọn đo điện áp và tần số cho máy
phát và nguồn điện bờ.

V21

: Đồng hồ đo điện áp máy phát số 2.

FM21

: Đồng hồ đo tần số máy phát số 2

 SHEET 28-9 Mạch hòa đồng bộ bằng tay.
SYS

: Công tắc xoay dùng các máy phát muốn hòa đồng bộ.

SY

: Đồng bộ kế điện tử.

SYL

: Đèn hoà đồng bộ.


 SHEET 28-10: Sơ đồ mạch điều khiển bộ điều tốc.
115R

: Rơle điều khiển động cơ secvo motor cấp nhiên liệu cho
Diezel lai máy phát số 1theo chiều tăng.

115L

: Rơle điều khiển động cơ secvo motor cấp nhiên liệu cho
Diezel lai máy phát số 1 theo chiều giảm

215R

: Rơle điều khiển động cơ secvo motor cấp nhiên liệu cho
Diezel lai máy phát số 2theo chiều tăng.

215L

: Rơle điều khiển động cơ secvo motor cấp nhiên liệu cho
Diezel lai máy phát số 2 theo chiều giảm.

G1-GM

: Động cơ secvo điều chỉnh nhiên liệu cấp cho D-G1

G2-GM

: Động cơ secvo điều chỉnh nhiên liệu cấp cho D-G2

 SHEET 28-11.Mạch tự động điều chỉnh điện áp.

CCT1

: Biến dòng cấp tín hiệu dòng tới bộ TĐĐCĐA máy phát số
1

AVR1

: Bộ TĐĐCĐA máy phát số 1

CCT2

: Biến dòng cấp tín hiệu dòng tới bộ TĐĐCĐA máy phát số
10


2
AVR2

: Bộ TĐĐCĐA máy phát số 2

 SHEET 28-12 .Mạch điều khiển điện trở sấy các máy phát.
188H

: Contactor điện trở sấy máy phát số 1

288H

: Contactor điện trở sấy máy phát số 2

 SHEET 28-1). Mạch điều khiển đóng, mở aptomat máy phát số 1

184T

: Rơle thời gian.

152A, 152B : Các rơle trung gian.
152CX

:Rơle trung gian để đóng áptomát

152TX

: Rơle trung gian để mở áptomát.

UCV

: Cuộn hút để bảo vệ cho máy phát số 1 khi xảy ra điện áp
thấp.

RPR

: Cuộn hút để bảo vệ cho máy phát số 1 khi xảy ra công
suất ngƣợc.

BCS11

: Công tắc xoay đóng, mở aptomat bằng tay.

 SHEET 28-14.Mạch điều khiển đóng, mở aptomat máy phát số 2
284T


: Rơle thời gian.

252A, 252B

: Rơle trung gian.

252CX

: Rơle trung gian để đóng aptomat.

UCV

: Cuộn hút để bảo vệ cho máy phát số 2 khi xảy
ra điện áp thấp.

RPR

: Cuộn hút để bảo vệ cho máy phát số 2 khi xảy
công suất ngƣợc

BCS21

: Công tắc xoay đóng, mở aptomat bằng tay.

 SHEET 28-15. Mạch kết nối điện bờ
CT500

: Biến dòng cấp tín hiệu dòng đến mạch đo.

UVC


: Rơle để đóng và bảo vệ điện áp thấp của mạng điện bờ.
11


 SHEET 28-16. Mạch dừng khẩn cấp và cắt ưu tiên
ESPC

: Khối xử lý tín hiệu đƣa ra tín hiệu để cắt lựa chọn khi có quá
tải.

 SHEET 28-17. Mạch dừng khẩn cấp và cắt ưu tiên
SHC

: Cuộn cắt các phụ tải khi có quá tải

 SHEET 28-18. Mạch điều khiểnđiện áp một chiều 24V.
114X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng khởi động D-G1

105X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng dừng D-G1

110X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng để báo D-G1 sẵn sàng
khởi động


143R

: Rơle trung gian thực hiện chức năng điều khiển từ xa D-G1

148X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng báo D-G1 khởi động lỗi

186X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng để báo D-G1 bị sự cố

214X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng khởi động D-G 2

205X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng dừng D-G 2

210X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng để báo D-G 2 sẵn sàng


243R

: Rơle trung gian thực hiện chức năng điều khiển từ xa D-G 2

248X


: Rơle trung gian thực hiện chức năng báo D-G 2 khởi lỗi.

286X

: Rơle trung gian thực hiện chức năng để báo máy số 2 bị sự cố

 SHEET 28-19.Mạch điều khiển một chiều 24V
30T1

: Rơle thời gian, hoạt động khi có cách điện thấp ở
mạng 440V.

30T2

: Rơle thời gian, hoạt động khi có cách điện thấp ở
mạng 220V.

GRUO1, GRUO2

: Khối xử lý khi có cách điện thấp ở máy phát 1 và
máy phát 2.

 SHEET 28-20. Mạch điều khiển điện áp một chiều 24V
91Z

: Rơle trung gian điều khiển mở aptomat .
12



30X

: Rơle hủy bỏ phân chia tải.

27AT

: Rơle báo nguồn điều khiển không bình thƣờng.

PT2X

: Rơle cắt tải ƣu tiên.

ARX

: Rơle reset PWC.

525X

: Rơle báo aptomat không bình thƣờng.

 SHEET 28-22. Mạch điều khiển hòa đồng bộ
ASD

: Thiết bị hòa đồng bộ tự động.

 SHEET 28-23. PWC khối điều khiển công suất
Khối tích hợp để xử lý để bảo vệ quá tải, điện áp cao, điện áp thấp, tần số cao,
tần số thấp và để phân bố tải tác dụng ở chế độ tự động của 2 máy phát.
 SHEET 28-24.Các nhóm đèn tín hiệu thể hiện trạng thái của máy phát
số 1 và máy phát số 2 ở GSL10, GSL20.

 SHEET 28-25. Nhóm tín hiệu đèn ở GSL50.
 SHEET 28-26. Tín hiệu đèn báo
+ Đèn (WL) SL52, SL11, SL21 màu trắng báo nguồn bờ và nguồn máy phát
số 1 và số 2
+ Đèn (GL) SL12, SL22 màu xanh báo aptomatmáy phát số 1 và số
2đóng.
+ đèn (RL) SL13, SL23 màu đỏ báo aptomat máy phat số 1 và số 2 mở.
+ Đèn (OL) SL31 màu cam báo máy phát sự cố sẵn sàng hoạt động khi có
sự cố.
+ Đèn (GL) SL32 màu xanh báo máy phát sự cố hoạt động.
 SHEET 28-27.Mạch báo động điều khiển bằng PLC
PC-ANN1 : Khối PLC dùng để báo động, xử lý


SHEET 28-28, SH 28-29. Mạch kết nối với bên
ngoài.




SHEET 28-30. Sơ đồ mạch GRU-80
SHEET 28-31. Sơ đồ khối ICU-GP

1.4 .Nguyên lý mạch đo lƣờng trên bảng điện chính:
1.4.1

Đo điện áp và tần số máy phát số 1:
13



Điện áp 3 pha máy phát số 1 đƣợc cấp tới VFS11. Để đo điện áp và tần số các
pha ta vặn công tắc VFS11 sang vị trí các pha muốn đo khi đó trên đòng hồ vôn
kế và hét met kế sẽ cho số chỉ của điện áp và tần số của pha đó. Muốn đo điện
áp các pha khác ta làm tƣơng tự nhƣ trên.
1.4.2

Đo công suất máy phát số 1:

Tín hiệu điện áp đƣợc lấy từ sau biến áp PT11 và tín hiệu dòng đƣợc lấy từ
CT11, hai tín hiệu này đƣợc đƣa vào bộ TD11 ở S11, bộ này sẽ tổng hợp và xuất
tín hiệu tới đồng hồ watmet để hiển thị số chỉ công suất của máy phát.
1.4.3

Đo dòng điện máy phát số 1:

Tín hiệu dòng máy phát sau biến dòng CT11 đƣa tới AS11, muốn đo dòng pha
nào thì ta bật công tắc AS11 sang vị trí pha muốn đo khi đó trên đồng hồ ampe
sẽ cho số chỉ dòng của pha tƣơng ứng.
1.5 .Nguyên lí hoạt động đóng mở ABC:
1.5.1 Chế độ điều khiển bằng tay:
1.5.1.1 Đóng ABC1
Giả sử đã khởi động Diezel lai máy phát thành công và đạt tốc độ định mức lúc
này ta sẵn sàng đóng ABC1 cấp nguồn từ máy phát số 1 lên BUS.
 Trên tàu chƣa có máy phát nào hoạt động:
Trƣớc khi đóng ABC1 phải đảm bảo rằng đã cắt nguồn điện bờ, và ACB trƣớc
đó không xảy ra các sự cố nào nhƣ bị quá tải, bị công suất ngƣợc, ABC không
bình thƣờng và vị trí công tắc xoay không ở vị trí CLOSE.
Lúc này ta bật công tắc chọn chế độ đóng, mở ABC1 bằng công tắc 43A sang
chế độ MANUAl. Khi máy phát đã phát ra điện áp thì nó sẽ cấp nguồn điều
khiển đến mạch điều khiển ABC1, vì lúc này nguồn điện bờ không còn nên rơ le

SCX ở S24 mất điện sẽ đóng tiếp điểm thƣờng đóng SCX(21-22) ở S21 lại cấp
nguồn tới chân 12 của bộ ICU-GP1. Khi để ở chế độ đóng mở bằng tay thi chân
12 sẽ đƣợc nối thông với chân 14 của bộ ICU-GP1 bằng các tiếp điểm khống
chế sự cố, khi không có sự cố thì 2 chân này thông với nhau và cấp nguồn tới
công tắc xoay BCS11, vì lúc này trên BUS vẫn chƣa có điện nên rơ le phát hiện
14


×