Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nnhiệm vụ, chức năng, cơ cấu và hoạt động chủ yếu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.33 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Do những đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước,
mỗi sinh viên phải có sự tiếp cận thực tế trước khi ra trường. Do giữa lý thuyết và kiến
thức thực tế luôn có một khoảng cách vì vậy thực tập đối với mỗi sinh viên là thực sự
cần thiết. Đây là khoảng thời gian để mỗi người củng cố và nâng cao kiến thức đã học
ở trường, vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tế. Thông qua thực tập, chúng ta rèn
luyện tác phong và phương pháp công tác của cán bộ quản lý, bổ sung những kiến thức
thực tế mà có thể trong thời gian học tập chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận.
Cục Đầu tư nước ngồi là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Trong thời gian một tháng đầu thực tập, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Thị Hường và các cô chú trong Cục Đầu tư nước ngoài, em đã hoàn
thành tốt nội dung thực tập tổng hợp. Qua thời gian tìm hiểu, em đã hiểu rõ được
nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu và hoạt động chủ yếu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng như
của Cục Đầu tư nước ngồi.

CHƯƠNG I
Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ trước năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp
quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập ủy ban
Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31
tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia
về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các
Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của



Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng
được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan
Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành
Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi
ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Sau đây là các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc
lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch
kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính
phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan
trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định
thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính
phủ đã ra Thơng tư số 603-TTg thông báo quyết định này. ủy ban Kế hoạch Quốc gia và
các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có
nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định
số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà
nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính
phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế
và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế
hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP,
134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải
thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho ủy ban

Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế


phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số
75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác
và Đầu tư.
Sự thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư là kết quả của cả một quá trình phát triển
với sự kế thừa của các tổ chức tiền thân trước đó. Đặc biệt, đó là kết quả của q trình
triển khai thực hiện những ý tưởng mang tầm chiến lược ban đầu khi Bác Hồ thành lập
Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết vào năm 1945.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu
công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi
tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy
định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây :
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ;

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm
và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài
chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài
chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định;
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư


thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn
bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
5. Về quy hoạch, kế hoạch
a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch
hàng tháng, q để báo cáo Chính phủ, điều hồ và phối hợp việc thực hiện các cân đối
chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về
một số lĩnh vực được Chính phủ giao;
b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp
với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh
thổ đã được phê duyệt;
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho
các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các
quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt hoặc Bộ thơng qua theo phân cấp của Chính phủ;
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và

tiêu dùng, tổng phương tiện thanh tốn, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước,
vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự tốn ngân sách
nhà nước.
6. Về đầu tư trong nước và ngồi nước
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các
dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ
cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung
dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên
doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất,
nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân


sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ
vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn
chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngồi nước; phối hợp với
Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các
cơng trình xây dựng cơ bản;
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc
ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất
quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam
ra nước ngồi;
đ) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức
hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
e) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình
thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu
quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu

mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong
nước cũng như ở nước ngoài.
7. Về quản lý ODA
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn
thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây
dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp
danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp
với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu
tiên vận động ODA;
c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA;
đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ;
d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án
ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc
diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính


phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ;
đ) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về
ODA với các Nhà tài trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn
ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện
cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ,
thu hồi vốn vay ODA;
f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến
nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng
ODA.
8. Về quản lý đấu thầu

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu
các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức
thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định
của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế
xuất và các mơ hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các
khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất;
hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất
đã được phê duyệt;
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát
triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan đề xuất về mơ hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp,
khu chế xuất.
10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp


nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước;
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà
nước theo phân cơng của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển
doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế
khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa;
c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ

tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh
doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi
phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức
thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý
của Bộ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối
với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực
và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền
của Bộ;
16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và
các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;


18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.2.2.Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, kế tiếp là các thứ

trưởng:
- Ơng Trương Văn Đoan.
- Ơng Nguyễn Bích Đạt.
- Ông Nguyễn Đức Hòa.
- Ông Cao Viết Sinh.
- Ông Nguyễn Ngọc Phúc.
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn
vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực
thuộc, bao gồm:


Khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
-

Văn phòng Bộ

-

Vụ Tổ chức – Cán bộ

-

Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân

-

Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ

-


Vụ Tài chính, tiền tệ

-

Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa

-

Vụ Kinh tế đối ngoại

-

Vụ Thương mại và dịch vụ

-

Cục đầu tư nước ngoài

-

Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất

-

Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư

-

Vụ Quản lý đấu thầu


-

Vụ Kinh tế công nghiệp

-

Vụ Kinh tế nông nghiệp

-

Vụ Kết cấu hạ tầng và đơ thị

-

Vụ Lao động, Văn hóa, Xã hội

-

Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài ngun và Mơi trường

-

Vụ Quốc phịng – An ninh

-

Vụ Pháp chế


-




Vụ Hợp tác xã
Thanh tra

Khối các tổ chức hành chính sự nghiệp
-

Viện chiến lược phát triển

-

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

-

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia

-

Tạp chí Kinh tế và dự báo

-

Báo Đầu tư

-

Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch


-

Trung tâm Tin học

-

Tạp chí Khu cơng nghiệp Việt Nam

Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế của Bộ
đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760 cán bộ cơng
nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều
hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, hiện
nay có 2 giáo sư, 7 phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479 người có trình độ đại học.
Chủ nhiệm đầu tiên của ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của ủy ban Kế hoạch
Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Các đồng chí Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002:
1. Đồng chí Phạm Văn Đồng
2. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh
3. Đồng chí Nguyễn Cơn
4. Đồng chí Lê Thanh Nghị
5. Đồng chí Nguyễn Lam
6. Đồng chí Võ Văn Kiệt
7. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân
8. Đồng chí Phan Văn Khải
9. Đồng chí Đỗ Quốc Sam
10. Đồng chí Trần Xuân Giá
11. Đồng chí Võ Hồng Phúc
1.3.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài



Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và
đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngồi.
Cục Đầu tư nước ngồi có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài khoản cấp
2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán hàng
năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngồi
Cục Đầu tư nước ngồi có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngồi; chủ trì, phối hợp với các
đơn vị trong Bộ và các bộ, ngành, địa phương soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục
các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến
nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngồi phục vụ cơng
tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan
đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết
quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung;
cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngồi theo quy chế của Bộ.
3. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước
ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt
nam ra nước ngồi theo sự phân cơng của Bộ.
4.Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết
định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với
Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ
quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
5. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế
a/ Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết
lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì


chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư theo sự phân
công của Bộ;
b/ Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu
tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;
c/ Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm cơng tác với các
nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp
nước ngồi theo sự phân cơng của Bộ;
d/ Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế.
6. Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư
a/ Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài;
b/ Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính
phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c/ Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi để Bộ trình Thủ tướng
Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng quyết định đối
với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
d/ Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư
về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền;
e/ Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận. Thông
báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp dự
án chưa hoặc không được chấp thuận.

7. Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các
dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư
a/ Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp,
điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của
các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu
tư nước ngồi khi có u cầu; thực hiện các thủ tục quyết định giải thể doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với
các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu


chế xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy
định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và
các mơ hình kinh tế tương tự khác.
b/ Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và
các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình
tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên phạm vi cả nước;
c/ Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo quy định của pháp luật;
d/ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự
án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan
quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
8. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi
dưỡng cán bộ làm cơng tác đầu tư nước ngồi; phối hợp thực hiện công tác thi đua
khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm
quyền.
9. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.

1.3.2.Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài
Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngồi, gồm có:
a) Lãnh đạo
1/ Cục trưởng,
2/ Các Phó Cục trưởng,
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh
đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước
Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do
Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
b) Bộ máy giúp việc Cục trưởng, gồm có:
1. Phịng Tổng hợp - Chính sách;
2. Phịng Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế;


3. Phịng Cơng nghiệp và xây dựng;
4. Phịng Nơng, lâm, ngư nghiệp;
5. Phòng Dịch vụ;
6. Văn phòng;
c) Các đơn vị trực thuộc Cục:
1/ Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
2/ Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung;
3/ Trung tâm Đầu tư nước ngồi phía Nam.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài quy định cụ thể nhiệm vụ và biên chế cho
từng đơn vị của Cục trong phạm vi nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư giao; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của
các đơn vị trực thuộc Cục trình Bộ trưởng quyết định.
Chương I đã đem lại một cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát
triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ. Chương II sẽ đi sâu vào nghiên cứu và phân
tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài

trong giai đoạn 20 năm (1988-2007).
HƯƠNG II
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẦU
TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGỒI 20 NĂM QUA
(1988-2007)
2.1.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tính riêng năm 2007
Năm 2007, năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2006-2010 phát triển kinh tế-xã hội
đất nước, đồng thời là năm thứ 20 thi hành chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam. Chính vì vậy, con số thu hút 20 tỷ USD của năm 2007 có một ý
nghĩa rất quan trọng, đánh dấu mốc son quan trọng trong hoạt động đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
2.1.1.Về cấp giấy chứng nhận đầu tư mới
Trong tháng 12/2007, cả nước có 162 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4 455 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp trong năm 2007
lên 1 445 dự án với tổng vốn đầu tư là 17,85 tỷ USD, tăng 73,5% về số dự án và 96,3%
về vốn đăng ký so với năm trước. Quy mơ vốn đầu tư bình qn một dự án đạt 14 triệu


USD.
 Về ngành nghề
Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công
nghiệp với số vốn đăng ký 9 tỷ USD, chiếm 62,9% về số dự án và 50,6% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 8,5 tỷ USD, chiếm 31,5%
về số dự án và 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số vốn đầu tư đăng ký còn lại đầu tư
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (1,7%).
Bảng 2.1
Cấp mới 12 tháng 2007 phân theo ngành
STT

I


II

III

Chun ngành
Cơng nghiệp và xây dựng
CN dầu khí
CN nhẹ
CN nặng
CN thực phẩm
Xây dựng
Nông, lâm nghiệp
Nông-lâm nghiệp
Thủy sản
Dịch vụ
Dịch vụ
GTVT-Bưu điện
Khách sạn-du lịch
Tài chính-ngân hàng
Văn hóa-Y tế-Giáo dục
XD Khu đơ thị mới
XD văn phịng-Căn hộ
XD hạ tầng KCN-KCX
Tổng số

Số dự án
91
0
7

337
441
38
87
7
9
63
16
45
6
301
26
48
1
42
7
3
28
1,445

Tổng vốn đầu tư

Đơn vị: VNĐ
Vốn điều lệ

9,042,319,145
1,868,320,000
3,477,020,686
2,474,303,817
243,066,142

979,608,500

3,362,917,878
668,320,000
1,208,614,638
1,108,210,838
141,100,902
236,671,500

282,471,554
180,540,304
101,931,250

202,269,300
112,254,050
90,015,250

8,531,104,312
376,781,570
571,250,052
1,872,796,408
20,000,000
235,734,200
333,500,000
400,000,000
4,721,042,082
17,855,895,011

2,471,320,804
165,421,930

187,476,570
784,945,780
20,000,000
138,582,800
95,600,000
90,000,000
989,293,724
6,036,507,982

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 Về đối tác đầu tư
Trong năm 2007, có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó
Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký trên 4,4 tỷ USD, chiếm 24,9%
về tổng vốn đăng ký. Bristish Virgin Islands đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 4,2 tỷ USD,
chiếm 23,8% tổng vốn đăng ký. Singapore đứng thứ 3 với số vốn đăng ký 2,6 tỷ USD,
chiếm 14,6% tổng vốn đăng ký. Đài Loan đứng thứ 4 với số vốn đăng ký 1,7 tỷ USD,


chiếm 9,7% tổng vốn đăng ký. Malaysia đứng thứ 5 với số vốn đăng ký 1,09 triệu USD,
chiếm 6,1% tổng vốn đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 6 với số vốn đăng ký 965 triệu USD,
chiếm 5,4% tổng vốn đăng ký. Hoa Kỳ (khơng tính các dự án đầu tư thông qua nước
thứ 3) đứng thứ 8 với số vốn đăng ký 354 triệu USD, chiếm 2% tổng vốn đăng ký.
 Về cơ cấu vùng
Trong năm 2007, trên địa bàn cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án đầu
tư nước ngồi (trừ dầu khí). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với số vốn
đăng ký 1,73 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ 2 với số
vốn đăng ký 1,9 tỷ USD, chiếm 11,1 tổng vốn đầu tư đăng ký. Đồng Nai đứng thứ 3 với
số vốn đăng ký 1.786 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bình Dương
đứng thứ 4 với số vốn đăng ký 1.751 triệu USD, chiếm 9,8% về tổng vốn đầu tư đăng
ký. Phú Yên đứng thứ 5 với số vốn đăng ký 1.703 triệu USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu

tư đăng ký của cả nước.
2.1.2.Về tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất
Trong năm 2007 có 379 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng
thêm là 2,4 triệu USD, bằng 78% số dự án và 84,9% vốn bổ sung so với năm 2006.
 Về ngành nghề
Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có vốn bổ sung nhiều nhất,
vốn tăng thêm trên 1,95 tỷ USD, chiếm 79,1% tổng vốn bổ sung. Số còn lại thuộc lĩnh
vực dịch vụ (chiếm 14,3%) và nông-lâm-ngư (6,6%).
 Về đối tác đầu tư
Trong năm 2007, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án tăng vốn, mở rộng
sản xuất, trong đó, 4 nền kinh tế đứng đầu đã chiếm khoảng 72,1% tổng số vốn đầu tư
bổ sung. Theo thứ tự: Đài Loan có số vốn tăng thêm lớn nhất 688,7 triệu USD, chiếm
27,8% tổng số vốn bổ sung; Hàn Quốc đứng thứ 2 với 533,6 triệu USD, chiếm 21,6%
tổng số vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ 3 với 338,9 triệu USD, chiếm 13,7% tổng số
vốn bổ sung; Hồng Kông đứng thứ 4 với 219,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng số vốn bổ
sung; đứng thứ 5 là Samoa với 173,4 triệu USD, chiếm 10,6% tổng số vốn bổ sung.
 Về cơ cấu địa bàn
Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu trong 32 địa phương có dự án bổ sung vốn đầu tư với
số vốn tăng thêm 920 triệu USD, chiếm 37,2% tổng vốn bổ sung. Bình Dương đứng thứ
2 với số vốn tăng thêm trên 405,5 triệu USD, chiếm 16,4% tổng vốn bổ sung. Thành


phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với số vốn tăng thêm 210 triệu USD, chiếm 8,5% tổng
vốn tăng thêm. Hà Nội đứng thứ 4 với số vốn tăng thêm 178 triệu USD, chiếm 7,2%
tổng vốn bổ sung. Hải Dương đứng thứ 5 với số vốn tăng thêm 171 triệu USD, chiếm
6,9% tổng vốn bổ sung.
2.1.3.Về hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong tháng 12/2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tiếp tục góp
vốn đầu tư thực hiện ước đạt 500 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong năm 2007 đạt
4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra (4,5 tỷ USD).

Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 12/2007
ước đạt 4,65 tỷ USD, đưa tổng giá trị doanh thu trong năm 2007 là 39,6 tỷ USD, tăng
34,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thơ) ước đạt 19,78
tỷ USD, tăng 37,6% so với năm 2006.
Nhập khẩu trong tháng 12/2007 ước đạt 2,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu
trong năm 2007 đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm trước.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm 10.000 lao động, đưa tổng
số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tính đến thời điểm này hơn 1,26
triệu lao động, tăng 12% so với năm trước.
2.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 20 năm qua (1988-2007)
2.2.1.Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi đăng ký chung từ năm 1988-2007
2.2.1.1.Tình hình cấp phép chung
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9 500 dự án đầu tư nước ngoài được
cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng
thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8 590
dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.
Sau giai đoạn thăm dò từ 1988 đến 1990, dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt
Nam đã tăng nhanh trong thời kỳ 1991-1996, suy giảm từ năm 1997 do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính khu vực và có dấu hiệu phục hồi từ năm 2000, bắt đầu từ 2004
đến nay đã phục hồi và chuyển biến rõ rệt.
Từ năm 1988 đến 1990, chỉ có 218 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký
1,58 tỷ USD, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ châu Á, nhất là Hồng Kông và Đài
Loan.
Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt


Nam với 1 397 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký 16,2 tỷ USD; năm 1996 có
372 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký 8,8 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt đầu từ tháng 7/1997 đã làm cho dòng
vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam giảm sút, do chính sách của một số nước trong

khu vực tạm thời ngừng đầu tư ra nước ngoài để củng cố nền kinh tế của mình, đồng
thời, bản thân các nhà đầu tư cũng phải “tự giải quyết khó khăn của mình”. Trong 3
năm 1997-1999, có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11 tỷ USD;
nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước cho thấy chủ yếu là các dự án có quy
mơ vốn vừa và nhỏ; vốn đăng ký năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ
bằng 46,8% năm 1998. Cũng trong thời gian này, nhiều dự án đầu tư nước ngoài được
cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó
khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến nay, dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam bắt
đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với
năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, bằng
91,6% so với năm 2001.
Vốn đăng ký có xu hướng tăng dần từ năm 2003 đến nay. Điều này cho thấy dấu
hiệu của “làn sóng đầu tư nước ngồi” thứ hai vào Việt Nam. Năm 2003, vốn đăng ký
tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 tăng 42,9% so với năm trước; năm 2005 tăng 58%
so với năm 2004, năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 69% so với
năm 2006.
Trong giai đoạn 2001-2005, đã thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
USD, vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP (12 tỷ USD), vốn thực
hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 30% so với mục tiêu (11 tỷ USD). Năm 2005, vốn cấp mới
đạt 6,84 tỷ USD. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới
đều tăng, đạt mức cao năm sau so với năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%). Đặc
biệt, trong 2 năm 2006-2007, dịng vốn đầu tư nước ngồi vào nước ta đã tăng đáng
khích lệ với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực
công nghiệp nặng (sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đồ điện tử, thép...) và dịch vụ
(cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, tư vấn...).
Quy mô vốn đầu tư bình quân của 1 dự án tăng dần qua các giai đoạn, tuy có
“trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 19881990 đạt 7,5 USD/dự án/năm. Giai đoạn 1991-1995 đạt 13 USD/dự án/năm. Giai đoạn


1996-2000 đạt 14,8 USD/dự án/năm. Giai đoạn 2001-2005 đạt 5,2 USD/dự án/năm.

Riêng hai năm 2006 và 2007 đều đạt mức trung bình 14,4 USD/dự án/năm.
2.2.1.2.Tình hình tăng vốn đầu tư chung
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động đã
mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết
năm 2007, có trên 4000 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ
USD, bằng 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
Thời kì 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh
nghiệp đầu tư nước ngồi cịn ít. Số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm
1991-1995 đã tăng lên 4,1 tỷ USD vào giai đoạn 1996-2000, tăng 51% so với 5 năm
trước. Giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD, tăng 69,6% so với 5
năm trước. Trong đó, bắt đầu từ năm 2002, số lượng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 1 tỷ
USD và từ năm 2004 đến nay, vốn tăng thêm mỗi năm trên 2 tỷ USD. Riêng trong 2
năm 2006 và 2007, vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,9 tỷ USD và 2,46 tỷ USD, trung bình
mỗi năm tăng 35% so với năm trước.
2.2.1.3.Cơ cấu vốn đầu tư nước ngồi chung từ 1988-2007
 Theo ngành
Lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,8% về số dự
án, 60,2% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích
cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông
tin với sự có mặt của các tập đồn đa quốc gia như Intel, Panasonic, Canon...
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,2% về số dự án, 34,4% số vốn đăng ký và 24,5% vốn
thực hiện. Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cảng biển, kinh
doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí... Như vậy, so với năm 2006, lĩnh vực
dịch vụ đã tăng tỷ trọng lên từ 31,9% lên 34,4% tổng vốn đăng ký.
Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10,8% về số dự án, 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,7%
vốn thực hiện. Cơ cấu đầu tư có xu hướng tập trung vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến. Như vậy, so với năm 2006, tỷ trọng nông-lâm-ngư
nghiệp đã giảm từ 7,4% xuống 5,3% tổng vốn đăng ký.
Bảng 2.2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2007

STT

Chuyên ngành

Số dự

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Đơn vị: VNĐ
Đầu tư thực


án
Công nghiệp và xây dựng

5,
745

CN nặng

38
2,
542
2,
404

CN thực phẩm


310

Xây dựng

451

Nông, lâm nghiệp

933

Nơng-lâm nghiệp

803

Thủy sản
Dịch vụ

130
1,
912

Dịch vụ

954

GTVT-Bưu điện

208

Khách sạn-du lịch


223

CN dầu khí
CN nhẹ

I

II

III

Tài chính-ngân hàng
Văn hóa-Y tế-Giáo dục
XD Khu đơ thị mới

66
271
9

XD văn phòng-Căn hộ

153

XD hạ tầng KCN-KCX

28
8,
590


Tổng số

50,029,948
,532
3,861,511,
815
13,268,720,
908
23,976,819,
332
3,621,835,
550
5,301,060,
927
4,465,021
,278
4,014,833,
499
450,187,
779
28,609,159
,424
2,145,196,
645
4,287,047,
923
5,883,985,
332
897,417,
080

1,248,845,
062
3,477,764,
672
9,262,878,
164
1,406,024,
546
83,104,129
,234

20,876,609
,661
2,304,511,
815
5,873,538,
753
9,255,911,
365
1,611,473,
717
1,831,174,
011
2,118,847
,681
1,870,567,
550
248,280,
131
12,539,566

,946
942,632,
783
2,750,602,
098
2,540,422,
732
827,395,
000
573,486,
594
944,920,
500
3,443,583,
642
516,523,
597
35,535,024
,288

hiện
20,042,587,7
69
5,148,473,3
03
3,639,419,3
14
7,049,365,8
65
2,058,406,2

60
2,146,923,0
27
2,026,532,6
53
1,856,710,5
21
169,822,1
32
7,167,440,0
30
383,082,1
59
721,767,8
14
2,401,036,8
32
714,870,0
77
367,037,0
58
111,294,5
98
1,892,234,1
62
576,117,3
30
29,236,560,4
52


(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 Theo vùng và lãnh thổ
Từ năm 1988 đến hết năm 2007, các tỉnh phía Bắc đã thu hút 2 220 dự án với
vốn đầu tư khoảng 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 29% tổng vốn đăng ký của cả
nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội chiếm51% vốn đăng ký
và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo là Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh.
Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi cho những vùng kinh tế khó khăn (Đơng
Bắc và Tây Bắc) nhưng vốn thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế địa bàn


cịn rất thấp.
Các tỉnh phía Nam từ Ninh thuận trở vào thu hút được 5 452 dự án với tổng vốn
46,8 tỷ USD, đã góp vốn thực hiện đạt 15,68 tỷ USD, chiếm 63% về số dự án, 56% về
vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện của cả nước. Trong đó, vùng kinh kế trọng điểm
phía Nam gồm 8 địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà RịaVũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bình Phước) chiếm 64,3% về số dự án và 55,7% về vốn
đăng ký và 48,4% vốn thực hiện của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long tuy là vựa lúa, vựa trái cây, giàu tiềm năng thủy/hải
sản của cả nước nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngồi cịn rất thấp so với các vùng khác,
chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.
Bắc và Nam Trung bộ, trong đó Quảng Nam và Đà Nẵng đã có nhiều tiến bộ
trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung
tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng
“cháy” buồng, phịng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn cịn dưới mức nhu cầu
và tiềm năng của vùng.
Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn đầu tư nước ngồi q ít như vùng
Đơng Bắc và Tây Bắc.
 Theo hình thức đầu tư
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 74,4% tổng số dự án và 50,7% tổng
vốn đăng ký. Doanh nghiệp liên doanh chiếm 22,2% tổng số dự án và 38% tổng vốn
đăng ký. Hợp tác kinh doanh chiếm 3,1% tổng số dự án và 8,3% tổng vốn đăng ký.

Doanh nghiệp BOT có 6 dự án (0,1% tổng số dự án) với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD
(2,7% tổng vốn đăng ký). Doanh nghiệp cổ phần có 8 dự án (0,1% tổng số dự án), với
tổng vốn đăng ký 199 triệu USD (0,4% tổng vốn đăng ký). Công ty quản lý vốn (công ty
mẹ-con) có 1 dự án (0,02% tổng số dự án) với tổng vốn đăng ký 14,4 triệu USD (0,03%
tổng vốn đăng ký).
Trong số các hình thức đầu tư, hình thức liên doanh có vốn thực hiện lớn nhất,
chiếm 41,3% tổng vốn thực hiện. Hợp tác kinh doanh có tỷ lệ vốn thực hiện cao, vượt
vốn cam kết do đặc thù của các Hợp đồng thăm dị và khai thác dầu khí chỉ quy định
vốn cam kết tối thiểu trong Giấy phép đầu tư, trong quá trình thực hiện, các nhà đầu tư
thường đưa vào số vốn lớn hơn vốn cam kết tối thiểu.
 Theo đối tác đầu tư
Đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong tổng vốn đăng ký trên


80 tỷ USD, các nước Châu Á chiếm 69,1%; các nước thuộc EU chiếm 16,2%; các nước
Châu Mỹ chiếm 11,8%, riêng Hoa Kỳ chiếm 4%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư
từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Mỹ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại
Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, chiếm gần 5% tổng vốn đăng ký và Hoa Kỳ sẽ
đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
2.2.2.Tình hình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút được một số lượng khá lớn vốn
đầu tư nước ngoài; chưa tính các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các
dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn hiệu lực chiếm 33,8% về số dự án và
33,4% tổng vốn đăng ký của cả nước.
2.2.3.Kết quả triển khai hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong
20 năm qua
Từ năm 1988 đến 2007, trong số 8.200 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
hơn 83 tỷ USD, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ
USD, chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi

vốn đăng ký và số dự án mới biến động. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện
mới đạt 7,1 tỷ USD thì trong thời kỳ 1996-2000 vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng
89% so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD,
tăng 6% so với 5 năm 1996-2000. Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng vốn thực hiện đạt
8,7 tỷ USD.
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã góp phần đáng
kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh
thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và
tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Trong giai đoạn 1991-1995, tổng giá
trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu khơng tính dầu thô đạt 1,2
tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000, tổng giá trị doanh thu
đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu khơng tính dầu thơ đạt 10,59 tỷ USD,
chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 20012005, tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD, tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000.
Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất
khẩu khơng tính dầu thơ đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Đồng thời, số lao
động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tăng lên qua từng giai


đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm
2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5
năm trước. Trong 2 năm 2006 và 2007, do số lượng dự án tăng và tốc độ triển khai
nhanh nên số lượng lao động tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối
năm 2005.
2.2.4.Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài
Việt Nam đã và đang thành cơng trong thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư
trực tiếp nước ngoài và hiện nay, có một xu hướng mới đang trỗi dậy, đó là sự gia tăng
dịng vốn đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này, một số doanh nghiệp
Việt Nam đã tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong khoảng 20 năm qua, đã

có 249 dự án đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư
đăng ký 1,39 tỷ USD. Để thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam, chính phủ ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy
định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban
hành Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 hướng dẫn hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối
với đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Những văn bản nêu trên cùng với
các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư
ra nước ngoài.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần
lớn trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 40,2% về số dự án và 64,2% tổng vốn đầu tư,
tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 21,2% số dự án và 20,5% tổng vốn đầu tư (tăng
từ tỷ lệ 13,2% của năm trước), số còn lại là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ
chiếm 39,6% số dự án và 5,5% tổng vốn đầu tư.
Mặc dù các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại
35 nước và vùng lãnh thổ, nhưng trừ một số dự án đầu tư trong thăm dị, khai thác dầu
khí tại Angieri, Irắc và Madagasca, phần lớn dự án đầu tư ra nước ngoài tập trung tại
một số nước như Lào (có 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD, chiếm 34,5%
về số dự án và 42% về vốn đầu tư), Campuchia (có 27 dự án, tổng vốn đầu tư là 88,4


triệu USD, chiếm 10,8% số dự án và 6,3% về vốn đầu tư) và Liên bang Nga (có 12 dự
án, tổng vốn đầu tư là 48,1 triệu USD, chiếm 4,8% về số dự án và 5,6% về vốn đầu tư).
Bước đầu, một số dự án thực hiện có hiệu quả và đã được điều chỉnh Giấy phép
đầu tư mở rộng quy mô của dự án. Cụ thể, trong lĩnh vực cơng nghiệp có các dự án
thăm dị, thẩm lượng và khai thác dầu khí của Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam tại hợp
đồng lô 433a-416b ở Angiêri và tại lô hợp đồng SK305 ở Malaysia với vốn đầu tư thực
hiện khoảng 30 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối
tác phát hiện dầu khí mới tại lơ 433a-416b ở Angiêri và lơ hợp đồng SK 305 ở

Malaysia.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào của Tổng
Công ty Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tư khoảng trên 60
triệu USD đã triển khai thực hiện đúng tiến độ.
Như vậy, theo đúng dự báo, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả
năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác
lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua chương II đã cho thấy môi trường đầu tư – kinh doanh nước ta từng bước
được cải thiện, tạo sự hấp dẫn đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi. Hệ
thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài ngày càng được bổ sung, hồn thiện
phù hợp với thơng lệ quốc tế, đã tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thống
hơn cho hoạt động đầu tư nước ngồi. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ
phát triển kinh tế năng động nhất. Chương III sẽ nêu lên một số định hướng và giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
từ đó tiếp tục phát huy tốc độ phát triển năng động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
CHƯƠNG III
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẦY HOẠT ĐỘNG
CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
3.1.Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước
ngoài trong thời gian tới


Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng
định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần X. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra
nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các
tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng,
hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Thực hiện chủ trương nêu trên, giai đoạn 2006-2010 dự kiến sẽ huy động khoảng
25 tỷ USD từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội đất
nước, nhưng với tốc độ gia tăng mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,
chỉ trong 2 năm 2006 và năm 2007 đã thu hút trên 32 tỷ USD, vượt 28% số vốn đầu tư
nước ngoài dự kiến huy động trong cả 5 năm 2006-2010, do đó khả năng thu hút vốn
đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Dự báo nếu trong 3 năm
2008-2010 tới, mỗi năm trung bình thu hút khoảng 17-20 tỷ USD thì tổng vốn đầu tư
nước ngồi trong 5 năm 2006-2010 sẽ đạt khoảng 90 tỷ USD, gấp 3,5 lần dự kiến ban
đầu.
Năm 2007, năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2006-2010 phát triển kinh tế-xã hội
đất nước, đồng thời là năm thứ 20 thi hành chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn hơn 20 tỷ USD, bất chấp các khó khăn
trở ngại như giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thiên tai nặng nề tại các tỉnh miền
Trung đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn. Đồng thời, cũng là năm vốn thực hiện của đầu tư nước ngoài, đạt 4,6 tỷ
USD, cao nhất kể từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tới nay, tăng 24,2% so với
năm trước; có thêm khoảng 400 doanh nghiệp đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh lên khoảng 4000 doanh nghiệp, đóng góp
đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
3.1.1.Mục tiêu chương trình thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 đã đề ra mục tiêu: “Đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất,


văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát

triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an
toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc
gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đưa tổng sản phẩm trong nước
lên gấp 2,1 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng
1.050-1.100 USD.
Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5-8% và phát triển bền vững, Việt
Nam cần huy động vốn đầu tư toàn xã hội là 140 tỷ USD (giá năm 2005), chiếm 40%
GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngồi chiếm khoảng 35%.
Để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh
tế đã đề ra đòi hỏi phải tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nâng cao
chất lượng nguồn vốn.
Các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư nước ngồi giai đoạn 2006-2010 cần đạt được:


Vốn đầu tư thực hiện: đạt khoảng 24-25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn
2001-2005), chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội



Vốn đăng ký bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới và
tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001-2005),
trong đó, vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD.
Bình qn mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.



Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD




Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập
khẩu đạt 103 tỷ USD



Nộp ngân sách Nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD



Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện
trong ngành cơng nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm
khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.



Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có cơng nghệ cao, đảm bảo phát triển
bền vững.

3.1.2.Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và


×