Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.37 KB, 47 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG
LỜI NÓI ĐẦU

Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi
quốc gia. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển.
Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu mà nếu thiếu một trong hai điều kiện đó
sẽ không có sự phát triển. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi lợi thế sự phát triển
đang chuyển dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ sang
nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng.
Nước ta là nước kinh tế đang phát triển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
không nhiều vì vậy Đảng ta xác định phải "Lấy việc phát huy nguồn lực con người
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" với mục tiêu "nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" (Văn kiện đại hội VIII, Nxb chính
trị Quốc gia). Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với đào tạo nghề là phải tạo ra được đội
ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
Thành phố Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế
liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ
tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang… Thành phố Đà Nẵng đã và đang quan tâm
phát triển đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu ở trường cùng với thời gian thực tập ở Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng em đã chọn đề tài: “Nâng
cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn phát triển công tác
đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề cho người lao động thành phố
Đà Nẵng nói riêng.
* Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng đào tạo nghề trên các mặt: quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo,
chất lượng đào tạo, tìm ra những bất cập hiện nay về đào tạo nghề ở thành phố Đà


Nẵng.
- Đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề
cho người lao động ở thành phố Đà Nẵng.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội, lao động thành phố
Đà Nẵng đề tài đi sâu nghiên cứu đào tạo nghề cho người lao động.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

1


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

- Phạm vi nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và sự cần thiết
đào tạo nghề; phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề trong những năm qua từ
đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển công tác đào tạo nghề cho người
lao động ở thành phố Đà Nẵng.
* Phương pháp nghiên cứu: Thông qua các phương pháp thống kê, khảo sát,
phân tích tổng hợp… để nghiên cứu đề tài.
* Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về hoạt động đào tạo nghề
Phần II: Thực trạng hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Phần III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề tại thành
phố Đà Nẵng

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04


2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................
PHẦN 1...............................................................................................................
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ.......................
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ...................................7
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ.....10
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
NGHỀ..................................................................................................................... 12
IV. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC........................13
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................................................................................17
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................17
IV. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.....................................................................................31
V. DỰ BÁO NHU CẦU NGÀNH NGHỀ VÀ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO
NGHỀ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG 5 NĂM TỚI...........................33
PHẦN 3.............................................................................................................37
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................37
I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG, MỤC TIÊU CÔNG TÁC

ĐÀO TẠO NGHỀ..................................................................................................37
1. Một số quan điểm chủ đạo...........................................................................37
1.1. Nâng cao vai trò đào tạo nghề..................................................................37
1.3. Đào tạo gắn với sử dụng............................................................................38
1.4. Tăng cường ngân sách cho đào tạo nghề.................................................38
2. Phương hướng..............................................................................................38
3. Mục tiêu đào tạo nghề..................................................................................38
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

3


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

3.1. Mục tiêu chung..........................................................................................39
3.2. Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn.................................................................39
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................................................................................40
1. Cần nhanh chóng sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề..........................40
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đào tạo nghề......................................40
3. Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo....................................41
4. Tăng cường nguồn lực về tài chính.............................................................41
5. Giải pháp về chính sách quản lý Nhà nước................................................42
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...............................................................................44
KẾT LUẬN.......................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................47

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04


4


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

UBND

: Ủy ban nhân dân

-

HĐND

: Hội đồng nhân dân

-

LĐ - TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội

-

KT - XH

: Kinh tế - xã hội


-

THCS

: Trung học cơ sở

-

PTCS

: Phổ thông cơ sở

-

THPT

: Trung học phổ thông

-

CNKT

: Công nhân kỹ thuật

-

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

-


GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

-

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

5


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1: Lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2009
Bảng 2: Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tại Đà Nẵng từ năm 2005 - 2010
Bảng 3: Số lượng cơ sở đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng (31/12/2010)
Bảng 4: Cơ sở vật chất, giá trị đầu tư trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề năm
2010
Bảng 5: Cán bộ công nhân viên chức đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng năm
2010

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04


6


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG
PHẦN 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ.
1. Khái niệm đào tạo nghề.
1.1. Khái niệm đào tạo.
Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các
kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực
hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết.
Như vậy đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho
mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành
vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ có khả năng đáp ứng được tiêu
chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
1.2. Khái niệm nghề.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con
người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất
hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản
xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh
thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện
sinh tồn và phát triển của xã hội.

Trình độ lành nghề: Trình độ lành nghề của người lao động thể hiện ở chất
lượng lao động. Nó thể hiện ở sự hiểu biết lý thuyết, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật
lao động để hoàn thành công việc có trình độ phức tạp nhất định thuộc một nghề
nghiệp, một chuyên môn nào đó. Trình độ lành nghề biểu hiện ở tiêu chuẩn cấp bậc
kỹ thuật (với công nhân) và ở tiêu chuẩn nghiệp vụ đảm nhận công việc được giao
(với cán bộ chuyên môn). Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và tiêu chuẩn nghiệp vụ do
Nhà nước qui định.
1.3. Khái niệm đào tạo nghề.
Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ
năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo
nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

7


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

- Dạy nghề: là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và
thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành
thục nhất định về nghề nghiệp.
- Học nghề: là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của
người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
2. Phân loại đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho người lao động bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề,
đào tạo nghề bổ sung.
- Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người

đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động
trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động qua
đào tạo nghề cho xã hội.
- Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên môn
nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi cơ cấu
ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân được đào tạo lại cho phù hợp
với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới.
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa
kiến thức còn thiếu, hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ
năng nghề nghiệp theo từng chuyên đề và thường được xác định bằng một chứng
chỉ hay nâng lên bậc cao hơn.
3. Tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với con đường phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước, để phát triển kinh tế thì chúng ta
cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân
lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật - công nghệ tiên tiến hiện đại… Cùng với khoa
học kĩ thuật - công nghệ và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định
đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội (KT - XH) ở
nước ta. Phát triển nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là động lực quan
trọng để phát triển KT - XH, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ mới đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng được đòi hỏi mà những biến đổi đến
chóng mặt của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra. Việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước là một
chiến lược quốc gia trong toàn bộ chiến lược phát triển GD&ĐT.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

8



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

Trong công tác GD&ĐT, hoạt động đào tạo nghề được xem như là một trong
những quốc sách hàng đầu để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ sức
tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ, đi tắt đón đầu, tạo tiền đề để bứt phá rút
ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước. Hệ thống đào tạo nghề cung cấp một lượng
lớn lao động có tay nghề, có trình độ, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Như vậy, đào tạo nghề cho lao động để có được nguồn nhân lực chất lượng cao là
lợi thế trong thu hút đầu tư và phát triển KT - XH của địa phương.
4. Các hình thức đào tạo nghề.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch đào tạo là xác định các
hình thức đào tạo thích hợp. Hình thức đào tạo là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào
tạo, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế của các hình thức đào tạo,
là so sánh giữa chi phí đào tạo với hiệu quả đem lại sau khi đào tạo. Tùy theo yêu
cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hình thức đào tạo
khác. Những hình thức đào tạo nghề đang được áp dụng chủ yếu hiện nay là:
4.1. Các trường chính quy.
Đào tạo nghề ở các trường chính quy đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát
triển trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, các Bộ hoặc Ngành thường tổ chức các trường dạy
nghề tập trung với quy mô lớn, đào tạo công nhân có trình độ cao, chủ yếu là đào
tạo đội ngũ CNKT, kỹ thuật viên có trình độ cao. Thời gian đào tạo từ hai đến bốn
năm tùy theo nghề đào tạo. Ra trường được cấp bằng nghề.
Khi tổ chức các trường dạy nghề cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo
viên chuyên trách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào
tạo các trường cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Phải có đội ngũ giáo viên đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm giảng

dạy.
+ Phải được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, các
phòng thí nghiệm, xưởng trường. Nhà trường cần tổ chức các phân xưởng sản xuất
vừa phục vụ cho giảng dạy vừa sản xuất của cải vật chất thì nên để gần các doanh
nghiệp lớn của ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học. Các tài liệu và sách
giáo khoa phải được biên soạn thống nhất cho các nghề, các trường.
4.2. Các trung tâm dạy nghề.
Đây là loại hình đào tạo ngắn hạn, thường dưới 1 năm. Chủ yếu là đào tạo phổ
cập nghề cho thanh niên và người lao động.
Hình thức đào tạo này thu hút được nhiều người theo học vì thủ tục xin vào
học dễ dàng, thời gian học vừa phải, kinh phí hợp lý. Có thể mở các lớp ngắn hạn

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

9


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

với thời gian, ngành nghề khác nhau một cách linh hoạt. Các trung tâm đào tạo nghề
thường gắn với giới thiệu việc làm nên cơ hội có việc làm của người học dễ dàng
hơn sau khi học xong, rất thích ứng với nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu người
học, chi phí đầu tư đào tạo không lớn.
4.3. Các lớp cạnh doanh nghiệp.
Các lớp cạnh doanh nghiệp là các lớp do doanh nghiệp tổ chức nhằm đào tạo
riêng cho mình hoặc cho các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Chủ yếu đào
tạo nghề cho công nhân mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề,
chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới.

Hình thức đào tạo này không đòi hỏi có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật riêng,
không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào các điều kiện sẵn có của doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành sản xuất. Phần lý
thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Phần thực hành
được tiến hành ở các phân xưởng do các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề hướng
dẫn.
4.4. Kèm cặp trong sản xuất.
Kèm cặp trong sản xuất là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, chủ yếu
là thực hành ngay trong quá trình sản xuất do xí nghiệp tổ chức.
Kèm cặp trong sản xuất được tiến hành dưới hai hình thức: Kèm cặp theo cá
nhân hoặc kèm cặp theo tổ chức, đội sản xuất. Với kèm cặp theo cá nhân, mỗi thợ
học nghề được một công nhân có trình độ tay nghề cao hướng dẫn. Người học nghề
vừa sản xuất vừa tiến hành dạy nghề theo kế hoạch. Với hình thức kèm cặp theo tổ,
đội sản xuất, tổ học nghề được tổ chức thành từng tổ và phân công cho những công
nhân dạy nghề thoát ly sản xuất chuyên trách đảm nhận dạy nghề. Những công nhân
dạy nghề phải có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp và phương pháp sư phạm
nhất định.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo
nghề ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc,
trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị đào tạo
nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề càng tốt, càng hiện đại bao
nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì người học viên có
thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

10



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ
đổi mới hiện đại hóa của máy móc thiết bị sản xuất.
Thực chất ở các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy nghề còn rất hạn chế, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo
nghề. Phòng học thiếu thốn nơi thực hành, chỗ nội trú cho học viên. Một phần lớn
các trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo nghề không phải là trang thiết bị phục vụ
cho công tác đào tạo nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được thu nhập lại từ
nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp), do đó
không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp
ứng được phần nào các công việc của các doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào
tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở
sản xuất.
2. Giáo viên đào tạo nghề.
Giáo viên đào tạo nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng,
kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị dạy học. Vì vậy,
năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng giảng dạy, đào tạo
nghề.
Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục
quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học nghề có rất nhiều
cấp trình độ văn hóa khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề
cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác
biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ
khác nhau.

Năng lực của giáo viên dạy nghề tốt thì mới có thể dạy các học viên được tốt
bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay
chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên dạy nghề.
3. Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề.
Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo
nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học viên đầu vào cho các cơ sở đào
tạo nghề. Nếu mọi người trong xã hội đánh giá được đúng đắn hơn tầm quan trọng
của việc học nghề thì trước hết lượng lao động tham gia đào tạo nghề sẽ chiếm một
tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa
dạng hơn. Hơn nữa, nếu xã hội nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý
giá của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

11


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

công tác đào tạo nghề sẽ nhận thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội để
phát triển mạnh hơn.
Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay vẫn chưa được xã hội nhận thức đầy đủ
và đúng đắn. Việc làm chuyển biến nhận thức của từng gia đình và toàn bộ xã hội sẽ
có ý nghĩa quan trọng trong dạy nghề và học nghề. Không ít gia đình học sinh coi
việc vào đại học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc làm nhàn
hạ. Nhiều thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn đã cố công đèn sách để thi vào
đại học, thậm chí thi lại nhiều lần nhằm thoát ly quê hương nghèo khổ. Một người
thợ bậc cao về làng không một ai biết tới nhưng một “cậu cử” mới ra trường vẫn

được coi là danh giá, nên người. Trong con mắt của nhiều người, một người thợ bậc
cao ở xí nghiệp vẫn không “oai” bằng người lao động ở cơ quan Nhà nước. Hơn
nữa, một cán bộ Nhà nước tốt nghiệp đại học rất có thể được học lên đến Thạc sỹ
hoặc Tiến sỹ nhưng người thợ bậc ba, bậc bốn vẫn khó tìm cơ hội để học lên hoặc
nâng cao tay nghề. Điều này khiến nhiều thanh niên bằng mọi cách để thi vào đại
học, né tránh đi học nghề, coi việc vào trường nghề là vạn bất đắc dĩ, “chuột chạy
cùng sào”.
4. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến đào tạo nghề.
Hệ thống văn bản, pháp luật, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý,
môi trường thuận lợi, khuyến khích đào tạo, phát triển nghề. Cụ thể ở đây là các
chính sách đối với học viên học nghề, các chế độ chính sách ưu đãi các cơ sở đào
tạo nghề, các chính sách về sử dụng học viên sau đào tạo.
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng các chính sách đào tạo nghề còn
rất nhiều hạn chế như:
-

Phần lớn các chính sách, chế độ mang tính giải pháp, tình huống.

-

Một số chính sách đã ban hành đến nay có những điểm không còn phù hợp
hoặc thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể.

III. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
NGHỀ.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động”
có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các
phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của
người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ
thống đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan

niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo
trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên… mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

12


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

nghiệp với thị trường lao động như tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực
hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức sản
xuất - dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp… Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng
chất lượng đào tạo nghề trước hết phải là kết quả của quá trình đào tạo và được thể
hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp. Quá trình thích ứng với thị
trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính
sách sử dụng bố trí công việc của Nhà nước và người sử dụng lao động… Do đó
khả năng thích ứng còn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo nghề ngoài xã hội và thị
trường lao động.
Chất lượng đào tạo nghề có thể đánh giá trực tiếp qua sản phẩm đào tạo, qua
chất lượng học sinh tốt nghiệp, tuy nhiên cũng có thể đánh giá gián tiếp thông qua
các điều kiện để đảm bảo chất lượng.
Đánh giá chất lượng đào tạo qua chất lượng học sinh tốt nghiệp nhiều khi
mang tính chủ quan của người dạy. Mặt khác không thể nói một nhà trường đào tạo
có chất lượng trong khi nhà trường không có những điều kiện tối thiểu để đảm bảo
chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo của nhà trường không phù hợp với yêu
cầu của sản xuất và của người học. Do đó khi đánh giá chất lượng đào tạo cần phải

kết hợp cả hai cách đánh giá.
Hiện nay để đánh giá chất lượng đào tạo nghề người ta thường căn cứ chủ yếu
vào các chỉ tiêu sau:
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi so với tổng số.
- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp so với tổng số.
- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm so với tổng số học sinh tốt
nghiệp.
- Mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng đối với học sinh tốt nghiệp làm việc tại
cơ sở.
Trong bốn tiêu chí trên thì chỉ tiêu thứ tư “mức độ hài lòng của cơ sở sử dụng”
phản ánh tổng hợp và chính xác nhất chất lượng đào tạo vì mục đích đào tạo là để
sử dụng. Theo chỉ tiêu đó các cơ sở sử dụng thường hài lòng về chất lượng đào tạo
của trường dạy nghề hơn là các cơ sở đào tạo nghề khác.
IV. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC.
1. Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Nhật Bản coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. Từ
đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm
việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với
sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu. Luật
Dạy nghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết

lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “dạy nghề công”
mang tính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấp phép” là giáo dục và huấn luyện
nghề cho từng nhóm công nhân trong hãng xưởng do các công ty đảm nhiệm và
được chính quyền công nhận là dạy nghề. Các hình thức huấn luyện nghề gồm:
“dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề
nghiệp” chủ yếu cho những công nhân không có việc làm; và “nâng cao tay nghề”
cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng. Những thay đổi về cấu trúc KT
- XH, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh
vực và nội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống. Kết quả là
đến năm 1985, Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích
Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ
quan niệm mới về dạy nghề. Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân
lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời.
2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Hàn quốc là một nước có hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt nhưng đã biết vươn
mình từ một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, GDP/đầu người 90,9 đô-la
năm 1962 trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậu đứng thứ 11 trên thế giới
với GDP/đầu người đạt 22.029 đô-la năm 2005. Bí quyết của Hàn Quốc là dựa vào
phát triển nguồn nhân lực trong một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên để phát
triển kinh tế. Giáo dục là nhân tố chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
các chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.
Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một chiến lược tham gia toàn diện vào quá trình toàn
cầu hóa vào giữa thập kỷ 1990, mà quan trọng nhất là hệ thống giáo dục phải được
cải thiện triệt để, để đào tạo một số lượng đủ những công dân trẻ, sáng tạo và dám
làm, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Trong bản báo cáo của Chính phủ
về giáo dục mang tên “Hình ảnh Hàn Quốc trong Thế kỷ 21” đã khẳng định:
“GD&ĐT phải hướng đến mục tiêu bồi dưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự
giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý
chí dân tộc, năng lực trí tuệ của người Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa
Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới”.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngân sách chi cho GD&ĐT ở Hàn Quốc luôn ở
mức 18 - 20%. Hướng tới tương lai đó là mục tiêu của nền giáo dục Hàn Quốc hiện
đại. Cùng với sự phát triển kinh tế, người dân Hàn Quốc đang cố gắng tạo ra những
điều kiện tốt nhất có thể cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

14


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

3. Kinh nghiệm của Singapore.
Ngay từ khi mới thành lập, Singapore đã đề ra chính sách phát triển giáo dục,
đào tạo và chủ trương là xây dựng nền giáo dục mang nét đặc trưng của dân tộc.
Chính phủ Singapore luôn coi việc khai thác và sử dụng nguồn lực là nội dung quan
trọng của chiến lược phát triển kinh tế. Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nói:
“Biến tài năng trời phú của một dân tộc thành kỹ năng chuyên môn là nhân tố trọng
đại quyết định thành tựu phát triển đất nước”. Vào thập kỷ 1980, ngân sách dành
cho giáo dục của Singapore mỗi năm tăng trung bình khoảng 30%. Mức chi cho
GD&ĐT chỉ đứng thứ hai sau ngân sách quốc phòng, đã vượt qua các nước phát
triển như Mỹ, Nhật Bản… vào thập niên 1990. Việc không ngừng tăng cường đầu
tư cho con người, tích cực thúc đẩy cải cách và điều chỉnh giáo dục chính là nhân tố
quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Singapore phát triển nhanh chóng.
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
4.1. Những điểm tương đồng.
Thứ nhất, Việt Nam và các nước trong khu vực đều có điểm xuất phát tương
đối thấp trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ cấu
kinh tế, cơ cấu dân số và lao động hiện nay của Việt Nam đang ở vào trình độ của

Hàn Quốc và Nhật Bản vào đầu 1960 và của các nước ASEAN vào những năm
1970 - 1980, tức là về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số
sống ở nông thôn và phần đông lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp;
trình độ kỹ thuật - công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn rất thấp, về cơ bản vẫn
phải dựa chủ yếu vào các ngành sử dụng nhiều lao động có giá trị gia tăng thấp
giống như các nền kinh tế khu vực trong thời kỳ đầu phát triển.
Thứ hai, Việt Nam và các nước trong khu vực đều chịu áp lực cao đối với việc
phát triển nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam hiện nay, áp lực đối với việc phát triển
nguồn nhân lực, một mặt xuất phát từ vấn đề lao động - việc làm, mặt khác, từ yêu
cầu của quá trình CNH - HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Thứ ba, Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á đều có những thuận lợi
cơ bản để phát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT, đó là: đều chịu ảnh hưởng
của nền văn hóa Nho giáo, với truyền thống coi trọng giáo dục, coi trọng nền tảng
gia đình vững chắc, coi con người là vốn quý nhất; cần cù lao động, chịu khó; ham
học hỏi; cầu tiến, có ý chí vươn lên để phát triển; và đặc biệt đều có cơ cấu dân số
tương đối trẻ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình học tập và đào tạo, tiếp thu kiến
thức một cách năng động sáng tạo, sớm đưa đất nước hòa nhập vào quỹ đạo phát
triển của nền kinh tế hiện đại.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

15


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

4.2. Những điều khác biệt.
Những điều khác biệt trong bối cảnh phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam

hiện nay với các nước Đông Nam Á trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, bao gồm:
- Áp lực và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
là cao hơn do sự tụt hậu hơn so với một số nước trong khu vực; sự nhận thức của
thế giới về phát triển nguồn nhân lực đã cao hơn trước; công nghệ và tri thức trên
thế giới hiện nay đã cao hơn nhiều so với cách đây hơn ba thập kỷ.
- Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang tập trung ưu tiên cho chiến
lược nguồn nhân lực nên đã gây ra những khó khăn rất lớn trong cạnh tranh để phát
triển và sử dụng nguồn nhân lực. Như vậy, áp lực phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay không chỉ do các yếu tố chủ quan bên trong như đói nghèo, kém phát
triển… mà còn do các yếu tố từ bên ngoài của trào lưu phát triển nguồn nhân lực
nói chung trên thế giới.
Tuy nhiên, xét về toàn cục, sự thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực trước đây là lớn hơn. Lý do là:
thứ nhất, xu thế phát triển của toàn cầu và của nền kinh tế tri thức đã tạo cơ hội lớn
hơn trong việc sử dụng tri thức vào mục đích phát triển của quốc gia; thứ hai, hiệu
ứng lan tỏa kiến thức hiện nay là rất lớn so với trước đây (do sự bùng nổ thông tin,
tốc độ xử lý và truyền tải thông tin hiệu quả hơn, cũng như xu hướng mở cửa và
giao lưu kiến thức giữa các nước ngày càng tăng). Điều này tạo thuận lợi cho Việt
Nam trong việc tiếp thu các công nghệ và kinh nghiệm giáo dục từ các nước khác;
thứ ba, mặt bằng công nghệ và trí thức cao hơn nên nó vừa là thách thức song cũng
là cơ hội đối với Việt Nam hiện nay.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

16


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

PHẦN 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
1. Đặc điểm tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội
764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thủ đô
thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc.
1.2. Địa hình.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy
dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,
là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
1.3. Khí hậu.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; độ ẩm không khí trung bình là

83,4%; lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm.
1.4. Tài nguyên.
* Tài nguyên khoáng sản:
Đà Nẵng có nhiều tài nguyên khoáng sản như: cát trắng, đá hoa cương (ở
Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

17


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

được cấm khai thác), Laterir, vật liệu san lấp, đất sét (trữ lượng khoảng 38 triệu
m3), nước khoáng... Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
* Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ
yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng
(22.745 ha), rừng phòng hộ (20.895 ha), rừng sản xuất (23.508 ha).
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên
cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã
ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn
thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi
trường Nam Hải Vân.
* Tài nguyên nước:
-Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi
sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng
lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế

nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặt khác Vịnh Đà Nẵng còn là
nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000km2, có các động vật
biển phong phú trên 266 giống loài. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều
bãi tắm đẹp, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú,có những bãi san hô lớn,
thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Ngoài ra, vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...
- Sông ngòi, ao hồ:
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc
thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có
2 sông chính là Sông Hàn và sông Cu Đê. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn
có các sông: Sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Thành phố còn có
hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.
* Tài nguyên đất:
Với diện tích 1.255,53km2, thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và
đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất mùn đỏ vàng... Trong
1.255,53km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp (514,21km2), đất
nông nghiệp (117,22km2), đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp,

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

18


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...:385,69km2), đất ở (30,79km2), đất chưa sử
dụng, sông, núi (207,62km2).

2. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông
dụng là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường
đất) là 382,583km. Trong đó: quốc lộ 70,865km; tỉnh lộ 99,716km; đường huyện
67km; đường nội thị 181,672km.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài
khoảng 30km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong
đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá
thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt
Nam và trên thế giới. Với 2 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn nằm ở
vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề,
Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác
trên thế giới.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu
vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng
cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần
được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của
người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm
lớn thứ ba trong cả nước.
3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.
Năm 2010, KT - XH của thành phố Đà Nẵng đã dần ổn định và phát triển.
Tổng sản phẩm trong nước - GDP của thành phố ước đạt 10.274 tỷ đồng, tăng
11,54% so cùng kỳ năm 2009.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 dự kiến là 10.317 tỷ đồng, đạt
128,18% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 11.839 tỷ đồng, đạt
119,73% dự toán.

Sản xuất công nghiệp thành phố năm 2010 có mức tăng trưởng khá, ước tính
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.431,33 tỷ đồng, tăng 14,35% so với năm 2009.
Giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương ước đạt 5093,21 tỷ đồng, tăng 2,78% so
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

19


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp Nhà nước địa phương ước đạt 120,54 tỷ đồng,
tăng 8,62. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
2.605,89 tỷ đồng, tăng 37,69%.
Toàn bộ diện tích gieo trồng cây hằng năm 2010 của thành phố đã thu hoạch
xong, năng suất lúa bình quân 56,3 tạ ha/vụ, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,74%.
Ước năm 2010, sản lượng khai thác thuỷ sản thực hiện được 35.940 tấn, tăng
13,84% so với năm trước. Riêng khai thác nước mặn đạt 35.849 tấn; so với kế
hoạch đạt 97,05%; so với cùng kỳ năm trước đạt 114%.
So với năm 2009, Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn thành phố
năm 2010 tăng 12,33%, thực hiện 18.936 tỷ đồng, tăng 11,39% so kế hoạch. Trong
năm có 19 dự án FDI mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư
60,6 triệu USD và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 60,58
triệu USD. Nâng tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn lên 121,18 triệu USD. Lũy
kế đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 180 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng vốn đăng ký là 2,79 tỷ USD. Tổng vốn thực hiện là ước đạt 1,39 tỷ
USD.
Ước tính năm 2010, doanh thu vận tải, bốc xếp và các dịch vụ, đại lý vận tải
đạt 2.648 tỷ đồng, tăng 24,81% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng vận tải hàng

hóa ước đạt 22.198 nghìn tấn tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển
1.932 triệu T.Km, tăng 2,51%. Sản lượng vận tải hành khách ước đạt 25.554 nghìn
lượt khách, tăng 20,45%, luân chuyển 870,83 triệu HK.Km, tăng 22,28%. Hàng hóa
thông qua cảng 3.302 nghìn tấn, tăng 4,44% so với năm ngoái.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước năm 2010 đạt 30.787 tỷ đồng, tăng
14,59% so cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá chung tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 tăng 11,63%. Tăng
cao nhất là giá nhóm giáo dục tăng 27,53%, tiếp đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất
đốt và vật liệu xây dựng tăng 17,45%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng
16,32%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 14,72%. So với cùng kỳ năm trước
giá hai loại hàng hoá đặc biệt là vàng và đô la Mỹ đều tăng giá khá cao, giá đô la
tăng 9,04%, giá vàng tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 dự ước đạt 631,9 triệu USD, tăng 24,14%.
Kim ngạch nhập khẩu 753,55 triệu USD, tăng 15,62% so cùng kỳ năm trước.
Năm học 2010-2011, toàn ngành GD&ĐT có 126 trường mầm non, mẫu giáo,
nhà trẻ; 99 trường tiểu học; 53 trường THCS và 2 trường PTCS; 19 trường THPT, 1
trường PT cấp 1, 2, 3 dân lập.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

20


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

Số lượt người khám bệnh năm 2010 ước giảm 27 nghìn lượt so với cùng kỳ
năm ngoái, số bệnh nhân nằm điều trị nội trú dự kiến tăng 3 nghìn lượt so với cùng
kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn thành phố là 122,5% cao hơn năm

trước 5,6%.
Đầu năm 2010, toàn thành phố có 23.296 hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành
phố, trong năm phát sinh 214 hộ nghèo. Tính đến nay đã có 7.610 hộ vươn lên thoát
nghèo. Số hộ nghèo còn lại đến cuối năm 2010 ước khoảng 15.900 hộ. Thành phố
đã mua và cấp 113.803 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người mắc bệnh hiểm
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 41 tỷ đồng; tổ chức dạy nghề
miễn phí cho 559 con em hộ nghèo với kinh phí 1,5 tỷ đồng;
Thành phố đã giải quyết việc làm cho 32.200 lao động trong năm 2010, tổ
chức 25 phiên chợ việc làm, thu hút được 1.194 lượt đơn vị và 15.600 lượt người
tham gia phiên chợ. Sở LĐ-TB&XH đã thẩm định và cho 1.117 dự án vay, với kinh
phí 22,28 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm cho 1.232 lao động.
4. Đặc điểm về lao động.
Bảng 1. Lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2009.
Đvt: Người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Dân số

Lực lượng lao

Tỷ lệ (%)

động
734.821
332.471
45,25
747.607
349.620
46,77
757.270
350.129
46,24
771.828
364.536
47,23
790.191
386.487
48,91
799.584
387.277
48,43
814.551
395.940
48,61
829.782
406.067
48,94
901.140
442.818
49,14
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Đà Nẵng.


Năm 2001, lực lượng lao động có 332.471 người, chiếm 45,25% dân số. Đến
năm 2009 có 442.818 người, chiếm 49,14% dân số. Tốc độ tăng lực lượng lao động
bình quân giai đoạn 2001 - 2009 là 47,72%, cao hơn tốc độ tăng dân số. Trong vòng 10
năm qua, lực lượng lao động thành phố tăng thêm 110.347 người, tăng 1,3 lần.
Ta có thể thấy được lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng chiếm một tỷ
lệ lớn, gần một nửa dân số Đà Nẵng. Đây là nguồn cung lao động và đào tạo cho
phát triển thành phố.

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

21


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

II. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG.
1. Tình hình tuyển sinh đào tạo nghề.
Đà Nẵng là thành phố có nguồn lao động dồi dào. Trong thời gian qua, đặc biệt
là trong những năm gần đây Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
Bảng 2: Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tại Đà Nẵng từ năm 2005 - 2010
Đvt: người
Năm

2005

2006


2007

2008

2009

2010

Quy mô
tuyển
sinh

17.500

20.050

27.408

31.611

32.135

36.782

Nguồn: Điều tra cơ sở dạy nghề 2010, Sở LĐ - TB&XH Đà Nẵng
Từ năm 2005 đến nay, học sinh học nghề không những tăng về số lượng mà
chất lượng đầu vào cũng tăng. Năm 2005 chỉ tiêu tuyển sinh chỉ là 17.500 người
nhưng đến năm 2010 đã là 36.782 người. Bên cạnh việc xét tuyển, gần đây nhiều
trường dạy nghề tổ chức thi tuyển đầu vào. Chất lượng đầu vào của học sinh học

nghề được nâng lên do nhận thức xã hội chuyển biến, do số cơ sở đào tạo nghề, số
ngành nghề không ngừng được đầu tư mở rộng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ học
nghề cho các đối tượng chính sách xã hội tăng lên, tạo thuận lợi cho học sinh chọn
trường, chọn nghề để học…
Như vậy, có thể thấy được quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề tại
thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng lên. Nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có
một lượng lớn lao động có tay nghề để phục vụ trong các ngành sản xuất, vì vậy
quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tăng lên cũng là một thực tế hiển nhiên.
Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tăng lên đồng thời đặt ra yêu cầu về việc đầu
tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo
nghề phải phù hợp với quy mô đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra.
2. Việc làm của người lao động sau đào tạo nghề.
Giải quyết việc làm sau đào tạo là một trong những vấn đề rất khó trong cơ
chế thị trường hiện nay. Trong thời gian qua hầu hết các cơ sở đào tạo nghề có rất ít
hợp đồng đào tạo, bởi các doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động qua đào tạo có
sẵn trên thị trường chứ không bỏ vốn đầu tư đào tạo lao động kỹ thuật theo đặt
hàng. Tính đến năm 2010, tỷ lệ công người lao động đã qua đào tạo nghề trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng so với lực lượng lao động thành phố là 30%. Như vậy, số
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

22


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

người lao động đã qua đào tạo nghề chiếm một phần tương đối trong lực lượng lao
động. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, khảo sát của các trường, các cơ sở đào tạo
nghề trên địa bàn trong những năm 2005 - 2010 cho thấy: học sinh ra trường năm

đầu tìm được việc làm phù hợp với nghề đào tạo là 78,69% như nghề cơ khí, điện,
xây dựng... tốt nghiệp nghề ngắn hạn ra trường có việc làm phù hợp nghề đào tạo là
94% như nghề may công nghiệp, hàn, gò, điện dân dụng, sửa chữa ô tô, mô tô...
Trên thực tế số lượng CNKT sau khi được đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của các doanh nghiệp và phục vụ phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm của
thành phố như kinh tế biển, du lịch - dịch vụ... Nguyên nhân là do đào tạo nghề
chưa gắn với sử dụng lao động, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của sản xuất và
của thị trường lao động. Việc đào tạo nghề theo nhu cầu doanh nghiệp theo các
phương thức: đào tạo theo hợp đồng với doanh nghiệp, hợp đồng liên kết đào tạo
(học lý thuyết tại trường và thực hành tại doanh nghiệp)... chưa được chú trọng.
3. Thực trạng phát triển cơ sở đào tạo nghề.
Cùng với sự phát triển KT - XH, trên địa bàn thành phố đã có hệ thống các
trường đào tạo cao đẳng, trung cấp, trung tâm đào tạo và các cơ sở đào tạo nghề của
Trung ương và địa phương.
Bảng 3: Số lượng cơ sở đào tạo nghề thành phố Đà Nẵng (31/12/2010)
Đvt: Cơ sở
Cấp quản lý

Loại hình

Tổng số

Trung
ương

Địa
phương

Công
lập


Ngoài
công lập

Trường cao đẳng nghề

4

2

2

2

2

Trường trung cấp nghề

8

4

4

6

2

Trung tâm đào tạo
nghề


14

1

13

5

9

Cơ sở khác có dạy nghề

27

5

22

15

12

Tổng cộng

53

12

41


28

25

Tỷ lệ (%)

100

22,64

77,36

52,83

47,17

Nguồn: Điều tra cơ sở dạy nghề 2010, Sở LĐ - TB&XH Đà Nẵng
Cơ sở đào tạo nghề phát triển nhanh, từ năm 2000 có 21 cơ sở đào tạo nghề
đến năm 2010 đã có 53 cơ sở đăng kí hoạt động dạy nghề, trong đó có 4 trường cao
đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 14 trung tâm đào tạo nghề và 27 cơ sở khác có
dạy nghề. Trong 53 cơ sở đào tạo nghề có:
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

23


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG


- Phân theo cấp quản lý có 12 cơ sở do Trung ương quản lý chiếm 22,64%, có
41 cơ sở do địa phương quản lý chiếm 77,36%.
- Phân theo loại hình có 28 cơ sở công lập chiếm 52,83%, có 25 cơ sở ngoài
công lập chiếm 47,17%.
Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố tuy nhiều nhưng phân bố không
đồng đều. Cụ thể, quận Hải Châu có đến 20 cơ sở, Sơn Trà 5 cơ sở, Thanh Khê 12
cơ sở, Liên Chiểu 8 cơ sở, Ngũ Hành Sơn 6 cơ sở, Cẩm Lệ 1 cơ sở, Hòa Vang 1 cơ
sở. Do các nhà đầu tư chỉ chú trọng đến những nơi trung tâm thành phố, những nơi
có mật độ dân cư đông đúc, chưa mạnh dạn đầu tư vào các nơi xa trung tâm, vùng
sâu vùng xa. Đây là một trong những bất cập của thành phố.
Như vậy, có thể thấy được sự nỗ lực, quan tâm của thành phố trong việc tăng
cường nguồn đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng hơn
nữa nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng người dân muốn tham gia học nghề.
4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề.
Bảng 4: Cơ sở vật chất, giá trị đầu tư trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề
năm 2010
Số lượng

Đơn vị tính

Tổng

Cơ sở

53

Diện tích đất sử dụng

m2


798.888

Diện tích học lý thuyết

m2

38.222

Diện tích học thực hành

m2

189.966

Tỷ đồng

15.405

Tổng giá trị đầu tư thiết bị

Nguồn: Điều tra cơ sở dạy nghề 2010, sở LĐ - TB&XH Đà Nẵng.
Tính đến 31/12/2010, tổng diện tích đất các cơ sở đào tạo nghề đang sử dụng
là 798.888m2. Tổng giá trị đầu tư mua sắm trang thiết bị khoảng 15.405 tỷ đồng.
Tổng diện tích học lý thuyết của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng là 38.222m2. Tổng diện tích học thực hành của các cơ sở đào tạo nghề là
189.966m2. So với tổng diện tích học lý thuyết, tổng diện tích học thực hành khá
cao.
Theo Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 30/12/2008 của Bộ LĐ TB&XH thì diện tích học lý thuyết tối thiểu 1,5m 2/1 chỗ học, diện tích học thực
hành tối thiểu 4m2/1 chỗ học. Trường cao đẳng nghề diện tích sử dụng tối thiểu là

20.000m2 trong khu vực đô thị và 40.000m2 ngoài đô thị. Trường trung cấp nghề sử
dụng diện tích tối thiểu là 10.000m2 trong đô thị và 30.000m2 ngoài đô thị. Trung

SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

24


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.s ÔNG NGUYÊN CHƯƠNG

tâm dạy nghề diện tích sử dụng tối thiểu là 1.000m2 trong khu vực đô thị và 2.000m2
ngoài đô thị.
Do đó, cần quy hoạch quỹ đất đai cho các cơ sở đào tạo nghề sao cho phù hợp
với quy định để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.
So với danh mục trang thiết bị đào tạo nghề cho từng nghề, từng trình độ phải
trang bị tối thiểu theo quy định của Bộ LĐ - TB&XH thì hiện nay hầu hết các cơ sở
đào tạo nghề không đủ số lượng, chủng loại thiết bị đào tạo nghề. Qua kiểm tra, loại
thiết bị mới nhất là 2 năm, thiết bị lâu năm nhất là 19 năm, rất lạc hậu về công nghệ.
Một số cơ sở công lập được đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia nên thiết bị
tương đối. Các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập chọn các nghề ít chi phí cho thiết
bị, như kế toán, văn thư, tin học… Một số cơ sở đào tạo nghề trực thuộc doanh
nghiệp thì có điều kiện thực hành tại doanh nghiệp, có máy móc hiện đại hơn. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị thiếu và lạc hậu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và chất
lượng học nghề, do đó cần được đầu tư nâng cấp hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phục
vụ hoạt động đào tạo nghề.
Đối với các cơ sở đào tạo nghề mà trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề còn
thiếu hay đã lạc hậu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đào tạo
nghề, đặc biệt là cơ quan chịu trách nhiệm về phân bổ nguồn vốn từ các nguồn đầu

tư và từ chương trình mục tiêu của Nhà nước cho đào tạo nghề. Sở LĐ - TB&XH
cần có biện pháp để tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở
đào tạo nghề nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo nghề.
5. Thực trạng cơ cấu ngành nghề được đào tạo.
Do nhu cầu của thị trường lao động, ngành nghề đào tạo đa dạng và không
ngừng tăng lên. Nếu năm 2000, đào tạo 32 nghề, thì đến năm 2010, đào tạo 120
nghề, tăng gấp 4 lần.
Cơ cấu đào tạo từng nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Qua
kết quả điều tra nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của 1.000 doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố vừa qua, cho thấy 5 nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động xếp
theo thứ tự từ cao đến thấp là Kỹ thuật (nhu cầu: 26%, đào tạo: 24,24%); Xây dựng
(nhu cầu: 14%, đào tạo: 7,5%); Kinh doanh và quản lý (nhu cầu: 10,65%, đào tạo:
3,64%); Máy tính - công nghệ thông tin (nhu cầu: 10,44%, đào tạo: 9,65%); Dịch vụ
nhà hàng (nhu cầu: 9,12%, đào tạo: 9,65%).
Do đó, thành phố cần phải có biện pháp để tăng cường đào tạo lao động sao
cho phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế và đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp.
6. Thực trạng về xây dựng chương trình, giáo trình phục vụ cho công tác
đào tạo nghề.
SVTH: HOÀNG NAM SƠN_33K04

25


×