Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại Công ty CP Thiên Thuận Tường Cẩm Phả Quảng Ninh. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.13 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN KIÊN
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY
CP THIÊN THUẬN TƢỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành/Ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN KIÊN
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY
CP THIÊN THUẬN TƢỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành/Ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K45 - CNTY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Trang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện dƣới mái trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng nhƣ thực tập tốt nghiệp, em nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này, em xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn ThS.
Phạm Thị Trang đã tận tình hƣớng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần khai thác
khoáng sản Thiên Thuận Tƣờng - thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành
tốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


Hoàng Văn Kiên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 28
Bảng 3.2. Chế độ cho ăn đối với lợn nái chửa tại trại..................................... 29
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2015 và năm 2016 .................... 32
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dƣỡng, chăm sóc đàn lợn .......... 33
Bảng 4.3. Kêt quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 34
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh sinh sản cho đàn lợn nái
nuôi tại trại bằng vắc xin ................................................................................. 35
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn ........................................... 36
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện một số công tác khác ......................................... 37


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
KTKSTTT: Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tƣờng
LMLM: Lở mồng long móng
PED: Dịch tiêu chảy cấp ở lợn
MMA: Mastitis - metritis - agalactia


iv

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN I MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ......................................... 2
1.2.1. Mục đích................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 3
2.1.2 Điều kiện khí hậu .................................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại........................................................................... 4
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................ 4
2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 6
2.2 Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ...................................................... 6
2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi ................................... 6
2.2.2. Những hiểu biết về những bệnh gặp tại cơ sở....................................... 10
2.2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................. 18
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ...................................... 22
2.3.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 22
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................... 24
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 26
3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 26


v


3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp thực hiện...................................... 26
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 26
3.4.2. Phƣơng pháp thực hiện.......................................................................... 27
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại ........................................... 32
4.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn nái nuôi tại
trại Công ty CP Thiên Thuận Tƣờng, Cẩm Phả, Quảng Ninh ........................ 33
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc đàn lợn ............. 33
4.2.2. Kết quả phòng bệnh bằng phƣơng pháp vệ sinh, sát trùng tại trại........ 34
4.2.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại
bằng vắc xin .................................................................................................... 35
4.2.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại
Công ty CP Thiên Thuận Tƣờng, Cẩm Phả, Quảng Ninh .............................. 36
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40
I. Tài liệu tiếng việt ......................................................................................... 40
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 42
III. Tài liệu internet ......................................................................................... 43
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nƣớc ta đang phát triển

mạnh mẽ theo hƣớng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần
rất lớn vào tăng trƣởng kinh tế nông thôn nƣớc ta. Không chỉ để phục vụ cho
tiêu dùng, nâng cao chất lƣợng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất
khẩu với số lƣợng lớn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và
chất lƣợng tốt cho con ngƣời, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng
trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ nhƣ: Da, mỡ, nội tạng... cho
ngành công nghiệp chế biến.
Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp một lƣợng thực
phẩm lớn cho tiêu dùng của ngƣời dân, ngành chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm đến việc
phát triển. Nhờ vậy, công tác lai tạo giống cũng đƣợc triển khai và thu đƣợc
nhiều kết quả to lớn nhƣ: Tạo ra các giống lợn có tầm vóc lớn, sinh trƣởng
nhanh, tỉ lệ nạc cao. Bên cạnh đó là việc áp dụng phƣơng thức chăn nuôi theo
hƣớng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dƣỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lƣợng cao, các loại thức ăn
thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dƣỡng.
Trong đó, công tác thú y đã đƣợc đặc biệt chú ý đến.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh
sản của lợn nái hiện nay đang nuôi ở các trang trại còn gặp nhiều loại bệnh
xảy ra, do khả năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu
nƣớc ta còn kém, đặc biệt là các bệnh hay xảy ra ở cơ quan sinh dục nhƣ: Đẻ
khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa, sảy thai truyền nhiễm… Các bệnh này do


2

nhiều yếu tố gây nên nhƣ điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dƣỡng kém, vi
khuẩn, virus gây nên… Chính vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dƣỡng và tìm hiểu
về bệnh ở cơ quan sinh sản cho đàn lợn nái là việc rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái
sinh sản tại Công ty CP Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Công ty CP Thiên Thuận Tƣờng,
Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình
phòng, trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đƣợc tình hình chăn nuôi tại trại Công ty CP Thiên Thuận
Tƣờng, Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại
đạt hiệu quả cao.
- Xác định đƣợc tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phòng, trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái nuôi tại trại.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại giống hạt nhân của công ty CP Thiên Thuận Tƣờng nằm trên địa
phận tổ 2, khu 1, phƣờng Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trại hoạt động từ giữa năm 2007. Đây là trại lợn tƣ nhân do ông Trần Hòa
làm chủ đầu tƣ kiêm giám đốc công ty.
2.1.2 Điều kiện khí hậu

Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc
Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn của Công
ty CP Thiên Thuận Tƣờng Quảng Ninh cũng chịu ảnh hƣởng chung của khí
hậu vùng.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là
39oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 12oC.
- Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 2.567,8 mm/năm. Lƣợng
mƣa hàng năm tƣơng đối lớn, chế độ mƣa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lƣợng mƣa cả năm gần nhƣ tập trung
vào mùa mƣa, chiếm 80% - 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô thì lƣợng
mƣa rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 10% - 20% tổng lƣợng mƣa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp
nhất đạt 78% (tháng 10) và độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng cao nhất đạt
88% (tháng 3).
- Bão, giông: Mỗi năm tỉnh Quảng Ninh (trong đó có thành phố Cẩm
Phả) chịu ảnh hƣởng trung bình của 5 - 6 đợt bão, năm nhiều có thể lên tới 9 10 đợt. Bão thƣờng tới cấp 8 - 9, đặc biệt đã có những cơn bão cấp 12. Tháng
7, tháng 8 là những tháng bão hay đổ bộ vào Quảng Ninh. Các cơn giông
thƣờng xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có 5 ngày.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×