Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.82 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ:

XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA

GV hướng dẫn: PGS.TS Kim Ngọc
Thành viên nhóm 3:
1. Lưu Thị Phương Thảo
2. NguyễnThị Oanh
3. Trần Thị Lan Anh
4. Lê Thị Quế
5. Phạm Thị Lan Hương
6. Hán Thu Trang

Hà Nội, 10/2015


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH...............................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................iii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1

2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................2



3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ NHÂN HÓA.......................3
1.1.

Một số khái niệm.....................................................................................3

1.1.1. Tư nhân hóa.........................................................................................3
1.1.2. Cổ phần hoá...........................................................................................4
1.1.3. Phân biệt cổ phần hoá, tư nhân hóa......................................................4
1.2.

Các hình thức tư nhân hóa.......................................................................5

1.2.1. Tư nhân hóa hoàn toàn:.........................................................................5
1.2.2. Tư nhân hóa một phần tài sản:...............................................................5
1.3.

Xu hướng tư nhân hóa – một tất yếu khách quan....................................7

1.4. Các tác động của quả trình tư nhân hóa.......................................................9
1.4.1. Tác động ở tầm vi mô............................................................................9
1.4.2. Tác động ở tầm vĩ mô..........................................................................10
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI.........................11
2.1. Xu hướng tư nhân hóa giai đoạn 1990-2003..............................................11



Xu hướng tư nhân hóa ở các khu vực...............................................................12
2.1.1. Khu vực Mỹ Latinh.............................................................................13
2.1.2. Châu Âu và Trung Á...........................................................................14
2.1.3. Đông Á và Thái Bình Dương..............................................................14
2.1.4. Trung Đông và Bắc Mỹ.......................................................................15
2.2. Xu hướng tư nhân hóa toàn cầu từ 2009 đến nay.......................................15
2.3. Case study về tư nhân hóa.........................................................................17
2.3.1. Tư nhân hóa ở Nga..............................................................................17
2.3.2. Tư nhân hóa ở Tây Âu.........................................................................18
2.3.3. So sánh quá trình tư nhân hóa ở Tây Âu và Liên Xô...........................19
CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA Ở VIỆT NAM..............................23
3.1. Tư nhân hóa ở Việt Nam............................................................................23
3.2. Thực trạng tư nhân hóa tại Việt Nam.........................................................25
3.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp....................................................................27
3.3.1. Những khó khăn, thách thức phát triển trong quá trình tư nhân hóa:...27
3.3.2. Tác động tích cực................................................................................28
3.3.3. Một số đề xuất, giải pháp cho quá trình tư nhân hóa ở Việt Nam........29
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................32
PHỤ LỤC............................................................................................................34

DANH MỤC HÌNH
ST Hình

Nội dung

Trang


T
3

4
5
6

Hình 2.1

Doanh thu 10 nước chủ yếu giai đoạn 1990-

12

Hình 2.2

2003
Tổng FDI và doanh thu tư nhân hóa ở các

12

Hình 2.3

nước đang phát triển giai đoạn 1990-2003
Tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong tổng

13

Hình 2.4

doanh thu tư nhân hóa giai đoạn 1990-2003
Tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong tổng

14


doanh thu tư nhân hóa giai đoạn 1990-1999 và
7

Hình 2.5

2000-2003
Số liệu về doanh thu của tư nhân hoá trên toàn

17

thế giới tư năm 1998-2014

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST Từ viết tắt
Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

T
1

BIDV

Bank for Investment and

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Development of Vietnam
3


DN

Việt Nam
Doanh nghiệp


4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

DNNN
EBRD

European Bank for

Doanh nghiệp nhà nước
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển


Reconstruction and

châu Âu

EC
GDP
FDI
IADB

Development
European Commission
Gross Domestic Product
Foreign Direct Investment
Inter-American Development

Ủy ban châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngân hàng phát triển liên Mỹ

IMF
IPO
KEPCO

Bank
International Monetary Fund
Initial Public Offering
Korea Electric Power


Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Phát hành lần đầu ra công chúng
Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc

SCIC

Corporation
State Capital and Investment

Tổng công ty Đầu tư và Kinh

SOEs
TĐKTNN
TGĐ
TNH

Corporation
State owned enterprises

doanh Vốn Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước
Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Tổng giám đốc
Tư nhân hóa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nhận thấy sự chuyển biến nền kinh tế các nước tư bản từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế thông tin đã làm môi trường hoạt động của nhà nước thay đổi

một cách căn bản. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão đã vén bức
màn giúp mở rộng thị trường và vai trò của thị trường trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Sự thay đổi trong các hình thức sơ hữu, tư bản trí tuệ được coi là yếu tố sống
còn… những thay đổi đó đã làm cho chính phủ có một vai trò mới và khác biệt. Trong
đó, chính phủ không còn là người đảm bảo độc nhất nữa mà trở thành người tạo điều
kiện và điều tiết các hoạt động xã hội. Nếu như trước đây, chính phủ vừa là người trọng
tài, vừa là những cầu thủ trên sân thì ngày nay, trọng tài và cầu thủ được tách riêng ra.
Chính phủ sẽ là người điều khiển và điều tiết chứ không cần phải mất sức nghĩ cách để
ghi bàn. Việc giữ trong mình trọng trách ấy, chính phủ cần nhìn rõ được toàn bộ tổng
thể các vấn đề, các khả năng để cân đối những khác nhau về nguồn lực. Bản thân người
điều khiển cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình và thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
Xã hội hoá và tư nhân hoá là con đường làm giảm nhẹ gánh nặng của nhà nước trong
việc cung ứng các dịch vụ xã hội, làm cho chính phủ gọn nhẹ, chỉ tập trung vào việc
điều khiển của mình. Nhưng điều đó không cho thấy rằng vai trò nhà nước không teo
đi mà trái lại, mạnh mẽ, năng động và có thể tập trung tốt hơn. Rõ ràng xu hướng tư
nhân hóa là một vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của nhân loại nói
chung và của Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên tư nhân hóa như thế nào và tư nhân hóa ra sao lại là câu hỏi cần nhiều thời
gian giải đáp và điều chỉnh đặc biệt là với một nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội
chủ nghĩa như ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập nhưng làm
thế nào để chúng ta không phó mặc cho số phận “nước chảy bèo trôi” nhưng chúng ta
không thể nằm ngoài xu hướng đi ngược lại với xu thế. Chính vì vậy, thiết yếu cần hiểu
rõ xu hướng tư nhân hóa là gì, bản chất của nó, những gì nó đã trải qua trên thế giới
như một bài học cho chính nền kinh tế Việt Nam.
Bài nghiên cứu trong giới hạn cho phép sẽ làm sáng tỏ, đưa ra những lí giải khái quát
nhất về xu hướng tư nhân hóa trên thế giới và Việt Nam đồng thời đưa ra những giải
pháp để nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với xu thế tư nhân hóa một cách phù hợp và có
lợi nhất cho nền kinh tế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:

Phương pháp kế thừa: Kế thừa từ các nguồn thông tin của những công trình nghiên cứu
trước đó.
Phương pháp phân tích: Phân tích những vấn đề liên quan từ đó rút ra kết luận và đề ra
giải pháp.
Phương pháp thống kê: Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập thông qua các tài
liệu sơ cấp và thứ cấp.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xu hướng tư nhân hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: trên thế giới và đặc biệt là nghiên cứu sâu hơn về Việt Nam
Thời gian : từ năm 1979 đến nay, trong đó, các mốc thời gian được nghiên cứu
mang tính chất chọn lọc, chủ yếu tập trung vào những khoảng thời gian có biến động
mạnh, thể hiện rõ xu hướng. Tại Việt Nam, nghiên cứu từ năm 1993 đến nay

2


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ NHÂN HÓA
Chương này chủ yếu làm sáng tỏ thế nào là tư nhân hóa cùng một số khái niệm liên
quan nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về tư nhân hóa, các hình thức của tư nhân hóa
và tác động của nó. Không thể chối cãi được vai trò quan trọng của tư nhân hóa trong
sự tự điều tiết của chủ nghĩa tư bản đồng thời cho thấy tính tất yếu khách quan của xu
hương tư nhân hóa.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Tư nhân hóa
Tư nhân hoá là:
Tư nhân hoá thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Theo nghĩa rộng : Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về tư nhân hoá theo nghĩa rộng:
"Tư nhân hoá là quá trình biến đổi mối tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong
đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường".
+ Tư nhân hoá với tư cách là một trong những khía cạnh của chính sách phi điều tiết
chung nền kinh tế có nghĩa là giảm nhịp độ mở rộng hay thậm chí thu hẹp khu vực
quốc doanh, điều đó khiến khu vực tư nhân tăng cường đóng góp vào sự phát triển kinh
tế.
Theo nghĩa hẹp, tư nhân hoá không phải chính sách bao quát tất cả các khu vực kinh
tế, mà chỉ là chuyển giao toàn bộ hay một phần quyền sở hữu vốn của một xí nghiệp
quốc doanh nhất định cho một cong ty cổ phần hay một cá nhân.
+ Với đối tượng là doanh nghiệp, tư nhân hoá được giải thích theo hai nghĩa: Tư nhân
hoá quản lý và tư nhân hoá sở hữu. Trường hợp Nhà nước vẫn năm quyền sở hữu vốn
và tài sản, còn việc quản lý được giao cho tư nhân đảm trách theo những điều kiện thoả
thuận giữa Nhà nước và tư nhân được coi là tư nhân hoá quản lý. Còn trường hợp Nhà
nước bán doanh nghiệp của mình cho một chủ tư nhân, tức là chuyển sở hữu Nhà nước
thành sở hữu tư nhân, thì được coi là tư nhân hoá sở hữu.
Tư nhân hoá cần được xem như là một biện pháp chính sách mở rộng hơn nhiều trong
việc tái cơ cấu quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.
Quá trình tư nhân hoá: chúng ta hiểu đó là việc giảm bớt quyền sở hữu nhà nước
hoặc sự kiểm soát của chính phủ trong một xí nghiệp. Việc giảm bớt quyền sở hữu và
kiểm soát của chính phủ có thể đạt được thông qua nhiều biện pháp và phương thức
khác nhau bao gồm việc bán toàn bộ tài sản, thôi kinh doanh, bán những cổ phiếu
thông qua thị trường chứng khoán, các hợp đồng quản lý, v.v. (Vulsteker et al.1988).
Doanh nghiệp nhà nước (SOEs):
Doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp do chính phủ sở hữu, là một thực thể pháp
lý do chính phủ thiết lập nên nhằm phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của chính phủ. Nó
tương tự như một công ty phi lợi nhuận, bởi vì mục tiêu của nó không chỉ nhằm vào lợi
nhuận mà còn nhằm phục vụ các lợi ích công khác nữa. Các lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của SOEs tập trung vào hạ tầng cơ sở quốc gia như điện, chất đốt, viễn thông,
đường sắt, vv… Ở Hàn Quốc và Việt Nam các SOEs tồn tại dưới nhiều hình thức khác

nhau tuỳ thuộc vào cơ cấu sở hữu và các qui định về mặt thể chế.
1.1.2. Cổ phần hoá
Cổ phần hóa là khái niệm hẹp hơn tư nhân hóa. Trong cổ phần hóa, tài sản của doanh
nghiệp nhà nước được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: các tổ chức
3


kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, giữ lại 1 tỉ lệ cổ phần cho nhà
nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó. Như vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp
đã chuyển từ nhà nước duy nhất sang hỗn hợp, từ đây dẫn đến những thay đổi quan
trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương thức hoạt động công ty. Doanh
nhiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần, điều lệ và thể thức hoạt
động theo Luật Công ty.
1.1.3. Phân biệt cổ phần hoá, tư nhân hóa
TNH và cổ phần hóa là hai khái niệm khác nhau. Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi
cơ cấu quản trị: từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Còn TNH là
quá trình chuyển đổi sở hữu: từ sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân.
Như vậy, cổ phần hóa và TNH sẽ có điểm gặp nhau khi quá trình thay đổi cơ cấu quản
trị làm chuyển đổi cơ cấu sở hữu từ nhà nước sang tư nhân. Hiện nay, quá trình tư nhân
hóa ở nước ta chưa diễn ra mạnh mẽ, nhưng đây sẽ là một làn sóng tất yếu trong tương
lai không xa. Vì không cần chứng minh thì ai cũng biết sở hữu tư nhân là động lực cơ
bản để phát triển kinh tế thị trường.
"Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có
nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp và các cổ
đông bên ngoài xã hội. Cổ phần hoá không phải là tư nhân hóa, không chuyển DNNN
thành doanh nghiệp của một người" - báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày
6/11 một lần nữa khẳng định rõ quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về cổ phần
hóa DNNN.
1.2. Các hình thức tư nhân hóa
1.2.1. Tư nhân hóa hoàn toàn:

Tư nhân hóa hoàn toàn là hình thức doanh nghiệp nhà nước bán toàn bộ toàn sản
cho khu vực tư nhân. Cách làm này là sự chuyển đổi triệt để một doanh nghiệp về mặt
hình thức sở hữu, nghĩa là không chỉ chuyển giao tài sản mà còn trao toàn bộ trách
nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Các ngành công nghiệp và tài sản của chính phủ được tư nhân hóa hoàn toàn theo
ba cách chủ yếu sau:
Thứ nhất là: Phát hành cổ phiếu (Share issue privatization). Chính phủ bán cổ phiếu
của doanh nghiệp nhà nước, mà sau các cổ phiếu này được trao đổi lưu hành trên các
thị trường chứng khoán. Phát hành cổ phiếu là phương thức chủ yếu thường được sử
dụng để tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Phương thức thứ hai là bán tài sản cho tư nhân. Theo phương thức này toàn bộ doanh
nghiệp hoặc một phần tài sản sẽ được bán cho nhà đầu tư. Cách này thường được thực
hiện thông qua các buổi đấu giá.
Phương thức cuối cùng là tư nhân hóa chứng từ trong đó cổ phiểu được phân phối
cho các công dân miễn phí hoặc ở mức giá rất thấp.
Tư nhân hóa hoàn thích hợp nhất cho các doanh nghiệp nhà nước cỡ vừa và nhỏ.
4


1.2.2. Tư nhân hóa một phần tài sản:
Tư nhân hóa một phần tài sản là hình thức chuyển giao một phần trách nhiệm
quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp công sang cho tư nhân.Loại hình tư nhân
hóa này phổ biến với các hoạt động thể thao, và địa điểm biểu diễn. Dưới sự phân chia
cổ phần này, các doanh nghiệp tư nhân thu lợi nhuận bằng các tiền vé của các khách
hàng trên cơ sở tài sản của nhà nước. Ngoài ra loại hình này còn thường đượ thấy trong
lĩnh vực giao thông như thu phí bảo hành, bảo trì đường bộ cầu. Loại hình chuyển đổi
sở hữu này được vận dụng rất phổ biến ở Việt Nam.
Hợp đồng thầu phụ
Hợp đồng thầu phụ là những ngành sản xuất dịch vụ của các doanh nghiệp tư
nhân theo hợp đồng. Theo hình thức này, các công ty tư nhân được chính phủ trả trực

tiếp cho các dịch vụ mà họ cung cấp, được chính phủ tài trợ các dịch vụ thông qua các
khoản thuế hoặc thu phí sử dụng.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là việc chính phủ trao độc quyền thưc hiện dịch vụ
trong một khu vực địa lý cụ thể cho công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này tạo ra
doanh thu bằng cách thu phí.
Truyền hình cáp, điện, khí đốt, nước và nhiều dịch vụ xã hội khác là ví dụ phổ
biến cho hình thức tư nhân hóa này.
Công ty hóa
Thực hiện phổ biến ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là trong các công ty dịch vụ
công ích (kiểu BBC), dịch vụ quốc gia như các ngành kinh doanh hạ tầng giao thông,
điện, nước, viễn thông và có cả một số viện nghiên cứu, trường đại học
Ngoài ra còn một số hình thức tư nhân hoá phổ biến khác (Myungho Park):
 Hình thức trực tiếp của tư nhân hoá: Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia
vào các dự án đầu tư công. Chính sách này đã được áp dụng ở các nước như
Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và phổ biến ở Anh và Đức.
 Hình thức gián tiếp: Đó là hình thức liên doanh công - tư. Hình thức tuyển
giám đốc khu vực tư nhân làm việc cho khu vực ngân hàng và công nghiệp công
ở các nước như Tây Ban Nha và Anh. Phi điều chỉnh và tự do hoá một số khu
vực nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân có thể cạnh tranh với khu vực
công. Bán bớt các công ty con trực thuộc các ngành công nghiệp và ngân hàng
quốc gia. Tạo lập các công ty con bên trong tập đoàn, nhưng phải có sự quản lý
5


và cơ cấu thanh toán độc lập. Tái cổ phần hoá các doanh nghiệp công bằng cách
cho phép khu vực tư nhân tham gia, nhờ đó có thể thu hẹp thị phần của nhà
nước. Bán bớt cổ phần thiểu số của công ty do nhà nước sở hữu và kiểm soát
(hình thức này rất phổ biến ở các nước Châu Âu).
1.3. Xu hướng tư nhân hóa – một tất yếu khách quan

Trong suốt 70 năm đầu của thế kỷ XX, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều sự kiện
quan trọng như Đại khủng hoảng những năm 30, Chiến tranh thế giới II và sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Những biến động to lớn này đã khiến
Chính phủ các nước đề cao vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Hơn thế, sau Chiến
tranh thế giới II, hàng loạt các nước giành được độc lập. Những Nhà nước non trẻ này
với mong muốn nhanh chóng phát triển kinh tế cũng như tập trung quyền lực kinh tế và
chính trị vào tay Nhà nước nên đã tiến hành quốc hữu hoá tài sản và thành lập các
doanh nghiệp công và xu hướng Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế tăng dần.Trong
hai phần ba đầu của thế kỷ XX, những “doanh nghiệp công” tăng lên về cả số lượng,
quy mô và tầm quan trọng, trung bình đóng góp tới hơn 10% GDP của thế giới tính đến
thập kỷ 70.
Nhưng nói chung các doanh nghiệp công đã không thành công trong việc biến những
kỳ vọng của những nhà sáng tạo và tài chính thành sự thật. Thay vì đóng góp làm tăng
ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp công lại gây ra thất thoát lớn. Rắc rối lớn nhất ở
các nước đó là doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích và
cơ sở hạ tầng không đủ bù đắp chi phí; trợ cấp từ Chính phủ và ngân sách được sử
dụng để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này. Tiêu chí hoạt động của doanh
nghiệp công là sản xuất và cung cấp cho xã hội những hàng hoá và dịch vụ có giá ở
mức thấp, thậm chí thấp hơn cả chi phí, tạo việc làm, lấy đầu vào từ những nhà cung
cấp được Nhà nước ủng hộ, lựa chọn địa điểm sản xuất căn cứ trên các chỉ tiêu chính
trị thay vì các chỉ tiêu thương mại, thuê lao động dựa trên cơ sở những lao động đó
quen biết ai chứ không phải họ biết làm gì. Trong khi đó, lợi nhuận và các yếu tố kinh
tế không được quan tâm đúng mức khiến những gánh nặng về tài chính đối với các
Chính phủ tăng lên rất nhiều.

6


Để khắc phục tình hình hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp công, các Chính
phủ đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhưng những nỗ lực này không mấy thành công do

các Chính phủ vẫn muốn duy trì sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp công. Hơn
nữa, ngay ở cả các nước thành công, khi khủng hoảng tài chính lắng xuống thì lại xuất
hiện nhiều khủng hoảng xã hội - chính trị hơn. Chính vì thế, dân chúng ngày càng thất
vọng đối với các doanh nghiệp công.
Và các Chính phủ bắt đầu nghĩ đến tư nhân hoá từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
Ban đầu, niềm tin thành công của quá trình tư nhân hoá chủ yếu dựa trên những kỳ
vọng cải cách và dựa trên lý thuyết, sau đó mới dần được củng cố bằng những bằng
chứng vững chắc mang tính kinh nghiệm về những lợi thế của nhân tố tư nhân khi
tham gia và có quyền sở hữu trong các nền kinh tế phi công nghiệp.
Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, quy mô tư nhân hoá ở các nước đang phát
triển và đang chuyển đổi tăng rất nhanh, đồng thời đóng một vai trò tích cực trong sự
phát triển kinh tế.
Cơ sở lí luận của việc thực hiện chương trình tư nhân hóa ở những trung tâm kinh tế
trải dài toàn cầu:
Tây Âu: Ở Tây Âu quan điểm kinh tế - chức năng về phát triển kinh tế quốc doanh,
quan điểm này lấn át quan điểm chính trị - xã hội thống trị trước kia. Ở Anh là quôc gia
mà quá trình tư nhân hóa được thực hiện theo thể thưc cứng rắn nhất với “chủ nghĩa
Tharcho”. Còn ở các nước Tây Âu khác, quan điểm chính trị - xã hội về kinh tế quốc
doanh vẫn giữ nguyên ý nghĩa như Ý và Tây Ban Nha, ở đó người ta hành động thận
trọng hơn trong khi tiến hành tư nhân hóa một cách hạn chế. Tư nhân hóa trước hết gắn
với các suy tính thực dụng ở cả cấp kinh tế vi mô và vĩ mô.
Nhật Bản: Năm 1985 là năm bắt đầu quá trình tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh
lớn nhất ở Nhật. Những lí lẽ được đưa ra tại Nhật là: việc tư nhân hóa các xí nghiệp
quốc doanh lớn nhất là cần thiết bởi lẽ, việc nâng cao hiệu quả của chúng, chúng sản
xuất ra các sản phẩm rẻ chất lượng cao hơn, giảm phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp của
nhà nước sẽ cải thiện tình hình kinh tế nói chung.
Mỹ: Tại Mỹ, tư nhân hóa bị quy định bởi những hoạt động nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế với tư nhân hóa do những nguyên nhân mang tính chính trị chị phối. Tại đây, có
một thời kì dài suy nghĩ lại về lí thuyết vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, và sự
thay đổi dần dần trong quan niệm của các giới xã hội về vấn đề này. Tư nhân hóa mang

7


tính thực dụng thì động cơ của nó là ý định giảm căng thẳng cho ngân sách nhà nước,
thích ứng với những tình hình khác đang thay đổi không ngừng.
Vậy khi vai trò, sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế không còn hiệu quả dẫn
đến sự thay đổi trong các quan điểm phát triển kinh tế thì xu hướng tư nhân hóa ra đời
và phát triển như một tất yếu khách quan.
1.4. Các tác động của quả trình tư nhân hóa
1.4.1. Tác động ở tầm vi mô
Những vấn đề tư nhân hoá được nghiên cứu kỹ nhất là tác động của quá trình này tới
doanh nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu về tư nhân hoá đều ghi nhận: Sau tư nhân hoá,
lợi nhuận, tính hiệu quả và lợi tức của cổ đông tăng lên. Trong một khảo sát quy mô
lớn của mình, Megginson và Netter ước tính khoảng từ 2/3 đến 3/4 các công ty được tư
nhân hoá hưởng lợi từ việc tư nhân hoá. Tác động tích cực của tư nhân hoá đạt được ở
nhiều khu vực, quốc gia và các lĩnh vực kinh tế. Những nghiên cứu vi mô cho thấy
hoạt động của các doanh nghiệp sau tư nhân hoá đã được cải thiện ở cả các nước công
nghiệp và các nước đang phát triển; và ở phần lớn các lĩnh vực như chế tác, thương
mại, công nghiệp và dịch vụ. Một nghiên cứu của Ngân hàng phát triển liên Mỹ
(IADB) về tư nhân hoá ở 6 nước Mỹ Latinh đã cho thấy ở phần lớn các công ty đã
được tư nhân hoá, lợi nhuận tăng trung bình 29,8%. Hiệu quả đạt được, tính theo sản
lượng bình quân trên mỗi công nhân hoặc tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu đã tăng trung
bình 67%. Sản lượng tăng trung bình 34%.
Cần lưu ý rằng người ta vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ tại sao quá trình tư
nhân hoá có thể mang lại những thành tựu này. Về mặt lý thuyết kinh tế, cả trong lý
thuyết tân cổ điển hay các lý thuyết khác “không có một bức tranh rõ ràng về lợi thế
tuyệt đối của hình thức sở hữu tư nhân”. Các phân tích chỉ ra rằng các nhân tố dẫn tới
sự cải thiện có thể là do thông tin và các biện pháp khuyến khích đối với các giám đốc
quản lý được cải thiện, cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tăng lên, sự can thiệp về
chính trị giảm, có sự linh hoạt hơn trong vấn đề về lao động và các vấn đề khác liên

quan đến chi phí.
Tư nhân hoá không bao giờ là một cuộc cải cách đơn lẻ. Việc thay đổi hình thức sở
hữu đối với các doanh nghiệp không tự nó mang đến hiệu quả, tự nó không giải quyết
được những yếu kém. Vấn đề là phải linh hoạt hơn, phải nâng cao năng lực cạnh tranh,
phải thích ứng với sức ép của toàn cầu hoá. Vì vậy tư nhân hoá thường là một phần của
những thay đổi trong chính sách tự do hoá, nhằm làm tăng độ mở cửa và tính cạnh
tranh của nền kinh tế vào thời điểm mà sở hữu tư nhân được thực hiện. Do đó rất khó
xác định mức độ thay đổi quyền sở hữu và đóng góp của nó vào sự cải thiện hiệu quả.
Nhưng nhìn chung, hoạt động của các công ty đều được cải thiện sau khi được tư nhân
hoá.
1.4.2. Tác động ở tầm vĩ mô
Về những ảnh hưởng vĩ mô và tài chính của tư nhân hoá, IMF nhận thấy rằng tại 18
nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, doanh thu từ tư nhân hoá là rất lớn, những
khoản thu ròng đã được giữ lại (thường được dùng để trả lương hưu thay vì chi tiêu
một cách nhanh chóng), và vì vậy tình hình ngân sách của Chính phủ đã được cải thiện
8


nhờ tư nhân hoá. Tổng ngân sách chuyển tới các công ty và ngành đang trong quá trình
tư nhân hoá đã giảm, nhờ vậy thâm hụt chung và các hoạt động tương tự tài chính cũng
giảm.
Mặc dù IMF nhận thấy “có mối liên hệ chặt chẽ giữa tư nhân hoá và tăng trưởng”,
nhưng tư nhân hoá không được cho là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy
nhiên, liệu tư nhân hoá có tạo nên tăng trưởng hay không thì vẫn chưa rõ. Cũng về vấn
đề này, nghiên cứu của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) ở các nước
đang chuyển đổi đã cho thấy sự tương quan giữa tổng số các công ty được tư nhân hoá
và sự phục hồi mạnh về tăng trưởng.
Một số nghiên cứu khác cho thấy tư nhân hoá mang lại những nguồn lực to lớn cho
Chính phủ và kết luận rằng tư nhân hoá tạo cơ hội cho các Chính phủ khai thác và sử
dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.

Nhưng tư nhân hoá không bảo đảm rằng các cơ hội này sẽ được nắm bắt, và các
nguồn lực sẽ được sử dụng một cách hợp lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các Chính
phủ có thể sử dụng hiệu quả khoản thu lớn sau khi tiến hành tư nhân hoá. IMF kết luận
rằng các khoản thu nhìn chung không bị sử dụng lãng phí, nhưng việc phân bổ các
khoản chi tiêu không được xác định rõ ràng.
Toàn bộ chương 1 đã khái quát một cách đầy đủ về xu hướng tư nhân hóa đặc biệt là
ở khía cạnh tư nhân hóa là một xu hướng tất yếu. Như lời của GS Grzegorz W.
Kolodko người được coi là “kiến trúc sư” của công cuộc cải cách kinh tế ở Ba Lan đã
nói rằng : “ Nếu chúng ta quyết định đi theo con đường cơ chế thị trường thì chúng ta
phải chấp nhận tư nhân hóa. Không một khu vực thị trường nào sống mà thiếu khu vực
tư nhân”. Như vậy, xu hướng tư nhân hóa là một xu thế khách quan tất yếu mà nếu vận
dụng tốt nó sẽ hứa hẹn những thành công trong phát triển kinh tế.

9


CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI
Như một sự tất yếu của lịch sử, khi chủ nghĩa tư bản đang lo lắng cho sự tồn tại của
mình thì chính nó lại tìm được hướng đi đến ánh sáng: tư nhân hóa. Quá trình tư nhân
hóa diễn ra trên thế giới ở tất cả các trung tâm của thế giới cho thấy chính chủ nghĩa tư
bản đang tự điều tiết bởi chính sách tư nhân hóa, và chương 2 sẽ làm rõ quá trình tư
nhân hóa trên thế giới cùng các case study về việc tư nhân hóa đã diễn ra như thế nào?
2.1. Xu hướng tư nhân hóa giai đoạn 1990-2003
Trong 120 quốc gia tiến hành tư nhân hóa trong giai đoạn 1990-2003, doanh thu chỉ
tập trung cao ở một vài quốc gia: hơn 2/3 trong tổng số doanh thu của các nước đang
phát triển trong suốt cả giai đoạn chỉ tập trung chủ yếu ở 10 nước (8% trong tổng số
các nước tư nhân hóa), mà trong đó doanh thu của riêng top 5 nước cao nhất đã chiếm
hơn một nửa tổng doanh thu. Trong khi 10 nước này chiếm phần lớn trong tổng doanh
thu, thành phần của nhóm thay đổi theo thời gian (hình 2.1). Brazil, Argentina và
Mexico chiếm ưu thế những năm 90 của giai đoạn này, chỉ riêng 3 nước này đã chiếm

50% tổng doanh thu. Argentina và Mexico đã tụt khỏi danh sách trong những năm cuối
giai đoạn do đã gần hoàn thành nhiều chương trình tư nhân hóa, nhưng Brazil vẫn nằm
trong danh sách cùng với Trung Quốc, Ba Lan và Cộng hòa Séc với gần 60% tổng
doanh thu từ năm 2000. Tiếp đó, lần đầu tiên 2 quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc
Phi đã lọt vào danh sách 10 nước với daonh thu từng phần của Viễn thông Saudi và
doanh thu của Regie de Tabac (sản xuất thuốc lá) ở Morocco. 5 nước vẫn duy trì trong
danh sách ở cả hai giai đoạn là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan và Nga với 41,3%
tổng số doanh thu 1990-2003.

Hình 2.1: Doanh thu 10 nước chủ yếu giai đoạn 1990-2003
Nguồn: World Bank
Số liệu về doanh thu tư nhân hóa trong và ngoài nước chỉ có ở đầu giai đoạn từ
1990-1999. Doanh thu nước ngoài chiếm 50% tổng số doanh thu tư nhân hóa ở các
nước đang phát triển, 3/4 doanh thu nước ngoài tăng nhờ vào đầu tư trực tiếp và cân
bằng nhờ các dòng đầu tư gián tiếp (World Bank 2001). Khu vực Mỹ Latinh đại diện
56% tổng đầu tư nước ngoài nhờ doanh thu từ viễn thông, ngân hàng, dầu và khí đốt.
Theo sau đó là khu vực châu Âu và Trung Á (23%) và Đông Á (15%). Trung Quốc là
nước nhận đầu tư chính ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tiếp đó là Thái Lan,
11


Indonexia và Malaysia. Mặc dù có sự suy giảm tổng doanh thu tư nhân hóa sau khi đạt
mức cao nhất năm 1997, đầu tư nước ngoài trong tư nhân hóa giữ mức ổn định và tăng
vào năm 1999 nhờ vào những giao dịch lớn ở Đông Á và Mỹ Latinh.

Hình 2.2: Tổng FDI và doanh thu tư nhân hóa ở các nước đang phát triển giai đoạn
1990-2003
Nguồn: World Bank
Xu hướng tư nhân hóa ở các khu vực
Doanh thu tập trung cao ở một vài nước ở 3 khu vực. Tỷ trọng của các khu vực thay

đổi theo thời gian – tỷ trọng khu vực Mỹ Latinh giảm mạnh và tỷ trọng hai khu vực
châu Âu/ Trung Á và Đông Á tăng trong những năm gần đây.
2.1.1. Khu vực Mỹ Latinh
Khu vực Mỹ Latinh là khu vực đóng góp nhiều nhất vào doanh thu tư nhân hóa của
các nước đang phát triển, tăng 195 tỷ $ hay 47% trong tổng doanh thu của 1,300 giao
dịch cả giai đoạn (hình 2.3). Nhưng tỷ trọng này lại giảm từ gần 60% (những năm
1990) xuống dưới 20 % giai đoạn 2000-2003 (hình 2.4) và chỉ còn 2% ở mức thấp nhất
năm 2003. Sự suy giảm này phần lớn là do sự tụt giảm các hoạt động ở Argentina và
Mexico (2 nước này vùng với Brazil chiếm hơn 80% số tiền thu được trong khu vực
những năm 1990, chủ yếu là từ viễn thông và điện (65% doanh thu khu vực) và năng
lượng (20%). Khi hoạt động ở Argentina và Mexico giảm dần do suy giảm chứng
khoán và ý chí chính trị thì Brazil ít nhiều đã trở thành nước năng động duy nhất trong
khu vực Mỹ Latinh giai đoạn sau năm 2000: các giao dịch lớn trong ngành điện
(CELPE), năng lượng (Petrobras) và ngân hàng (Banespa) chiếm 85% doanh thu khu
vực và khiến Brazil trở thành nước có doanh thu lớn thứ hai trong các nước đang phát
triển từ năm 2000.

12


Hình 2.3: Tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong tổng doanh thu tư nhân hóa giai
đoạn 1990-2003
Nguồn: World Bank

Hình 2.4: Tỷ trọng đóng góp của các khu vực trong tổng doanh thu tư nhân hóa giai
đoạn 1990-1999 và 2000-2003
Nguồn: World Bank
2.1.2. Châu Âu và Trung Á
Tỷ trọng khu vực châu Âu và Trung Á với 101 tỷ $ - 25% trong tổng doanh thu từ
4620 giao dịch – tăng qua các năm, tăng gấp đôi doanh thu khu vực Mỹ Latinh từ năm

2000 và trở thành khu vực có doanh thu lớn nhất kể từ đó. Những năm đến giữa thế kỷ
20 tập trung vào tư nhân hóa quy mô nhỏ, với các giao dịch viễn thông, năng lượng,
dầu và khí đốt lớn xuất hiện ở một vài quốc gia ở giữa những năm 1990 (Hungary và
Nga). Những hình thức chuyển đổi này về cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu sở hữu của
nền kinh tế Soviet cũ. Tư nhân hóa trong lĩnh vực ngân hàng cũng tăng lên, chiếm 10%
doanh thu khu vực từ năm 2000, với sự xuất hiện ở Albania, Bulgaria, Cộng hòa Séc,
Latvia, Nga, và Slovakia. Sự tăng lên gần đây trong khu vực là do hoạt động ở những
lĩnh vực mới kể trên, tập trung chủ yếu ở 3 quốc gia Ba Lan, Cộng hào Séc và Slovakia
(3 nước này chiếm gần 70% doanh thu khu vực từ năm 2000).
13


2.1.3. Đông Á và Thái Bình Dương
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với 66 tỷ $ (16% tổng doanh thu từ 420 giao
dịch) cũng tăng tỷ trong theo thời gian, gần gấp đôi doanh thu giai đoạn 1990-1999 và
2000-2003. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 90% doanh thu khu vực trong 4 năm
trước đó, so với mức 50% ở những năm 90 khi Indonesia và Malaysia cũng là những
nguồn đóng góp lớn vào doanh thu khu vực ( với các giao dịch trong giao thông vận
tải, điện, năng lượng và viễn thông). Doanh thu của Trung quốc trong các công ty trung
tâm lớn thuộc lĩnh vực viễn thông và năng lượng đã trở thành nguồn thu lớn nhất trong
các nước đang phát triển sau năm 2000.
2.1.4. Trung Đông và Bắc Mỹ
Khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ đạt 19 tỷ $ hay 5% tổng doanh thu từ 310 giao
dịch. Trong những năm 1990, hoạt động tập trung ở 2 quốc gia: Ai Cập (với 50%
doanh thu khu vực) và Morocco (gần 40%). Các giao dịch ở cả hai nước này chủ yếu là
trong các lĩnh vực sản xuất, mặc dù các ở Morocco các giao dịch trong lĩnh vực năng
lượng (lọc dầu) và ngân hàng đa dạng hơn. Năm 2000, Viễn thông Maroc là hãng viễn
thông tư nhân đầu tiên trong khu vực đạt 1.4 tỷ $. Giao dịch này cùng với doanh thu
từng phần của Viễn thông Jordan (508 triệu $) cũng vào năm đó và doanh thu từng
phần của Viễn thông Saudi (4.1 triệu $) đã giúp lĩnh vực viễn thông trở thành lĩnh vực

có doanh thu lớn nhất những năm gần đây, chiếm gần 65% doanh thu khu vực từ năm
2000 (so với mức dưới 1% những năm 90
2.2. Xu hướng tư nhân hóa toàn cầu từ 2009 đến nay
Quá trình tư nhân hóa vẫn tiếp tục được diễn ra ở các nước trên thế giới từ năm 2003
đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 với ít những biến đổi. Tuy
nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế, một làn sống tư nhân hoá lớn mới đang hình
thành. Trong giai đoạn 3 năm từ tháng 1-2014 đến tháng 11-2014, chính phủ trên khắp
thế giới đã thoái hoá vốn giá trị tài sản giá trị hơn 544 tỉ đô la. Từ tháng 1-2009, tổng
doanh thu từ việc tư nhân hoá trên toàn thế giới đã vượt 1.1 nghìn tỉ đô, nhiều hơn rất
nhiều so với thời kì mà bà Margaret Thatcher bắt đầu kỉ nguyên hiện đại của tư nhân
hoá từ 1979.
Giai đoạn 2012-2014 có thể đi vào lịch sử là giai đoạn bắt đầu của một làn sóng tư
nhân hoá mới và kéo dài nhiều năm. Những năm này mang lại tổng doanh thu lần lượt
các vị trí cao thứ tư, thứ 3, và thứ 5 trong lịch sử và được ghi nhận là tổng doanh thu
cao nhất sau hậu khủng hoảng kinh tế 2009-2010, khi mà các ngân hàng bắt đầu quá
trình tái mua lại các cổ phiếu chính phủ .

14


Hình 2.5. Số liệu về doanh thu của tư nhân hoá trên toàn thế giới tư năm 1998-2014
Nguồn: privazitationbarometer.net
Nhìn chung trên toàn thế giới, Chính phủ các nước đã tăng doanh thu được 193.7 tỉ
đô la Mỹ từ quá trình tư nhân hóa trong năm 2013 và 163.2 tỉ đô la Mỹ trong 11 tháng
đầu tiên của năm 2014. Tổng doanh thu năm 2013 lớn gấp 2 lần so với tổng doanh thu
năm 2011. Đến năm 2014, doanh thu mà chính phủ thu được từ quá trình tư nhân hóa
vào khoảng 165 tỉ đô la Mỹ, con số này giảm đi không đáng kể so với năm 2009.
Trung Quốc đã dẫn đầu về doanh thu từ việc tư nhân hóa từ năm 2013-2014 (hơn
500 tỉ đô la Mỹ) Phần lớn số tiền thu từ tư nhân của Trung Quốc đến từ các dịch vụ
công cộng và tư nhân đặt mới ban hành, làm giảm vốn chủ sở hữu của nhà nước một

cách trực tiếp bằng cách làm tăng tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Đứng thứ 2 về doanh thu từ việc tư nhân hóa năm 2013 là nước Anh, theo sau đó là
Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ấn Độ,Nga, và Astralia.
Có thể thấy sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, nền kinh tế của cả thế giới
đang vẫn đang ở trong giai đoạn phục hồi, và chính sách tư nhân hóa là một trong
những “đơn thuốc” hiệu quả mà Chính Phủ các nước đang sử dụng để đưa nền kinh tế
đi về đúng quĩ đạo của nó. Từ các số liệu trên, có thể nhận thấy xu hướng tư nhân hóa
sẽ vẫn còn được tiếp diễn ở những năm tiếp theo, và rất có thể có sự chuyển đổi xu
hướng từ những nước phát triển sang những nước đang và chậm phát triển, trong đó có
Việt Nam.
2.3. Case study về tư nhân hóa
2.3.1. Tư nhân hóa ở Nga
Chính phủ Nga ngay trong giai đoạn đầu cải cách 1990-1994 đã xem TNH là một trong
4 nhiệm vụ cơ bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu công cuộc TNH ở Nga đã gây nhiều tranh
cãi. Các nhà cải cách đứng trước hai lựa chọn : Một, sẽ tiến hành TNH từ từ, từng
bước, trao tài sản vào tay chủ sở hữu mới, thực sự sử dụng tài sản hiệu quả, với giá cao
nhất có thể; Hai, tiến hành TNH “chớp nhoáng”, nhanh chóng, phân phát không tài sản
quốc hữu cho toàn dân. Cách làm thứ nhất sẽ mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích hơn,
nhưng nó lại đòi hỏi thời gian và một hệ thống chính trị ổn định. Cả hai thứ mà vào
thời điểm đó (1990-1991) nước Nga non trẻ đều không có.
Dưới nhiều áp lực về kinh tế, chính trị, thậm chí không ngoại trừ động cơ cá nhân và
tác động mạnh mẽ của phương Tây, các nhà cải cách trẻ ở Nga đã quyết định lựa chọn
phương án hai. Kết quả là từ năm 1992-1994 trên toàn Nga đã có 125.514 doanh
nghiệp nhà nước đăng ký TNH, trong đó đã thực hiện chuyển đổi sở hữu được 88.814
15


doanh nghiệp. Nhà nước thu về 760 tỷ rúp (tương đương – 3.7 tỷ USD với giá cuối
năm 1992) – một con số quá ít ỏi so với giá trị thực của tổng tài sản đã đưa ra chào bán.
Sở hữu của nhà nước được chia nhỏ cho một nhóm người, tạo nên một giới kinh tế

thượng lưu bao gồm các nhà tài phiệt và các ông trùm kinh tế “đen”. Có thể nhận thấy
rõ điều này khi phân tích dữ liệu về thu nhập và tích luỹ xã hội. Theo đó 5% dân số
thuộc tầng lớp giàu và rất giàu chiếm 73% tích luỹ toàn xã hội và 80% ngoại tệ lưu
hành dưới dạng tiền mặt. Chênh lệch trong thu nhập giữa tầng lớp giàu – nghèo có lúc
lên đến hàng nghìn lần (1360 lần theo số liệu năm 1997). Việc hóa giá các tài sản quốc
gia, cố tình tạo quá trình phá sản ảo để giảm giá thành các nhà máy, tổ hợp kinh tế nhà
nước đã trở thành bước đi quen thuộc của quá trình THH. Ví dụ: Tập đoàn khí đốt lớn
nhất thế giới ROS “Gazprom” được định giá khoảng 300 tỷ rúp (tương đương 12 tỷ
USD, trong khi giá của công ty Mỹ tương đương “Chevron Corp.” là 123 tỷ); ngân
hàng tín dụng “Sberbank”, với hàng nghìn chi nhánh trên khắp nước Nga được đánh
giá bằng 230 triệu USD, trong khi chi phí ngân hàng này bỏ ra để xây dựng trụ sở
chính tại đường 60 năm Cách mạng tháng 10, Matxcơva (chỉ là một trong hàng nghìn
trụ sở) đã vượt quá con số 300 triệu USD.
Điều đáng lưu ý là quá trình TNH đã đưa đến kết cục: toàn bộ số lợi tức từ sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của Nga tập trung trong tay các nhà tài phiệt, các tập đoàn tài chính
thân Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế “đen” – lực lượng này chiếm khoảng 7-10%
dân số đất nước.
2.3.2. Tư nhân hóa ở Tây Âu
Chính sách tư nhân hóa dựa trên quan niệm cho rằng tổ chức đời sống kinh tế phù
hợp với các quy luật thị trường cạnh tranh bình đẳng và thương mại hóa sản xuất có
hiệu quả hơn là dựa trên những cơ sở những giới hạn, thể chế hành chính. Cuộc khủng
hoảng của “nhà nước phúc lợi” ở phương Tây mà các phương thức khác không khắc
phục được là nguyên nhân không kém quan trọng để quay trở lại cơ chế thị trường.
Tư nhân hóa trước hết gắn với các suy tính thực dụng ở cả cấp kinh tế vi mô và vĩ
mô. Ở cấp vĩ mô, nó nhằm phục vụ cơ sở thị trường của nền kinh tế, thực hiện phi tập
trung hóa và giảm quy mô hoạt động kinh tế quốc doanh để nâng cao hiệu quả của toàn
bộ hệ thống kinh tế, giảm thiếu hụt ngân sách. Ở cấp vi mô nhiệm vụ của nó là cải
thiện các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật hoạt động của các xí nghiệp.
Có rất nhiều nguyên nhân mang tính chất kinh tế - chính trị và xã hội quy định
việc xem xét lại vai trò và phương thức hoạt động của khu vực quốc doanh trong một

nền kinh tế hỗn hợp. Trước hết là do tình hình tài chính khó khăn của đa số các xí
nghiệp quốc doanh . Chỉ riêng Bồ Đào Nha tổng thua lỗ của khu vực công nghiệp quốc
doanh trong thời gian 1974 -1986 bằng 1/3 tổng sản phầm nội địa (GDP) trong một
năm. Ở Tây Ban Nha giữa thập kỉ 80 thiệt hại hàng năm vượt trên 1 tỉ USD còn ở Ý
16


thâm hụt khu vực quốc doanh đạt đến đỉnh điểm bằng 4,5% GDP năm 1983. Ở Tây
Đức thì hoạt động kinh tế quốc doanh không được lòng dân và phổ biên nhất là tâm
trạng chống quốc doanh.
Tây Âu đã tiến hành TNH khu vực quốc doanh bằng những cách khác nhau, cách
phổ biến nhất bao gồm tổ chức bán đấu giá các cổ phiếu của xí nghiệp, bán một phần
vốn cho một cá nhân, một công ty tư nhân, bán cổ phiếu cho một nhóm người nhất
định, bán đấu giá các xí nghiệp con thuộc một xí nghiệp quốc doanh. Tại Pháp, năm
1986 đã bán gần 70 công ty con của các xí nghiệp quốc doanh, hơn nữa thường bán
cho người nước ngoài. Chính phủ Pháp cũng bán cổ phiếu khống chế 11% trong số cổ
phiếu tham dự 66% trong công ty “Elf – Aquitaine”, công ty cổ phần Tây Ban Nha INI
đã bán 38% trong số 94% cổ phần của mình trong công ty “Gasi electricsidad”; công ty
cổ phần Ý IRI đã nhường cho khu vực tư nhân cổ phiếu khống chế của mình trong
hãng hàng không “Alitalia” (26.2%). Những hành động tương tự cũng diễn ra cả ở Áo,
Bỉ, Hà Lan, Tây Đức. Tại Đại hội lần thứ 12 của CEEP họp tại Pháp tháng 10/1990,
trong các xí nghiệp quốc doanh và quốc doanh tư nhân hỗn hợp của các nước EC có 7
370 000 người làm việc, hay gần 10.6% số việc làm trong khu vực kinh tế thị trường.
Tỷ trọng các xí nghiệp trong đó, tổng đầu tư tư bản cố định là 17.3%.
2.3.3. So sánh quá trình tư nhân hóa ở Tây Âu và Liên Xô
Quá trình TNH ở Tây Âu và Liên Xô có sự khác biệt rất lớn. Ở Liên Xô không
thể nói đến việc thủ tiêu khu vực quốc doanh bằng cách TNH, như ở phương Tây, nơi
mà đóng góp của khu vực quốc doanh cho nền kinh tế không thể so sánh được với
những đóng góp của khu vực quốc doanh Liên Xô. Khi trong nền kinh tế tất cả đã được
quốc doanh hóa, thì việc sử dụng các quan hệ thị trường chỉ có thể làm được trên cơ sở

một chương trình TNH thận trọng, còn ở Liên Xô cần bắt đầu TNH từ thương nghiệp,
dịch vụ, kể cả giao thông vận tải.
Sẽ là vô căn cứ nếu trì hoãn quá trình TNH với lí do đối với Liên Xô điều đó gây
ra “những chấn động kinh tế, đạo đức và tinh thần” còn gắn khả năng tăng lên “những
căng thẳng chính trị và xã hội trong xã hội” với TNH chỉ trong điều kiện tiến hành
TNH không đúng, nếu sở hữu các xí nghiệp TNH chuyển sang những người độc quyền
nắm những khoản tiền khổng lồ.
17


Khác với Liên Xô, phương Tây đang nói về việc duy trì khu vực quốc doanh, về
nâng cao doanh lợi và khả năng cạnh tranh của nó. Những xí nghiệp quốc doanh đã
được đổi mới, những xí nghiệp hỗn hợp có thể trở thành người góp vốn quan trọng cho
nền kinh tế. Nói chung, kinh tế thị trường hỗn hợp, ở đó những mô hình hoạt động kinh
doanh và các thành phần khác nhau cùng tồn tại (quốc doanh, tư nhân, hợp tác xã) có
thể trở thành một hình mẫu của phát triển kinh tế cân đối và linh hoạt cho cả hai phần
của lục địa Châu Âu.

18


CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG TƯ NHÂN HÓA Ở VIỆT NAM
Chương 3 đi sâu phân tích trường hợp Việt Nam trong xu hướng tư nhân hóa, bao gồm
quá trình tư nhân hóa, thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả khi thực
hiện quá trình cổ phần hóa. Đồng thời những bài học từ các quốc gia cũng là những
yếu tố cần được xem xét nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam đi đúng theo xu thế và hiệu
quả nhất.
3.1. Tư nhân hóa ở Việt Nam
Như đã phân tích ở phần trước, bắt đầu từ những năm 1980, các nước phương
Tây lần lượt bắt tay thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Không nằm

ngoài số đó, Chính phủ Việt Nam trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 đã
xây dựng một chiến lược đa dạng cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Kế hoạch hóa tập trung về danh nghĩa đã che dấu sự mâu thuẫn và những quyền
lợi khác nhau của các cơ quan nhà nước, sử dụng những công ty nhà nước và tài sản
nhà nước cho nhiều hoạt động khác nhau mà không bị xử phạt. Kết quả là tài sản nhà
nước bị thất thoát tràn lan, thâm hụt ngân sách ở mọi nơi và tình trạng bất ổn định kinh
tế vĩ mô ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam
chỉ có hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể và dựa trên hai
hình thức sở hữu này là hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế
tập thể. Các vấn đề cơ bản của kinh tế học là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai đều
do Chính phủ quyết định. Chính nhận thức giản đơn này đã làm tăng sự trì trệ trong
vận hành kinh tế, giảm thiểu sự sáng tạo của cá nhân và tập thể. Kết quả là nền kinh tế
thiếu đi sự phát huy triệt để các nguồn lực đặc biệt là các nguồn lực phân tán và nguồn
lực về sự sáng tạo. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và lạm phát tăng cao trên
500% là căn cứ thực tiễn quan trọng chứng minh sự không phù hợp của mô hình kinh
tế kế hoạch hoá tập trung và cần có mô hình phát triển kinh tế phù hợp hơn để thay thế.
Đại hội Đảng lần thứ VI - 1986 báo hiệu sự ra đời của “đổi mới” và sự bắt đầu
nỗ lực cải cách bền bỉ để chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước tình hình suy thoái
kinh tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bị bãi bỏ và bước đầu công nhận vai trò
của kinh tế tư nhân, đi theo nền kinh tế thị trường tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Nhà nước
vẫn chủ trương tham gia vào nền kinh tế và bắt đầu chuyển từ quản lý trực tiếp tài sản
nhà nước sang tập trung vào quản lý đầu tư. Như đã phân tích ở trên, quá trình tư nhân
hóa là việc giảm bớt quyền sở hữu nhà nước hoặc sự kiểm soát của chính phủ trong
một doanh nghiệp.
Văn kiện Đại hội Đảng XI (trang 83) là minh chứng quan trọng biểu hiện sự
giảm bớt quyền sở hữu đó: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân),
hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Quan niệm này đoạn tuyệt dứt khoát với quan điểm:

ở Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và tập thể như thời kỳ kế
hoạch hoá, đồng thời khẳng định ở Việt Nam có 3 chế độ sở hữu là toàn dân, tập thể, tư
nhân (tuyệt nhiên không có chế độ sở hữu nhà nước). Và không khẳng định một cách
giản đơn sở hữu toàn dân là nền tảng của kinh tế quốc doanh còn sở hữu tập thể là nền
23


tảng của kinh tế tập thể, mà sự tổ hợp của ba chế độ sở hữu này hình thành nhiều hình
thức sở hữu và từ đó nhiều hình thức sở hữu hình thành nhiều thành phần kinh tế.
Từ sự cấp thiết của việc cải cách kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tư nhân hóa bắt đầu được triển khai tại Việt Nam với
những bước đi đầu tiên – cổ phần hóa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà
nước. Trên thực tế, có hai loại quan điểm về cổ phần hóa và tư nhân hóa: Cổ phần hóa
là một hình thức của tư nhân hóa và Cổ phần hóa và tư nhân hóa khác nhau. Trong
phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi xin phép phân tích và làm rõ quan điểm thứ nhất
trong các chính sách phù hợp của Đảng và Nhà nước:
Quan điểm thứ nhất này là dựa trên hình thức sự chuyển đổi quyền sở hữu nhà
nước sang sở hữu tư nhân. Theo nghĩa rộng, tư nhân hóa là quá trình biến đổi những
tương quan giữa nhà nước và thị trường theo hướng ưu tiên thị trường. Quá trình này
cũng đồng thời giảm bớt quyền sở hữu của Nhà nước, sự kiểm soát của Chính phủ đối
với doanh nghiệp. Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ là một nội dung của quá
trình tư nhân hóa nói chung. Trong quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước xảy
ra sự chuyển đổi về mặt pháp lý quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý tài sản
của doanh nghiệp từ Nhà nước sang tư nhân. Bên cạnh nội dung tư nhân hóa doanh
nghiệp nhà nước, tư nhân hóa còn bao hàm cả quá trình hình thành các doanh ngh0iệp
tư nhân mới và quá trình các doanh nghiệp nhà nước phải thích nghi với các điều kiện
hoạt động theo cơ chế thị trường. Các hình thức tư nhân hóa rất đa dạng được chia
thành nhiều công đoạn khác nhau như bán cho tư nhân hoặc cho người lao động trong
doanh nghiệp, chia cho người dân hoặc cho thuê… Như vậy, theo quan điểm này, cổ
phần hóa thực chất là phương thức để tư nhân hóa một phần tài sản của doanh nghiệp

nhà nước. Nhà nước không hoàn toàn mất quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước sau cổ
phần hóa, vẫn là một trong các cổ đông của công ty cổ phần mới được hình thành.
Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hai hướng rõ ràng. Những doanh
nghiệp nhà nước nhỏ hơn thôi không còn trong tầm kiểm soát của nhà nước thông qua
việc chuyển đổi thành những công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật này điều
chỉnh những hoạt động của những công ty tư nhân tại thị trường trong nước. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX năm 2001 đã nêu
rõ: “Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty; đẩy mạnh cổ
phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem
đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước.”
Những doanh nghiệp nhà nước lớn hơn được gộp thành những tổng công ty và những
mối quan hệ giữa các tổng công ty, với nhà nước và với những công ty thành viên ngày
càng được xác định thông qua mức độ đầu tư. Các tổng công ty nhà nước, ban đầu
chưa bị yêu cầu chuyển đổi, gần đây đã trở thành đối tượng của cổ phần hoá, nhưng
nhà nước vẫn duy trì đa số vốn trong các công ty ở những ngành chủ chốt hoặc “chiến
lược”. Nhà nước trong trường hợp này thực hiện quyền ảnh hưởng của mình theo
những quy định áp dụng với tất cả các cổ đông.
3.2. Thực trạng tư nhân hóa tại Việt Nam
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ Việt Nam tăng
cường thực hiện trong suốt 15 năm qua, đến nay đã có hơn 4000 doanh nghiệp nhà
24


nước được cổ phần hóa. Trong năm 2013 đã cổ phần hóa 74 doanh nghiệp và trong 9
tháng đầu năm 2014 đã cổ phần hóa 71 doanh nghiệp và đã công bố giá trị 123 doanh
nghiệp. Thoái vốn đầu tư ngoài ngành 9 tháng đạt 3500 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cả năm
2013. Năm 2015 là năm cuối của “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm
là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn
này, Việt Nam đã cổ phần hóa được 242 doanh nghiệp; bán 06 doanh nghiệp; hợp nhất,

sáp nhập 32 doanh nghiệp.
Theo kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa được Chính phủ phê duyệt thì trong giai
đoạn 2014 - 2015 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hóa 479 doanh nghiệp (chưa kể số sẽ
bổ sung theo tiêu chí mới quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg), trong đó cổ
phần hóa 432 doanh nghiệp; bán, giao, giải thể, phá sản 22 doanh nghiệp; sáp nhập,
hợp nhất 25 doanh nghiệp. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục thoái vốn
đầu tư vào 05 lĩnh vực nhạy cảm là chứng khoán, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất
động sản, quỹ đầu tư. Nhìn chung, các doanh nghiệp được cổ phần hóa hầu hết có quy
mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, và đã có nhiều
doanh nghiệp hoàn thành phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trên các thị trường chứng
khoán. Trong thời gian tới, một số vụ việc cổ phần hóa DNNN lớn dự kiến sẽ diễn ra
như cổ phần hóa Vietnam Airlines, Mobifone, Sabeco, BIDV…Đặc biệt trong lĩnh vực
giao thông vận tải, ngoài Vietnam Airlines còn có những DNNN có quy mô lớn cũng
đang và sẽ được cổ phần hóa trong thời gian này như Vinalines, các công ty vận hành
cảng biển, cảng hàng không lớn, Cienco 1, Cienco 4… Dự kiến đến hết năm 2015, sẽ
chỉ còn 16 DNNN trong lĩnh vực công ích, gồm bảo đảm hàng hải, quản l. bay, đường
sắt…Hầu hết các doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm cổ phần để thu hút vốn thông
qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước đã được thành lập năm 2005 để giúp
nhà nước quản lý đầu tư vốn. Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước sẽ có thể chuyển
hướng vốn nhà nước từ các doanh nghiệp và các dự án đầu tư bằng cách bán cổ phần
nhà nước. Nó cũng có quyền đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp và dự án
thông qua mua cổ phần hoặc đóng góp vốn. Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước sẽ giữ
quyền và trách nhiệm làm đại diện vốn nhà nước, gây tác động ảnh hưởng bằng số
lượng cổ phần vốn nhà nước. Những quyền và trách nhiệm này được xác lập theo Luật
Doanh nghiệp.
3.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp
3.3.1. Những khó khăn, thách thức phát triển trong quá trình tư nhân hóa:
Thứ nhất, việc định giá các tài sản hoặc các giá trị các DNNN đang sở hữu là
một vấn đề khó. Lý do là thông thường các DNNN làm ăn kém hiệu quả, vì vậy đánh

giá giá trị của chúng dựa vào số liệu kinh doanh trong quá khứ sẽ không chính xác.
Nếu định giá dựa vào các dự phóng tương lai sau khi chuyển sang tay tư nhân thì lại
càng khó chính xác. Vì thế, việc bán tài sản hoặc tư nhân hóa thường được dựa vào
việc đấu thầu công khai. Thế nhưng việc đấu thầu công khai khi bán các DNNN lớn,
hoặc các tài sản giá trị lớn của Nhà nước cũng khó ở chỗ không nhiều nhà đầu tư tư
nhân có khả năng tài chính để mua. Một cuộc đấu giá sẽ chẳng có mấy giá trị nếu như
chỉ có vài đối tượng tham gia, nhất là các đối tượng này lại... nghèo tiền mặt. Đây là
một tình huống rất thực tế ở Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
25


×