Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG KÍCH THÍCH TỐ SINH DỤC TRÊN HEO HẬU BỊ CÁI YORKSHIRE THUẦN TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.16 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
HÀM LƯỢNG KÍCH THÍCH TỐ SINH DỤC TRÊN HEO
HẬU BỊ CÁI YORKSHIRE THUẦN TẠI MỘT
TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : LẠI THỊ DÂU
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Tại chức 19

Niên khóa

: 2002 - 2007

Tháng 11/2007


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM
LƯỢNG KÍCH THÍCH TỐ SINH DỤC TRÊN HEO HẬU BỊ
CÁI YORKSHIRE THUẦN TẠI MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Tác giả



LẠI THỊ DÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS - TS. TRẦN THỊ DÂN
ThS. VƯƠNG NAM TRUNG

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận này là kết quả của quá trình học tập lâu dài, đặc biệt là trong khoảng
thời gian thực tập tốt nghiệp. Nó là hành trang vô cùng quý giá cho tôi bước vào đời.
Kính dâng về bố mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục và đã hi sinh cho con có
được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi học tập, tận tình giảng dạy
và truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức vô cùng
quý báu trong suốt thời gian qua.
Chân thành ghi ơn
PGS – TS Trần Thị Dân và Thạc sĩ Vương Nam Trung đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn
Bác sĩ Vũ Đình Tường, Tiến sĩ Đoàn Văn Giải, Thạc sĩ Nguyễn Quế Hoàng,
Bác sĩ thú y Nguyễn Hồng Nhiên, cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ công nhân

viên Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Thú Y 19 (2002 – 2007) đã cùng tôi chia sẻ buồn vui
trong suốt những năm học vừa qua.

Lại Thị Dâu
Tháng 11/2007

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Ảnh hưởng của chế độ ăn đến tăng trưởng và hàm lượng kích thích
tố sinh dục trên heo hậu bị cái Yorkshire thuần tại một trại chăn nuôi công
nghiệp” được thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 10/2007 tại Xí Nghiệp Heo Giống
Đông Á. Phân tích hàm lượng kích thích tố sinh dục được thực hiện tại Khoa xét
nghiệm huyết học Trung tâm MEDIC Hòa Hảo TP. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm hai yếu tố bao gồm giai đoạn sinh trưởng (giai đoạn 1 từ 70 - 120
ngày tuổi và giai đoạn 2 từ 120 - 200 ngày tuổi) và chế độ ăn (tự do và hạn chế 85% so
với tự do) được tiến hành trên 96 heo con từ sau cai sữa (khoảng 70 ngày tuổi) đến
thành thục (khoảng 200 ngày tuổi) đã đạt được kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng và
thành thục sinh dục như sau:
- Nhóm heo ăn tự do trong suốt giai đoạn thí nghiệm đạt thể trọng 98,96 kg và
dày mỡ lưng 12,00 mm lúc 200 ngày tuổi và thành thục sinh dục ở 210,33 ngày tuổi.
- Nhóm heo ăn tự do giai đoạn 70 - 120 ngày tuổi và hạn chế giai đoạn 120 200 ngày tuổi đạt thể trọng 95,09 kg và dày mỡ lưng 11,13 mm lúc 200 ngày tuổi.
Tuổi thành thục là 230,60 ngày tuổi.
- Nhóm heo ăn hạn chế giai đoạn 70 - 120 ngày tuổi và tự do giai đoạn 120 200 ngày tuổi đạt thể trọng 93,48 kg và dày mỡ lưng 11,73 mm lúc 200 ngày tuổi và
thành thục lúc 234,11 ngày tuổi.
- Lúc 200 ngày tuổi, nhóm heo ăn hạn chế trong suốt giai đoạn thí nghiệm đạt
thể trọng 91,27 kg và dày mỡ lưng là 11,09 mm. Thành thục lúc 235,44 ngày tuổi.

Hàm lượng các kích thích tố sinh dục buồng trứng estrogen và progesterone ở
các nhóm heo qua các thời điểm thí nghiệm không có sự khác biệt rõ ràng.
Nhìn chung, nhóm heo ăn tự do trong suốt giai đoạn thí nghiệm tăng trưởng tốt
nhất và thành thục sớm nhất (P<0,05). Nhóm heo ăn hạn chế ở bất kỳ giai đoạn nào
cũng làm giảm sự sinh trưởng và kéo dài tuổi thành thục trên heo hậu bị cái Yorkshire
thuần. Ảnh hưởng của các chế độ ăn đến các kích thích tố sinh dục buồng trứng còn
chưa rõ ràng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt ................................................................................................. vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các hình và biểu đồ .................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN.............................................................................................. 3
2.1 Sơ lược một số kích thích tố sinh dục và vai trò của chúng ..................................... 3
2.1.1 FSH .................................................................................................................. 3
2.1.2 LH .................................................................................................................... 3
2.1.3 Kích thích tố buồng trứng ................................................................................ 3

2.1.4 Điều hòa phân tiết các kích thích tố sinh dục trên thú cái ............................... 5
2.2 Sự thay đổi nội tiết đưa đến thành thục ..................................................................... 6
2.3 Chu kỳ động dục ........................................................................................................ 7
2.4 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng và thành thục sinh dục ........................ 8
2.4.1 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng .................................................... 8
2.4.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên thành thục sinh dục ....................................... 9
2.5 Mối tương quan giữa dinh dưỡng và hàm lượng các hormone sinh dục.................10
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................10
2.7 Giới thiệu sơ lược Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á ..................................................11
2.7.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................11
2.7.2. Lịch sử của xí nghiệp ....................................................................................11
2.7.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp ................................................................................11
iv


2.7.4. Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................12
2.7.5. Cơ cấu đàn ....................................................................................................12
2.7.6. Công tác giống ..............................................................................................13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................14
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................14
3.2 Đối tượng thí nghiệm...............................................................................................14
3.3 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................................14
3.4 Điều kiện chăm sóc và quản lý đàn heo thí nghiệm ................................................15
3.5 Thực liệu ..................................................................................................................17
3.6 Lấy máu để định hàm lượng estrogen và progesterone ...........................................18
3.7 Các chỉ tiêu theo dõi và cách khảo sát.....................................................................19
3.7.1 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................19
3.7.2 Cách khảo sát .................................................................................................19
3.8 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................21

4.1 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng ở từng giai đoạn thí nghiệm ............21
4.1.1 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng ở giai đoạn 70 - 120 ngày tuổi.... 21
4.1.2 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng giai đoạn 120 - 200 ngày tuổi .. 23
4.2 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng trong suốt quá trình thí nghiệm .......24
4.3 Hàm lượng kích thích tố sinh dục buồng trứng qua các thời điểm thí nghiệm .......27
4.3.1 Hàm lượng estrogen trong huyết thanh..........................................................27
4.3.2 Hàm lượng progesterone trong huyết thanh ..................................................29
4.4 Tuổi động dục lần đầu trên nhóm heo thí nghiệm ...................................................30
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................31
5.1 Kết luận....................................................................................................................31
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32
PHỤ LỤC .....................................................................................................................35

v


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FSH

: Follicle stimulating hormone

LH

: Luteinizing hormone

GnRH

: Gonadotropin releasing hormone


NRC

: National Research Council
Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TNTĂ

: Lượng thức ăn thu nhận

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

D x ( LR x Y) : Heo có cha Duroc, mẹ lai Landrace x Yorkshire
D x (Y x LR)

: Heo có cha Duroc, mẹ lai Yorkshire x Landrace

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 yếu tố ...................................................................14
Bảng 3.2 Quy trình tiêm phòng của xí nghiệp ..............................................................16
Bảng 3.3 Công thức thức ăn thí nghiệm ........................................................................17

Bảng 3.4: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp .......................................................18
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của chế độ ăn trong giai đoạn 70 - 120 ngày tuổi ......................21
Bảng 4.2: Tần suất bệnh lý lâm sàng trong giai đoạn 70 - 120 ngày tuổi .....................22
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng ở giai đoạn 120 - 200 ngày tuổi ... 23
Bảng 4.4: Tần suất bệnh lý lâm sàng trong giai đoạn 120 – 200 ngày tuổi ..................23
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự sinh trưởng trong suốt quá trình thí nghiệm ... 24
Bảng 4.6: Tần suất bệnh lý lâm sàng trong suốt quá trình thí nghiệm ..........................27
Bảng 4.7: Hàm lượng estrogen qua các thời điểm thí nghiệm ......................................28
Bảng 4.8: Hàm lượng progesterone qua các thời điểm thí nghiệm ...............................29
Bảng 4.9: Tuổi động dục lần đầu trên heo thí nghiệm ..................................................30 

vii


DANH SÁCH CÁC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Sinh tổng hợp và thoái hóa estrogen ............................................................... 4
Hình 2.2: Sinh tổng hợp và thoái biến progesterone ....................................................... 5
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á ............................12
Biểu đồ 4.1: Hàm lượng estrogen qua các thời điểm thí nghiệm ..................................28
Biểu đồ 4.2: Hàm lượng progesterone qua các thời điểm thí nghiệm ...........................29

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, ngành chăn nuôi heo đang dần
lớn mạnh và khẳng định được vị trí của mình. Những trại chăn nuôi heo công nghiệp

tập trung với quy mô lớn đang dần phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu về thịt và con
giống.
Để đáp ứng được nhu cầu trên, người chăn nuôi phải có đàn giống tốt vì con
giống tốt là nền tảng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, hậu bị cái thay đàn là
một trong những thành phần quan trọng của đàn giống. Heo hậu bị cái thường chiếm
khoảng 25% tổng đàn nái. Do đó quản lý và nuôi dưỡng đàn hậu bị cái hợp lý là rất
quan trọng đối với hiệu suất sinh sản của đàn nái.
Theo Evan và O’Doherty (2001), dinh dưỡng cho heo hậu bị cái có ảnh hưởng
lên khả năng sinh sản về sau của nái. Trong giai đoạn nuôi hậu bị, cho ăn hạn chế
nhiều gây thiệt hại đến năng suất sinh sản về sau của nái. Tuy nhiên, mức hạn chế
trung bình (75 - 90% so với ăn tự do) không những không ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản (theo Klindt và ctv, 1999; Le Cozler và ctv, 1999, dẫn liệu từ Evan và
O’Doherty, 2001) mà còn làm giảm chi phí thức ăn cho chăn nuôi. Trong điều kiện
chăn nuôi nước ta, chi phí thức ăn cho chăn nuôi khá cao (chiếm khoảng 70% giá
thành sản phẩm) nên việc nghiên cứu chế độ ăn phù hợp cho lứa tuổi hậu bị là vấn đề
cần thiết nhằm giảm chi phí này đến mức thấp nhất.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các chế độ ăn khác
nhau lên thành tích sinh sản của heo hậu bị cái đã cho thấy vai trò của các kích thích
tố sinh dục lên số noãn xuất và tỷ lệ sống của phôi (Jindal và ctv, 1997; Almeida và
ctv, 2000; Quesnel và ctv, 2000). Tuy nhiên ảnh hưởng của các yếu tố này lên sự sinh
trưởng và thành thục của heo hậu bị cái giống thuần chưa được tìm hiểu nhiều trong
điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với nguyện vọng và được sự phân công
của Khoa Chăn Nuôi Thú Y - Đại học Nông Lâm TP. HCM, với sự giúp đỡ của Phòng
Nghiên Cứu Dinh Dưỡng và Thức Ăn Gia Súc - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông
Nghiệp Miền Nam, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á,
dưới sự hướng dẫn của PGS - TS. Trần Thị Dân và ThS. Vương Nam Trung, chúng tôi

thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế độ ăn đến tăng trưởng và hàm lượng kích
thích tố sinh dục trên heo hậu bị cái Yorkshire thuần tại một trại chăn nuôi công
nghiệp”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng thu nhận đến tăng trưởng và hàm
lượng kích thích tố sinh dục của buồng trứng trong giai đoạn sinh trưởng và thành thục
sinh dục.
1.2.2 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm hai yếu tố, gồm giai đoạn tuổi (giai đoạn 1 từ 70 - 120 ngày
tuổi, giai đoạn 2 từ 120 - 200 ngày tuổi) và mức độ ăn (ăn tự do và ăn hạn chế 85% so
với ăn tự do).
- Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn lên các chỉ tiêu sinh trưởng và thành thục
sinh dục.
- So sánh hàm lượng kích thích tố sinh dục estrogen và progesterone của heo
qua các thời điểm ở các khẩu phần.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược một số kích thích tố sinh dục và vai trò của chúng
2.1.1 FSH (follicle stimulating hormone)
Là một glycoprotein được phân tiết từ thùy trước tuyến yên. Ở heo, có phân tử
lượng khoảng 29000, thời gian bán rã 2 - 4 giờ.
Trên thú cái FSH kích thích nang noãn phát triển, kích thích lớp tế bào hạt tiết
hormon sinh dục nhưng không sản xuất estrogen. Chỉ khi nào LH có mặt ở nang noãn
thì FSH làm tăng sản xuất estrogen. Ở thú đực FSH đẩy mạnh tiến trình sinh tinh trùng
nếu tế bào Leydig đã sản xuất androgen (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang,

2006).
2.1.2 LH (luteinizing hormone)
Là một glycoprotein được phân tiết từ thùy trước tuyến yên. Phân tử lượng
30000, gồm 216 axit amin và thời gian bán rã 30 phút.
Trên thú cái LH kích thích nang noãn phát triển đến lúc trưởng thành, tiết
estrogen và xuất noãn. Sau khi xuất noãn LH kích thích sự phát triển của thể vàng và
tiết progesterone. Trên thú đực LH kích thích tế bào Leydig tiết testosterone.
2.1.3 Kích thích tố buồng trứng
(1) Estrogen
Được tổng hợp từ tế bào vỏ nang noãn của thú cái, ngoài ra tinh hoàn và vỏ
tuyến thượng thận cũng sản xuất một lượng nhỏ estrogen.
Estrogen gồm estron, estradiol và estriol. Estradiol có hoạt tính mạnh nhất.
Trong máu tuần hoàn có 3% estradiol ở dạng tự do, 97% kết hợp với protein chủ yếu
là albumin (60%), phần còn lại gắn với globulin để vận chuyển đến mô đích (Nguyễn
Quang Mai và Cù Xuân Dần, 2004). Estradiol được tổng hợp và bài tiết nhiều hơn so
với estron nhưng cả hai đều được chuyển thành estriol ở gan. Sau quá trình liên hợp
với sulfat hoặc acid glucuronic, estrogen được đào thải qua nước tiểu (Lê Đức Trình,
2003).
3


ở nang noãn

ở gan
Hình 2.1: Sinh tổng hợp và thoái hóa estrogen (Lê Đức Trình, 2003)
Chức năng chính của estrogen:
- Kích thích sự tổng hợp protein và lipid, kích thích tăng sinh tế bào niêm mạc
âm đạo, tử cung, sừng tử cung, ống dẫn trứng.
- Kích thích tăng hệ thống mạch máu ở đường sinh dục thú cái, tăng tạo
glycogen để cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào, tăng co bóp cơ trơn tử cung.

- Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ cấp của con cái, những biến đổi của
cơ quan sinh dục và hành vi dục tính.
- Gây hưng phấn thần kinh và gây động dục.
- Kích thích hệ thống ống dẫn tuyến vú phát triển.
- Tăng lắng đọng muối calci, phospho ở xương. Vì vậy thiếu estrogen dẫn đến
loãng xương, xương xốp dễ gãy.
FSH và LH điều hòa tiết estrogen. LH tăng thì tế bào hạt tăng tiết estrogen và
ngược lại.

4


(2) Progesterone
Sau khi xuất noãn, các tế bào hạt và mạch máu ở phần còn lại của nang noãn
phát triển tạo thành hoàng thể phân tiết progesterone, nguyên liệu để tổng hợp
progesterone là cholesterol, bản chất hóa học của progesterone thuộc nhóm steriod.
Trong máu progesterone kết hợp với albumin và globulin. Nếu không mang
thai, hoàng thể sẽ thoái hoá sau 15 - 16 ngày.

Hình 2.2: Sinh tổng hợp và thoái biến progesterone (Lê Đức Trình, 2003)
Tác dụng sinh lý của progesterone:
- Kích thích sự phát triển các biểu mô của bao tuyến vú.
- Kích thích sự bài tiết dịch của đường sinh dục cái (gọi là pha tăng tiết) khác với
estrogen là kích thích tăng sinh (pha tăng sinh).
- Ức chế co bóp cơ trơn tử cung, nếu cắt hoàng thể ở thời kỳ đầu của thai kỳ sẽ gây sảy
thai.
- Ức chế sự phân tiết FSH và LH của tuyến yên, nên ức chế sự động dục và rụng trứng.
2.1.4 Điều hòa phân tiết các kích thích tố sinh dục trên thú cái
Có sự tham gia của các cơ quan sau:
- Hệ thần kinh trung ương (gồm cả vùng dưới đồi)

5


- Thùy trước tuyến yên
- Buồng trứng
Vùng dưới đồi tiết kích thích tố giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH có thể
được điều hoà bởi dopamin (ức chế) và norepinephrin (kích thích). GnRH kích thích
thùy trước tuyến yên giải phóng gonadotropin (FSH, LH). Estrogen của buồng trứng
có tác dụng điều hòa ngược âm tính lên sự bài tiết gonadotropin tuyến yên. Sự bài tiết
FSH chịu ảnh hưởng nhiều hơn LH. Hàm lượng estrogen trong máu cao xảy ra ở giai
đoạn động dục ức chế giải phóng FSH. Tuy nhiên ở cuối giai đoạn động dục sự tăng
hàm lượng estrogen trong máu lại tăng cường sự giải phóng LH do tác dụng điều hòa
ngược dương tính.
GnRH cũng kích thích tuyến yên giải phóng LH. LH cần thiết cho sự phát triển
nang noãn và sự xuất noãn, phối hợp với FSH. LH kích thích sản xuất progesterone.
Progesterone lại có tác dụng điều hòa ngược âm tính lên sự bài tiết LH.
Inhibin là một kích thích tố của tế bào hạt buồng trứng, cũng tham gia vào điều
hòa sản xuất kích thích tố sinh dục trên thú cái. Inhibin ức chế sự bài tiết FSH của thùy
trước tuyến yên (Lê Đức Trình, 2003).
2.2 Sự thay đổi nội tiết đưa đến thành thục
Sự thành thục trên heo hậu bị cái được xác định bằng lần động dục đầu tiên với
sự xuất noãn đầu tiên.
Theo Prunier (1984) có 4 giai đoạn trong sự phát triển giới tính của heo cái
giống Large White.
- Giai đoạn “chưa phát triển” tương ứng với tháng tuổi đầu tiên. Trong giai
đoạn này, sự tiết FSH và LH có liên hệ mạnh mẽ với nhau, buồng trứng chưa thành
thục, tử cung chưa phát triển.
- Giai đoạn “còn thơ” tương ứng với tháng tuổi thứ 2, được đặc trưng bởi sự
phân tiết LH yếu nhưng tiết nhiều FSH, buồng trứng chưa thành thục.
- Giai đoạn “hoạt động” khoảng 3 - 4 tháng tuổi, trong giai đoạn này nhịp phân

tiết của LH được gia tăng và hàm lượng FSH thì cao. Cũng vào giai đoạn này, các
nang noãn đầu tiên có xoang lớn xuất hiện trên buồng trứng. Sự sản sinh estrogen
được gia tăng. Sự phát triển của buồng trứng và tử cung được khởi phát.

6


- Giai đoạn “chờ đợi” được hình thành trong khoảng 4 - 5 tháng tuổi cho đến
lúc thành thục. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự giảm tiết FSH và LH mà đó là kết
quả của sự gia tăng tiết của buồng trứng. Trong giai đoạn này, hai sừng tử cung phát
triển mạnh nhất và nhiều mạch máu nhất. Con cái chuyển sang giai đoạn tiền thành
thục. Sự thay đổi nội tiết tố làm phát triển các cơ quan sinh dục cũng như đặc tính sinh
dục thứ cấp và khởi động sự thành thục dường như được thiết lập ở heo nái ngay từ lúc
5 tháng tuổi (dẫn liệu từ Nguyễn Trần Thành Nam, 2003).
Khi heo cái trưởng thành, vùng dưới đồi bắt đầu trưởng thành và sinh ra
gonadotropin (GnRH). GnRH kích thích sản sinh ra LH và FSH từ tuyến yên truyền
đến buồng trứng, kích thích sự phát triển nang noãn và tiết ra estrogen. Estrogen lại
kích thích hơn nữa tới vùng dưới đồi. Khi hệ thống này đủ trưởng thành (thông thường
con cái khoảng 6 - 7 tháng tuổi) thì xảy ra động dục lần đầu tiên (theo Wayne
Singleton, 2005).
Theo Evan và O’Doherty (2001), hàm lượng estrogen thấp trong suốt giai đoạn
đầu của tiến trình thành thục và chỉ tăng nhanh vài ngày trước thành thục. Hàm lượng
progesterone tăng cao sau thành thục cùng với sự thành lập hoàng thể. Theo Prunier và
ctv (1993) lượng estrogen trong máu tăng cao (9,2 pg/ml vào ngày thứ 4 trước khi
động dục) và có thể xác định được xuất noãn khi hàm lượng progesterone trong máu
cao hơn 5 ng/ml.
Heo hậu bị cái có thể được xem là tiền thành thục khi hàm lượng progesterone
trong máu ít hơn 1 ng/ml (Gaughan và ctv, 1997).
2.3 Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu động dục cho đến khi bắt

đầu chu kỳ động dục kế tiếp. Trong một chu kỳ, các nang noãn trưởng thành, chín mùi
rồi xuất noãn tự nhiên, hoàng thể tự động thành lập và hoạt động trong một thời gian
nhất định. Một chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn.
(1) Thời kỳ trước động dục
Cơ quan sinh dục hoạt động ở mức độ cao, bộ phận sinh dục bên ngoài có
những thay đổi như: âm hộ sưng to, màu đỏ tươi. Thành âm đạo sung huyết và có dịch
nhầy.

7


Thời kỳ này kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, hoàng thể đã thoái hóa, progesterone
giảm. Thời kỳ này có sự kích thích của FSH.
Estrogen gia tăng trong xoang nang noãn và được phân tiết vào máu từ đó kích
thích sự tăng trưởng của các tế bào đường sinh dục để làm biến đổi động thái sinh dục
thú cái. Hàm lượng estrogen phân tiết từ nang noãn quyết định ở giai đoạn này.
(2) Thời kỳ động dục
Thời kỳ này kéo dài 2 - 3 ngày, lượng estrogen trong máu ảnh hưởng đến biểu
hiện động dục. Quá trình này được thúc đẩy bởi lượng LH gia tăng và lượng FSH
giảm.
Đây là thời kỳ chịu đực, thú hưng phấn cao độ, nhảy chồm lên mình con khác,
tìm đực, chạy theo đực. Ấn tay lên mông thú đứng yên, vểnh tai, cong đuôi, âm đạo
chảy dịch nhờn, âm hộ tái đỏ do mạch máu trong nội mạc tử cung dãn ra.
(3) Thời kỳ sau động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 ngày, những dấu hiệu hoạt động sinh dục giảm
dần, âm hộ hơi nhạt màu và teo lại, thú không còn chịu đực.
Hàm lượng estrogen trong máu giảm dần, buồng trứng xuất hiện thể vàng. Giai
đoạn này ngắn hay dài tuỳ thuộc vào LH trong máu giúp thành lập hoàng thể. Hàm
lượng FSH trong máu giảm, hàm lượng progesterone từ hoàng thể tiết ra gia tăng.
(4) Thời kỳ nghỉ ngơi

Kéo dài khoảng 9 - 13 ngày. Trạng thái thần kinh của heo trở lại bình thường,
heo cái không còn phản xạ với đực, âm hộ nhạt màu và teo lại.
Trong thời kỳ này, hoàng thể phát triển đầy đủ, progesterone tác động lên tử
cung, thành tử cung dày lên, các tuyến tử cung gia tăng kích thích, cổ tử cung phát
triển. Nếu nái mang thai thì hiện tượng này sẽ kéo dài suốt thời gian mang thai, nếu nái
không mang thai thì hoàng thể sẽ thoái hóa dần, các nang mới phát triển và bắt đầu
một chu kỳ kế tiếp.
2.4 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng và thành thục sinh dục
2.4.1 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên tăng trưởng
Cùng với yếu tố di truyền, dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định
tốc độ tăng trưởng của gia súc. Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), dinh
dưỡng có thể làm chậm sự tăng trưởng trong trường hợp nuôi dưỡng thiếu năng
8


lượng hay thiếu một vài chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong thời kỳ khan hiếm thức
ăn vào mùa khô, thú chậm tăng trưởng, thậm chí còn làm cho thú giảm trọng
lượng. Sau thời gian đó nếu thức ăn dồi dào sẽ làm cho thú tăng trưởng với tốc độ
nhanh hơn bình thường (tăng trưởng bù trừ). Nếu dinh dưỡng đầy đủ có thể làm
tăng cường sự tăng trưởng của thú.
2.4.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên thành thục sinh dục
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi hậu bị ảnh hưởng lên tuổi thành
thục và khả năng sinh sản sau này của heo nái (Tummaruk và ctv, 2000).
Theo Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt (1997), thành thục tính dục có
liên quan chặt chẽ với thể trọng hơn là tuổi tác. Do đó nếu thúc đẩy cho ăn nhiều
hơn mức năng lượng bình thường với đầy đủ chất con vật sẽ đạt tuổi thành thục
sớm hơn nhưng ngược lại nếu sự sinh trưởng bị giảm thấp do ăn dưới mức bình
thường thì thành thục sẽ bị trì hoãn.
Theo Hartog và Kempen (1980), Hartog và Noordewier (1984) và Le
Cozler và ctv (1999), sự giảm bớt lượng thức ăn ăn vào trong suốt giai đoạn nuôi

dưỡng heo cái hậu bị làm kéo dài tuổi thành thục và giảm trọng lượng cơ thể lúc
thành thục (dẫn liệu từ Evan và O’Doherty, 2001).
Theo Lunen và Aherne (1987), Prunier (1991) và Dzuik (1991), hạn chế
lượng thức ăn ăn vào nhiều trong giai đoạn tiền thành thục gây thiệt hại đến năng
suất sinh sản. Tuy nhiên, theo Klindt và ctv (1999); Le Cozler và ctv (1999), mức
ăn hạn chế trung bình (từ 75- 90% so với mức ăn tự do) trong suốt giai đoạn nuôi
dưỡng được cho là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo hậu bị (trích
dẫn từ Evan và O’Doherty, 2001).
Hạn chế 50% mức lysin trong khẩu phần ăn đối với heo hậu bị đang tăng
trưởng làm giảm sự tích lũy của mô nạc và tăng mỡ dự trữ nhưng cũng làm giảm
tốc độ tăng trưởng, gây chậm động dục và giảm số noãn xuất (Den Hartog và
Verstegen (1990), Gill (1997), Cia và ctv (1998), trích dẫn từ Evan và O’Doherty,
2001).
Hạn chế mức protein trong khẩu phần ăn của heo hậu bị giai đoạn tiền
thành thục để tăng cường dự trữ mỡ cho cơ thể nhưng lại làm kéo dài tuổi thành
thục và giảm số noãn xuất (Evans và O’Doherty, 2001).
9


2.5 Mối tương quan giữa dinh dưỡng và hàm lượng các hormone sinh dục
Theo Jindal và ctv (1997), mức dinh dưỡng trong giai đoạn gần xuất noãn có
ảnh hưởng đến thời điểm progesterone bắt đầu tăng lên và thời điểm này cũng là yếu
tố quyết định những thay đổi của tử cung làm ảnh hưởng lên sự đồng bộ giữa tử cung
và sự phát triển của phôi. Thêm vào đó, các mức dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát
triển và sự sống của phôi qua sự thay đổi môi trường ống dẫn trứng.
Thay đổi dinh dưỡng ảnh hưởng lên sự phát triển của hoàng thể và phân tiết
progesterone có thể được xác định bằng những khác biệt về hàm lượng progesterone
và thời gian cần thiết để progesterone tăng lên trong tuần hoàn ngoại vi. Vì vậy, hàm
lượng progesterone trong máu ở các thời điểm khác nhau cho thấy quá trình phát triển
của hoàng thể, qua đó đánh giá ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau lên hàm

lượng các kích thích tố sinh dục buồng trứng trong chu kỳ động dục.
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Nguyễn Trần Thành Nam (2003) nghiên cứu động thái progesterone bằng kỹ
thuật EIA để chẩn đoán chậm động dục ở heo hậu bị và biện pháp can thiệp bằng kích
thích tố, hàm lượng progesterone của hoàng thể đạt mức cao nhất vào ngày thứ 10 của
chu kỳ động dục.
Jindal và ctv (1997) ghi nhận vai trò trung gian dinh dưỡng của progesterone
đối với số phôi sống trên heo hậu bị.
Almeida và ctv (2000) nghiên cứu hiệu quả của những kiểu cho ăn khác nhau
trong chu kỳ động dục trên heo hậu bị lên khả năng sinh sản về sau của nái. Kết quả
cho thấy thời điểm cho ăn hạn chế trong giai đoạn phát triển của nang noãn có ảnh
hưởng lớn lên số phôi còn sống và có thể qua tác động trung gian của hàm lượng
progesterone khác nhau trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Evan và O’Doherty (2000) theo dõi những thay đổi nội tiết và ảnh hưởng của
những yếu tố quản lý lên sự thành thục của heo hậu bị cái, hạn chế protein khẩu phần
trong giai đoạn tiền thành thục nhằm làm tăng dự trữ mỡ cho cơ thể nhưng làm kéo dài
tuổi thành thục và làm giảm số noãn xuất. Tuy nhiên có thể khắc phục được bằng cách
tăng protein khẩu phần vài tuần trước thành thục. Vai trò điều hòa của dinh dưỡng lên
sự phân tiết các kích thích tố sinh dục còn chưa rõ ràng.

10


Tummaruk và ctv (2006) khảo sát tuổi, trọng lượng cơ thể và dày mỡ lưng
trong lần động dục đầu tiên trên heo hậu bị cái lai Landrace x Yorkshire, những thay
đổi của mùa vụ và ảnh hưởng của chúng lên khả năng sinh sản về sau của nái đã đưa
đến kết luận tuổi, trọng lượng cơ thể và dày mỡ lưng trong lần động dục đầu tiên ảnh
hưởng lên khả năng sinh sản trong hơn ba lứa đầu của nái.
2.7 Giới thiệu sơ lược Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á
2.7.1. Vị trí địa lý

Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á thuộc ấp Bình Đường - xã An Bình - huyện Dĩ
An - tỉnh Bình Dương ở vĩ độ 10O52’ và 106O5’ kinh đông, cách Thị trấn Thủ Đức
quận Thủ Đức 2 km và cách Trung tâm TP. Hồ Chí Minh 12 Km.
Xí nghiệp nằm trên đất feralit vàng đỏ, với tổng diện tích 6,3 ha đất có độ dốc 3 5% theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xung quanh xí nghiệp có hàng rào bảo vệ cao 2,5 m.
2.7.2. Lịch sử của xí nghiệp
Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á bắt đầu hoạt động vào ngày 28/12/1969 với tên
“Đông Á Công Ty” do một chủ người Hoa tên là Vương Hải xây dựng chuyên sản
xuất heo thương phẩm.
Tháng 9/1975 trại được Tổng Cục Nông Nghiệp tiếp quản đến ngày 24/8/1978
được thay đổi phương hướng sản xuất.
Ngày 1/1/1979 trại được hạch toán độc lập và được Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn giao nhiệm vụ sản xuất heo giống Yorkshire và Landrace thuần để
cung cấp heo đực và cái hậu bị cho các công ty nông nghiệp, các nông trường ở các
tỉnh phía nam làm giống nền, đồng thời sản xuất một số giống heo thương phẩm và
heo giống.
Hiện nay ngoài giống heo Yorkshire và Landrace thuần, xí nghiệp còn nhập
thêm các nhóm giống Duroc, Pietrain và cho chúng lai tạo với nhau để tạo ra heo
thương phẩm 3, 4 máu cho tỷ lệ nạc cao.
2.7.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Nhân giống thuần và lai giống trên cơ sở các giống heo như Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain… được nhập từ các nước Mỹ, Pháp, Đức… để cung cấp heo
hậu bị giống thuần, lai và heo thịt thương phẩm cho thị trường chăn nuôi ở các tỉnh
phía nam.
11


2.7.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức, quản lý của Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á được trình bày qua
sơ đồ sau:
Giám đốc


Phòng kỹ thuật

Phòng kinh
doanh

Phòng kế toán

Tổ bảo vệ và tổ
điện nước

Đội sản xuất

Tổ heo
nọc

Tổ heo nái

Tổ heo
thịt

Tổ heo hậu
bị

Tổ chế biến
thức ăn gia súc

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á
2.7.5. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 05 /10 /2007 tổng đàn heo của xí nghiệp có 4654 con bao gồm:

Heo đực giống: 28 con.
Heo đực hậu bị: 270 con.
Heo nái sinh sản: 706 con.
Heo nái hậu bị: 131 con.
Heo hậu bị 2 - 8 tháng tuổi: 1264 con.
Heo 1 - 21 ngày tuổi: 805 con.
Heo 22 - 60 ngày tuổi: 979 con.
Heo 3 tháng tuổi: 260 con.
Heo 4 tháng tuổi: 44 con.
Heo 5 tháng tuổi: 75 con.
Heo 6 tháng tuổi: 72 con.
Heo 7 tháng tuổi: 30 con.
12


2.7.6. Công tác giống
Heo sơ sinh chọn từ những đàn heo cha mẹ có thành tích sinh sản cao, trọng
lượng heo sơ sinh lớn trong đàn. Heo có ngoại hình đẹp, không có khuyết tật, sau đó
được bấm tai và cắt đuôi.
Lúc cai sữa cân trọng lượng lại chọn lọc lần hai, loại bỏ những con không khỏe
mạnh, trọng lượng nhỏ. Nuôi đến 60 - 70 ngày tuổi chọn lại một lần nữa. Lúc trọng
lượng heo đạt bình quân 30 kg, mỗi cá thể được theo dõi mức độ tăng trọng, mức tiêu
tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng.
Trong quá trình nuôi sẽ loại bỏ những heo bệnh, không có khả năng làm giống.
Hậu bị cái đều có phiếu cá thể để theo dõi lên giống và sử dụng, hậu bị đực trải qua
giai đoạn kiểm tra phẩm chất tinh trước khi sử dụng.

13



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại Xí nghiệp Heo Giống Đông Á, tỉnh Bình Dương
từ ngày 24/04/2007 đến ngày 20/10/2007.
3.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên heo hậu bị cái giống thuần Yorkshire giai đoạn
sau cai sữa (khoảng 70 ngày tuổi) đến thành thục (khoảng 200 ngày tuổi).
3.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố bao gồm giai
đoạn sinh trưởng (giai đoạn 1 từ 70 - 120 ngày tuổi, giai đoạn 2 từ 120 - 200 ngày
tuổi) và mức độ ăn (ăn tự do (T) và ăn hạn chế (H)). Tổng số heo cho thí nghiệm là 96
con (24 heo/nghiệm thức x 4 nghiệm thức), mỗi nghiệm thức được tiến hành ở 4
chuồng và mỗi chuồng nuôi 6 heo. Heo được đánh số tai theo cá thể và đồng đều về
lứa tuổi, trọng lượng bắt đầu thí nghiệm, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mức ăn hạn
chế được tính bằng 85% so với mức ăn tự do. Sau 200 ngày tuổi, những heo có ngoại
hình đẹp, khỏe mạnh được chọn làm nái sinh sản và được cho ăn theo chế độ ăn bình
thường của trại. Sau đó theo dõi động dục lần đầu trên những heo này. Sơ đồ bố trí
được trình bày theo bảng 3.1.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 yếu tố (giai đoạn tuổi và mức ăn)
Giai đoạn 1 (70 - 120 ngày tuổi)
Ăn tự do (T)

Ăn hạn chế (H)

TT (lô 1)

HT (lô 3)

Giai đoạn 2 (120 -


n = 24 con

n = 24 con

200 ngày tuổi)

TH (lô 2)

HH (lô 4)

n = 24 con

n = 24 con

Ăn tự do (T)

Ăn hạn chế (H)

14


Để xác định mức ăn hạn chế, lô thí nghiệm 1 (ăn tự do trong suốt quá trình thí
nghiệm) được bố trí trước 1 tuần và cho ăn tự do. Mức ăn hạn chế được tính bằng 85%
so với mức ăn tự do theo từng tuần. Lượng thức ăn ăn vào và dư thừa được cân hằng
ngày.
3.4 Điều kiện chăm sóc và quản lý đàn heo thí nghiệm
(1) Chuồng trại
Chuồng nuôi heo thí nghiệm có nền xi măng, mái lợp bằng tole fibro xi măng,
mỗi trại có 46 ô chia thành hai dãy đều nhau, mỗi dãy 23 ô với kích thước mỗi ô là 6 m

x 2,4 m, vách ngăn cao 0,8 m.
Tất cả các ô chuồng đều có núm uống tự động và hệ thống phun sương khi trời
nóng.
(2) Nuôi dưỡng chăm sóc
Heo thí nghiệm được cho ăn 1 ngày 3 lần
- Sáng cho ăn 7 giờ 30 phút
- Chiều cho ăn lúc 13 giờ và 15 giờ 30 phút
Thức ăn được cân trước khi đưa vào máng. Tùy theo thời tiết và lứa tuổi mà heo
được tắm 1 lần/ngày vào 1giờ chiều. Mỗi bên dãy chuồng có màn che nên chuồng trại
luôn khô ráo, thoáng mát.
(3) Vệ sinh thú y
Tại các cổng ra vào xí nghiệp đều có hố sát trùng bằng dung dịch Crezin 1/500,
đầu và cuối mỗi trại đều có hố sát trùng. Nước trong hố được thay mỗi ngày một lần.
Các loại xe tải khi vào xí nghiệp đều phải phun thuốc sát trùng trước khi chở hàng
hoặc giao hàng, mua heo.
Mỗi tuần xí nghiệp tổ chức phun thuốc sát trùng toàn bộ 1 lần bằng dung dịch
Formades. Sau mỗi đợt chuyển heo cai sữa, chuồng được chà rửa, sát trùng bằng nước
vôi 10% và để trống 15 ngày trước khi đưa đợt heo mới vào. Heo bệnh chết đều được
thiêu hủy. Phân và nước thải khi tắm heo rửa chuồng được dẫn đi bằng các đường
mương xung quanh trại đến những hố lắng gạn. Tiếp đó, được đổ về hồ chứa chung
với các trại khác và được thoát ra suối.

15


(4) Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng các bệnh cho các loại heo của Xí Nghiệp Heo Giống
Đông Á được trình bày qua bảng 3.2.
Bảng 3.2 Quy trình tiêm phòng của xí nghiệp
Loại heo


Bệnh

Vaccin

Lở mồm long móng

Aftopor

Dịch tả

Pest vac

Do Parvovirus

Farrow sure

Giả dại

Pseudorabies

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng

Giả dại

Pseudorabies

4 - 6 tuần trước khi đẻ


Dịch tả

Pest vac

Heo con 14 - 16 ngày tuổi lần 1

Lở mồm long móng

Aftopor

Heo con ở 40 - 42 ngày tuổi

Dịch tả

Pest vac

Heo con ở 47 - 49 ngày tuổi lần 2

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng Heo con ở 54 - 56 ngày tuổi

Lở mồm long móng

Aftopor

15 ngày trước khi phối giống

Heo đực hậu Dịch tả


Pest vac

11 ngày trước khi phối giống

bị, cái hậu Do Parvovirus

Farrow sure

ở 150 ngày tuổi

bị

Giả dại

Pseudorabies

ở 160 ngày tuổi

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng 7 ngày trước khi phối giống

Lở mồm long móng

Aftopor

4 - 6 ngày sau khi sanh

Heo nái đẻ - Dịch tả


Pest vac

8 - 10 ngày sau khi sanh

nuôi con

Do Parvovirus

Farrow sure

12 - 14 ngày sau khi sanh

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng 16 - 18 ngày sau khi sanh

Heo đực
giống

Heo nái
chửa
Heo con
theo mẹ cai sữa

Thời gian

6 tháng/lần, mỗi loại vaccin chích
cách nhau 7 ngày


(5) Bệnh và điều trị
Bệnh của heo được theo dõi hàng ngày và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu
có cá thể nào bị bệnh.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị tiêu chảy: Biosone, Anflox, Bio Codexin.

16


×