Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA BIỂU KIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG VÀI KHẨU PHẦN CỦA HEO YORKSHIRE Ở MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.5 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA BIỂU KIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT
DINH DƯỠNG TRONG VÀI KHẨU PHẦN
CỦA HEO YORKSHIRE Ở MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : TRẦN THANH HÙNG
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002 – 2007

Tháng 11 / 2007


XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA BIỂU KIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT
DINH DƯỠNG TRONG VÀI KHẨU PHẦN CỦA HEO YORKSHIRE
Ở MỘT TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP

Tác giả
TRẦN THANH HÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
Ngành Thú y



Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS TRẦN THỊ DÂN
THS. VƯƠNG NAM TRUNG

Tháng 11 năm 2007


LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và đã truyền đạt những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Thành kính ghi ơn
PGS. TS Trần Thị Dân
THS. Vương Nam Trung
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Xí nghiệp chăn nuôi heo giống Đông Á
Và toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn, giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong lúc học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trần Thanh Hùng
Tháng 11 - 2007



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn của đề tài ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1 Khái niệm thức ăn gia súc ..................................................................................... 3
2.2 Giới thiệu các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ................................................ 4
2.2.1 Bắp ........................................................................................................... 4
2.2.2 Tấm gạo ................................................................................................... 5
2.2.3 Cám gạo ................................................................................................... 5
2.2.4 Cám mì .................................................................................................... 5
2.2.5 Đậu nành.................................................................................................. 5
2.2.6 Bột cá ....................................................................................................... 6
2.3 Sơ lược tiêu hóa của heo ....................................................................................... 6
2.4 Vai trò một số chất dinh dưỡng trong thức ăn ....................................................... 7
2.4.1 Protein ..................................................................................................... 7
2.4.2 Béo ........................................................................................................... 7
2.4.3 Hợp chất glucid ....................................................................................... 7
2.5 Phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non .................................................. 9
2.5.1 Tổng quát về hấp thu ở ruột non ............................................................. 9
2.5.2 Tiêu hóa và hấp thu protein ..................................................................... 9
2.5.3 Tiêu hóa và hấp thu mỡ ......................................................................... 10
2.5.4 Phân giải và hấp thu carbohydrat .......................................................... 10
2.6 Xác định tỷ lệ tiêu hóa ......................................................................................... 11
2.6.1 Xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến ........................................................... 11

2.6.2 Xác định tỷ lệ tiêu hóa phức tạp ............................................................ 11
2.7 Lược duyệt một vài công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 12


2.8 Điều kiện nuôi dưỡng thú thí nghiệm của đề tài ................................................. 12
2.8.1 Cách cho ăn và chăm sóc nuôi dưỡng ................................................... 12
2.8.2 Phương pháp thu phân ........................................................................... 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 14
3.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 14
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 14
3.4 Phương pháp thí nghiệm...................................................................................... 14
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 14
3.4.2 Bố trí thí nghiệm.................................................................................... 14
3.4.3 Các khẩu phần dùng trong thí nghiệm .................................................. 15
3.5 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 16
3.6 Phương pháp tính tỷ lệ tiêu hóa ........................................................................... 16
3.7 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 17
CH ƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 18
4.1 Thành phần hóa học của các khẩu phần ............................................................. 18
4.2 Lượng chất dinh dưỡng ăn vào ở mỗi heo.......................................................... 19
4.3 Thành phần hóa học của phân ............................................................................ 20
4.4 Lượng chất dinh dưỡng thải ra ở mỗi heo .......................................................... 21
4.5 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng..................................................................... 23
4.6 Tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong các thực liệu thử nghiệm ............ 23
CH ƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 25
5.1 Kết luận................................................................................................................ 25
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 26
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 28



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của các khẩu phần cơ sở (KPCS) ............................ 15
Bảng 3.2 Tỷ lệ thay thế thực liệu ở các khẩu phần .................................................. 16
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của các khẩu phần.................................................... 18
Bảng 4.2 Lượng thức ăn trong 5 ngày của mỗi heo ở các lô.................................... 19
Bảng 4.3 Lượng chất dinh dưỡng ăn vào trong 5 ngày của mỗi heo ở các lô .......... 20
Bảng 4.4 Thành phần hóa học của phân ................................................................... 21
Bảng 4.5 Lượng phân thải ra trong 5 ngày của mỗi heo ở các lô............................. 22
Bảng 4.6 Lượng chất dinh dưỡng thải ra trong 5 ngày của mỗi heo ở các lô .......... 22
Bảng 4.7 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ................................ 23
Bảng 4.8 Tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu
thử nghiệm ............................................................................................................... 24


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Heo nuôi thí nghiệm trên chuồng tiêu hóa ................................................ 12
Hình 2.2 Thu thập mẫu phân heo thí nghiệm ........................................................... 14


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ Xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của một số chất dinh dưỡng trong
vài khẩu phần của heo Yorkshire ở một trại chăn nuôi công nghiệp” được thực
hiện từ ngày 15/05/2007 đến 15/09/2007 tại Xí nghiệp chăn nuôi heo giống Đông Á.
Thí nghiệm 8 khẩu phần trong đó có 1 khẩu phần cơ sở, 3 khẩu phần thay thế
thực liệu cung đạm (khô nành, bột nành, hạt nành), 4 khẩu phần thay thế thực liệu
cung năng lượng (tấm gạo, cám gạo, bắp, cám mì). Ký hiệu của các khẩu phần là
KPCS, KP khô nành, KP bột nành, KP bột cá, KP tấm gạo, KP cám gạo, KP bắp, KP
cám mì. Khẩu phần cơ sở có tỷ lệ các chất dinh dưỡng như khuyến cáo của các tác giả

khác. Ba khẩu phần thay thế thực liệu cung protein đều có tỷ lệ protein cao (khoảng
21%) nhưng vẫn trong mức cho phép. Trong 4 khẩu phần thay thế thực liệu cung năng
lượng, tỷ lệ protein của KP cám mì là cao nhất (16,41%), tỷ lệ xơ (6,92%) của KP cám
gạo cao hơn 3 khẩu phần còn lại. Mỗi khẩu phần cho 3 heo ăn theo kiểu ngẫu nhiên
hoàn toàn một yếu tố, kéo dài khoảng 12 ngày, trong đó 7 ngày đầu để heo thích nghi
với thức ăn thí nghiệm. Đồng thời thải hết phân của phần thức ăn trước rồi tiến hành
thu phân 5 ngày tiếp theo. Mẫu thức ăn và mẫu phân được sấy khô tới trọng lượng
không đổi và gửi phân tích xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng. Kết quả được ghi nhận
như sau:
- Heo ở nhóm khẩu phần thay thế thế thực liệu cung protein có lượng protein ăn

vào cao hơn nhóm khẩu phần thay thế thực liệu cung năng lượng. KP bột cá có lượng
béo ăn vào cao nhất (235g), KP cám mì có lượng xơ ăn vào cao nhất (311,7g) trong 5
ngày ở mỗi heo.
- Tỷ lệ protein trong phân của heo ăn KP bột nành; và chất béo cũng như

khoáng tổng số trong phân heo ăn KP bột cá chiếm cao nhất. Tỷ lệ xơ trong phân của
heo ăn KP cám gạo (19,92%) cũng cao nhất.
- Lượng phân thải ra trong 5 ngày của mỗi heo của nhóm khẩu phần bổ sung
thực liệu cung năng lượng (4,6 – 5,21 kg) nhiều hơn của nhóm khẩu phần bổ sung thực
liệu cung protein (3,78 – 4,33 kg) và tương đương với khẩu phần cơ sở (4,16 kg).
- Lượng chất béo bị thải ra nhiều nhất trong KP bột cá (160,4g), lượng xơ thải
ra của KP cám gạo là cao nhất (316,3g) trong 5 ngày ở mỗi heo.


- Tỷ lệ tiêu hóa protein trong KP bột cá đạt cao nhất (77,44%), tỷ lệ tiêu hóa
protein trong KP cám mì lại thấp nhất (73,23%).
- Nhóm thực liệu cung năng lượng có tỷ lệ tiêu hóa protein (66,56 – 75,85%)
thấp hơn nhóm thực liệu cung protein (80,3 – 85,03%).



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta có những bước nhảy vọt, đặc
biệt là chăn nuôi heo. Các cơ sở chăn nuôi thường xuyên nhập các giống heo ngoại có
năng suất cao nên đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý và hiệu quả.
Nước ta là nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu và đất đai rất thích hợp cho sự
phát triển của các cây lương thực ngắn ngày. Chúng luôn là những nguyên liệu không
thể thiếu trong chăn nuôi hiện nay. Thức ăn trong chăn nuôi heo thường chiếm khoảng
70% giá thành sản phẩm nên việc tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc và tỷ
lệ tiêu hóa của thức ăn là rất cần thiết.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu để xác định tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn, bao
gồm thực hiện trên thú bằng phương pháp đặt lỗ dò manh tràng (Easter và Janksle,
1973), trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng enzyme (Boison, 1992) và phương
pháp thông thường nhất là việc thực hiện tiêu hóa toàn phần trên thú. Một phương
pháp đơn giản hơn là xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến. Nhiều khảo sát về tỷ lệ tiêu hóa
biểu kiến đã được tiến hành ở heo giống ngoại lai nhưng còn ít trên heo ngoại thuần.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý và sự hướng dẫn của PGS.TS Trần
Thị Dân và ThS. Vương Nam Trung, chúng tôi tiến hành đề tài “ Xác định tỷ lệ tiêu
hóa biểu kiến của một số chất dinh dưỡng trong vài khẩu phần của heo Yorkshire
ở một trại chăn nuôi công nghiệp”.


1.2 MỤC TIÊU
Xác định tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng quan trọng; bao gồm protein,
chất béo, chất xơ, khoáng tổng số ở một số nguyên liệu thức ăn phổ biến trên giống
heo thuần Yorkshire.
1.3 YÊU CẦU
Tổ hợp một khẩu phần cơ bản, 3 khẩu phần bổ sung thực liệu giàu protein và 4

khẩu phần bổ sung thực liệu giàu năng lượng.
Đánh giá thành phần hóa học của các loại thức ăn và phân thải ra.
Xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein, xơ, béo và khoáng tổng số.
1.4 GIỚI HẠN
Do những giới hạn về điều kiện chuồng trại và kinh phí nghiên cứu nên thí
nghiệm chỉ được bố trí trên một giống heo thuần. Đồng thời mức độ ảnh hưởng của
yếu tố mùa vụ lên khả năng tiêu hóa cũng chưa được đề cập trong đề tài này.


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 KHÁI NIỆM THỨC ĂN GIA SÚC
Thức ăn là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật,
công nghệ hóa học, sinh học và một số khoáng chất…, những sản phẩm này cung cấp
các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật, đồng thời nó phải phù hợp với đặc tính sinh
lý sinh hóa và cấu tạo bộ máy tiêu hóa để con vật có thể ăn mà sống, sinh trưởng, phát
triển, sinh sản và sản xuất một cách bình thường trong thời gian dài (Dương Thanh
Liêm và ctv, 2002).
Các loại thức ăn được dùng trong chăn nuôi chia thành các nhóm như thức ăn
thực vật (thức ăn xanh, thức ăn thô, thức ăn củ quả, thức ăn hạt), thức ăn động vật,
thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật, thức ăn giàu
protein có nguồn gốc thực vật, thức ăn giàu xơ.


Thức ăn
1500C
Nước

Chất khô


Chất vô cơ

Chất hữu cơ

Chất có chứa nitơ

Chất không chứa nitơ

Protein thô
Chất béo thô

Carbohydrat

Xơ thô

Sinh tố

Chất trích không nitơ

Hình 2.1 Sơ đồ thành phần cấu tạo thức ăn
2.2. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI THỨC ĂN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bắp
Cây bắp có nguồn gốc từ Châu Mỹ và hiện nay lan rộng khắp năm châu. Bắp là
cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu vì bắp phong phú các chất dinh
dưỡng hơn lúa mì và gạo, nhưng về sản lượng đứng hàng thứ hai sau lúa nước và lúa
mì.
Bắp chứa nhiều caroten và các sắc tố khác, chứa khoảng 720 - 800g tinh bột/kg
chất khô và hàm lượng xơ rất thấp, giá trị năng lượng trao đổi cao 3100-3200 kcal/kg.
Hàm lượng protein thô trong bắp biến động rất lớn (80 – 120 g/kg) phụ thuộc vào
giống. Tỷ lệ chất béo trong hạt bắp tương đối cao (4 – 6%) chủ yếu tập trung trong

mầm bắp. Bột bắp bảo quản khó hơn hạt vì chất béo dễ bị oxi hóa. Gia súc, gia cầm
tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng trong hạt bắp (tỷ lệ tiêu hóa xấp xỉ 90%), tuy nhiên
hàm lượng protein của bắp tương đối thấp so với nhu cầu của gia súc (Viện chăn nuôi
Quốc Gia, 1995).


2.2.2 Tấm gạo
Là những mãnh vở và đầu hạt gạo trong quá trình xay xát lúa, thu được 3%
tấm. Tấm có giá trị dinh dưỡng gần tương đương như chính phẩm, năng lượng và hàm
lượng protein tương đương với bắp. Tấm gạo không có sắc tố, người ta thường dùng
tấm để nấu cháo cho heo đẻ, heo con tập ăn vì nó dễ tiêu hoá nhưng tấm sử dụng hạn
chế trong thức ăn chăn nuôi do giá thành còn cao.
Theo Viện chăn nuôi Quốc Gia (2001) tấm có 86,83% vật chất khô, 8,87%
protein, 0,74% béo, 1,29% xơ, 1,54%khoáng.
2.2.3 Cám gạo
Là phụ phẩm trong quá trình xay xát lúa. Lượng cám thu được bình quân là
10% khối lượng lúa. Cám gạo là nguồn thức ăn quan trọng trong ngành chăn nuôi heo
và cũng là nguồn nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn hỗn hợp. Cám gạo
được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ và mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm.
Do đó hàm lượng protein trong cám gạo cao: 120 – 140 g/kg chất khô. Hàm lượng
chất béo trong cám gạo cũng rất cao: 110 – 180 g/kg chất khô. Chất béo trong cám gạo
rất dễ bị oxi hóa, không nên dự trữ lâu (Viện chăn nuôi Quốc Gia, 1995).
2.2.4 Cám mì
Cám mì là phụ phẩm trong quá trình xay hạt lúa mì. Cám mì là phần chứa
vitamin và protein chủ yếu của hạt lúa mì, là loại thức ăn tốt để nuôi heo.
Theo Viện chăn nuôi Quốc Gia (2001) cám mì có 87,69% vật chất khô, 14,71%
protein, 4,3% béo, 9,85% xơ.
2.2.5 Đậu nành
Đậu nành là cây có năng suất sinh tổng hợp protein cao. Hàm lượng protein cao
hơn đậu phộng, có phẩm chất gần bằng với protein động vật, giàu nguồn sinh tố và

năng lượng. Thân lá cây đậu nành có thể dùng làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Tuy
nhiên trong hạt đậu nành có anti-trypsin ức chế hoạt động của enzyme trypsin ở dạ dày
và chymotrypsin ở tuyến tụy nên làm giảm sự hấp thu tiêu hóa protein.


Khô dầu đậu nành: là sản phẩm phụ trong quá trình ép hạt đậu nành để sản
xuất dầu đậu nành. Trong các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc thực vật thì
khô dầu đậu nành có giá trị dinh dưỡng tốt nhất, vì khô dầu đậu nành giàu protein và
có hàm lượng acid amin giới hạn cao. Khô dầu đậu nành còn là nguồn cung cấp
protein chủ yếu trong thức ăn thú dạ dày đơn trên toàn thế giới, có thể sử dụng 35%
trong khẩu phần heo (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Theo Viện chăn nuôi Quốc Gia (2002) thành phần hóa học của khô dầu đậu
nành như sau: protein 45,5%, chất béo 1,5%, chất xơ 3,4%.
2.2.6 Bột cá
Là thức ăn động vật có chất lượng dinh dưỡng cao nhất, được chế biến từ cá
tươi hoặc từ sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến cá hộp. Hàm lượng protein trong
bột cá thay đổi tùy theo nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, để đánh giá chất lượng bột
cá ngoài hàm lượng protein thì hàm lượng muối cũng chiếm phần quan trọng. Có hai
loại bột cá (bột cá mặn và bột cá lạt), trong đó bột cá lạt có hàm lượng muối dưới 5%,
bột cá mặn có hàm lượng muối có thể đến 15%. Theo Viện chăn nuôi Quốc Gia (1995)
protein bột cá biến động từ 35 – 60%, khoáng tổng số 19,6 – 34,5%, các chất hữu cơ
trong bột cá được gia súc gia cầm tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ cao (85 – 90%).
2.3 SƠ LƯỢC VỀ TIÊU HÓA CỦA HEO
Bộ máy tiêu hóa làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Sự tiêu hóa là quá trình biến
đổi, phân giải thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản, được hấp thụ
qua ruột chuyển vào máu đi nuôi cơ thể, còn phần cặn bã mà cơ thể không sử dụng
được thì thải ra ngoài.
Miệng lấy thức ăn, nước uống và nhai. Nhai để nghiền nhuyễn thức ăn nên làm
tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch tiêu hóa, nhào trộn thức ăn với nước bọt
để làm trơn và dính thành viên nên nuốt dễ dàng. Nước bọt còn làm trơn thực quản,

làm tan vị của thức ăn nhờ đó làm hưng phấn vị giác, kích thích thèm ăn.
Dạ dày heo khá lớn, là một cơ quan hình túi rỗng, có một đường cong lớn và
một đường cong nhỏ. Khi thú ăn, dạ dày dãn để chứa thức ăn, phân cắt thức ăn thành
miếng nhỏ và trộn chúng với dịch vị để enzyme phân hủy, đẩy thức ăn vào ruột non


với tốc độ thích hợp, ngăn chặn chất chứa chảy ngược từ tá tràng vào dạ dày. Đối với
heo, tiêu hóa nhờ enzyme và lên men vi sinh vật, trong đó hoạt động của enzyme
chiếm ưu thế hơn.
Khi đến ruột non, thức ăn chịu sự tác động của enzyme và các chất xúc tác tiêu
hóa trong ruột và dịch mật. Các đường đôi và đường đa được chuyển hóa thành đường
đơn theo hệ thống tĩnh mạch cửa đến gan hay theo hệ thống bạch huyết đi nuôi cơ thể.
Chất béo được nhũ hóa thành các hạt mịn để có thể hấp thu trực tiếp qua tế bào của
ruột vào hệ thống bạch huyết. Các hạt nhũ lớn được thủy phân dưới tác động của
lipase tạo thành glycerol và acid béo tự do. Protein tiếp tục phân giải, khi các peptid
xuống ruột non sẽ được hệ thống enzyme của dịch tụy và dịch ruột phân giải thành các
acid amin rồi hấp thu.
Phần lớn dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non thì được chuyển xuống
ruột già. Hoạt động tiêu hóa ở đây chủ yếu là lên men do vi sinh vật.
- Hiện tượng lên men: do những vi sinh vật hữu ích, chủ yếu xảy ra ở manh
tràng, tạo thành những acid béo bay hơi và thể khí. Những acid béo bay hơi được hấp
thu một phần qua thành ruột già, thể khí tống ra ngoài.
- Hiện tượng thối rữa: do vi sinh vật gây thối tác động lên những protein còn
lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết để phân giải chúng thành những sản phẩm có
mùi thối và độc như indol, phenol…, những chất này được thải ra ngoài qua hậu môn.
Khi chất bã thức ăn đến đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, chất bã còn lại
tạo thành phân để thải ra ngoài.
2.4 VAI TRÒ MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN
2.4.1 Protein
Tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống.

Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào.
Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như enzyme,
hormon, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể.
Cấu tạo nên chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu.


Cấu tạo nên chất thông tin di truyền.
Cấu tạo hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi
giống.
Khi protein chuyển hóa và phân giải, nó cung cấp năng lượng tương đương với
năng lượng của tinh bột.
Protein cũng chuyển hóa thành các chất khác cung cấp cho cơ thể.
Protein bảo đảm cho thú sinh trưởng phát triển bình thường.
Protein là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng,
sữa…
2.4.2 Chất béo
Là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia súc gia cầm.
Vai trò dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong béo giúp cho cơ chế
hấp thu thuận tiện.
Làm tăng khẩu vị thức ăn cho thú, làm giảm độ bụi của thức ăn.
Có tác dụng bôi trơn khi thú nuốt thức ăn.
Cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể động vật.
2.4.3 Hợp chất carbohydrat
Về mặt dinh dưỡng, hợp chất carbohydrat được chia thành hai nhóm chính: dẫn
xuất không đạm (tan trong nước, dễ tiêu hóa) và chất xơ thô (không tan trong nước,
khó tiêu hóa).
Dẫn xuất không đạm phần lớn là tinh bột và đường không tan, chúng rất dễ tiêu
hóa và hấp thu do trong đường tiêu hóa có enzyme thủy phân chúng thành đường đơn
rồi hấp thu. Chất xơ thô thì khó tiêu hóa, vì cơ thể không có enzyme phân hủy chúng.
Vì vậy giá trị dinh dưỡng của chất xơ thô thấp hơn chất dẫn xuất không đạm.



Ưu điểm của chất xơ
Là chất độn tạo nên khối lượng, tạo nên khuôn phân, chống lại sự táo bón.
Chất xơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di chuyển
dễ dàng để tống chất cặn bã, độc hại ra ngoài.
Đối với thú hậu bị giống thì chất xơ có tác dụng kích thích sự phát triển về dung
tích của ống tiêu hóa để sau này trong giai đoạn sinh sản thú tận dụng thức ăn tốt hơn.
Khuyết điểm của chất xơ
Xơ có tỷ lệ tiêu hóa thấp do vậy làm giảm giá trị năng lượng của khẩu phần.
Chất xơ hút nhiều nước hơn do vậy làm giảm lượng thức ăn của thú ăn vào, làm
thú ăn nhiều hơn nhưng sức sản xuất của thú không tăng lên, đồng thời làm tăng lượng
phân thải ra, phân rất ẩm ướt mau làm dơ bẩn chuồng trại.
Các loại xơ tan làm tăng độ nhờn trong ruột heo, từ đó làm giảm khả năng tiêu
hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Chất xơ, đặt biệt là lignin liên kết với chất protein làm giảm khả năng tiêu hóa
protein một cách có ý nghĩa.
2.5 PHÂN GIẢI VÀ HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG Ở RUỘT NON
2.5.1 Tổng quát về hấp thu ở ruột non
Các chất khác nhau được hấp thu vào dòng máu hoặc dịch bạch huyết. Tiến
trình hấp thu gồm vận chuyển qua bề mặt biểu mô, vận chuyển qua hoặc xen giữa hai
tế bào biểu mô, đưa vào máu hoặc dịch bạch huyết từ dịch gian bào của thành ruột và
thoát khỏi ruột. Hầu hết chất hữu cơ và ion đơn như natri, kali, clorua, iodua, florua
cũng như phosphat được hấp thu hoàn toàn, không phụ thuộc nhu cầu cơ thể. Những
ion đôi như ion canxi, ion sắt và nguyên tố vi lượng thì phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể
(Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Thủy phân là sự phân hủy hóa học hợp chất dinh dưỡng đa phân tử. Thủy phân
là tiến trình mà một phân tử nước thêm vào tại mỗi nối kết được bẻ gãy giữa các đơn
phân tử. Quá trình thủy phân diễn ra nhanh phải cần enzyme xúc tác.
2.5.2 Tiêu hóa và hấp thu protein

Pepsin từ tuyến vị phân giải protein thành peptid. Enzyme protease của dịch tụy
phân giải protein xảy ra cơ bản ở ruột non. Sản phẩm phân giải là chuỗi peptid ngắn
chứa số nhỏ acid amin. Phân giải cuối cùng tạo thành acid amin và peptid chứa 2 – 3


acid amin xảy ra trên màng tế bào biểu mô ruột. Sự phân giải protein cần lượng
enzyme lớn. Hầu hết peptid nhỏ phân giải thành acid amin để đi vào biểu mô. Trong
lúc tiêu hóa, nồng độ acid amin và peptid ở tế bào lớn hơn máu nên được hấp thu thụ
động vào máu nhờ chênh lệch nồng độ.
2.5.3 Tiêu hóa và hấp thu mỡ
Phần lớn mỡ trong khẩu phần dưới dạng triglyceride. Lipase dịch tụy và dịch
mật tiêu hóa và hấp thu mỡ. Mỡ từ dạ dày vào ruột là những giọt mỡ lớn nên khi tiếp
xúc với muối mật thì kích thước hạt mỡ giảm, tăng bề mặt chung giữa nước và mỡ làm
phân hủy mỡ nhanh hơn. Tất cả các chất béo sau khi hấp thu xong sẽ được tổng hợp lại
thành triglyceride trong biểu mô rồi đưa vào con đường bạch huyết.
2.5.4 Phân giải và hấp thu carbohydrat
Phân giải cellulose được tiến hành bằng cách lên men bởi vi khuẩn ở dạ dày
trước và kết tràng. Tinh bột và glycogen được phân hủy bởi enzyme  - amylase thành
các hợp chất chứa 2 đến 9 đơn vị glucose. Hầu hết, sản phẩm phân giải thông thường
là maltose. Enzyme trên màng tế bào biểu mô phân giải maltose và những hợp chất
carbohydrat đơn giải thành đường đơn. Nước bọt chứa  - amylase thủy phân tinh bột
bắt đầu ở xoang miệng. Tuy nhiên, tiêu hóa ở miệng ít quan trọng do thức ăn duy trì
ngắn ở đây. Lượng lớn tinh bột khẩu phần được phân hủy ở dạ dày trước khi  amylase chưa bị bất hoạt bởi acid HCl. Dịch tụy chứa lượng lớn  - amylase, do đó
tiêu hóa tinh bột hoàn thành nhanh ở ruột non. Phân hủy carbohydrat cuối cùng thành
đường đơn được tiến hành trên màng nhày vi nhung mao.
Hấp thu glucose và galactose từ ruột liên kết với hấp thu ion natri (Trần Thị
Dân và Dương Nguyên Khang, 2006). Sau khi đường đơn được hấp thu từ lòng ruột,
chúng tích tụ bên trong tế bào biểu mô dẫn đến nồng độ trong tế bào cao hơn máu nên
được hấp thu thụ động từ dịch tế bào vào máu. Sau khi hấp thu, đường đơn chuyển qua
tĩnh mạch cửa gan hay được dự trữ dưới dạng glycogen hay được phóng thích vào

vòng tuần hoàn dưới dạng glucose.


2.6 XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA
2.6.1 Xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến
Đây là một thí nghiệm xác định mức tiêu hóa của một khẩu phần ăn, hoặc của
một loại thực liệu mà thú có thể ăn đơn độc nhưng vẫn phát triển bình thường (Dương
Thanh Liêm và ctv, 2002).
Khi xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến, tiến hành cân đo lượng thức ăn ăn vào
cũng như lượng phân thải ra trong thời gian thí nghiệm, và phân tích thành phần dinh
dưỡng để từ đó tính ra chất dinh dưỡng ăn vào và chất dinh dưỡng thải ra theo phân.
Khi đã có đầy đủ số liệu thì tính tỷ lệ tiêu hóa như sau:
(Lượng chất dinh dưỡng ăn - Lượng chất dinh dưỡng thải trong phân)

TLTH (%) =

x 100
Lượng chất dinh dưỡng ăn

2.6.2 Xác định tỷ lệ tiêu hóa phức tạp
Đây là phương pháp thử mức tiêu hóa của một loại thực liệu mà thú thường
phải ăn chung với thức ăn khác trong khẩu phần (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Vì
không thể nuôi thú bằng một loại thực liệu mà phải nuôi bằng một khẩu phần gồm
nhiều loại thực liệu, do đó công việc thí nghiệm trở nên phức tạp hơn. Trước hết cho
thú ăn khẩu phần cơ sở và đo lường tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
cơ sở đó. Sau đó, thêm vào khẩu phần cơ sở một lượng thức ăn muốn kiểm tra rồi tiếp
tục thử mức tiêu hóa của khẩu phần mới này giống như ở khẩu phần cơ sở. Khi có tỷ lệ
tiêu hóa của 2 khẩu phần thì tiến hành lập hệ phương trình để tính toán. Phương pháp
này cũng đặt giả thuyết rằng không có sự tương tác giữa thức ăn căn bản và thức ăn
thử nghiệm. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thử nghiệm được tính từ hệ thức sau:

Y=a.x + b.z
Y - ax
Hay

z=
b

Trong đó:
Y = tỷ lệ tiêu hóa của hổn hợp có nguyên liệu thử nghiệm .
X = tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở.


z = tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thử nghiệm.
a = tỷ lệ thức ăn căn bản sử dụng trong hỗn hợp có thức ăn thử nghiệm.
b = tỷ lệ thức ăn thử nghiệm trong hỗn hợp thức ăn có thức ăn thử nghiệm.
2.7 LƯỢC DUYỆT MỘT VÀI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Theo Bùi Huy Như Phúc (1996), tăng tỷ lệ protein trong thức ăn của heo nuôi
thịt có ảnh hưởng tốt đến tăng trọng và phẩm chất quày thịt.
Theo Lê Văn Thọ (2001), tiêu hóa biểu kiến hồi tràng của protein trong 4 sản
phẩm đậu nành biến động từ 63,7% - 72,96% thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa thực từ 0,26% 0,33%, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein khi phân tích từ phân cao hơn tiêu hóa biểu
kiến hồi tràng từ 2,3% - 5,77%.
Võ Thanh Chinh (2004) xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của bắp (92,29%),
tấm (96,37%), cám mì (76,66%), cám gạo (76,72%), bánh dầu đậu nành (86,92%), bột
cá (75,74%). Các thành phần dưỡng chất trong các nhóm thức ăn khác nhau cũng ảnh
hưởng đến tiêu hóa chất khô và chất hữu cơ khác nhau.
Nguyễn Thị Huyền (2004) cũng có kết quả và nhận xét như Võ Thanh Chinh.
2.8 ĐIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG THÚ THÍ NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI
2.8.1 Cách cho ăn và chăm sóc nuôi dưỡng

Hình 2.1 Heo nuôi thí nghiệm trên chuồng tiêu hóa

Heo được nuôi ở chuồng sàn với kiểu chuồng mở. Trong thời gian thí nghiệm,
mỗi heo được nhốt riêng biệt, mỗi ngày cho ăn hai lần vào lúc 8h và 15h. Heo được


uống nước bằng núm uống tự động gắn sẵn trên chuồng và được nối với nguồn nước
đã qua xử lý vệ sinh của trại.
2.8.2 Phương pháp thu phân
Làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ chuồng nuôi, máng ăn, núm uống, sàn hứng nước
tiểu và chỗ đi phân trước mỗi lần cho heo ăn. Sau khi heo đi phân, thu toàn bộ phân,
đem bảo quản ngay ở - 180C để ức chế vi sinh vật không phát triển trong phân và phân
hủy các chất hữu cơ. Sau mỗi gian đoạn thí nghiệm, phân của mỗi heo sẽ được đem
sấy khô ở 550C - 600C trong vòng 72h, nghiền mịn sau đó gởi phân tích mẫu phân
cùng với mẫu thức ăn.

Hình 2.2 Thu thập mẫu phân heo thí nghiệm


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại xí nghiệp heo giống Đông Á và phòng
thí nghiệm Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam.
Thời gian thực hiện: từ 15/05/2007 - 15/09/2007.
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Heo đực giống thuần (Yorkshire) giai đoạn sinh trưởng, khối lượng bắt đầu 3035kg.
3.3 NỘI DUNG
Bố trí thí nghiệm với 8 khẩu phần trong đó có 1 khẩu phần cơ sở, 3 khẩu phần
thay thế thực liệu cung đạm, 4 khẩu phần thay thế thực liệu cung năng lượng. Từ đó
theo dõi các chỉ tiêu về độ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng cơ bản như protein, xơ,
béo và khoáng tổng số.

3.4 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện với 8 khẩu phần tương ứng, trong đó có các nguyên
liệu chính được thay thế (khô nành, bột nành, bột cá, tấm, cám gạo, bắp, cám mì) và
các thành phần dinh dưỡng khác (acid amin, premix, muối NaCl, …). Những thực liệu
này được cung cấp bởi xí nghiệp heo giống Đông Á .
3.4.2 Bố trí thí nghiệm
Có 8 khẩu phần, mỗi khẩu phần cho 3 heo ăn theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn
một yếu tố. Mỗi heo thí nghiệm kéo dài khoảng 12 ngày, trong đó 7 ngày đầu để heo


thích nghi với thức ăn thí nghiệm, đồng thời thải hết phân của phần thức ăn trước rồi
tiến hành thu phân 5 ngày tiếp theo.
Oxít sắt (Fe203) được bổ sung vào khẩu phần vào các ngày thứ 7 và ngày thứ 12
với mức 20g/heo để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc thu phân. Heo được cho ăn
vào các thời điểm 8h và 15h mỗi ngày, mức ăn khoảng 85% so với ăn tự do, và lượng
ăn hạn chế như nhau ở các heo thí nghiệm (mức ăn tự do đã được xác định trong thời
gian làm quen với thức ăn). Khi phân thải ra có màu đỏ sẽ bắt đầu thu với 2 lần/ngày
cho tới khi màu đỏ ở phân xuất hiện lần thứ 2 thì sẽ ngừng quá trình thu phân.
Phân thu mỗi ngày sẽ được bảo quản - 180C trong túi nylon buộc kín miệng, số
phân thu được trong 5 ngày sẽ được làm đồng nhất, lấy mẫu (khoảng 5% tổng số
phân), cân trọng lượng mẫu. Mẫu thức ăn và mẫu phân được sấy khô tới trọng lượng
không đổi ở 550C - 600C và gửi phân tích xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng. Tổng thời
gian cho thí nghiệm là 96 ngày. Thức ăn và phân được phân tích theo các phương pháp
thường quy ở phòng phân tích của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam.
3.4.3 Các khẩu phần dùng trong thí nghiệm
Bảng 3.1 Thành phần thực liệu của khẩu phần cơ sở (KPCS)
Thực liệu
Bắp


Lượng (kg)
738,8

Khô nành

230

Bột sò

8,5

DCP

11

Premix

7,5

Lysine

1,3

Methionine

0,4

Muối ăn

2,5



Bảng 3.2 Tỷ lệ thay thế thực liệu ở các khẩu phần
Loại khẩu phần

Tỷ lệ khẩu phần cơ sở

Tỷ lệ thực liệu thay thế

Khô nành

85

15

Bột nành

85

15

Bột cá

85

15

Tấm gạo

70


30

Cám gạo

70

30

Bắp

70

30

Cám mì

70

30

Các loại thực liệu được lấy mẫu để phân tích một lần từ đó tính toán dinh
dưỡng các loại khẩu phần.
3.5 CHỈ TIÊU THEO DÕI
Lượng thức ăn ăn vào trong 5 ngày
Lượng phân thải ra trong 5 ngày
Thành phần hóa học của các khẩu phần và trong phân
Tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong các thực liệu
Tình trạng sức khỏe lâm sàng của thú trong thời gian khảo sát
3.6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỶ LỆ TIÊU HÓA

Sử dụng phương pháp sai biệt để tính tỷ lệ tiêu hóa của thực liệu cần xác định
(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Y = a.x + b.z hay z = (Y-ax)/b
Trong đó:
Y = tỷ lệ tiêu hóa của hỗn hợp có nguyên liệu thử nghiệm.
x = tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở.


×