ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
HÀ QUANG TRÁNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI NGUYỄN NGỌC HÙNG,
LƢƠNG SƠN, THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Thái Nguyên - năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
HÀ QUANG TRÁNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI NGUYỄN NGỌC HÙNG,
LƢƠNG SƠN, THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K45 - CNTY - N04
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013- 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Ngọc Dƣơng
Thái Nguyên - năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập trại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, các Thầy
giáo, Cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS.Dƣơng Ngọc Dƣơng đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành
báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn chủ trại lợn nái Ông Nguyễn
Ngọc Hùng, các anh kỹ sư và toàn bộ công nhân viên trong trang trại đã tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập
của mình.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người
thân yêu luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường cũng
như trong quá trình thực tập tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, ngày tháng06năm 2017
Sinh viên
Hà Quang Tráng
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trại ....................................... 7
Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung .............................. 21
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 40
Bảng 4.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu ...................................... 41
Bảng 4.3. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 42
Bảng 4.4. Lịch phòng bệnh bằng thuốc cho đàn lợn....................................... 43
Bảng 4.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 48
Bảng 4.6. Kết quả sản xuất của trại qua các năm. .......................................... 49
Bảng 4.7. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại .................................... 50
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái............................. 51
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản. ................................... 52
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại ....................... 53
iii
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
CS:
Cộng sự
E.coli:
Escherichia coli
Nxb:
Nhà xuất bản
STT:
Số thứ tự
TT:
Thể trọng
Tr:
Trang
VĐSD:
Viêm đường sinh dục
LMLM:
Bệnh lở mồm long móng
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ...................................................... 2
1.2.1. Mục đích của chuyên đề...................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ...................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập. ................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................... 4
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn ............................................................................ 6
2.1.4. Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập .................................................. 6
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước. ......................................... 8
2.2.1. Đặc điểm sinh sản của lợn nái. ........................................................... 8
2.2.2. Một số bệnh ở lợn nái. ...................................................................... 19
2.2.3. Phòng bệnh sinh sản lợn nái. ............................................................ 28
2.2.4. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của thuốc sử dụng chữa bệnh.... 30
2.3. Những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến chuyên đề. . 31
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 31
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .................................................. 33
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 37
v
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 37
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 37
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 37
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện.................................. 37
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 37
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)............................... 38
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 38
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 39
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất....................................................... 39
4.1.1. Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn ...................... 39
4.1.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ................................................. 44
4.1.3. Công tác khác .................................................................................... 47
4.1.4. Kết quả sản xuất của trại qua các năm. ............................................. 49
4.2. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại .............................................. 49
4.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái .................................. 51
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản..................... 52
4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản ...................................... 52
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản ..................................... 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 55
5.1. Kết luận. ............................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển
mạnh mẽ theo hướng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần
rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nông thôn nước ta. Không chỉ để phục vụ cho
tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất
khẩu với số lượng lớn. Là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và chất
lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và
là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: da, mỡ,...cho ngành công nghiệp
chế biến.
Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp một lượng thực
phẩm lớn cho tiêu dùng của người dân, nên chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc phát
triển. Nhờ vậy, công tác lai tạo giống cũng được triển khai và thu được nhiều
kết quả to lớn như: Tạo ra các giống lợn có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, tỉ
lệ nạc cao. Bên cạnh đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng
công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc,
nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lượng cao, các loại thức ăn thay
thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trong đó, công tác thú y đã được đặc biệt chú ý đến.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi lợn nái
sinh sản là dịch bệnh còn xảy ra phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái
nuôi trong các trang trại cũng như nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Đối với lợn
nái nhất là lợn ngoại được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp cho nên
tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ngày càng nhiều hơn do khả năng thích nghi của đàn
2
lợn nái với điều kiện ngoại cảnh nước ta còn kém. Mặt khác trong quá trình
sinh đẻ lợn nái dễ bị nhiễm các vi khuẩn như Streptococcus, E.coli… xâm
nhập và gây nhiễm trùng và dễ mắc các bệnh như viêm tử cung, hội chứng
mất sữa, bại liệt đây là các loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
sản của lợn mẹ. Bệnh tuy không xảy ra ồ ạt nhưng gây thiệt hại lớn cho lợn
nái: gây chết thai, lưu thai, sẩy thai…nghiêm trọng hơn bệnh vẫn âm thầm
làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp theo, ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn. Với mục
đích góp phần năng cao khả năng sinh sản của đàn lợn, nâng cao hiệu quả của
điều trị bệnh, tiết kiệm chi phí nái nuôi tại trại Nguyễn Ngọc Hùng – Lương
Sơn – Thái Nguyên.
Từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực hiện quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại
trại Nguyễn Ngọc Hùng, Lương Sơn, Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
-Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và
cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương
pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng được
quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Trại lợn gia đình nhà ông Nguyễn Ngọc Hùng được xây dựng trên khu
đất đồi tại xóm Sau, xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. Toàn bộ trang trại có tổng diện tích 6ha.
* Đất đai:
Xã Lương Sơn là một xã miền núi trung du nên sản xuất nông nghiệp
là chính, cây trồng chủ yếu là cây lúa nên chăn nuôi phát triển góp phần
nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong trại nói riêng và trong
toàn vùng nói chung.
Toàn bộ trại có diện tích 6.ha trong đó:
- Đất trồng cây: 3.000m2.
- Đất xây dựng: 2.000m2.
- Đất ao: 1000m2
* Giao thông:
Đường vào xã đã được dải nhựa hoàn toàn, đường thôn xóm đã được bê
tông hóa. Với hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc trao đổi, vận
chuyển hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm…
* Khí hậu:
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du có khí hậu rất phù hợp
cho ngành nông nghiệp phát triển.
Trang trại gia đình ông Nguyễn Ngọc Hùng nằm trong xã Lương Sơn
thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hè mưa nhiều kéo dài từ tháng
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full