Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu vi nấm trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá lóc (Channa striata) thâm canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐẶNG THỤY MAI THY

NGHIÊN CỨU VI NẤM TRONG NUÔI
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ
CÁ LÓC (Channa striata) THÂM CANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã ngành 62620301

Cần Thơ, 2017


3.3 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 28
3.3.1 Môi trường nuôi cấy vi nấm, thuốc kháng sinh, ............................................. 28
3.3.2 Dụng cụ và thiết bị .......................................................................................... 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 29
3.4.1 Xác định thành phần giống loài vi nấm trong môi trường ao nuôi ................. 30
3.4.1.1 Phương pháp thu mẫu ............................................................................ 30
3.4.1.2 Phương pháp phân tích mẫu nước ......................................................... 30
3.4.1.3 Phương pháp định danh vi nấm ............................................................. 30
3.4.2 Xác định thành phần giống loài vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc ............... 31
3.4.2.1 Phương pháp thu mẫu ............................................................................ 31
3.4.2.2 Phương pháp phân lập vi nấm ............................................................... 33
3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh học vi nấm gây bệnh ở cá tra và cá lóc ............... 33
3.4.3.1 Nguồn cá tra và cá lóc khỏe sử dụng ở thí nghiệm cảm nhiễm ............. 33
3.4.3.2 Phương pháp nuôi cấy sinh bào tử vi nấm ............................................ 34


3.4.3.3 Thí nghiệm cảm nhiễm 1 trên cá tra: ..................................................... 34
3.4.3.4 Thí nghiệm cảm nhiễm 2 trên cá tra: ..................................................... 35
3.4.3.5 Thí nghiệm cảm nhiễm 3 trên cá tra: ..................................................... 36
3.4.3.6 Thí nghiệm cảm nhiễm 4 trên cá lóc: .................................................... 37
3.4.3.7 Thí nghiệm cảm nhiễm 5 trên cá lóc: .................................................... 38
3.4.3.8 Thí nghiệm cảm nhiễm 6 trên cá tra và cá lóc:...................................... 39
3.4.4 Phương pháp định danh vi nấm ...................................................................... 40
3.4.4.1 Phương pháp định danh truyền thống.................................................... 40
3.4.4.2 Phương pháp sinh học phân tử định danh vi nấm .................................. 40
3.4.5 Phương pháp mô học ...................................................................................... 42
3.4.6 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh trên cá tra và
cá lóc ........................................................................................................................ 42
3.4.6.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của vi nấm ............... 42
3.4.6.2 Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của vi nấm ....................... 43
3.4.6.3 Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng phát triển của vi nấm................. 43
3.4.6.4 Khả năng sử dụng carbohydrat của vi nấm ........................................... 43
3.4.6.5 Khả năng sử dụng nitrite của vi nấm ..................................................... 44
3.4.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất và thảo dược đến vi nấm trong điều kiện
phòng thí nghiệm ..................................................................................................... 44
3.4.8 Thí nghiệm sử dụng cỏ mực phòng bệnh do vi nấm trong điều kiện phòng thí
nghiệm ..................................................................................................................... 46
3.4.9 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 47

viii


CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 48
4.1 Vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc .................................................... 48
4.1.1 Thành phần vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc ....................... 48
4.1.2 Đặc điểm hình thái vi nấm trong môi trường ao nuôi .......................... 51

4.2 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc theo chu kỳ nuôi .................... 57
4.3 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra ở thời điểm cá bệnh ...................................... 59
4.3.1 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra giống.................................................... 59
4.3.2 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra bệnh giai đoạn nuôi thương phẩm ....... 62
4.4 Đặc điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh ở cá tra .................................................... 63
4.4.1 Khả năng gây bệnh của 5 giống vi nấm ở cá tra ............................................. 63
4.4.2 Khả năng gây bệnh của các chủng Fusarium sp. ở cá tra ............................... 65
4.4.3 Khả năng gây bệnh của các chủng Fusarium sp. ở các mật độ khác nhau ..... 67
4.4.4 Biến đổi mô học ở cá tra bệnh do Fusarium incarnatum-equiseti species
complex (FIESC) ..................................................................................................... 69
4.4.5 Kết quả định danh vi nấm gây bệnh trên cá tra............................................... 72
4.4.5.1 Đặc điểm hình thái Fusarium incarnatum-equiseti complex (FIESC) gây
bệnh trên cá tra .................................................................................................... 72
4.4.5.2 Kết quả định danh vi nấm bằng phương pháp sinh học phân tử ............. 73
4.5 Thành phần vi nấm nhiễm trên cá lóc bệnh .............................................................. 76
4.5.1 Dấu hiệu bệnh lý ............................................................................................. 76
4.5.2 Thành phần và tỉ lệ vi nấm nhiễm trên cá lóc bệnh ........................................ 77
4.6 Đặc điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh ở cá lóc.................................................... 79
4.6.1 Khả năng gây bệnh của 5 giống vi nấm phân lập ở cá lóc .............................. 79
4.6.2 Khả năng gây bệnh của Achlya bisexualis ở cá lóc ........................................ 81
4.6.3 Khả năng gây bệnh của Achlya bisexualis ở cá lóc và cá tra .......................... 84
4.6.4 Biến đổi mô học ở cá lóc bệnh do vi nấm ....................................................... 86
4.6.5 Kết quả định danh nấm gây bệnh trên cá lóc .................................................. 90
4.6.5.1 Đặc điểm hình thái của Achlya gây bệnh trên cá lóc .............................. 90
4.6.5.2 Kết quả định danh vi nấm bằng phương pháp sinh học phân tử ............. 92
4.7 Đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh trên cá tra và cá lóc .................................. 94
4.7.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của vi nấm .................................... 94
4.7.2 Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của vi nấm ............................................ 96
4.7.3 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của vi nấm ..................................... 98
4.7.4 Khả năng sử dụng carbohydrat của vi nấm ..................................................... 99

4.7.5 Ảnh hưởng của nitrite đến sự phát triển của vi nấm ....................................... 100

ix


4.8 Ảnh hưởng của hóa chất đến sự phát triển của Achlya bisexualis và Fusarium
incarnatum-equiseti complex (FIESC)........................................................................... 101
4.8.1 Bronopol ......................................................................................................... 101
4.8.2 CuSO4 ............................................................................................................. 104
4.8.3 Iodine .............................................................................................................. 107
4.9 Ảnh hưởng của cỏ mực và diệp hạ châu đến sự phát triển của Achlya bisexualis và
Fusarium incarnatum-equiseti complex (FIESC) .......................................................... 111
4.10 Thử nghiệm bổ sung cỏ mực vào thức ăn cho cá tra và cá lóc cảm nhiễm vi nấm 113
4.10.1 Kết quả cảm nhiễm vi nấm Fusarium incarnatum-equiseti complex trên cá tra
cho ăn thức ăn bổ sung cỏ mực ................................................................................ 113
4.10.2 Kết quả cảm nhiễm vi nấm Achlya bisexualis trên cá lóc cho ăn thức ăn bổ
sung cỏ mực ............................................................................................................. 114
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 117
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 117
5.2 Đề xuất ..................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 119
PHỤ LỤC A.......................................................................................................................... 138
PHỤ LỤC B .......................................................................................................................... 141
PHỤ LỤC C .......................................................................................................................... 144
PHỤ LỤC D.......................................................................................................................... 148
PHỤ LỤC E .......................................................................................................................... 153
PHỤ LỤC F .......................................................................................................................... 158
PHỤ LỤC G.......................................................................................................................... 176

x



DANH SÁCH BẢNG
Số
bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6


4.7
4.8
4.9

Tên bảng
Số mẫu cá tra thu định kỳ ở ao nuôi thâm canh
Số mẫu cá tra bệnh thu tại các địa điểm
Số mẫu cá lóc thu định kỳ ở ao nuôi thâm canh
Số mẫu cá lóc bệnh thu tại các địa điểm
Các chủng vi nấm thí nghiệm cảm nhiễm
Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm 5 giống vi nấm ở cá tra
Các chủng Fusarium sp. ở thí nghiệm cảm nhiễm
Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Fusarium sp. ở cá tra
Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Fusarium sp. ở mật độ bào tử khác
nhau trên cá tra
Các chủng vi nấm thí nghiệm cảm nhiễm
Nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm 5 giống vi nấm ở cá lóc
Các chủng Achlya bisexualis thí nghiệm cảm nhiễm
Các nghiệm thức thí nghiệm cảm nhiễm Achlya bisexualis ở cá lóc
Thí nghiệm cảm nhiễm Achlya bisexualis ở cá lóc và cá tra
Số lượng mẫu cá thu phân tích mô học
Hóa chất và nồng độ sử dụng trong nghiên cứu
Nồng độ thảo dược sử dụng trong thí nghiệm
Nghiệm thức thí nghiệm sử dụng cỏ mực ở cá tra và cá lóc
Thành phần vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc ở các địa
điểm thu mẫu
Thành phần và số chủng vi nấm trong ao nuôi cá tra và cá lóc
theo chu kỳ 5 tháng nuôi
Thành phần và số chủng vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc theo chu kỳ
5 tháng nuôi

Thành phần vi nấm nhiễm ở các cơ quan của cá tra và cá lóc
Số lượng chủng vi nấm phân lập ở cá tra bệnh
Tỉ lệ nhiễm Fusarium incarnatum-equiseti complex (FIESC) trên bóng
hơi cá tra cảm nhiễm với mật độ bào tử khác nhau
Kết quả mối tương quan trình tự ITS rDNA của 5 chủng Fusarium
incarnatum-equiseti species complex (FIESC) với các chủng trong
FUSARIUM-ID
Thành phần vi nấm trên cá lóc ở các địa điểm thu mẫu
Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở các cơ quan trên cá lóc

xi

Trang
31
32
32
33
34
35
35
36
37
37
38
38
39
40
42
44
45

47
48
50
57
58
63
68

74
77
78


Số
bảng
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23


Tên bảng
Biến đổi mô học ghi nhận ở các tiêu bản mẫu mô
Kết quả mối tương quan trình tự ITS rDNA của vi nấm Achlya với các
chủng trong Genbank
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của vi nấm
Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của vi nấm
Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của vi nấm
Khả năng sử dụng carbohydrat của vi nấm
Ảnh hưởng của nitrite đến sự phát triển của vi nấm
Khả năng ức chế của bronopol đối với A.bisexualis và Fusarium
incarnatum-equiseti complex (FIESC) ở các thời gian thí nghiệm
Khả năng ức chế của CuSO4 đối với A.bisexualis và Fusarium
incarnatum-equiseti complex (FIESC) ở các mức thời gian
Khả năng ức chế của iodine đối với A.bisexualis và Fusarium
incarnatum-equiseti complex (FIESC) ở các mức thời gian
Ảnh hưởng của nồng độ cỏ mực và diệp hạ châu đến sợi nấm
Ảnh hưởng của cỏ mực và diệp hạ châu đến tỉ lệ nẩy mầm của bào tử vi
nấm
Tỉ lệ chết và tỉ lệ nhiễm vi nấm ở cá tra cảm nhiễm Fusarium
incarnatum-equiseti complex
Tỉ lệ chết và tỉ lệ nhiễm vi nấm ở cá lóc cảm nhiễm Achlya bisexualis

xii

Trang
86
92
94
97
98

99
101
103
106
108
111
112
114
114


DANH SÁCH HÌNH
Số
Tên hình
Trang
hình
2.1
5
Cấu trúc của vi nấm
Đặc điểm hình thái cơ bản túi động bào tử của vi nấm thuộc lớp
2.2
13
Oomycotae
2.3
Vòng đời của vi nấm Saprolegnia
14
2.4
Hình thái bào tử vi nấm Fusarium
18
3.1

Sơ đồ nghiên cứu cá bệnh do vi nấm
29
4.1
49
Tỉ lệ % vi nấm trong môi trường nước ao nuôi cá tra và cá lóc thâm canh
4.2
Đặc điểm hình thái vi nấm Achlya và Saprolegnia
52
4.3
53
Đặc điểm hình thái vi nấm Aspergillus và Fusarium
4.4
Đặc điểm hình thái vi nấm Mucor và Rhizopus
54
4.5
Đặc điểm hình thái vi nấm Geotrichum, Acremonium và Trichoderma
56
4.6
Cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) bị nhiễm vi nấm
60
4.7
Tỉ lệ % các giống vi nấm nhiễm ở cá tra giống
60
4.8
Tỉ lệ % vi nấm nhiễm ở các cơ quan của cá tra giống
61
4.9
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bị bệnh trương bóng hơi
62
4.10 Tỉ lệ chết tích lũy (%)của cá tra cảm nhiễm các giống vi nấm

64
4.11 Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá tra nhiễm vi nấm Fusarium sp.
65
4.12 Cá tra cảm nhiễm vi nấm Fusarium sp.
66
Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá tra nhiễm Fusarium sp. ở các mật độ bào tử
4.13
67
khác nhau
4.14 Mô bóng hơi cá tra bệnh thu ở ao nuôi thâm canh (H&E)
69
4.15 Mô bóng hơi cá tra cảm nhiễm Fusarium incarnatum-equiseti complex
71
4.16 Đặc điểm hình thái của vi nấm Fusarium incarnatum-equiseti complex
73
Cây phát sinh loài dựa trên trình tự ITS rDNA của 5 chủng vi nấm
4.17
75
Fusarium incarnatum-equiseti species complex (FIESC)
4.18 Cá lóc (Channa striata) bệnh do vi nấm
76
4.19 Tỉ lệ chết tích lũy (%)của cá lóc cảm nhiễm các giống vi nấm
79
Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá lóc cảm nhiễm Achlya bisexualis ở mật độ
4.20
81
106 bào tử/ml
Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá lóc cảm nhiễm Achlya bisexualis ở mật độ
4.21
82

104 bào tử/ml
4.22 Cá lóc cảm nhiễm vi nấm Achlya bisexualis
83
4.23 Tỉ lệ chết tích lũy (%) của cá lóc và cá tra cảm nhiễm Achlya bisexualis
85
4.24 Cá cảm nhiễm vi nấm Achlya bisexualis
85

xiii


Số
Tên hình
Trang
hình
4.25 Biến đổi mô da cá lóc nhiễm vi nấm (H&E)
87
4.26 Biến đổi mô cơ cá lóc nhiễm vi nấm (200x)
89
4.27 Đặc điểm hình thái của vi nấm Achlya bisexualis
91
Cây phát sinh loài dựa trên trình tự ITS rDNA của vi nấm Achlya
4.28
93
bisexualis
4.29 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ nẩy mầm (%) của bào tử vi nấm
95
4.30 Ảnh hưởng của bronopol đến sự phát triển của sợi nấm
102
4.31 Ảnh hưởng của bronopol đến sự phát triển của bào tử

103
4.32 Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự phát triển của sợi nấm
105
4.33 Ảnh hưởng của CuSO4 đến sự phát triển của bào tử
105
4.34 Ảnh hưởng của iodine đến sự phát triển của sợi nấm
107
4.35 Ảnh hưởng của iodine đến sự phát triển của bào tử
108

xiv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BioEdit

Biological sequence alignment editor

BP

Bronopol

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DNA

Deoxyribose Nucleic Acid


dNTP

Deoxyribonucleoside Triphosphate

FIESC

Fusarium incarnatum-equiseti complex

GY

Glucose Yeast

GYA

Glucose Yeast Agar

ITS

Internal Transcribed Space

MEGA

Molecular Evolutionary Genetics Analysis

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

MT


2-methyl-4isothiazolin-3-one

NCBI

National of Centre Biotechnology Information

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

PCR

Polymerase Chain Reaction

PDA

Potato Dextrose Agar

rDNA

Ribosomal Deoxyribose Nucleic Acid

RNA

Ribonucleic Acid


SA

Sabouraud Agar

Taq

Thermus aquaticus

TE

Tris EDTA

xv


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Vi nấm là một trong những tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản và bệnh
do vi nấm đã và đang gây thiệt hại cho nghề nuôi thủy sản ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Vi nấm bậc thấp với đa dạng thành phần loài gây bệnh và nhiễm ở các
giai đoạn khác nhau trên động vật thủy sản, trong đó đặc biệt là Achlya và
Saprolegnia là các giống vi nấm thường gây bệnh trên các loài cá nước ngọt với
các sợi nấm phát triển nhanh và tạo thành búi màu trắng như bông gòn (Bruno
and Woo, 1994; Yanong, 2003). Vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản thông
thường là bệnh mãn tính, tuy nhiên cũng gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi thủy
sản. Điển hình như nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của cá chình (Anguilla
Anguilla), cá hồi bạc (Oncorhynchus kisutch) nuôi ở Nhật Bản cho thấy tỉ lệ cá
chết hằng năm do nhiễm vi nấm rất cao, khoảng 50% (Bruno and Woo, 1994;
Hatai and Hoshiai, 1994). Tỉ lệ cá chết ở 5 loài cá hồi nuôi ở Nhật Bản lên đến

100% khi bị nhiễm vi nấm S. parasitica (Hussein and Hatai, 2002). Vi nấm
Saprolegnia sp. gây cảm nhiễm trên cá nheo (Ictalurus punctatus) cho thấy 92%
cá nheo bị bệnh có dấu hiệu tổn thương trên da và tỉ lệ chết lên đến 67% sau 21
ngày (Bly et al., 1992).
Bên cạnh đó, vi nấm bậc cao bao gồm là Fusarium moniliforme và F.
udum được phát hiện gây bệnh phổ biến trên một số loài cá nuôi nước ngọt ở Ấn
Độ như cá chành dục (Channa punctatus), cá chốt giấy (Mystus tengra), cá leo
(Wallago attu), cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita), cá chạch bông (Mastaceamblus
armatus), cá đòng đong (Puntius sophore) và cá ngạnh (Barbus rana) (Deepa et
al., 2000). Ở Ai Cập, nghiên cứu đã phát hiện cá dĩa (Symphysodon) bị nhiễm vi
nấm F. solani, F. oxysporum và F. moniliform với tỉ lệ lần lượt là 50; 33,3 và
16,7% (El-Ghany et al., 2014). Ở Tây Ban Nha, nhóm nghiên cứu của Cutuli et
al. (2015) tìm thấy sự hiện diện của F. oxysporum ở vết thương dưới da cá rô phi
(Oreochromis niloticus). Đặc biệt một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện các vi
nấm phức nhiễm trên động vật thủy sản như F. incarnatum-equiseti complex
(FIESC) và F. solani species complex (FSSC) nhiễm trên trứng cá (Odontesthes
bonariensis) hay F. oxysporum species complex (FOSC) nhiễm trên cơ cá vằn
(Danio rerio) nuôi ở Hàn Quốc (Marino et al., 2016; Kulatunga et al., 2017).

1


Cá tra là loài cá nuôi truyền thống mang lại giá trị kinh tế và xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam. Hơn nữa bệnh do vi nấm đã xuất hiện cũng làm giảm hiệu quả
kinh tế và ảnh hưởng đến nghề nuôi cá này, điển hình như bệnh trương bóng hơi
trên cá tra. Bệnh xuất hiện trong một vài năm gần đây và các mẫu cá tra bệnh đã
ghi nhận được các loài Fusarium oxysporum, Fusarium subglutinans và
Fusarium sp. nhiễm trên bóng hơi (Phạm Minh Trúc và ctv., 2012; Phạm Minh
Đức và ctv., 2012). Nhưng nghiên cứu này chỉ dừng lại ở dạng định tính, chưa
xác định tác nhân gây ra bệnh trương bóng hơi và đặc điểm bệnh học của vi nấm

Fusarium một cách hệ thống, thông tin về bệnh học vẫn còn giới hạn.
Tương tự như cá tra, nghiên cứu về bệnh cá lóc nói chung và bệnh do nấm
gây ra nói riêng vẫn còn hạn chế. Cho đến nay, các nghiên cứu về bệnh vi nấm
trên cá lóc đang dừng lại ở mức xác định thành phần loài vi nấm nhiễm ở cá bệnh.
Nghiên cứu của Kitancharoen et al. (1995) lần đầu tiên phát hiện Achlya
klebsiana nhiễm trên cá lóc ở Myanmar. Ngoài ra, Saraswathi et al. (2015) cho
biết trong số 9 loài cá nghiên cứu thì cá lóc là đối tượng dễ bị nhiễm đồng thời
nhiều loài vi nấm Achlya khác nhau. Vi nấm Achlya bisexualis được ghi nhận
nhiễm trên trứng cá rô phi, trứng cá tra dầu và cá rô phi bột ở Thái Lan (Panchai
et al., 2007; Abking et al., 2012). Ở Việt Nam, kết quả khảo sát mầm bệnh trên cá
lóc nuôi thâm canh trong ao đã phân lập được 4 giống vi nấm là Achlya sp.,
Fusarium sp., Acremonium sp., Geotrichum sp. và chỉ xuất hiện ở 3 tháng nuôi
đầu tiên, đặc biệt vi nấm Achlya sp. chỉ xuất hiện ở tháng nuôi thứ nhất và thứ ba
(Phạm Minh Đức và ctv., 2012). Như vậy, nghiên cứu một cách hệ thống về mầm
bệnh vi nấm trong môi trường ao nuôi cá tra và cá lóc cũng như xác định tác nhân
gây bệnh do vi nấm và khảo sát hóa chất, thảo dược diệt vi nấm là cần thiết nhằm
có được hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học để kiểm soát mầm bệnh này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm trong môi
trường ao nuôi cá tra và cá lóc thâm canh, đặc điểm bệnh học của vi nấm gây
bệnh trên cá tra và cá lóc, hóa chất và thảo dược sử dụng phòng trị bệnh vi nấm.
Từ đó cung cấp thông tin về vi nấm và bệnh do vi nấm trên cá, đóng góp các dữ
liệu khoa học làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trị bệnh do vi nấm gây ra góp
phần quản lý dịch bệnh tổng hợp và phát triển nghề nuôi cá bền vững.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về mầm bệnh vi nấm nhiễm trên cá tra, cá

lóc và vi nấm xuất hiện trong môi trường nước ao nuôi nhằm cung cấp dẫn liệu
khoa học về mầm bệnh vi nấm phục vụ công tác đào tạo và ứng dụng cho thực
tiễn sản xuất.
1.4 Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu thành phần giống vi nấm trong môi trường nuôi và trên cá tra
bệnh và cá lóc bệnh.
2) Nghiên cứu đặc điểm bệnh học của vi nấm gây bệnh ở cá tra và cá lóc.
3) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi nấm gây bệnh.
4) Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất và thảo dược đến vi nấm gây bệnh và
thử nghiệm phòng bệnh do nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cung cấp và bổ sung thông tin chuyên về vi nấm
nhiễm trên cá tra và cá lóc. Đặc biệt vi nấm Achlya bisexualis là tác nhân gây
bệnh trên cá lóc và Fusarium incarnatum-equiseti complex là tác nhân gây bệnh
trương bóng hơi trên cá tra nuôi thâm canh và các đặc điểm bệnh học của hai loài
vi nấm này. Đồng thời, nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của hóa chất và thảo
dược đến vi nấm gây bệnh, đây là cơ sở khoa học cần thiết để đề xuất các giải
pháp hiệu quả trong phòng và trị bệnh do vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc. Bên
cạnh ý nghĩa khoa học và ứng dụng trong thực tiễn, luận án còn giúp nâng cao
kiến thức, năng lực nghiên cứu cho người tham gia và là nguồn tài liệu tham khảo
bổ sung cho nghiên cứu và giảng dạy sinh viên và học viên cao học.
1.6 Điểm mới của luận án
Đã định danh và lưu giữ được các giống loài vi nấm trong môi trường ao
nuôi thâm canh cũng như vi nấm nhiễm trên cá tra và cá lóc.
Nghiên cứu đã xác định vi nấm Fusarium incarnatum-equiseti complex
(FIESC) là tác nhân gây bệnh trương bóng hơi ở cá tra. Ứng dụng phương pháp
truyền thống và sinh học phân tử xác định các đặc điểm hình thái, di truyền và
sinh học của các chủng FIESC gây bệnh. Mô tả đặc điểm mô bệnh học bóng hơi
bị bệnh do FIESC.


3


Nghiên cứu cũng xác định vi nấm Achlya bisexualis có khả năng gây bệnh
trên cá lóc. Tương tự, phương pháp truyền thống và sinh học phân tử được ứng
dụng để xác định các đặc điểm hình thái, di truyền và sinh học của các chủng A.
bisexualis gây bệnh. Đồng thời mô tả biến đổi cấu trúc mô da cơ cá lóc bị nhiễm
vi nấm A. bisexualis.
Đánh giá tác động của hóa chất và thảo dược đến Fusarium incarnatumequiseti complex và Achlya bisexualis và thử nghiệm sử dụng cỏ mực phòng bệnh
do hai loài vi nấm này gây ra.
Các phương pháp và kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng trong
nghiên cứu về bệnh do vi nấm trên cá nuôi.

4


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm của vi nấm
2.1.1 Cấu tạo vi nấm
Vi nấm là vi sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng, không có diệp lục tố, hấp
thụ dinh dưỡng qua vách tế bào bằng cách tiết những enzymes vào vật chủ (de
Hoog et al., 2000). Sợi nấm có dạng hình ống bên trong chứa chất nguyên sinh có
thể lưu động, sợi nấm có phân nhánh hay không phân nhánh tùy thuộc loài. Phần
lớn sợi nấm có dạng trong suốt, tuy nhiên ở một số loài vi nấm thì sợi nấm mang
sắc tố nên sợi nấm có màu tối hay màu sặc sỡ, đôi khi sắc tố còn có khả năng tiết
ra môi trường bên ngoài. Sợi nấm sinh trưởng vô hạn về chiều dài nhưng lại hữu
hạn về đường kính, thường dao động từ 1-30 µm và kích thước sợi nấm phổ biến
từ 5-10 µm. Vách tế bào nấm cấu tạo bởi vi sợi chitin và có hoặc không có
celluloz. (Webster, 1970; Phạm Minh Đức và ctv, 2015).


Hạt không bào

Đoạn tăng
trưởng

Vách tế bào

Nhân

Màng tế bào
Hạt Golgi

Ty thể
Mạng
nội chất

Nhân

Hình 2.1: Cấu trúc của sợi nấm.
Ty thể, mạng nội chất, dịch bào hay không bào, thể Golgi sinh bào nang, thành tế bào,
màng tế bào và hạch nhân (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2006).

5


Nhân được bao bọc bởi màng nhân và trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ,
trong nhân có hạch nhân. Nhân của tế bào nấm có hình cầu hay bầu dục với màng
đôi phospholipid và protein dầy 0,02 m, bên trong màng nhân chứa RNA và
DNA. Sợi nấm thường có nhiều nhân tập trung ở phần ngọn, các tế bào phía sau

ngọn thường chỉ có 1-2 nhân. Tế bào vi nấm còn có các cơ quan giống như trong
tế bào các sinh vật có nhân thực khác. Tế bào vi nấm gồm ty thể, mạng nội chất,
dịch bào hay không bào, thể ribô, bào nang, thể golgi sinh bào nang, các giọt
lipid, các tinh thể và các vi thể đường kính 0,5-1,5 nm, các thể vôrônin đường
kính 0,2 µm, thể chitô đường kính 40-70 nm. Trên màng nguyên sinh chất có một
số phần có kết cấu gấp nếp hay xoắn lại gọi là biên thể màng hay biên thể. Đầu
sợi nấm có hình trụ, phần đầu gọi là vùng kéo dài. Giai đoạn sợi nấm sinh trưởng
và phát triển đây là vùng thành tế bào phát triển nhanh chóng, vùng này có thể dài
đến 30 µm. Ở đoạn dưới của sợi nấm có thành tế bào dày và không có khả năng
sinh trưởng. Màng nguyên sinh chất thường bám sát vào thành tế bào. Tại phần
già nhất của sợi nấm thường xảy ra hiện tượng tự tan hoặc bị tan rã dưới tác dụng
của các men phân cắt do các vi sinh vật khác sinh ra. Cũng có những phần sợi
nấm già, lipid tích tụ nhiều và kết hợp với thành tế bào tạo nên một màng dày, tạo
thành những bào tử áo. Loại bào tử này có thể giúp sợi nấm tồn tại được qua
những điều kiện môi trường khắc nghiệt (Webster, 1970; Phạm Minh Đức và ctv,
2015).
2.1.2 Phân loại
Theo Webster (1970) và Ainsworth et al. (1973), ngành nấm có thể chia
làm 6 lớp gồm:
1. Lớp Nấm roi (Mastigomycetes)
2. Lớp Nấm noãn (Oomycetes)
3. Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
4. Lớp Nấm nang (Ascomycetes)
5. Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes)
6. Lớp Nấm bất toàn (Deuteromycetes)
Lớp Nấm roi (Mastigomycetes): Sợi nấm không ngăn vách, động bào tử 12 roi, đẳng giao, di giao, noãn giao, hầu hết sống trong nước.
Lớp Nấm noãn (Oomycetes): Sợi nấm phát triển nhưng chưa có vách ngăn
ngang. Ðộng bào tử có 2 roi, sinh sản hữu tính noãn giao. Lớp nấm này phần lớn
ký sinh hoặc hoại sinh trên các động vật ở trong nước.
6



Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes): Nấm có khuẩn ty phát triển và phân
nhánh. Sợi nấm không có vách ngăn ngang, màng tế bào chủ yếu là chitosan –
chitin. Sinh sản vô tính với bào tử trong túi còn gọi là bào tử bất động, nấm chứa
rất nhiều túi bào tử. Số ít loài nấm sinh sản với bào tử vách dày, bào tử đính. Sinh
sản hữu tính với sự phân chia giao tử trong đó 2 giao tử phát triển từ khuẩn ty
khác nhau. Hai giao tử hợp nhau thành bào tử có vách dày gọi là bào tử tiếp hợp.
Bào tử tiếp hợp chống chịu sự khô hạn và những yếu tố bất lợi của môi trường;
vỏ bào tử có màu đặc trưng ở nhiều loài nấm nhất định.
Lớp Nấm nang (Ascomycetes): Nhóm nấm xuất hiện ở hầu hết các vùng
có khí hậu khác nhau và phát triển phổ biến trong đất, vùng nuớc mặn, nước ngọt,
hoại sinh trên xác bã động thực vật và ký sinh trên thực vật và động vật. Hệ sợi
nấm rất phát triển, sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh. Phân biệt với
các nhóm nấm khác là nang chứa các bào tử sinh sản. Sinh sản vô tính bằng bào
tử ngoại sinh (đính bào tử), sinh sản hữu tính bằng các bào tử túi. Trong một số
loài, sinh sản vô tính với bào tử phấn, bào tử vách mỏng hay bào tử vách dày.
Quá trình sinh sản hữu tính xảy ra sự tiếp hợp của 2 tế bào có nhân đơn bội trên 2
sợi nấm khác tính nhau hình thành hợp tử lưỡng bội (2n) và phân chia 3 lần với
lần đầu giảm nhiễm tạo thành 8 nhân đơn bội, và hợp tử trở thành túi chứa bào tử
túi. Nang hợp thành nhóm gọi là bào nang, thể quả bào tử có dạng ly hay dạng
bình. Bào tử không có roi trong tất cả các chu kỳ sinh truởng.
Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes): Hệ sợi nấm rất phát triển, phân nhánh,
sợi nấm có vách ngăn ngang chưa hoàn chỉnh. Sinh sản vô tính bằng đính bào tử,
sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm hình thành ngoài đảm. Tùy theo cách hình
thành đảm và vách ngăn mà phân chia ra các loại đảm: đảm đơn bào (hay đảm
không vách) gặp ở phần lớn các nấm đảm, đảm đa bào (hay đảm có vách ngăn
ngang hoặc vách ngăn dọc). Sống trên ký chủ thực vật trong tự nhiên.
Lớp Nấm bất toàn (Deuteromyces): nấm có hệ sợi phát triển, sợi nấm đa
bào, có vách ngăn ngang. Sinh sản vô tính bằng bào tử đính, bất động, phát triển

bên ngoài cuống bào tử đính. Bào tử đính có hình dạng, kích thước, màu sắc thay
đổi, đơn nhân hoặc đa nhân, có vách ngăn ngang, dọc hoặc không, hình trứng
(oval), thuôn dài, hình cầu, dạng sao, dạng hơi cong, dạng sợi, hình đĩa, dạng
cuộn xoắn,…. Hiện tại, các nghiên cứu về sinh sản hữu tính của lớp nấm này còn
hạn chế. Số lượng loài của lớp này khá lớn và chiếm 50% tổng số loài nấm và hầu
hết thuộc về nấm bậc cao. Phần lớn nấm bất toàn ký sinh, một số ít hoại sinh.
Một số lớn nấm bất toàn thuỷ sinh và được tìm thấy trong cả môi trường biển và
7


nước ngọt, đa số các cá thể hoại sinh hoặc ký sinh, là nguyên nhân gây một số
bệnh trên thực vật và động vật.
Trên môi trường thạch và trên một số cơ chất trong tự nhiên, bào tử nấm,
tế bào nấm hoặc một đoạn sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm có hình
dạng nhất định gọi là khuẩn lạc nấm. Giai đoạn cuối của sự phát triển khuẩn lạc
sẽ xảy ra sự kết mạng giữa các sợi nấm với nhau làm cho cả khuẩn lạc là một hệ
thống liên thông mật thiết với nhau, thuận tiện cho việc vận chuyển chất dinh
dưỡng đến toàn bộ hệ sợi nấm. Đặc điểm về hình thái, kích thước, màu sắc và bề
mặt của khuẩn lạc nấm có ý nghĩa quan trọng trong định danh các chủng vi nấm.
2.1.3 Đặc điểm sinh sản của vi nấm
 Sinh sản dinh dƣỡng
Vi nấm sinh sản bằng cách đoạn sợi: từ một đoạn sợi nấm tách riêng ra
phát triển thành hệ sợi mới.
Vi nấm sinh sản bằng cách nảy chồi: tế bào nấm men bắt đầu trưởng thành
sẽ nẩy ra một chồi nhỏ. Chồi lớn dần lên, một phần nhân của tế bào được chuyển
sang chồi, rồi tách hẳn ra thành một nhân mới. Tế bào mới sinh ra sẽ tạo ra đủ
vách ngăn để ngăn cách hẳn với tế bào mẹ. Trên mỗi tế bào mẹ có thể nẩy sinh ra
vài chồi ở những vị trí khác nhau. Tế bào con sau khi được hình thành sẽ tách rời
khỏi tế bào mẹ hoặc vẫn đính trên tế bào mẹ và tiếp tục nẩy sinh các chồi mới.
Vi nấm sinh sản bằng bào tử vách dày: một số tế bào riêng biệt trên sợi

nấm có vách dày lên, tích chứa chất dự trử, do đó chịu được những điều kiện bất
lợi trong khi các tế bào bên cạnh chết đi, gọi là bào tử vách dày. Gặp điều kiện
thuận lợi bào tử nầy sẽ nẩy mầm thành sợi nấm mới (Webster, 1970).
Vi nấm sinh sản bằng bào tử phấn: đầu sợi nấm đứt ra thành những tế bào
riêng biệt có vách mỏng, gọi là các bào tử phấn, bào tử sau đó sẽ phát triển thành
sợi mới. Hiện tượng này thường thấy khi nấm sống trong môi trường lỏng .
 Sinh sản vô tính
Bào tử nội sinh thường gặp ở các nấm bậc thấp. Khi bào tử phòng vỡ, các
bào tử được phóng thích ra ngoài và mỗi bào tử phát triển thành một sợi nấm mới.
Bào tử phòng được hình thành trên những sợi nấm đặc biệt, phía đầu sợi nấm này
thường to và phát triển sâu vào trong bào tử phòng còn gọi là đài trụ. Ðối với các
nấm ở nước, bào tử thường có roi (động bào tử), còn đối với các nấm ở cạn, bào
tử không có roi.
8


Bào tử ngoại sinh hay đính bào tử là bào tử không nằm bên trong bào tử
phòng mà nằm ngoài các tế bào sản sinh ra chúng (ngoại sinh), thường xếp thành
chuỗi hoặc thành khối, ở đầu các cuống đính bào tử. Cuống loại bào tử này
thường gặp ở các nấm bậc cao (Webster, 1970).
 Sinh sản hữu tính
Ðối với các nấm bậc thấp, sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao, noãn giao
hay tiếp hợp hợp tử sau khi được hình thành trải qua giai đoạn nghỉ tương đối
ngắn, phân chia giảm nhiễm tạo thành động bào tử hay những sợi ngắn có mang
túi chứa bào tử hay bào tử đính (Webster, 1970).
Ở các nấm bậc cao, sự sinh sản hữu tính gồm hai tế bào sinh sản kết hợp
chất nguyên sinh với nhau nhưng nhân thì vẫn riêng rẽ trong một thời gian sau đó
tạo thành những tế bào có 2 nhân cho đến khi hình thành tế bào sinh bào tử thì 2
nhân mới kết hợp và phân chia giảm nhiễm. Tế bào sinh bào tử có thể cho ra các
bào tử ở bên trong gọi là bào tử túi hoặc các bào tử ở bên ngoài là bào tử đảm .

Nhìn chung, nấm phân bố trên toàn thế giới và tồn tại phát triển ở đa dạng
môi trường sống và thành phần loài khác nhau. Nấm là sinh vật phân hủy chính ở
các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Nấm sống hoại sinh hay cộng sinh do quá
trình phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ và sau đó những
chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác. Nhiều loại nấm kí
sinh gây bệnh trên con người, thực vật và động vật. Phân loại và định danh vi
nấm đặc biệt là vi nấm gây bệnh là cần thiết. Tuy nhiên căn cứ vào các đặc điểm
về hình thái, kích thước, màu sắc và bề mặt của khuẩn lạc nấm, các hình thức sinh
sản thông thường định danh đến các giống nấm nhưng rất ít định danh chính xác
đến loài (Coker, 1923; de Hoog et al., 2000). Phương pháp sinh học phân tử được
ứng dụng phổ biến để định danh đến các loài vi nấm. Các kỹ thuật phân tử cho
phép phát hiện định danh mầm bệnh vi nấm với độ tin cậy, chính xác cao. Các
gen 18S rRNA đã được sử dụng rộng rãi cho các loài vi nấm. Trình tự Internal
Transcribed Sequence (ITS) được sử dụng phổ biến khi phân tích các loài nấm
(White et al., 1990; Phadee et al., 2004). Hay trình tự của đoạn translation
elongation factor 1-alpha (TEF) được sử dụng để định danh các loài thuộc nhóm
Fusarium đặc biệt là các loài Fusarium phức (Geiser et al., 2004; O’Donnell et
al., 2010). Vì vậy, phương pháp định danh truyền thống kết hợp phương pháp
sinh học phân tử giúp định danh chính xác các loài vi nấm cần được ứng dụng.

9


2.2 Một số nghiên cứu vi nấm trong môi trƣờng nƣớc
Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thành phần vi nấm ở các loại thủy vực
khác nhau đã được thực hiện, cụ thể như xác định vi nấm trong môi trường nước
ở sông Nile, Ấn Độ cho thấy vi nấm thay đổi về thành phần và số lượng theo mùa
trong suốt 24 tháng nghiên cứu. Trong đó, có 3 giống xuất hiện với tần suất cao
(19-24 tháng) là Achlya, Saprolegnia và Dictyuchus và 3 giống Isoachlya,
Leptolegnia và Pythium chỉ xuất hiện từ 6-11 tháng (El-Hissy et al., 1982).

Hơn nữa, nghiên cứu vi nấm trong môi trường nước ở thượng nguồn sông
Ai Cập đã tìm thấy sự đa dạng thành phần loài gồm 45 loài thuộc 8 giống nấm tạo
bào tử và 35 loài thuộc 26 giống nấm sợi. Trong đó, Achlya rodriguazina,
Isoachlya toruloides, Saprolegnia luxurians và 14 loài nấm sợi được phát hiện
lần đầu tiên. Số lượng vi nấm thu được nhiều nhất ở những vùng nước có nhiệt độ
thấp hoặc vừa so với vùng có hàm lượng hữu cơ và oxy hòa tan cao. Achlya (13
loài) và Saprolegnia (12 loài) là giống nấm tạo bào tử đã được phát hiện thường
xuyên nhất trong khi Triscelophorus (2 loài), Anguillospora (2 loài) và
Alatospora (1 loài) là giống nấm sợi phổ biến trong nước (El-Hissy et al., 1992).
Ngoài ra, Khallil et al. (1993) đã chứng minh vi nấm ở sông Ai Cập cũng
phân bố khác nhau theo tháng và có đến 58 loài vi nấm được phát hiện trong đó
giống Saprolegniales và Perenosporales có 32 loài và giống Hyphomycetes có 26
loài. Achlya racemosa, Dictyuchus sterile, Alatospora acuminate và
Trisclophorus monosporus là loài phổ biến nhất. Đa số loài nấm xuất hiện nhiều
nhất vào mùa đông so với mùa hè, đồng thời một số loài xuất hiện quanh năm.
Nấm cũng thu được nhiều nhất ở vùng có nhiệt độ thấp hay vừa, hàm lượng hữu
cơ và oxy hòa tan cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng muối hòa tan và
pH không khác nhau theo tháng và cũng không ảnh hưởng đến quần thể nấm. Bên
cạnh đó, nghiên cứu đa dạng vi nấm ở hồ Aswan High, Ai Cập cũng tìm thấy 29
loài nấm thuộc 11 giống và mẫu nước thu được nhiều vi nấm nhất vào thời điểm
như nhiệt độ thấp (15,9 – 20,3 OC), pH từ 7,4 – 8,3. Nhưng mẫu nước ở nơi có
nhiệt độ cao (20,6 – 33,1 OC), pH biến động từ 6,3 đến 9,2, oxy hòa tan 4,5 – 10,6
mg/L, hàm lượng muối hòa tan 149 – 303 mg/L và chất hữu cơ 2,0 – 51,1 mg/L
có ít nấm nhất. Saprolegnia và Pythium thu được thường xuyên trong suốt thời
gian nghiên cứu trong khi Aphanomyces, Dictyuchus, Pythiopsis, Leptomitus,
Allomyces và Blastocladiopsis ít phát hiện (El-Hissy et al., 1996).
El-Nagdi and Nasser (2000) phát hiện 21 loài nấm thuộc 10 giống từ 23
mẫu nước thu được trong các hồ chứa nước mưa ở Ả rập Saudi bằng cách sử
10



dụng giá thể ở nhiệt độ 20-22OC. Các giống nấm thường xuất hiện gồm:
Allomyces (3 loài), Aqualinderella (1 loài), Dictyuchus (2 loài) và Pythium (3
loài). Có 4 loài (Allomyces macrogynus, Aqualinderella fermentans, Pythium
rostratum và Pythium ultimum) lần đầu được tìm thấy ở Ả rập Saudi. Các loài
nấm xuất hiện thường xuyên là Aspergillus flavus, A. fumigatus. A. niger, A.
flavus var. columnaris, Acremonium stictum, Cladosporium herbarum, Fusarium
oxysporum và Penicillium corylophilum.
Sự đa dạng của vi nấm trong môi trường nước được Shearer et al. (2007)
báo cáo trong đó các nhóm nấm thường thấy trong hệ thống môi trường thủy sinh
gồm Ascomycetes (ngoại trừ nấm men), Basidiomycetes, Chytridiomycetes và
Saprolegniales thuộc lớp Oomycetes. Có khoảng 3.000 loài nấm và 138 loài
Saprolegniales tồn tại trong môi trường nước. Ascomycetes và Chytridiomycetes
có số lượng loài chiếm đa số. Đa dạng thành phần vi nấm trong môi trường nước
được tìm thấy chủ yếu ở khu vực ôn đới kế đến là vùng nhiệt đới châu Á.
Nghiên cứu ở hồ Dumaratarai Talab, Ấn Độ trong suốt 12 tháng đã phân
lập được 91 loài nấm chủ yếu các giống như Zygomycotina, Ascomycotina và
Anamorphic. Thành phần loài nấm không giống nhau suốt năm nhưng có sự khác
biệt theo mùa. Vi nấm thu được nhiều nhất vào mùa đông, có đến 55 loài xuất
hiện do vào thời gian này nhiệt độ thấp và có tình trạng ứ đọng nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các bào tử nấm nảy mầm, tồn tại và phát triển. Vào mùa mưa, nước
trong hồ có sự trao đổi ra vào làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và hoạt hóa các
chất dinh dưỡng làm giảm thành phần loài nấm. Thấp nhất là 23 loài vào mùa khô
do lượng nước thấp và nhiệt độ cao ảnh hưởng đến đến các yếu tố cần thiết làm
giảm sự phát triển của nấm. Số lượng nấm cao nhất vào tháng 12 (33 loài) và thấp
nhất vào tháng 3 (5 loài) (Saju, 2011). Ngoài ra, đánh giá tính đa dạng, tần suất
xuất hiện các loài nấm trong nước ở sông Mahanadi, Ấn Độ cho thấy có 31 loài
nấm thuộc 20 giống được phân lập và định danh. Aspergillus niger xuất hiện
nhiều nhất (83,33%), Rhizopus sp. (75%), A. flavus và A. fumigatus (58,33%).
Các loài nấm Cladosporium oxysporum, Fusarium, Aspergillus, Penicillium,

Curvularia, Cladosporium, Rhizopus, Trichoderma cũng được tìm thấy (Parveen
et al., 2011).
Ở đông bắc Phần Lan, sự xuất hiện vi nấm trong môi trường ở sông
Supraśl được thu và sử dụng phương pháp giá thể để phân tích đã phát hiện được
các loài nấm gây bệnh trên cá như: Achlya orion, Aphanomyces laevis,
Dictyuchus monosporus, Saprolegnia ferax, S. monoica và S. parasitica. Nấm
11


gây bệnh trên người gồm Aspergillus candidus, Candida albicans, Lagenidium
humanum, Penicillium mycetomagenum, Rhizophydium keratinophilum và
Trichosporon cutaneum. Và nấm gây bệnh trên cây như Achlya racemosa,
Pythium butleri, P. myriotylum và P. debaryanum. Các chỉ tiêu thủy lý hóa cũng
được phân tích nhưng không ảnh hưởng đến sự hiện diện của nấm trong môi
trường. Tổng số 21 loài vi nấm thu được trong môi trường ở sông Springs khi sử
dụng hạt hemp và da rắn làm giá thể. Các loài nấm thường xuyên thu được bao
gồm Achlya apiculata, Aphanomyces laevis, Dictyuchus monosporus, Pythium
debaryanum và Saprolegnia ferax (Kiziewicz, 2004; Kiziewicz, 2012). Bên cạnh
đó, nghiên cứu đa dạng sinh học của các loài nấm trong thủy sản ở Trung Quốc
cho thấy có 962 loài nấm được báo cáo trong đó 782 loài ở nước ngọt và 213 loài
ở nước lợ mặn nhưng có đến 26 loài tìm thấy ở cả 2 loại thủy vực. Ở vùng nước
ngọt có 25 loài Chytridiomycetes, 256 loài Ascomycetes, 416 loài
Hyphomycetes, 63 loài Oomycetes và 22 loài Zygomycetes (Hu et al., 2013).
Như vậy, vi nấm tồn tại trong môi trường nước ngọt ở các khu vực trên thế
giới đa dạng thành phần loài trong đó cũng có sự hiện diện của các loài vi nấm có
khả năng gây bệnh trên động vật thủy sản. Tuy nhiên, xác định số lượng và thành
phần vi nấm trong các ao nuôi động vật thủy sản vẫn còn hạn chế. Sự biến động
thành phần vi nấm theo thời gian và ảnh hưởng của nó đến đối tượng nuôi cũng
cần được tìm hiểu.
2.3 Nghiên cứu vi nấm gây bệnh trên động vật thủy sản trên thế giới

2.3.1 Bệnh do vi nấm Saprolegniasis
 Phân loại
Phân loại vi nấm trên cơ sở hình thái như đặc điểm sinh sản vô tính và hữu
tính của các chủng vi nấm. Vi nấm bậc thấp kí sinh trên động vật thủy sản chủ
yếu thuộc lớp Oomycotea gồm nhiều giống khác nhau nhưng chủ yếu 3 giống
Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces gây bệnh phổ biến trên động vật thủy sản.
Ngành: Heterokonta
Lớp: Oomycotea
Bộ: Saprolegniales
Họ: Saprolegniaceae
Giống: Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces

12


Hình 2.2: Đặc điểm hình thái cơ bản túi động bào tử của vi nấm thuộc lớp Oomycotea.
1. Saprolegnia; 2. Achlya; 3. Aphanomyces; 4. Leptolegnia (Noga, 1993)

 Vi nấm Saprolegnia
Vòng đời của Saprolegnia gồm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Động bào tử sơ cấp (có dạng hạt với hai roi ở sau) được phóng thích ra khỏi túi
sinh bào tử và di chuyển trong môi trường nước. Sau đó sẽ bị bao lại hình thành
bào nang sơ cấp. Động bào tử thứ cấp (dạng thận và hai roi nằm bên) sẽ được
phóng thích khỏi bào nang sơ cấp. Động bào tử thứ cấp tồn tại thời gian dài hơn
động bào tử sơ cấp và cũng được bao lại thành bào nang thứ cấp. Bào nang thứ
cấp này có thể chết đi hoặc nảy chồi tạo thành sợi nấm mới và trong một số
trường hợp có thể phóng thích trở lại động bào tử thứ cấp khi gặp điều kiện
không thuận lợi cho sự nảy chồi (Johnson et al., 2002).
 Vi nấm Achlya
Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và sợi nấm của Achlya tương tự Saprolegnia.

Tuy nhiên quá trình sinh sản vô tính của Achlya khác biệt. Các túi chứa bào tử có
kích thước tương đương với sợi nấm. Bào tử sau khi được phóng thích ra khỏi túi
bào tử sẽ tập trung thành vòng tròn ở phần đầu của túi bào tử. Bào tử sơ cấp có
giai đoạn nghỉ dài sau đó hình thành các động bào tử bơi tự do trong môi trường.
Sau đó động bào tử thứ cấp sẽ đứng yên và nẩy mầm thành sợi nấm mới. Đây
cũng là đặc điểm để phân loại giữa các giống vi nấm thuộc họ Saprolegniaceae.
Có ít loài Achlya có hình thức sinh sản hữu tính (Johnson et al., 2002).
13


Sinh sản hữu tính

Sinh sản
vô tính

Hình 2.3: Vòng đời của vi nấm Saprolegnia
(Raven et al., 1992)

 Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh do vi nấm Saprolegniasis thường được gọi là bệnh nấm thủy mi.
Động vật thủy sản nhiễm Saprolegniasis quan sát thấy sợi nấm màu trắng, xám,
nâu trên da, vây và mang. Đầu tiên vi nấm nhiễm một vùng nhỏ sau đó lan rộng
và có thể bao phủ toàn bộ cơ thể, sợi nấm phát triển dầy đặc tạo thành búi trông
giống như bông gòn. Bệnh có thể cấp tính nhưng thường bệnh do vi nấm này kéo
dài và mãn tính (Noga, 1996; Hoffman, 1999). Quan sát mẫu tươi hay nhuộm
cotton blue dưới kính hiển vi cho thấy các sợi nấm dài, không có vách ngăn,
không hoặc có phân nhánh. Ở phần đầu một số sợi nấm có các túi chứa động bào
tử hình cầu. Vi nấm Saprolegnia nhiễm trên trứng cá có nhiều sợi nấm phát triển
dầy đặc và tua tủa trong môi trường nước. Bệnh thường xuất hiện khi cá bị xây
xát, hoặc bị tổn thương vùng da, vây do vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra.


14


 Phân bố và lan truyền bệnh
Oomycetes là lớp nấm cơ hội gây hoại sinh khi cơ thể cá bị các tổn thương
vật lý và stress. Saprolegnia tồn tại trong nước đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến
đến các loài cá trong tự nhiên và cá nuôi (Pickering and Willoughby, 1982).
Nhóm vi nấm Oomycetes thường là tác nhân thứ cấp gây bệnh trong điều kiện sau
khi cá nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng và ảnh hưởng các yếu tố môi trường khác.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy vi nấm này là tác nhân gây bệnh đầu
tiên trên cá và trứng cá (Willoughby, 1978; Walser and Phelp, 1993). Có 8 giống
nấm được báo cáo gây nhiễm trong tự nhiên và nhân tạo bao gồm: Saprolegnia,
Achlya, Aphanomyces, Calyptratheca, Thraustothea, Leptolegnia, Pythiopsis và
Leptomitus nhưng chỉ có 3 giống Saprolegnia, Achlya và Aphanomyces thường
gây bệnh trong thủy sản (Hatai and Hoshiai, 1993; Bly et al., 1992).
Bệnh do vi nấm gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá hồi Atlantic Salmon
salar trong suốt những năm 1960s ở Anh và nam Ireland. Cá nhiễm vi nấm có
những vết loét và hoạt tử ở lớp da cơ. Saprolegnia parasitica được phát hiện ở cá
bệnh và là tác nhân gây bệnh này (Willoughby, 1969; Robert, 1993). Bệnh do
Saprolegnia cũng gây hao hụt lớn cho các trang trại sản xuất giống cá hồi
Atlantic ở Ireland và Na Uy và cá hồi bạc ở Nhật (Smith, 1994; Langvad, 1994;
Hatai and Hoshiai, 1992). S. parasitica và S. diclina được phát hiện là nguyên
nhân làm chết các loài cá nuôi như cá hồi đốm, cá hồi bạc và cá ayu Plecoglossus
altivelis ở Nhật, Úc và Mỹ (Yuasa and Hatai, 1995; Mueller and Whisler, 1994).
Cá bệnh do lớp nấm Oomycetes bị nhiễm theo nhiều nguồn khác nhau như
từ cá tự nhiên đến cá nuôi, từ trứng cá, nguồn nước cấp vào, dụng cụ thiết bị và
phương tiện vận chuyển. Bệnh do nấm này lan truyền trực tiếp từ cá hoặc từ trứng
và không có kí chủ trung gian (Singhal et al., 1987). Nghiên cứu cho thấy da là cơ
quan đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh do vi nấm và sự gia tăng bài tiết chất nhầy

trên da sau khi tiếp xúc với động bào tử thứ cấp giúp giảm kí sinh trên da cá.
Ngoài ra, chất sản sinh từ lớp chất nhầy bên ngoài có thể hạn chế sợi nấm phát
triển thành bào tử (Wood et al., 1988). Phản ứng của tế bào giúp phát hiện lớp
chất nhầy bên ngoài do đó lớp màng nhầy hoạt động đầu tiên như hàng rào sinh lý
chống lại sự xâm nhiễm của nấm. Tuy nhiên, chất nhầy trên bề mặt cơ thể cá gây
ra sự hình thành bào nang của động bào tử từ các chủng nấm Saprolegnia gây
bệnh kết quả làm phá hủy tế bào biểu mô và mất tế bào goblet, chấy nhầy tiết ra
không ngừng ở giai đoạn này các bào tử nấm có khả năng nhiễm vào cá (Bruno
and Wood, 1994).
15


Saprolegnia chủ yếu là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài cơ thể bằng phản
ứng viêm nhẹ. Các vết thương rất hiếm tổn thương đến hệ cơ. Tế bào biểu mô bị
phá vỡ là kết quả của sự điều hòa áp suất thẩm thấu với sự giảm rất nhiều chất
dịch cơ thể và bị nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh khác. Hội chứng bệnh “winter
kill” trên cá nheo ở đông nam Mỹ do nấm gây ra liên quan đến việc nhiệt độ bị
giảm đột ngột (dưới 15oC), hàm lượng ammonia cao và các nguyên nhân gây sốc
khác (Howe, 1998). Ngoài ra, các yếu tố môi trường được cho rằng là kết quả của
sự tổn thương các tế bào biểu mô, tổn thương lớp chất nhầy, giảm số lượng tế bào
tiết chất nhầy hoặc việc giảm sự tăng tiết chất nhầy làm cho động bào tử có thể
bám chặt và nhiễm vào cơ thể (Quiniou et al., 1998).
Khi thu mẫu hàng tháng tại 12 vùng nuôi thủy sản ở Tehran đã định danh
được 5 loài Saprolegnia và 2 loài Achlya xuất hiện thường xuyên. Ngoài ra
Isoachlya, Leptolegniella, Protoachlya và Pythiopsis xuất hiện với tần xuất thấp.
Saprolegnia ferax xuất hiện nhiều khi nhiệt độ nước lạnh vào mùa thu và đông,
Saprolegnia litolaris và A. chlorata tìm thấy nhiều nhất vào các tháng hè. A.
debaryana có vào các tháng hè và thu (Nejadsattari, 2000). Vi nấm gây bệnh trên
các loài cá nuôi nước ngọt như cá tra, cá Barbodes gonionotus và cá Cirrhinus
cirhosus và cá tự nhiên như cá rô, cá lóc,… ở Banglades. Có 19 chủng nấm được

định danh thuộc các giống Saprolegnia, Achlya và Aphanomyces (Zahura et al.,
2004).
Xác định tác nhân gây bệnh do Saprolegnia trên cá nheo Mỹ được thực
hiện bằng thí nghiệm hạ nhiệt độ môi trường nước nhanh chóng từ 22oC giảm đến
10oC kết quả cho thấy 92% cá nhiễm nấm trên da và tỉ lệ chết là 67% sau 21 ngày
cảm nhiễm. Kết quả mô bệnh học cho thấy có sợi nấm trên da cá bệnh và chưa
phát hiện vi khuẩn hay bạch cầu xung quanh vùng có nấm nhiễm (Bly et al.,
1992). Gây nhiễm vi nấm S. parasitica trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) bằng
cách tạo vết trầy xước và làm mất nước, gia tăng nhiệt độ nước và kết hợp 2
phương pháp. Kết quả cho thấy 25,9% cá gây sốc bằng tạo vết trầy xước và tăng
nhiệt độ bị nhiễm bệnh nhưng có đến 77,8% cá bệnh khi kết hợp cả 2 phương
pháp. Cá thí nghiệm bị nhiễm nấm sau 5 ngày (Howe and Stehly, 1998). Thí
nghiệm trên cá rô phi bằng cách làm sạch chất nhầy bên ngoài và tạo vết thương
cho thấy cá vừa gây sốc bằng cách làm sạch chất nhầy và tạo vết thương bị nhiễm
nấm. Đồng thời, ở cá gây sốc bằng cách kết hợp tạo vết thương trên da và hạ
nhiệt độ nhanh chóng dễ nhiễm nấm hơn (Osman et al., 2008).

16


×