Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI tập học kỳ LUẬT đất ĐAI 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.88 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều trường hợp thu hồi đất tràn lan, kém hiệu
quả, trái quy định của pháp luật dẫn đến nhiều tranh chấp, bức xúc. Trong khuôn khổ bài
viết này, em xin trình bày để mọi người hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua một vụ việc có
liên quan đến việc tranh chấp trong việc thu hồi đất : “Hộ gia đình ông A năm 1989 được
UBND huyện cấp đất ở ,diện tích là 200m2 sát đường quốc lộ. Việc giao đất tại thực địa do
UBND xã thực hiện nhưng không có giấy tờ thể hiện mốc giới cách mép đường là bao
nhiêu. Hiện nay đo tới sát mép đường vẫn là 200m2. Nay, UNND huyện thu hồi 30m2 để
mở rộng đường nhưng không bồi thường, không có quyết định thu hồi đất vì cho rằng phần
đất bị thu hồi nằm trong hành lang an toàn giao thông. Hộ ông A không đồng ý và không
thực hiện yêu cầu trả đất cho hội đồng GPMB. UBND huyện đã tổ chức cường chế (không
có quyết định cưỡng chế).”
NỘI DUNG
1. UBND huyện đã có những hành vi hành chính nào khi thực hiện nhiệm vụ thu
hồi đất trái pháp luật?
Có ba hành vi hành chính của UBND huyện khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất trái pháp
luật, cụ thể: Về việc thu hồi đất không có quyết định thu hồi, theo Khoản 1 và 4 Điều 67
Luật Đất đai 2013 quy định: “(1). Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90
ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông
báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.(4). Khi
quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu
hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất”. Như vậy, việc thu hồi đất của hộ gia đình ông
A phải ra quyết định thu hồi đất (trước đó phải thông báo trước 180 ngày), có phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quyết định này phải được công bố trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Sau khi hoàn tất các thủ tục này, ông A mới có nghĩa vụ chấp hành
theo. Nhưng ở đây UBND huyện đã thu hồi 30 m 2 đất mở rộng đường mà không có quyết
định thu hồi đất. Như vậy việc thu hồi này là trái pháp luật.
Về việc UBND huyện không bồi thường cho hộ gia đình ông A. Theo khoản 1 Điều 75,
Khoản 1 Điều 79 Luật đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐCP về điều


kiện và việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở có quy định: “Hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
1


của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật
này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”. Vì vậy trong trường hợp này cần xác định
hộ gia đình ông A đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Hoặc trên sổ
mục kê, sổ địa chính có ghi hồ sơ thửa đất của gia đình không? Kể từ thời điểm được cấp
đến nay gia đình ông có sử dụng ổn định, liên tục với mảnh đất này hay không? Việc xác
định này rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo gia đình ông A đủ điều kiện để được hưởng bồi
thường không? Xét thấy hộ gia đình ông phải được bồi thường theo Điều 100 Luật đất đai
2013. Vì cho dù ông A không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tên trong
sổ địa chính, sổ mục kê nhưng gia đình ông sử dụng ổn định, liên tục trên thửa đất đó kể từ
ngày UBND huyện cấp thì gia đình ông vẫn được bồi thường (thuộc trường hợp sử dụng
đất trước ngày 15/10/1993) hoặc chỉ cần ông vẫn còn đang giữ Quyết định cấp đất của
UBND huyện thì vẫn được bồi thường. Việc xác định được bồi thường của hộ gia đình ông
em sẽ phân tích cụ thể hơn ở câu hai. Vậy hành vi này của UBND là không đúng pháp luật.
Về việc UBND huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất mà không có quyết định cưỡng chế
cũng là hành vi hành chính trái pháp luật. Vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật đất
đai 2013 về điều kiện để cưỡng chế thực hiện thu hồi đất có điểm là phải có quyết định
cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp
xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, quyết định này phải có hiệu

lực thi hành và người bị cưỡng chế phải nhận được quy định này. Như vậy UBND huyện
chưa đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà đã tiến hành thực hiện
trên thực tế. Vấn đề này em sẽ phân tích rõ hơn ở phần ba.
2. Hộ gia đình ông A không được bồi thường là đúng hay sai? Vì sao?
Việc gia đình ông A không được bồi thường là sai vì ở trên ta đã nói điều kiện được bồi
thường là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất ở có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 75 Luật đất đai). Tuy
nhiên, trong tình huống chưa xác định rõ mảnh đất mà hộ gia đình ông A đang nắm giữ đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng chưa? Cũng không xác định trên sổ địa chính hay
sổ mục kê có ghi hồ sơ thửa đất của gia đình ông không? Hay gia đình ông có sử dụng
mảnh đất này liên tục ổn định công khai? Nên em xin được chia thành các trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu thửa đất mà gia đình ông A đã được cấp giấy chứng nhận hoặc có trong
sổ địa chính, sổ mục kê thì gia đình ông chắc chắn sẽ được bồi thường theo điều 100 luật
đất đai 2013 quy định về điêù kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất trong Điểm b Khoản 1 có ghi: “(1). Hộ gia đình, cá

2


nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
không phải nộp tiền sử dụng đất: b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;…”
Thứ hai, nếu thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng được sử dụng ổn định,
liên tục từ ngày UBND huyện cấp thì gia đình ông vẫn được bồi thường theo Khoản 4 Điều
100 Luật đất đai 2013: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà
chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Thứ ba, nếu gia đình ông vẫn đang giữ Quyết định cấp đất của UBND huyện thì
UBND phải bồi thường cho gia đình (Điểm a Khoản 1 Điều 100 luật đất đai 2013 Hộ gia
đình cá nhân vẫn được bồi thường khi bị thu hồi đất trong trường hợp (a) Những giấy tờ về
quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp
trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa,
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
Hơn nữa, ngay từ khi UBND huyện cấp diện tích đất ở là 200m 2 sát quốc lộ từ năm 1989
và UBND xã thực hiện không có giấy tờ thể hiện mốc giới cách mép đường là bao nhiêu đã
là trái quy định, vì theo NĐ 02 ngày 21/02/1982 của Hội đồng bộ trưởng quy định về hành
lang an toàn giao thông đường bộ là 15m tính từ mép đường hoặc chân mái. Nay theo Điều
15 NĐ 100/2013/NĐ-CP(1) đã quy định rõ giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Dù thế nào một phần đất của gia đình ông A vẫn nằm trên hành lang an toàn giao thông
quốc lộ. Tuy nhiên việc sử dụng đất này hoàn toàn là do lỗi của UBND xã đã giao đất hành
lang cho hộ ông, đến nay sát mép đường vẫn là 200m 2. Như vậy ta thấy rằng việc sử dụng
đất trên hành lang an toàn giao thông quốc lộ không phải là do hộ ông A lấn chiếm hay do
lỗi vi phạm. Vì vậy gia đình ông A không có lỗi và hoàn toàn đủ điều kiện để bồi thường.
3. Việc cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện là đúng hay sai? Vì sao? Quy định
tại văn bản nào?
Việc cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện là sai, vì:
Năm 1989, hộ ông A được UBND huyện cấp 200m 2 đất chắc chắn có quyết định giao
đất, ông cũng đã sinh sống ổn định liên tục tại đây nên hoàn toàn đủ điều kiện để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác UBND huyện đã công nhận quyền sử
dụng hợp pháp của hộ gia đình ông trên mảnh đất đó.

3



UBND huyện cũng không thực hiện đúng trình tự thủ tục thu hồi đất , theo điều 69 luật
Đất đai thì trình tự thủ tục thu hồi đất gồm: Thông báo về việc thu hồi đất; Xây dựng và
thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Lập thẩm định phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, ra quyết định thu hồi đất; Nếu người có đất thu hồi không bàn giao đất thì
UBND xã, UBMT Tổ quốc VN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục người có đất thu hồi thực hiện;
Và chỉ khi người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành
việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch
UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc
cưỡng chế). UBND có thẩm quyền không làm đủ các trình tự thủ tục. Về việc thông báo,
điều tra đo đạc đề bài không nêu rõ dữ kiện. Nhưng UBND Huyện đã không tiến hành lập
thẩm định lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường mà quyết định không bồi thường
vì cho rằng đất năm trên hành lang an toàn giao thông, đặc biệt cũng không ra quyết định
thu hồi đất, không vận động thuyết phục hộ gia đình ông A giao đất, mà trực tiếp tổ chức
cưỡng chế thu hồi. Như vậy việc làm này là không đúng trình tự thủ tục thu hồi đất.
Hơn nữa, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 71 Luật đất đai 2013 về điều kiện được
cưỡng chế thu hồi đất: “Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau
khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi
và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;”. Do ở
đây không có quyết định thu hồi đất nên không thể nói hộ ông A không chấp hành quyết
định được. Hơn nữa về hình thức, căn cứ Điểm b, c,d Khoản 2 Điều 71 quy định về điều
kiện cưỡng chế thu hồi đất là phải có có quyết định cưỡng chế thu hồi đất do chủ tịch
UBND huyện ban hành: “2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi
có đủ các điều kiện sau đây:…(b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã
được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có đất thu hồi; (c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
đã có hiệu lực thi hành; (d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực
hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành…3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết

định cưỡng chế….” Như vậy việc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất mà không có quyết định
là trái quy định của pháp luật.
4. Ông A có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định tại văn bản pháp luật nào?
Ông A có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định tại các văn bản pháp luật như Luật
đất đai 2013 tại Điều 204 quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai; Luật
khiếu nại năm 2011 về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính về đất đai; Luật tố tụng hành chính về trình tự thủ tục giải quyết khiếu kiện các
quyết định hành chính hành vi hành chính về đất đai. Cụ thể như sau:
4


Theo Điều 204 Luật đất đai 2013 quy định: “1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai; 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về
khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”.
Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành vi hành chính về đất đai, theo các quy định
Luật khiếu nại 2011. Cụ thể theo Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại quy định về trình tự khiếu
nại: “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp
luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu
nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành
chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành
chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc
quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai
đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính…”
Về hình thức khiếu nại hộ gia đình ông A có thể chọn các hình thức quy định tại Điều 8
Luật khiếu nại 2011(2) theo đó gia đình ông có thể trực tiếp khiếu nại khiếu nại bằng đơn
hoặc khiếu nại thông qua người đai diện. Thời hạn khiếu nai: 90 ngày, kể từ ngày nhận

được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính là
trái pháp luật (Điều 9 Luật khiếu nại). Về hồ sơ khiếu nại bao gồmTheo quy định của Luật
khiếu nại 2011 thì Hồ sơ khiếu nại gồm những loại giấy tờ sau:1. Đơn khiếu nại (theo
mẫu); 2. Các tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại; 3. Giấy chứng minh nhân dân, hộ
khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân.. Tuy nhiên những loại giấy tờ nêu trên chỉ có tính
chất tham khảo, tùy theo vụ việc cụ thể, những tài liệu, chứng cứ được yêu cầu cung cấp sẽ
khác nhau.
Ngoài ra hộ gia đình ông A cũng có thể trực tiếp khởi kiện hành vi hành chính của
UBND huyện ra Tòa án theo trình tự thủ tục Luật tố tụng hành chính khi ông không đồng ý
với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được
giải quyết (Theo Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại). Gia đình ông phải khởi kiện ra Tòa án
nhân dân Huyện nơi ông đang sinh sống vì theo Khoản 1 Điều 29 Luật tố tụng hành chính
2010 về thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: “Toà
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp
huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:1. Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước đó”; Thời hiệu khởi kiện 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định
hành chính, hành vi hành chính (Điểm a Khoản 2 Điều 104 Luật tố tụng hành chính).

5


Khi khởi kiện gia đình ông cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện có đủ nội
dung (có mẫu) theo Điều 105 Luật tố tụng hành chính (3); Cam kết của người khởi kiện
không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; Các tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện; Bản sao quyết định hành chính, bản sao các quyết định
giải quyết khiếu nại (nếu có),…; Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có)
và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ để thực hiện
hành vi hành chính,… ; Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có); Bản sao hộ khẩu, giấy

chứng minh thư (có chứng chực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền); Bản thống kê danh
mục các tài liệu (bản chính, bản sao). Ngoài ra tùy từng vụ việc cần các giấy tờ khác nhau.
Như vậy khi thực hiện quyền khiếu nại khiếu kiện của mình ông A sẽ dựa trên các quy
định của Luật đất đai 2013, Luật khiếu nai 2011, Luật tố tụng hành chính năm 2010.
KẾT LUẬN
Qua tình huống trên có thể thấy rằng tình trang thu hồi đất của nước ta vẫn còn tràn lan,
kém hiệu quả, vấn đề thu hồi đất luôn là một vấn nạn lớn vì nó kéo theo rất nhiều các hệ
lụy lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ
chuyên môn còn yếu kém về năng lực chưa nắm vững luật, trách nhiệm đạo đức nghề
nghiệp chưa cao. Vì vậy cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, đưa ra các
chế tài thích đáng để xử lý những hành vi phạm luật. Chính những hạn chế trong thực tế đã
khiến Luật đất đai 2013 đã có nhiều điểm đổi mới trong thu hồi, bồi thường và định giá đất.
Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo
một cách công khai, minh bạch, quy định rõ hơn về thẩm quyền thu hồi đất của UBND các
cấp và quyền lợi của người có đất thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu
hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc phục một
cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí,
tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 cũng quy định đầy đủ, rõ
ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; Quy định giá đất bồi
thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất;. Trên đây là hướng giải quyết tình
huống về tranh chấp trong việc thu hồi đất của cơ quan nhà nước, do hiểu biết còn hạn hẹp
mong thầy cô thông cảm bổ sung và sửa chữa.
GHI CHÚ

1. Điều 6 NĐ 100/NĐ-CP: Điều 15 được sửa đổi như sau:
"Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ

6



Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an
toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác
định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như
sau:
1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm
vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo
quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và
hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên
để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn
giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối
với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với
hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10
mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
2. Điều 8 Luật Khiếu nại 2011: Hình thức khiếu nại:
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ

ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu

7


nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký
tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại
hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại
bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó
ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. 5. Trường hợp khiếu nại được thực
hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại,
có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định
của Luật này.”
3, Điều 105 Luật Tố tụng hành chính 2011: Đơn khởi kiện
1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về
danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
e) Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết;
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại.
2. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ
chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào
phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa

thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo
pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các
tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


1. Luật đất đai 2013.
2. Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
3. Nghị định 47/2014/NĐ-CP Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất.
4. Nghị định 100/NĐ-CP
5. Mạng internet
/> /> />ItemID=469
/>
9



×