Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Dựa trên các lý thuyết về ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong 5 năm gần đây và đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách vào tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.55 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia lớn
đều gặp phải. Ở nước ta việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề
nhạy cảm , bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác
động đến sự phât triển bề vững của mỗi quốc gia. Ở nước ta mức độ thâm hụt ngân
sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng
như tới toàn bộ nền kinh tế.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì. Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở
Việt Nam trong 5 năm gần đây như thế nào. Giải pháp nào để xử lý thâm hụt
NSNN ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về
phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm pháp hiện nay. Bài
thảo luận này sẽ giải quyết mọi vấn đề vừa đặt ra.


CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH, NGUYÊN NHÂN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI NỀ KINH TẾ.
I.KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 ,Ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của
Chínhphủ, bao gồm các khoản thu ( chủ yếu từ thuế ) và các khoản chi ngân sách .
-Trạng thái của ngân sách chính phủ :
B=T-G
B = t.Y - G
B = 0 hay T = G -> Ngân sách cân bằng
B > 0 hay T > G -> Bội thu ngân sách ( thặng dư )
B < 0 hay T < G -> Bội chi ngân sách ( thâm hụt )
2 , Thâm hụt ngân sách Nhà nước
-Thu ngân sách Nhà nước: được hình thành từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên cuả quốc
gia; các khoản viện trợ trong và ngoài nước; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.


-Chi ngân sách Nhà nước: theo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa, giáo dục, y
tế, xã hội, quản lý Nhà nước, quốc phòng an ninh , ngoại giao, viện trợ và các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật
=> Thâm hụt ngân sách Nhà nước là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà
nước lớn hơn các khoản thu , phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Trường hợp ngược lại , khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng
dư ngân sách .
3, Phân loại thâm hụt ngân sách Nhà nước
- Thâm hụt ngân sách thực tế : Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế
trong một thời kỳ nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu ( chủ động ) :


+ Là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản
lượng tiềm năng khi cơ cấu thu chi không cân đối.
+ Khi Chính phủ chủ động tăng chi tiêu để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hoặc
thúc đẩy phát triển 1 ngành mới trong nền kinh tế => Ngân sách thâm hụt tăng lên
-Thâm hụt ngân sách chu kỳ ( bị động ) :
+ Là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh .
+ Xảy ra khi nền kinh tế rơi vào chu kì suy thoái.


II. NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách ở Việt Nam Thâm hụt ngân sách do rất
nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền
kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân
chính sau:
1 Nhóm nguyên nhân khách quan : Nguyên nhân tác động và giải pháp xử lý thâm
hụt ngân sách ở Việt Nam.
1.1 Tác động của chu kì kinh doanh ở giai đoạn khủng hoảng làm cho thu nhập của

Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới
về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn
kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng
tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu
kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
1.2 Do hậu quả các tác nhân gây ra Xã hội luôn phải đối mặt với những rủi ro thiên
tai, dịch bệnh và đôi khi cả những rủi ro do chính con người gây ra như chiến tranh,
khủng bố tình trạng dân số gia tăng…mặc dù khi lập dự toán ngan sách các quôc
gia đã có những biên pháp dự phòng nhưng đôi khi rủi ro vượt ra ngoài dự đoán để
xử lý các tình trạng khản cấp nhắm ổn định các hoạt dộng kinh tế xã hội, nhà nước
phải tăng chi và thâm hụt ngân sách sảy ra ngoài mong muốn của nhà nước.
2 Nhóm nguyên nhân chủ quan :
2.1 Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy
mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực
hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ
giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là
bội chi cơ cấu.
2.2 Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý:
2.2.1 Thất thu thuế nhà nước thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân
sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà
nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự
quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế,
gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc giãn
thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn
đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc


chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách
nhà nước.
2.2.2 Đầu tư công kém hiệu quả

Trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa
được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn
chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự
phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách
nhà nước. Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém
hiệu quả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng
trở nên trầm trọng
2.2.3 Nhà nước huy động vốn để kích cầu chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ
chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ
nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 812%GDP
2.2.4 Chưa chú trọng giữa chi đầu tư phất triển và chi thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi
ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ
chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân
cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự
toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi
bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi
hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình,
làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để
có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ
sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
2.2.5 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn tăng chi tiêu của chính phủ một mặt
giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy
cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các
khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của
hệ thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính
phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây
ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn đến thâm hụt ngân sách và lạm

phát.


III. TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:
1.Thâm hụt ngân sách và vấn đế thoái lui đầu tư: Theo “Thuyết tương đương” của
Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân sách thì tiết kiệm của dân chúng tăng lên
bằng mức thâm hụt. Vì thế sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất, không gây cản trở đầu
tư. Tuy nhiên, qua thực tế ở nhiều nước khi ngân sách nhà nước thâm hụt, chi tăng,
thu giảm, GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức
cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả là một
phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao, kéo theo thoái lui đầu tư với
quy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài hạn. Từ đó làm giảm
sự tăng trưởng kinh tế.
2. Thâm hụt NSNN – một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát: “Lạm phát là
sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.” Khi ngân sách thâm hụt lớn,
chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một
nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy
sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Mà tác
hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu
nhiên, gây biến dạng về cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế... Như vậy,
nghĩa là thâm hụt NSNN gián tiếp gây ra các tác động trên làm tổn hại đến nền
kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt ngân sách nhà
nước. Với tác động phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát cũng
làm dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng mực nhất định: Thứ nhất, Chính
phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm phát. Thứ hai, Chính phủ có thể
được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng ít hơn bản thân của lạm
phát. Và như vậy bản thân mức thâm hụt NSNN có thể giảm.

3. Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân
thương mại. Các hoạt động xuất và nhập hàng hóa không chỉ được đánh giá thông

qua số lượng mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là
tỉ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân
nước đó. Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng


nhập khẩu thi cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và
ngược lại (nếu như khối lượng hàng không thay đổi). Như ta đã phân tích ở trên,
tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng. Lãi suất tăng làm
cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng theo đó
cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu. Trong khi tương ứng, hàng hóa của đất
nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó, dẫn tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu.
Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu: Nhập vào lớn hơn xuất
ra, việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó
khăn, tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế


Chương II: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH
VIỆT NAM
I – THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở NƯỚC TA TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2010 – 2015)
Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơcấu"
do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách Việt
Nam tăng nhanh trong thời gian qua
Tình hình thu NSNN giai đoạn 2010-2015
Đơn vị :tỉ đồng
stt
A
1
2
3

4
B

Chi tiêu
Tổng thu cân
đối nsnn
Tổng thu nội
địa
Thu từ dầu
thô
Thu cân đối
từ hoạt động
XNK
Thu viện trợ
Thu khác

Quyết đoán
Năm
Năm
2010
2011
777.283 962.982
377.030

443.731

Năm
2012
1.038.45
1

477.106

69.179

110.205

130.351
11.868
188.855

Dự toán
Năm
Năm
2013
2014
1.084.064 782.700

Năm 2015
911.100

567.403

539.000

638.600

140.106

120.436


85.200

93.000

155.765

107.104

129.385

154.000

175.000

12.103
241.178

10.267
303.568

11.124
255.716

4.500

4.500
10.000

Thực hiện thời hạn nộp thuế quý đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, da công dệt may, da , dầy chính

phủ cũng đã chỉ đạo các ngành các cấp tăng cường công tác quản lý thu thuế ngay
từ đầu năm ,tích cực đôn đốc thu nợ đọng , hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện
nghiêm chế độ kê khai , nộp thuế. Nhờ vậy , mặc dù chịu nhiều tác động của các
yếu tố không thuận lợi ,song kết quả thu ngân sác nhà nước nói chung và nhiều
khoản thu quan trọng nói riền đạt khá so với dự toán. Năm 2010 giá cả nhiều loại
vật tư, nguyê nhiên liệu phục vụ sản xuất đã tăng hơn năm 2009, bên cạnh đó , thời
tiết khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu điện cho sản xuất , chi phí vận tải tăng, làm tăng
chi phí sản xuất, giảm tích lũy của nhiều doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước ngày càng gay gắt . Tiếp tục


thực hiện lộ trình đổi mới , sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , trong năm 2010 các
Bộ, địa phương, các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế đã rà soát , điều chỉnh
phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước . Năm 2010 có khoảng 300 doanh
nghiệp và bộ phận doanh nghệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa sắp xếp lại, tính
chung đến ngày 31/12/2010 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5845 doanh nghiệp
và bộ phận doanh nghiệp , trong đó,cổ phần hóa được 3943 doanh nhiệp và bộ phận
doanh nghiệp , chiếm 67,5% tổng số đã sắp xếp
Khu vực kinh tế đã có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ veeg thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư tực tiếp nước
ngoài đk cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỉ USD , trong đó số vốn thực
hiện ước 11 tỉ USD, góp phần đổi mới công nghệ sản xuất , tăng kim ngạch xuất
khẩu và tạo việc làm cho người lao động.

Tình hình chi NSNN giai đoạn 2010-2015
Đơn vị :tỉ đồng
S
tt

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dự
toán

Dự
toán

Dự
toán

Dự
toán

Quyết
toán

Quyết
toán

Quyết
toán

Quyết
toán


Năm20 Năm
14
2015
Dự
Dự toán
toán


1

2

3
4

5

6
7

Tổng
chi cân
đối
nsnn
Chi
đầu tư
phát
triển
Chi trả

nợ và
viện
trợ
Chi
thưởng
xuyên
Chi cải
cách
tiền
lương
Chi bổ
sung
quỹ dự
chữ tài
chính
Dự
phòng
Chi
khác

582.2 850.8
00
74

725.6
00

1.034.2
44


125.5 183.1
00
66

152.0
00

208.306 180.0
00

268.812 175.0 271.6
00
80

163.00
0

195.000

70.25 88.77
0
2

86.00
0

111.943

100.0
00


105.838 105.0 205.5
00
70

120.00
0

150.000

335.5 376.6
60
20

442.1
00

467.017 542.0
00

603.372 658.9 704.1
00
65

704.40
0

767.000

35.49 20.29

0
1

7.000

23.927

59.30
0

12.595

15.60 7.716
0

100

100

288

100

441

100

275

15.30

0

18.40
0
181.7
50

903.1
00

1.170.9
27

21.70
0
222.763

78.00 1.277.
0
710

253

23.40
0
179.866

181.8
41


1.006.7 1.147.1
00
00

10.000

100

100

19.200

25.000



Tình hình bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm

Tổng thu cân đối
NSNN

Tổng chi cân
đối NSNN

Thâm hụt
NSNN

2010

2011
2012
2013
2014
2015(ước tính)

777.283
962.982
1.038.451
1.084.064
782.700
911.100

850.874
1.034.244
1.170.924
1.277.710
1.006.700
1.147.100

109.191
112.034
173.815
236.769
224.000
226.000

Tỷ lệ bội
chi NSNN
so với GDP

5,5%
4,4%
5,36%
6,6%
5,3%
5,0%

II. BỘI CHI NGÂN SÁCH VÀ MỐI LIÊN HỆ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ
MẤT CÂN ĐỐI VĨ MÔ
1. Khái niệm và bản chất của lạm phát
Lạm phát là một quá trình giá tăng liên tục, tức là mức giá chung tăng lên hoặc là
quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Nguyên nhân gây ra lạm phát có nhiều, bao
gồm:
– Lạm phát là do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra
tăng giá. Cơ chế lan truyền đã tạo nên căng thẳng thêm các mâu thuẫn đó và dẫn
đến lạm phát tăng lên. Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng
cao, nhưng lại tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát do mất
cân đối cơ cấu kinh tế xuất hiện khi có quan hệ không bình thường trong các cân
đối lớn của nền kinh tế như công nghiệp – nông nghiệp, công nghiệp nặng – công
nghiệp nhẹ, sản xuất – dịch vụ, xuất khẩu – nhập khẩu, tích luỹ- tiêu dùng. Những
thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế – xã hội do tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến
giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới
hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối hợp lý, năng lực sản xuất
không được khai thác hết, trạng thái vừa thừa vừa thiếu xuất hiện.


– Lạm phát là do tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu
của nền kinh tế. Với quan điểm này, lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền
bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường.
Điều này, được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá.

– Lạm phát do cầu kéo hay là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng
hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn
tổng cung hàng hoá và dịch vụ, đã đẩy giá tăng lên để thiết lập một sự cân bằng
mới trên thị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc vào độ
co dãn của giá cung hàng hoá và dịch vụ. Cung hàng hoá và dịch vụ có thể tăng
nhanh do tăng giá một chút nếu độ co dãn của giá là lớn. Một mặt, nếu các cơ sở
sản xuất đang hoạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản
xuất chưa được sử dụng, cung hàng hoá sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hàng hóa và
có thể không gây ra lạm phát.
– Lạm phát (chi phí đẩy) xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài tác động
vào không gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Như chúng ta
đều biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một lượng lớn
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, nếu giá của những loại nguyên
vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm
sẽ tăng lên và để tồn tại, buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán trên thị trường
trong nước tăng lên theo.
Như vậy, với nguyên nhân gây ra lạm phát nêu trên, bội chi NSNN nằm trong yếu
tố cơ cấu và tiền tệ, đôi lúc cả trong yếu tố cầu kéo. Thực tế, một công cụ chính
sách trọng tâm trong việc thay đổi mức tổng cầu và cán cân ngoại thương là việc
giảm thâm hụt ngân sách. Chính sách ngân sách hạn chế giống như là giảm mức giá
với bất kỳ giá nào trong một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng. Có hai dạng tác
động của chính sách tài chính lên tổng cầu là tác động trực tiếp do thay đổi chi tiêu
chính phủ và tác động gián tiếp do thay đổi cán cân tài chính trong chi tiêu khu vực
tư nhân và/hoặc hàng nhập khẩu sẽ bị thay đổi do tác động trực tiếp do giảm chi
tiêu khu vực công cộng thông qua việc thay đổi loại hàng hoá thương mại và phi
thương mại.
Hơn nữa, ở các nước đang phát triển, chi tiêu khu vực tư nhân liên quan mật thiết
đến chi tiêu khu vực công cộng và thường xuyên có sự bổ sung hỗ trợ mạnh mẽ
trong sự hình thành vốn tư nhân và vốn nhà nước. Do vậy, chúng ta có thể tập trung
chú ý vào chi tiêu công cộng. Tổng cầu sẽ giảm, nếu giảm chi tiêu công cộng. Kết

quả là: một mặt, mức giá sẽ giảm; mặt khác, sản phẩm sẽ tăng lên.
2. Bội chi NSNN với lạm phát


Trong những năm 2011-2015, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở
ngưỡng trên dưới 5.5% GDP và có xu hướng không ổn định. Đây là một tỉ lệ rất
cao.Theo kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách
ở mức 3% GDP được coi là đáng lo ngại, còn ở mức 5.5% GDP thì bị xem là đáng
báo động.
Tình hình bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng thu cân Tổng chi cân Thâm hụt Tỷ lệ bội
đối NSNN
đối NSNN
NSNN
chi NSNN
so với GDP
2011
962.982
1.034.244
112.034
4,4%
2012
1.038.451
1.170.924
173.815
5,36%
2013
1.084.064

1.277.710
236.769
6,6%
2014
782.7
1.006.700
224
5,3%
2015(ước tính)
911.1
1.147.100
226
5,0%
(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)

(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)
Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi công tác điều hành, ngay từ
đầu năm Chính phủ đã ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 nên kết quả
thu ngân sách năm 2011 vượt kế hoạch 21,3%. Về chi, theo báo cáo của Chính phủ,
tổng số chi 1.034.244 tỷ đồng. Nhờ tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3%
GDP theo Nghị quyết của Quốc hội xuống còn 4,4%, đây là một động thái tích cực.
Tuy nhiên, mặc dù giảm bội chi song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu
hụt nguồn hoàn thuế đã làm cho kết quả giảm bội chi không có nhiều ý nghĩa về tài
khoá.


Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 theo báo cáo quyết toán là
173.815 tỷ đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu NSNN năm 2012 là 1.038.451 tỷ
đồng, tăng 1,9% so với dự toán, Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng,
tăng 8,3% so với dự toán. Chi thường xuyên vẫn còn lãng phí, chi sai chế độ quy

định, không đúng mục đích đang có dấu hiệu gia tăng tại các địa phương.
Nguyên nhân là do thâm hụt ngân sách và nợ công tăng ở nhiều nước EU,
Mỹ, Nhật Bản, đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế
chưa thực sự được cải thiện nhiều sau khủng hoảng. Đồng thời những bất ổn về
chính trị xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây nhiều khó khăn cho sự phát
triển. Các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch hàng rào thuế quan và phi
thuế quan gia tăng.
Ở trong nước, bên cạnh các giải pháp, chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả. Bội chi NSNN giảm dần, xuất
khẩu tăng nhanh cũng góp phần làm giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối, tuy nhiên, kinh tế vĩ mô ở nước ta chưa thực sự
ổn định; lạm phát và lãi suất đang còn ở mức cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất
và đời sống nhân dân; Hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa đang gặp nhiều khó khăn; Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
hoạt động trì trệ. Thiên tai, bão lũ, dịch bệnh vẫn là những yếu tố phức tạp, khó
lường.
Mức bội chi ngân sách năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% tổng sản
phẩm trong nước (GDP). Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ
đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư
ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và
thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Tổng số chi
cân đối ngân sách nhà nước là 1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn
từ năm 2013 sang năm 2014. Đây được gọi là sự vỡ kế hoạch. Nguyên nhân là do
thế giới có sự suy giảm nguồn vốn FDI; suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra; thị
trường tài chính vẫn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang
phát triển do việc các nền kinh tế phát triển sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng
định lượng. Ở trong nước, bên cạnh việc cơ bản đã kiềm chế được lạm phát; các
chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh đã bắt đầu phát huy tác dụng; lãi suất hạ
nhiệt thúc đẩy hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp và dân cư; sản xuất công
nghiệp đã dần phục hồi thì chính sự thiếu ổn định về cán cân vĩ mô, sức cầu nền

kinh tế còn yếu đã gây ra tình trạng bội chi NSNN. Thêm vào đó là tình trạng tồn
kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản và vật liệu xây dựng lớn.Sức cạnh trang hàng
hóa ngày càng khắc nghiệt và chịu sự tác động của các yêu tố mang tính toàn cầu
như suy giảm luồn vốn FDI, suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính.
Mặt khác do dự toán xây dựng cao so với khả năng thực thiện đã gây ra tình
trạng bội chi vỡ kế hoạch vào năm 2013; Ngoài ra, năm 2013 chính phủ thực hiện
các chính sách miễn giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên
cũng góp phần làm giảm số thu NSNN. Thêm vào đó, mức tăng trưởng kinh tế tuy


cao hơn hẳn năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch; việc hoàn thiện thể chế
chính sách về thâm hụt NSNN còn có chỗ chưa chặt chẽ.Việc quản lý điều hành
cũng có lúc chưa hiệu quả nên một số đối tượng lợi dụng, gian lận và trốn lậu
thuế.
Năm 2014 dự toán bội chi ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra là 224.000 tỷ
đồng, bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng.
Trong đó, thu nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt
động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ. Bên cạnh đó, mức chi
dự toán được đưa ra là 1,0067 triệu tỷ đồng, bao gồm: chi đầu tư phát triển là
163.000 tỷ, chi trả nợ và viên trợ là 120.000 tỷ, chi phát triển sự nghiệp là 704.400
tỷ. Dự toán bội chi ước đạt 5.3%GDP.
Nguyên nhân một phần do kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn ổn định
hơn dù tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp. Thị trường tài chính bớt rủi ro hơn mặc
dù vẫn tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế đang phát triển do
việc các nền kinh tế phát triển sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng;
Tình hình lạm phát nhìn chung vẫn được kiểm soát do giá cả hàng hóa quốc tế
đang có xu hướng giảm. Đối với trong nước: Bên cạnh sự phục hồi của nền kinh
tế; các chính sẽ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh thúc đẩy tổng cầu
trong năm 2013 đã phát huy tác dụng và tiếp tục có ảnh hưởng tích cực trong năm
2014; dòng vốn được khơi thông sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ phục hồi sản xuất; Quá

trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn với việc tham gia đàm phán các hiệp định
thương mại tự do: EPA, TPP, EU thì sự tăng trưởng kinh tế có nhiều khả năng sẽ
phục hồi nhưng chưa vững chắc; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong bố
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt; Năm
2014, cũng là năm tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tác động độ trễ của những
chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013, dòng vốn được lưu
thông trở lại.
Năm 2015, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự tính sẽ vào khoảng 921
nghìn tỷ đồng, chi NSNN khoảng 1,147 triệu tỷ đồng và theo đó bội chi NSNN vào
khoảng 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP.
Có thể nói, theo giới hạn mà Quốc hội đề ra, bội chi NSNN tối đa được
phép là 5% GDP/năm. Nhưng trên thực tế rất khó để thực hiện đúng được quy
định đó.Vấn đề thực sự là với nền tài khóa quốc gia như hiện nay, nếu bội chi
ngân sách cứ luôn vượt quá 5% GDP trong một thời gian dài sẽ nguy hiểm. Điều
này có khiến cho thị trường hiểu rằng đang không có sự thống nhất giữa chủ
trương và thực thi chính sách của Chính phủ, làm giảm niềm tin của thị trường,
gây sức ép rất lớn lên việc điều hành kinh tế vĩ mô.
3. Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN và kiềm chế lạm phát trong thời
gian tới
Vấn đề đặt ra hiện nay là rà soát cắt giảm chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và
kém hiệu quả như đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công


trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Đây là một
trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nhưng với số NSNN hiện có thì với tình
hình trượt giá như hiện nay sẽ không thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án,
công trình đã bố trí. Do vậy, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa
khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình
chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao. Việc làm này,
đỏi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các Bộ, ngành và

địa phương trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước.
Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ
chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm các khoản chi chưa thật cần
thiết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn.
Kiểm soát bội chi NSNN và triệt để thực hiện chính sách có thu mới chi, không để
bội chi NSNN tăng cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP
dưới mức 5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng thời, tiến tới tính toán cân đối các
nguồn phát hành trái phiếu, công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa
thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục thì nên cắt giảm.
4. Kết luận
Nhìn lại toàn bộ quá trình nhiều năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa bội chi NSNN
với lạm phát có thể rút ra một số kết luận sau:
– NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có
thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát
hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
– Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu
tư phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu
tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá
cao và để bù đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ.
Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo
theo lạm phát, mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát
triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi
tiêu NSNNở mức cho phép nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa
tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo theo lạm phát cao.
Chương III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN
SÁCH VIỆT NAM
I – CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tùy theo bối cảnh, tình hình kinh tế

từng nước mà người ta có thể sử dụng một, hai hay nhiều biện pháp cùng kết hợp
với nhau như: Tăng thu giảm chi, vay nợ trong nước,vay nợ ngoài nước ,sử dụng
dự trữ ngoại tệ ,phát hành tiền .
1,Biện pháp tăng thu giảm chi
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và nhiệm vụ được giao,
tính toán hợp lý để tăng các khoản thu như thu từ Thuế.... và cắt giảm chi tiêu. Tuy
vậy, vấn đề đặt ra là phải tính toán số tăng thu và giảm chi thế nào để gây ảnh
hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính
sách ngân sách (hay chính sách tài khóa) của Chính phủ trong thời gian qua chỉ
hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và
qua đó giảm tổng cầu.
Cụ thể là Chính phủ chỉ thị:
+ Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước;
+ Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà
nước (DNNN)
+ Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Tổng đầu tư của
Nhà nước (từ ngân sách, tín dụng nhà nước và thông qua DNNN) luôn chiếm
trên dưới 50% tổng đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, không nghi ngờ gì, nếu
Nhà nước có thể cắt giảm một số khoản đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu
tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Cũng tương tự như
vậy, lạm phát cũng sẽ Giảm thâm hụt ngân sách bằng cơ chế quản lý đầu tư
công
+Chính sách giảm tổng cầu thông qua thắt chặt chi tiêu công là đúng đắn,
cần thiết nhưng chưa đủ. Nỗ lực giảm chi tiêu công của Chính phủ chỉ thực
sự có hiệu lực nếu như Chính phủ đồng thời có cơ chế để đảm bảo những
khoản đầu tư còn lại có hiệu quả. Đầu tiên là phải có cơ chế quản lý đầu tư
công sao cho những dự án kém hiệu quả bị loại bỏ ngay từ đầu. Sau đó, phải
đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát, lãng phí
(như dự án 112 và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản - được ước lượng là thất
thoát trung bình 30%).

+Một trong những biện pháp có thể được sử dụng để cải thiện cơ chế quản
lý đầu tư công là thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập. Một
nguyên nhân quan trọng của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công
là do quá trình ra quyết định đầu tư của chính quyền địa phương và các bộ
ngành chủ quản chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và do vậy thiếu khách
quan. Vì vậy, nhiệm vụ của ủy ban độc lập này là đánh giá, thẩm định một


cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt quá một quy mô đầu
tư nhất định nào đó
+ Để thu hẹp thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính
phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách
phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững từ
dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay
+Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Áp
dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững cho ngân
sách nhà nước, đồng thời giúp Nhà nước thực hiện được các chương trình
đầu tư CSHT vì quốc kế dân sinh.
2.Vay nợ trong nước
+ Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành
công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà
nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các
dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng.
+ Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành
trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu
công trình. Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt
ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì
vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
3.Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Về bản chất, dự trữ ngoại tệ là tài sản Nhà nước, hình thành từ việc mua

các nguồn ngoại tệ và một phần tiền gửi của các tổ chức tài chính, giao cho
NHNN quản lý trực tiếp. Mục tiêu của dự trữ ngoại hối là xử lý những vấn
đề liên quan đến cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tiền tệ thông qua
chính sách tỷ giá hối đoái.Bản chất dự trữ ngoại tệ là quỹ tiền tệ, việc quản lý
dự trữ ngoại hối có ba nguyên tắc: bảo toàn, thanh khoản và sinh lời.
+ Mặt khác, dự trữ ngoại tệ không phải tiền mặt hay vàng mà là các giấy tờ
có giá (giấy tờ mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các chính phủ nước
ngoài). Nếu chỉ phát hành một dạng “giấy ghi nợ” thì đó không phải là công
cụ tài chính và không sử dụng được trên thị trường.
+ Hiện nay, về mặt nguyên tắc, quỹ chỉ đầu tư vào những tài sản có tính
thanh khoản cao, thu lợi nhuận là một tiêu chí nhưng không phải tiêu chí
quan trọng nhất. Với phương thức đầu tư này, khi có vấn đề xảy ra, quỹ có
thể nhanh chóng chuyển tài sản đã đầu tư thành ngoại tệ để xử lý vấn đề,
đảm bảo mục tiêu của quỹ.


+ Dự trữ ngoại tệ có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng nhưng bên
cạnh đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Kết hợp với
việc vay nợ nước ngoài ở trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến
cho tỷ gía hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa
trong nước.
4.Phát hành tiền
+ Biện pháp này giúp cho Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân
sách Nhà nước mà không tốn kém nhiều chi phí nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu nhà
nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.
+ Chính phủ khi bị thâm hụt ngân sách sẽ đi vay Ngân Hàng Trung ương để bù
đắp. Để đáp ứng nhu cầu này, tất nhiên, ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền.
Điều này sẽ tạo thêm cơ sở tiền tệ. chính vì vậy, nó được gọi là tiền tệ hóa thâm
hụt.
+ Ưu điểm của biện pháp này là nhu cầu bù tiền để đáp ứng ngân sách nhà

nước được đáo ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh
thêm các gánh nặng nợ nần. Nhưng nhược điểm của biện pháp này lại lớn hơn rất
nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền.
Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi.
II- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RATRONG VIỆC XỬ LÝ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
1.Những vấn đề đặt ra trong việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà
nước tuy chỉ ở giới hạn cho phép và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển nhưng
cũng phần nào giảm thiểu được mức thâm hụt ngân sách đáng kể trong những năm
qua. Ngoài ra, chúng ta cũng tích luỹ được 1 phần từ nguồn thu thuế , phí, lệ phí chi
đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác
quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình xử lý thâm hụt NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay
khi vấn đề lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời
sống nhân dân, chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau trong việc xử lý thâm hụt
ngân sách:










Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế
quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp. Điều này được thể hiện qua việc
chúng ta chỉ vay để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng

điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Nhưng trên thực tế số
tiền vay, đặc biệt của nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ. Tình trạng đầu
tư dàn trải ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi
công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả. Chính vì
vậy, các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn vay( cả trong và ngoài
nước) cần bảo đảm quy định của luật NSNN
Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một công cụ
trong chính sách tài khoá để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có
thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên
tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng
dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên khi cân đối ngân sách
chúng ta thường xác định số tham hụt trước và nguồn còn lại được Quốc hội
cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận
trọng khi áp dụng lý thuyết thâm hụt 1 cách chủ động và điều đó không gây
xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra
xem toàn bộ số thâm hụt đó có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các
dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho
nền kinh tế phát triển tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không.
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực
ngân sách thâm hụt (nhất là ngân sách địa phương). Chúng ta có thể thấy,
thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân
sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể
và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các
địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên bố
trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng
như chi phí bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều
đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách, để công trình vận hành và phát huy
tác dụng, luôn phải đòi hỏi nhu cầu kinh phí duy trì hoạt động hoặc yêu cầu

cấp trên bổ sung ngân sách, cả 2 trường hợp đều tạo áp lực thâm hụt NSNN.
Hiện nay các địa phương vay vốn để đầu tư tương đối lớn nhưng chưa được
quản lý 1 cách chặt chẽ. Với nhiều địa phương đây là điều kiện để tăng
cường cơ sở vật chất, tạo điều kiên phát triển kinh tế. Điều đáng lưu ý là


trong khi nguồn vốn ngân sách hiện có chưa tận dụng hết các địa phương vẫn
tiến hành vay vốn, tỷ lệ vay vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi đầu tư
phát triển. Mặt khác còn 1 số khoản vay không cân đối vào ngân sách tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương tạo nên khoản thu chi ngoài ngân sách và
khi đến hạn, ngân sách địa phương không có nguồn để thanh toán gốc và lãi.
Thực chất các khoản vay của ngân sách địa phương chính là thâm hụt NSNN. Một
trong những nguyên tắc quản lý NSNN ở Việt Nam là tuân theo nguyên tắc thống
nhất, tổng thể NSNN bao gồm ngân sách các cấp. điều đó đòi hỏi các khoản thâm
hụt của ngân sách địa phương phải được tổng hợp để tính thâm hụt NSNN. Tuy
nhiên khi vay, các địa phương phải cân đối ngân sách nên không thể hiện đầy đủ
khi thâm hụt quyết toán NSNN . Mưc thâm hụt NSNN hằng năm trình quốc hội
mới chỉ phản ánh được mức thâm hụt của ngân sách trung ương. Đay là một trong
những mắt xích cần phải được giải quyết trong việc xử lý thâm hụt NSNN.
1. Kiến

nghị
Để giải quyết tổng thể vấn đề thâm hụt NSNN ở Việt Nam chúng ta cần phải
có những đề xuất những giải pháp cần thiết:
 Một là tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhiệm. Các
nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ
sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư
tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sach quá lớn và quản lý chặt
chẽ số thâm hụt NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu
thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn

hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đàu tư sẽ kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu
chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN
nhất là vay của ngân sách địa phương thì nguy cơ ảnh hưởng đến
an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu
tư tập trung cửng cố có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối
giữa các vùng miền trong toàn quốc
 Hai là giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đàu tư phát triển và chi
thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các
địa phương vay vốn để đàu tư sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi
thương xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và
đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình
làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân
đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung
ngân sách.




Ba là nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách địa phương thì cần quản lý
và giám sát chặt chẽ việc vay vốn.Các khoản vốn vay chi đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản
vay của ngân sách đại phương cần được tổng hợp và báo cáo quốc
hội để tổng hợp số NSNN thâm hụt hằng năm. Vấn đề vay vốn của
các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra
nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng
đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Thâm hụt NSNN
hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình quốc hội,
mức thâm hụt thưc tế khác với mức thâm hụt báo cáo quốc hội.
Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là 1 thể

thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân
sách trung ương do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách
địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại tràn
lan, kém hiệu quả.

C. KẾT LUẬN
Thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề nóng của mỗi quốc gia trong đó có Việt
Nam . Thâm hụt NSNN chính là nguyên nhân gây nên tác động tiêu cực tới đời
sống của người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế thoái lui đầu tư , thâm
hụt cán cân thương mại,… Bên cạnh đó còn có một mối liên hệ chặt chẽ đến hiện
tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về thâm hụt NSNN là hết sức cần thiết.
NSNN là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hệu quả và quan trọng . Thông qua đó mà
Nhà nước thữ hiện các chức năng, nhiệm cụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị
trường , địnhn hướng đầu tư , đảm bảo công bằng xã hội , ổn định và tăng trưởng
kinh tế.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO







Giáo trình kinh tế vĩ mô
Trang web Bộ tài chính www.mof.gov.vn
/> /> /> />

Tình hình thu NSNN giai đoạn 2010-2015
Đơn vị :tỉ đồng


st
A
1
2
3
4
B

Chi tiêu
Tổng thu cân đối
nsnn
Tổng thu nội địa
Thu từ dầu thô
Thu cân đối từ
hoạt động XNK
Thu viện trợ
Thu khác

Quyết đoán
Năm 2010 Năm 2011

Năm 2013

Dự toán
Năm 2014

Năm 2012

Năm 2015


777.283

962.982

1.038.451

1.084.064

782.700

911.100

377.030
69.179
130.351

443.731
110.205
155.765

477.106
140.106
107.104

567.403
120.436
129.385

539.000
85.200

154.000

638.600
93.000
175.000

11.868
188.855

12.103
241.178

10.267
303.568

11.124
255.716

4.500

4.500
10.000



×