Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thảo luận tiêu chí đánh giá vấn đề giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.62 KB, 7 trang )

Học viện Phụ nữ Việt Nam
Lớp K1QTKD

Bài thảo luận
KINH TẾ HỌC VỀ GIỚI
Danh sách nhóm và mã số sinh viên:
1- Nguyễn Hồng Anh
2- Nguyễn Ngọc Diễm
3- Phạm Thị Thùy Dương
4- Đặng Thái Mỹ Hằng
5- Hoàng Linh Hương
6- Bùi Ngọc Khanh
7- Vương Thị Lụa

1353410056
1353410061
1353410007
1353410063
1353410065
1353410018
1353410076

ĐỀ BÀI
Xây dựng các tiêu chí/ chỉ số/ chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá vấn đề giới trong
thị trường lao động, việc làm và thu nhập ở cả 3 khía cạnh: cung lao động; cầu lao
động; thu nhập.

BÀI LÀM
Chỉ tiêu: Mức độ chênh lệch về thu nhập bình quân
theo tháng của LĐ nữ so với LĐ nam.
Theo quan niệm thời xưa định kiến về giới thì đa số nam giới được đi học


nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ đi học chung của nữ và nam trong cả nước ở cấp trung
học cơ sở cũng đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Số liệu
cho thấy mặc dù đạt nhịp độ tăng ổn định, song giữa tỷ lệ đi học chung của nữ và
nam bậc trung học cơ sở vẫn còn một khoảng cách chưa được thu hẹp, cụ thể năm
học 2003-2004, tỷ lệ này ở nữ là 86,5%, ở nam là 90,2%, chênh lệch 3,7 điểm,
1


trong khi chênh lệch vào năm học 2000-2001 là 3,2 điểm. Năm 2002, cứ 100 dân
số nữ từ 15 tuổi trở lên thì có 25,5 người tốt nghiệp tiểu học, 25,8 người tốt nghiệp
trung học cơ sở và 9,4 người tốt nghiệp trung học phổ thông; các tỷ lệ tương ứng ở
dân số nam là 27,3; 29,5 và 12. Bậc trung học chuyên nghiệp không có sự khác
biệt lớn, nữ đạt 2,9% và nam 2,8%; bậc cao đẳng và đại học nữ đạt 2,7% và nam
đạt 4,2% . Riêng bậc trên đại học, tỷ lệ nữ thấp hơn 3 lần so với nam, cụ thể nữ đạt
0,04% và nam 0,13%. Do sự chênh lệch về trình độ học vấn nên khả năng tìm kiếm
việc làm của hai giới nam và nữ là khác nhau. Trong khi nam giới có cơ hội kiếm
công việc cao thì nữ giới ngược lại. Đa số các nhà tuyển dụng đều tuyển dụng nam
giới ở vị trí cao, công việc nặng nhọc. Còn phụ nữ thì chỉ tuyển dụng ở vị trí thấp,
công việc nhẹ nhàng hơn nam giới.
Vì vậy có thể đánh giá vấn đề giới trong thu nhập bằng chỉ tiêu: mức độ
chênh lệch về thu nhập bình quân của LĐ nữ so với LĐ nam ở cùng nhóm trình độ
học vấn.
-

Ý nghĩa của chỉ tiêu: so sánh chênh lệch về thu nhập bình quân của LĐ nữ

so với LĐ nam ở cùng nhóm trình độ học vấn., từ đó đánh giá được khoảng cách
giới về thu nhập.
-


Cách tính:
Thu nhập bình quân của nữ giới trình độ X - thu nhập bình quân của nam

giới ở trình độ tương ứng.
Trong đó:
Thu nhập bình quân:

tính theo năm

X:

các cấp học như trung học phổ thông, Đại học, trên Đại học....

Đơn vị tính:

triệu đồng

-

Ưu điểm: Đánh giá được khoảng cách giới về thu nhập trong cùng ngành

hoặc khác ngành

2


-

Nhược điểm: Chưa đánh giá được toàn diện vì chỉ tiêu này chỉ đánh giá


khoảng cách về giới khi LĐ nam và nữ có cùng trình độ học vấn, chưa đánh giá
được khoảng cách giới khi ở khác trình độ học vấn. Từ đó dẫn đến chưa tìm hiểu
hết được nguyên nhân và đưa ra giải pháp để rút ngắn chênh lệch này.

Chỉ tiêu: Tỷ trọng thu nhập của nam giới và nữ giới
trong các ngành nghề
Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ được nhận 86% mức tiền
lương cơ bản của nam giới. Tiền lương cơ bản trong của lao động nữ trong tổng
thu nhập (71%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới (73%). Tiền công
chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập. Lao động nữ trong mọi loại hình doanh
nghiệp đều có mức lương cơ bản thấp hơn so với lao động nam khoảng 68% lương
cơ bản của lao động nam. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ trả lương tương đối
bình đẳng hơn, và các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Lao động nữ được hưởng các khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động,
nhưng không phải mọi người lao động nữ đều được nhận. Tuy vậy, cho dù được
nhận thêm các khoản phụ cấp nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn
lao động nam, vì tiền lương cơ bản của họ thấp hơn lao động nam trong các doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và công ty
trách nhiệm hữu hạn. Tính gộp cả tiền lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của lao
động nữ thì tổng thu nhập của họ cũng chỉ tương đương với 87% so với lao động
nam.
Vì vậy có thể đánh giá vấn đề giới trong thu nhập bằng chỉ tiêu: Tỷ trọng thu
nhập của nam giới và nữ giới trong các ngành nghề
-

Ý nghĩa của chỉ số: So sánh mức độ chênh lệch giữa tỷ trọng thu nhập của

nữ giới và tỷ trọng thu nhập của nam giới trong tổng thu nhập của cùng ngành, từ
đó đánh giá được khoảng cách giới trong thu nhập.
3



-

-

Cách tính:

Ưu điểm của chỉ tiêu: Đánh giá được khoảng cách giới trong thu nhập trong

cùng ngành, và khoảng cách giới trong thu nhập giữa ngành này với ngành khác.

Chỉ tiêu tỷ trọng việc làm theo các ngành kinh tế,
theo giới tính
Các tác giả tài liệu Đánh giá giới tại Việt Nam – (Ngân hàng thế giới công
bố) cho rằng:
Có sự phân biệt về giới theo các tiểu ngành ngoài nông nghiệp. Tại các
vùng nông thôn, nam giới thường làm việc trong lĩnh vực vận chuyển và truyền
thông và phân bổ tương đối đồng đều trong lĩnh vực bán lẻ, vận tải và truyền
thông, kinh doanh và dịch vụ tài chính trong khi nữ giới chủ yếu tập trung trong
lĩnh vực sản xuất (dệt/ may, gỗ, giấy và thực phẩm/ nước giải khát), bán lẻ, bán sỉ
và giáo dục/ dịch vụ văn hóa. Tại các vùng đô thị, nam giới tập trung trong lĩnh
vực vận tải và viễn thông, kinh doanh và dịch vụ tài chính, giáo dục, dịch vụ y tế
và văn hóa. Nữ giới thường có xu hướng làm các công việc buôn bán, chủ yếu là
bán lẻ, khách sạn/ nhà hàng, giáo dục, y tế và dịch vụ văn hóa, kinh doanh và dịch
vụ tài chính.
Như vậy, vấn đề giới có thể được đánh giá thông qua chỉ tiêu: Tỷ trọng việc
làm theo các ngành kinh tế, theo giới tính.
-


Ý nghĩa chỉ số: đánh giá khoảng cách giới trong việc làm hàng năm. Những

việc làm nào nữ chiếm tỷ trọng đáng kể hơn so với nam giới và ngược lại. (1)
nguyên nhân từ đâu, (2) ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ thiếu việc làm/ thất
nghiệp trong nền kinh tế.
4


-

Cách tính:

-

Ưu nhược điểm chỉ tiêu:

+

Ưu điểm: phản ánh được cơ cấu việc làm theo giới.

-

Nhược điểm:
Khi thu thập số liệu điều tra Việc làm trong các ngành kinh tế, ta có thể thấy

đó là những việc thuộc khu vực kinh tế chính thức, được trả công, được điều chỉnh
bởi các quy định của pháp luật. Trên thực tế, còn một bộ phận không nhỏ người lao
động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và việc điều tra số liệu về việc làm của
đối tượng đó sẽ không dễ dàng. Do đó chỉ tiêu sẽ chưa thể phản ánh đầy đủ sự khác
biệt về giới khi nghiên cứu về chất lượng việc làm toàn bộ nền kinh tế.


Tiêu chí: Lồng ghép giới trong sửa đổi, bổ sung Luật Lao động
nhằm bảo đảm bình đẳng giới về cơ hội, đối xử và thu nhập.
Thước đo:
+ Tuổi nghỉ hưu của lao động nữ;
+ Quyền được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động vì lý do thai sản;
+ Quyền lợi của nam giới khi chia sẻ trách nhiệm với nữ giới trong việc nuôi
con, đặc biệt là nuôi con nhỏ.
Ưu điểm:
Điều chỉnh được thời gian phụ nữ tham gia làm việc trong thị trường lao động.
tạo điều kiện để họ cân bằng giữa gia đình và công việc.
Nhược điểm:
Thực tiễn cho thấy, khi có quy định cho phép nam giới nghỉ phép có lương để
trông con, không phải nam giới nào cũng sẵn sàng trông con, chia sẻ trách nhiệm,
có thể vì định kiến việc trông con không phải của họ, hoặc vì cuộc sống sinh kế.
5


Chỉ tiêu: Phân bổ lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật và giới (%):
- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
+

Không có trình độ kỹ thuật

+

Công nhân có kỹ thuật không có chứng chỉ

+


Chứng chỉ nghề ngắn hạn

+

Chứng chỉ nghề dài hạn

+

Trung học chuyên nghiệp

+

Cao đẳng/ Đại học

- Theo giới: nam/ nữ
Cách tính:
Số lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật/ lực lượng lao động cả năm.
+

Ưu điểm:

Phản ánh được khoảng cách giới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có một thực
tế đáng quan ngại là ở cấp giáo dục đại học và cao đẳng, nam giới thường chọn các
ngành như sản xuất, xây dựng và dịch vụ trong khi nữ giới thường chọn các ngành
khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật.
+

Nhược điểm:


Ngay khi xác định lực lượng lao động tại nước ta, phụ nữ đã có phần thua thiệt hơn
khi độ tuổi lao động của họ chỉ từ 15 đến 55 tuổi trong khi với nam giới là từ 15
đến 60 tuổi (qui định tại Luật Lao động 2012) nên khoảng cách giới trên thực tế sẽ
còn gia tăng hơn.
Tại Việt Nam, cũng như ở các nước đang phát triển, phụ nữ vẫn tiếp tục là
lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở
thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện
việc làm bấp bênh hơn nam giới. Phụ nữ Việt Nam chủ yếu làm việc trong các
6


ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương. Phụ nữ cũng
chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc của gia đình không được trả lương, và
trong khu vực "vô hình" của nền kinh tế phi chính thức – họ làm giúp việc gia
đình, lao động tại gia, bán hàng rong và làm việc trong ngành công nghiệp giải trí.
Vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất
lợi về kinh tế- xã hội xuất phát từ phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Phụ nữ Việt Nam
thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và
cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do
xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn và đặt gánh nặng làm công việc nhà
không lương lên vai người phụ nữ, nhưng vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất
nông nghiệp tự cung tự cấp và nền kinh tế thị trường.

Một số chỉ tiêu khác :
-

Tỷ lệ lực lượng lao động nữ: thể hiện phần trăm nữ lao động sẵn có trên

thị trường lao động.
Cách tính:

Tỷ lệ lực lượng lao động nữ =
-

Tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới : Đánh giá, xác định tỉ lệ thất nghiệp của

nữ giới trong độ tuổi lao động
Cách tính:
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ


Ưu điểm :

Phản ánh được số lượng nữ giới trong nhóm lao động


Nhược điểm :

-

Không phản ánh được rõ sự khác biệt

-

Quá bao quát

7




×