Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng qua một nỗi lòng một cảnh ngộ một sự việc của nhân vật nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh anh hãy phân tích truyện ngắn chí phèo để làm sáng tỏ nhận định trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.19 KB, 4 trang )

Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng Qua một nỗi lòng một cảnh ngộ một sự việc
của nhân vật nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh Anh hãy
phân tích truyện ngắn Chí Phèo để làm sáng tỏ nhận định trên.

Dàn ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách,
đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.
- “Chí Phèo” là bức tranh bi thảm đầy đau thương của kiếp sống đói nghèo nhưng
lương thiện, bị xô đẩy, tha hóa rất đáng cảm thương của những người nông dân.
- Dẫn nhận định về tác phẩm vào: "Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc
của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh".
II. Thân bài:
1. Giải thích nhận định
- Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng nhận thức, phản ánh. Qua
truyện ngắn, thông qua nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn
muốn phát hiện, khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân
sinh hoặc trong đời sống tâm hồn con người.
- Dung lượng truyện ngắn ít nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa về cuộc sống, nhà


văn còn phải gửi gắm những quan niệm, suy nghĩ khát vọng cuộc sống.
- Nhà văn phải tạo những tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩ, hành văn hàm xúc,
cô đọng, có chi tiết nghệ thuật sâu sắc.
2. Phân tích truyện ngắn "Chí Phèo":
- Phân tích cảnh ngộ, nỗi lòng của Chí Phèo: Vì sao phải vào tù, ra tù? Khi gặp Thị
Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh, cảm nhận được cuộc sống, ý thức cuộc đời mình, cảm
động vì Thị Nở cho ăn cháo hành.
- Ước mơ trở lại cuộc sống lương thiện, biểu hiện rõ nhất nhân tính của Chí Phèo.
- Thất vọng và đau đớn khi bị Thị Nở từ chối.
- Cuối cùng phẫn uất và tuyệt vọng, tìm đến rượu, càng uống càng tỉnh, nhận rõ


tình thế bi kịch của mình, Chí Phèo đã xách dao đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự
sát.
- Từ cảnh ngộ, nỗi lòng Chí Phèo tác giả muốn nói:
+ Khẳng định ca ngợi, niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương thiện của người nông
dân.
+ Đồng cảm với bi kịch của nhân vật.
+ Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, hủy họai nhân phẩm và tước đoạt quyền sống


con người, đẩy họ đến cái chết.
+ Cái chết của Chí Phèo thể hiện xung đột giai cấp. Cảm quan hiện thực nhạy bén
của Nam Cao giải quyết vấn đề bằng những biên pháp quyết liệt.
+ Tác giả mong ước có một xã hội tốt đẹp.
- Tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng tâm lí nhân vật,
nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, cốt truyện đơn giản
nhưng đặt vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa về cuộc sống và con người, đa
giọng điệu, buồn thương, chua chát, thương cảm.
III. Kết bài:
- “Chí Phèo đúng là hiện thân đầy đủ nhất của những nỗi khốn khổ, tủi nhục của
người của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
- Hình ảnh người nông dân bị chà đạp, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính,
được thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện sắc sảo.
- Từ cuộc đời Chí Phèo, nhà văn đã phản ánh những hiện thực của xã hội nhằm tố
cáo mạnh mẽ sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy.
- Khẳng định lại câu nói: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân
vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”, đã thể hiện rõ qua
“Chí Phèo”





×