Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Diễn biến của bệnh salmonella trên heo theo mùa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.66 KB, 3 trang )

Diễn biến của bệnh do Salmonella spp. trên heo theo mùa

BSTY. Trần Văn Anh &Trần Mạnh Hùng
Bệnh tiêu chảy là một bệnh thường gặp trên heo ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân, trong
đó có thể do một số loại vi khuẩn như Salmonella spp., E.coli,... gây ra. Vi khuẩn Salmonella spp. gây
tiêu chảy trên heo với triệu chứng như phân màu vàng, mùi hôi tanh, heo sốt cao, mỏi mệt, nhiễm trùng
huyết, viêm phổi. Salmonella spp. có thể lây truyền qua phân, qua tiếp xúc với môi trường có mầm
bệnh, qua côn trùng, gặm nhấm và nguồn nước mang mầm bệnh. Bệnh do Salmonella spp. xảy ra trên
heo có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Xác định đây là một bệnh thường gặp và
gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo nên chúng tôi tiến hành khảo sát bệnh theo mùa trong năm để
có hướng phòng bệnh cho các trại chăn nuôi.
Khảo sát tình hình nhiễm Salmonella spp.
Chúng tôi tiến hành khảo sát các trại heo của khách hàng từ năm 2013-2016 ở một số tỉnh
thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ở khu vực Tây Nguyên, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm này đến tháng 1 năm sau và những
tháng còn lại là mùa nắng. Chúng tôi khảo sát mỗi mùa ngẫu nhiên 20 trại heo thịt lớn hơn 6 tuần tuổi
của trại khách hàng, với quy mô trung bình của các trại từ 500-1000 con có vấn đề tiêu chảy, trong thời
gian 8-2013 đến 7-2016. Tiến hành lấy mẫu phân gửi về phòng xét nghiệm để phân lập vi khuẩn
Salmonella spp.
Kết quả cho thấy, ở khu vực Tây Nguyên vào mùa mưa vấn đề tiêu chảy trên heo do
Salmonella spp. gây ra cao hơn nhiều so với mùa nắng. Tỷ lệ tiêu chảy do Salmonella spp. ở mùa mưa
cao nhất là 60% (12/20 trại theo dõi) và thấp nhất là 45% (9/20 trại theo dõi). Trong khi đó, ở mùa nắng
thấp nhất là 10% và cao nhất chỉ 15%.

Biểu đồ 1. Tỷ lệ trại dương tính với Salmonella spp. theo mùa trong các năm ở khu vực Tây
Nguyên.
Ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Định) mùa nắng bắt đầu từ
tháng 1 và kết thúc vào tháng 8 hàng năm còn tháng 9-12 là mùa mưa. Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên
mỗi mùa 15 trại heo thịt lớn hơn 6 tuần tuổi của trại khách hàng, quy mô trung bình mỗi trại là 500-1000
con có vấn đề tiêu chảy trong thời gian tháng 1-2013 đến 12-2015. Lấy mẫu phân gửi về phòng xét
nghiệm để phân lập vi khuẩn Salmonella spp.


Qua kết quả cho thấy, vào mùa mưa ở các tỉnh miền Trung vấn đề tiêu chảy do Salmonella spp.
gây ra cho heo cũng cao hơn so với mùa nắng. Tỷ lệ tiêu chảy do Salmonella spp. ở mùa nắng thấp
nhất là 13% số trại bị nhiễm và cao nhất là 20%. Trong khi đó, vào mùa mưa tỷ lệ heo tiêu chảy do
Salmonella spp. lên tới 60% (năm 2014) và thấp nhất cũng ở mức 46% (năm 2013).

Biểu đồ 2. Tỷ lệ trại dương tính với Salmonella spp. theo mùa năm 2013-2015 ở một số tỉnh
miền Trung
Phân tích nguyên nhân


Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ bệnh do Salmonella spp. vào mùa mưa
cao hơn mùa nắng. Nguyên nhân có thể do: Mùa mưa ẩm độ không khí thường cao, môi trường chăn
nuôi ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella spp. tồn tại và phát triển. Sự thay đổi thời tiết
trong giai đoạn chuyển mùa cũng khiến heo không kịp thích nghi, heo bị stress, giảm sức đề kháng nên
dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt vào mùa mưa cũng tạo điều kiện cho các loài động vật
mang trùng như ruồi, muỗi, chuột,… sinh sôi phát triển, các loài vật này là tác nhân mang mầm bệnh và
lây truyền cho đàn heo. Bên cạnh đó, việc vệ sinh chuồng trại vào mùa mưa cũng khó khăn, nồng độ
thuốc sát trùng sau khi phun thường sẽ bị loãng do nước mưa. Lịch sát trùng chuồng trại có thể bị gián
đoạn do mưa lớn vì vậy mầm bệnh sẽ có cơ hội để phát triển. Đối với nguồn nước, vào mùa mưa nguồn
nước ngầm hoặc các hồ chứa nước sử dụng trong chăn nuôi dễ bị ô nhiễm bởi nước từ hồ nước thải và
nước bẩn bề mặt thấm xuống theo mạch nước ngầm, đặc biệt là sau những cơn mưa lớn. Do đó, nguồn
nước dùng cho heo uống có khả năng nhiễm khuẩn Salmonella spp. là rất cao.
Điều trị bệnh
Ngoài gây ra vấn đề tiêu chảy cho heo, Salmonella spp. còn sản sinh độc tố làm cho heo chết
nhanh, gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi heo. Do đó, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh
để kiểm soát những nguyên nhân gây bệnh do Salmonella spp. thì người chăn nuôi cần quan tâm tới
các biện pháp xử lý lâm sàng và chăm sóc sức khỏe đàn heo..
Người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe đàn heo, phát hiện kịp thời
những con bị bệnh để cách ly điều trị riêng, tránh lây lan ra toàn đàn. Nếu đánh giá heo không có khả
năng hồi phục thì nên loại bỏ. Trước khi dùng thuốc điều trị nên lấy mẫu xét nghiệm phân lập chủng vi

khuẩn và làm kháng sinh đồ để giúp việc điều trị mầm bệnh này ở trại có hiệu quả hơn.
Heo bị bệnh thường rất yếu, đường tiêu hóa bị tổn thương nên cần cho heo ăn cám cháo (pha
theo tỷ lệ 1kg cám + 4-5 lít nước sạch, bổ sung thêm 20g Electrolyte, 50g bột sữa, có thể thêm chuối
chín xay nhuyễn). Điều trị heo bệnh bằng các loại kháng sinh như: Pha chung với cám cháo Amox–
Colistin 10% liều 2,5g/10kg thể trọng và Roxolin 60% liều 360-400 g/tấn thức ăn, liệu trình 5 ngày; Đối
với heo tiêu chảy nặng, tiêm thuốc Nor-100 với liều 1ml/10kg thể trọng hoặc Amcoli liều 1ml/10kg thể
trọng, liệu trình 3 ngày. Heo bị tiêu chảy sẽ bị mất nước và chất điện giải nên cần pha Electrolyte 3-5
g/lít nước cho heo uống.
Biện pháp phòng ngừa
Người chăn nuôi cần có những biện pháp để chủ động phòng bệnh do Salmonella spp. gây ra
cho đàn heo. Vào đầu mùa mưa, cần phải vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh chuồng nuôi, phát
quang bụi cây, bãi cỏ quanh chuồng. Khai thông toàn bộ hệ thống cống rãnh thoát nước thải trong
chuồng nuôi để nước bẩn thoát hết ra khỏi chuồng, tránh tình trạng vấy nhiễm nước bẩn vào chuồng
nuôi. Thực hiện an toàn sinh học để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vào trại và giữa các ô
chuồng trong trại. Sát trùng chuồng trại 2-3 lần/tuần, đây là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm
giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường. Ngoài ra, cần có biện pháp kiểm soát côn trùng và các
loài gặm nhấm.
Tốt nhất nên xây dựng mô hình chuồng kín giúp heo có môi trường sống thoải mái, giảm stress,
có thể điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với từng độ tuổi và trọng lượng của heo. Chuồng nuôi phải
luôn khô ráo, chuồng đẻ và ô úm heo con được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào đẻ ít
nhất 2 ngày.
Cung cấp nước sạch cho heo uống, vào mùa mưa phải đảm bảo nước uống cho heo hợp vệ
sinh, không bị nhiễm khuẩn. Người chăn nuôi nên xử lý nước bằng Chlorine (5g/m 3 nước) suốt thời gian
nuôi heo, định kỳ lấy mẫu nước gửi về phòng xét nghiệm để kiểm tra chất lượng nước. Cho heo ăn thức
ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng; vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ; không để thức ăn thừa trong
máng quá lâu.
Ngoài ra, nên kiểm soát mật độ heo trong mỗi ô chuồng phù hợp, cần quan tâm hơn đến lọc lựa
heo theo nhóm sức khỏe thường xuyên. Bên cạnh đó, trong trại heo nái người chăn nuôi cần quan tâm



đến đàn heo con, heo con sinh ra được bú sữa đầu sớm để nhận được đủ kháng thể mẹ truyền phòng
các bệnh quan trọng. Đảm bảo nhiệt độ úm heo thích hợp để nâng cao sức đề kháng cho heo. Tập ăn
sớm cho heo con trong giai đoạn theo mẹ để tránh tình trạng thay đổi thức ăn đột ngột lúc cai sữa dẫn
đến tiêu chảy.
Bệnh do Salmonella spp. thường xuất hiện và gây thiệt hại đối với heo ở giai đoạn trên 6 tuần
tuổi, đặc biệt là vào mùa mưa. Do đó, người chăn nuôi cần có biện pháp biện pháp chủ động phòng
ngừa bệnh do Salmonella spp. gây ra. Chăm sóc kỹ để đàn heo phát triển tốt và nâng cao sức đề kháng
cho heo. Khi dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi nên tham khảo ý kiến tư vấn của Bác sĩ thý y để có biện
pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
/>


×