PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)
PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh.
Câu 1: Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ?
b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca
dao than thân?
Câu 2:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hồ Chí Minh
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 3: Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Văn học trung
đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi
cảm hứng yêu nước…”
Qua một số văn bản đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 7. Hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường- yêu cầu học sinh
làm riêng phần B ra 1 tờ giấy thi;
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn
đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo Ngang của
Bà Huyện Thanh Quan.
/>
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH TƯỜNG
HDC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
-------------
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng hướng dẫn, đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất
văn.
II. Hướng dẫn, đáp án và thang điểm
I. Phần A: (dành cho tất cả thí sinh);
Câu 1: ( 2.0 điểm) HS cần trình bày được các ý cơ bản ngắn gọn như sau:
a) Thân phận của người phụ nữ:
+ Cuộc sống hoàn toàn bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân,
không có quyền tự lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình. (0.5đ)
+ Thân phận mỏng manh, chông chênh “như tấm lụa đào” và bản thân như một
món hàng được đem ra bán “phất phơ giữa chợ”. Người phụ nữ lo lắng, băn khoăn
về người chồng tương lai của mình “biết vào tay ai”. ( 0.5 đ )
b) Nét đặc trưng trong các bài ca dao than thân:
+ Sự lặp lại cấu trúc câu mở đầu quen thuộc trong các bài ca dao về chủ đề than
thân của người phụ nữ: “Thân em như…”, “Em như…”. ( 0.25 đ )
+ Trong ca dao thường dùng lối nói so sánh, ví von. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ
đều được lấy từ cuộc sống đời thường gần gũi của người bình dân: “tấm lụa đào, củ
ấu gai, trái bần trôi,…”( 0.5 đ )
+ Ca dao thường dùng thể thơ lục bát, diễn tả được sắc thái tình cảm của người bình
dân, lại dễ thuộc, dễ nhớ nên được lưu truyền rộng rãi. ( 0.25 đ)
Câu 2 (3,0 điểm)
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Ấn tượng, cảm xúc chung của em về bài thơ.
- Về bức tranh thiên nhiên
+ Nghệ thuật so sánh đặc sắc “tiếng suối” với “tiếng hát” gợi ấn tượng
tiếng suối trong trẻo, êm dịu, gần gũi với con người.
+ Điệp từ “lồng” vẽ nên bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối.
=> Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, huyền ảo; sự cảm nhận tinh tế, tình
yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ
- Về hình ảnh của tác giả
+ Giữa cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, Bác xuất hiện với tâm trạng thao thức,
băn khoăn, chưa ngủ.
+ Điệp từ “chưa ngủ” làm nổi bật tấm lòng của Bác: luôn lo lắng cho nhân
dân, cho vận mệnh của đất nước
- Tình cảm của em đối với bài thơ, đối với Bác
/>
0,5
1,0
1,0
0,5
2
Câu 3 (5 điểm) Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng:
“Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao
giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước…”
Qua một số văn bản đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 7 (hoặc bằng
sự hiểu biết). Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
A. MỞ BÀI
- Giới thiệu vài nét về thơ văn trung đại
0,5
- Luận điểm, trích dẫn nhận định
B. THÂN BÀI
I. Giải thích
- Lòng yêu nước: Là trạng thái ý thức, tình cảm của con người với Tổ quốc, đó
là thứ tình cảm vừa thiêng liêng cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị…
- Biểu hiện của lòng yêu nước trong thơ trung đại:
0,5
+ Phản ánh tinh thần, ý chí chống giặc ngoại xâm
+ Lòng tự hào dân tộc
+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở
II. Cảm hứng yêu nước được biểu hiện trực tiếp
1. Văn bản “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) của Lí Thường Kiệt
- Tự hào về độc lập chủ quyền dân tộc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
0,5
Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
+ Hai câu thơ đầu khẳng định một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như
lời tuyên ngôn, nó là quyền độc lập và quyền tự quyết của dân tộc
+ Từ “ đế” thể hiện rõ sự bình đẳng ngang hàng của dân tộc Việt Nam, vua
Nam với vua phương Bắc, đập tan tư tưởng ngạo mạn của kẻ thù. Đó là ý thức
tự tôn dân tộc, lòng tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc…
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
0,75
+ Hai câu cuối thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước, đồng thời cảnh báo
sự thất bại không thể tránh khỏi nếu kẻ thù sang xâm lược.
+ Gọi kẻ thù bằng từ ngữ mang tính chất miệt thị, khinh bỉ “nghịch lỗ” (chúng
mày)… chứng tỏ lòng căm thù giặc rất sâu sắc…
+ Giọng thơ dõng dạc, đanh thép gợi lòng tự hào về một dân tộc có chủ quyền
và thể hiện được bản lĩnh, ý chí quyết tâm…
/>
3
2. Văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” (Phò giá về kinh) của Trần Quang
Khải
- Tinh thần, hào khí chiến thắng
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
(Chương Dương cướp giáo giặc,
0,5
Hàm Tử bắt quân thù.)
+ Hào khí chiến thắng và sức mạnh của quân dân Nhà Trần như còn vang dội,
tươi mới qua các động từ mạnh như: “cướp”; “bắt” quân thù.
+ Các địa danh “Chương Dương”; “Hàm Tử” gắn liền với chiến công hiển
hách được nhắc đến gợi sự tự hào. Các địa danh đó như những minh chứng ghi
dấu tinh thần chiến đấu quả cảm của quân ta.
- Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc
“Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”
(Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.)
+ Đất nước muốn có nền thái bình vững chắc thì phải ra sức xây dựng, không
0,5
được chủ quan.
+ Hai câu thơ thể hiện mơ ước của một con người từng kinh qua trận mạc,
đồng thời như lời nhắn nhủ tới hậu thế hãy biết bảo vệ thành quả của cha ông
bằng cách đoàn kết và phát triển đất nước.
+ Nghệ thuật đảo ngữ, liệt kê, sử dụng những động từ mạnh… thể hiện sức
mạnh và niềm tự hào
III. Cảm hứng yêu nước được biểu hiện gián tiếp qua tình yêu thiên nhiên
1. Văn bản “Thiên Trường vãn vọng” (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên
Trường trông ra) của Trần Nhân Tông
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
+ Cảnh tượng chung ở Phủ Thiên Trường, cảnh chiều quê được phác họa rất 0,5
đơn sơ nhưng đậm đà hồn quê.
+ Con người có sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, tác giả
là người có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó sâu nặng với quê hương
thôn dã.
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên hài hòa trong sự yên bình của con người và được
cảm nhận bằng nhiều giác quan… gợi tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
2. Văn bản “Côn Sơn ca” (Bài ca Côn Sơn) của Nguyễn Trãi
0,75
- Bức tranh Côn Sơn qua cảm nhận của tác giả
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
+ Âm thanh: tiếng suối chảy rì rầm – tiếng đàn cầm; Cảnh vật: (đá rêu phơi –
/>
4
chiếu êm, thông mọc như nêm, rừng trúc bóng râm xa… Bức tranh có sự kết
hợp giữa âm thanh và màu sắc. Hình ảnh được lựa chọn miêu tả: thông, trúc –
loài cây tượng trưng cho Côn Sơn, biểu trưng của sự thanh cao…
+ Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách
thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi
+ Một loạt các hình ảnh so sánh, nghệ thuật lấy động tả tĩnh… => Gợi vẻ yên
tĩnh, thoáng đạt, thơ mộng ở Côn Sơn
C. KẾT BÀI
- Khẳng định vấn đề chứng minh
- Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.
II. Phần B: (dành riêng cho thí sinh trường THCS Vĩnh Tường);
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cụm từ "ta với ta"
trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và cụm từ "ta với ta"
trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Cụm từ "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" là cách sử dụng từ đồng âm:
"ta" (tôi, chỉ tác giả) và "ta" (bạn, chỉ khách) để nhấn mạnh sự hòa hợp, gắn bó
của tình bè bạn trong sự thiếu thốn về vật chất tiếp đón.
- Cụm từ "ta với ta" trong "Qua đèo Ngang" là cách sử dụng điệp từ "ta" (tôi,
chỉ tác giả) để nhấn mạnh cảm giác cô đơn của tác giả trước cảnh trời nước
bao la.
/>
0,5
0,5
0,5
5