Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng của Kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.5 KB, 2 trang )

Với truyện ngắn « Làng », Kim Lân muốn nói với chúng ta : Cách
mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng
quê truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện
hoàn toàn mới mẻ.
Hãy làm rõ nhận định trên qua việc phát triển niềm hãnh diện của
ông Hai về làng chợ Dầu và nỗi đau buồn tủi hổ khi ông lầm tưởng
làng ông theo giặc.
Dàn ý :
A. Mở bài :
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm
- Kim Lân sáng tác rất ít, nhưng số tác phẩm ít ỏi ấy lại có sức sống lâu bền
với thời gian.
B. Thân bài
1. Tình yêu, niềm hãnh diện của ông Hai với làng chợ Dầu, một tình cảm
truyền thống của người nông dân VN.
- Ông luôn khoe làng, nhớ về làng, nhớ anh em xẻ đắp ụ, hào…. nhớ khóa
bình dân học vụ ở làng….
=> Làng chợ Dầu luôn là ruột thịt, gắn bó, là nỗi nhớ của ông.
2. Biểu hiện mới mẻ.
- tình yêu làng gắn bó máu thịt với cuộc kháng chiến ở làng chợ Dầu.
- Tất cả buồn vui của ông đều gắn với làng, với cách mạng. Những lời tuyên
truyền của ông đều liên quan đến làng quê, đến kháng chiêns, đến cách
mạng.
+ Vừa nghe tin -> quay phắt lại, lắp bắp – ý nghĩ làng quê luôn thường
trực, ám ảnh -> nói nhanh trong tâm trạng lo lắng.
+ Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân -> cảm giác bàng hoàng, sững sờ khi
nghe tin dữ, tủi hổ đến tê dại.
+ Tin đột ngột + nỗi đau xót khiến ông Hai lặng người đi tưởng như không
thở được.
=> KL đã diễn tả rất cụ thể nỗi đau đớn xót xa của ông khi lầm tưởng làng
ông theo tây. Càng yêu làng bao nhiêu, ông Hai càng tủi hổ bấy nhiêu trước


cái tin dữ ấy.
- ông đứng lảng ra chỗ khác, không dám nhận mình là người làng chợ Dầu.
Cảm giác tủi hổ đeo bám -> ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Ông lão đau khổ, nước mắt cứ giàn ra, không biết trút nỗi đua khổ vào
đâu, ông đau đớn rít lên :…
- Suy nghĩ , tâm trạng chủ yếu của ông được thể hiện qua hành động, câu
nói, cử chỉ - những yếu tố miêu tả bên ngoài. Có độc thoại nội tâm nhưng
rất ít-> phù hợp với ông Hai,một nông dân chất phác, giản dị -> thể hiện
tình cảm rất mộc mạc, giản dị, rất nông dân.
- Tin làng theo giặc cứ ám ảnh ông -> ông không dám đi đâu
- Không có ai để thổ lộ tâm sự _ trò chuyện với đứa con để vơi bót nỗi khổ
tâm, dằn vặt trong lòng ông. ông nói như để ngỏ lòng mình, như để minh
oan cho lòng mình nữa, cho vơi bớt nỗi nhớ thương.
- Lời của trẻ nhỏ hay chính là tấm lòng của ông với CM, với KC -> cảm
động, nước mắt giàn ra, nói với con hay chính là tự nhủ lòng mình.


=> Khẳng định tình cảm sắt son của ông, của người dân làng chợ Dầu với
CM. ông muốn minh oan cho mình hay cho làng quê , nơi chôn rau cắt rốn
của ông.
=> KL đã thể hiện hết sức mộc mạc, chân quê nhưng sâu sắc tình yêu làng
quê, yêu kháng chiến, cách mạng của người nông dân.



×