Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Suy nghĩ về đời sống và tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà của nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.78 KB, 2 trang )

Suy nghĩ về đời sống và tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn
chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
1. Tình cha con : Chiến tranh là 1 nhân tố thử thách
- Xa cách gần 7 năm, không nhìn thấy mặt nhau
- Ống Sáu chỉ được ở lại nhà 3 ngày vì chiến tranh. Trong 3 ngày ấy, bé Thu nhất
quyết không nhận cha.
- Chỉ đến khi ông Sáu sắp đi, bé Thu mới được sống trong tình cha con thật sự, đó
cũng là lần gặp cuối cùng.
=> Dù chiến tranh khốc liệt nhưng tình cha con vẫn luôn sâu đậm, không làm tình
thương yêu ruột thịt ấy phai nhạt.
2. Tình cảm gia đình. : được hi sinh để nhường chỗ cho tình yêu đất nước. Sự hi
sinh vật chất đã lớn lao rồi, nhưng sự hi sinh về gia đình là vô giá. Đó chính là
những tình cảm gia đình : anh Sáu, chị Sáu, bé Thu. Họ đều phải chịu thiệt thòi.
Tuổi thơ của bé Thu thiếu đi tình phụ tử là một thiệt thòi lớn do hoàn cảnh đưa lại
(Liên hệ với bài Bếp lửa của Bằng Việt. Nếu như tình bà cháu giản dị, gần gũi theo
tác giả đến tận nước Nga xa xôi đến suốt cuộc đời thì tâm hồn bé Thu ít nhiều thiếu
hụt tình cảm của người cha. Đó cũng là một sự hi sinh.
- Với anh Sáu, chị Sáu cũng như thế, với người mẹ, người vợ, tình cảm gia đình
cách chia đằng đẵng, rõ ràng đó là sự hi sinh đặc biệt to lớn, nhất là người phụ nữ.
Chị Sáu thiếu thốn tình cảm người chồng, lại phải thay chồng lo việc nhà, nuôi dạy
con cái trưởng thành giữa những vất vả nhọc nhằn của cuộc sống thời chiến. (Liên
hệ với : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ … -> sức nặng biểu cảm)
- Rõ ràng là chiến tranh kéo dài « lớp cha trước, lớp con sau » đã bắt con người
phải hi sinh những tình cảm riêng tư kể cả tình cảm gia đình. Đó là một sự hi sinh
thầm lặng mà cuộc kc của chúng ta đi đến đích.
- Những tình cảm của gia đình, dòng họ thì thường rất bền vững, đó là niềm an ủi
động viên lớn, sâu sắc nhất giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn.


+ Với chị Sáu, vượt rừng thăm chồng, bao nhiêu trắc trở, một thân một mình. Càng
thương nhớ, thuỷ chung với chồng lại càng gắng gỏi hoàn thành công việc gia


đình = >Đó cũng là cuộc sống của người phụ nữ ở hậu phương trong thời chiến.
+ Với anh Sáu, chính tình cảm gia đình, tình cha con, vợ chồng đã thực sự là ngọn
lửa sưởi ấm giúp mọi người chiến sĩ thêm niềm tin, sức mạnh, là nguồn động lực
lớn lao nhất. Phải chăng khi ông Sáu chiến đấu, hi sinh chính là để bảo vệ quê
hương, gia đình. Bà mẹ Tà Ôi mơ cho con lớn lên khoẻ mạnh, làm công dân của
đất nước tự do… chính vì thế mà mẹ không quản nhọc nhằn… Ông Sáu, ông Ba là
những người như vậy.



×