LỊCH SỬ QUỐC KỲ
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều
người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm;
theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ
cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu
Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia
tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị
địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị
vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần
Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài
liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm
vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ
có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da
vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân
bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc
họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí
và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940,
sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945).
Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu
vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức
xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-
1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình
chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này,
Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam
Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ
châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu
đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã
bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi
nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần,
Hà Huy Tập...
LỊCH SỬ QUỐC CA
Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội
cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính
thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào
cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như
sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê
đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng
gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và
"Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài
hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ
cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu
tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45
phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa,
khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà
Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ
Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà
Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên
Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh
nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp
ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-
1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí
mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in
trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát
lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ
sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ
sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài
hát Tiến quân ca vang lên...
Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng
cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là
Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng
đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
TÀI LIỆU LƯU TRỮ
VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÁC GIẢ QUỐC HUY VIỆT NAM
Trần Hoàng - Nguyễn Minh Sơn
Quốc huy Việt Nam - một sản phẩm của sáng tác hội hoạ, là
biểu tượng cô đọng, súc tích và đầy đủ về đất nước và con người Việt
Nam, nó hàm chứa khát vọng tha thiết của một dân tộc yêu chuộng hoà
bình và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của quốc gia độc lập. Quốc
huy của chúng ta thật đẹp về hình thức, hàm súc về nội dung, thật sự
không thua kém bất cứ quốc huy nào trên thế giới. Tác giả Quốc huy từ
mấy chục năm nay được xác định là của Cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Tuy
nhiên, từ sau ngày 9 tháng 9 năm 2001, khi hoạ sĩ Lê Lam có bài
“Người vẽ Quốc huy” đăng trên báo Nhân dân cuối tuần khẳng định:
Hoạ sĩ Bùi Trang Chước là người sáng tác và thực hiện các phác thảo
Quốc huy... Đặc biệt, khi gia đình cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước gửi đơn thư
tới các cơ quan chức năng đề nghị xét công nhận tác giả Quốc huy cho
Ông Bùi Trang Chước với những tài liệu gốc do gia đình có được hoặc
sưu tầm được thì vấn đề đòi hỏi xác định lại tác giả Quốc huy đã thật sự
trở nên nóng bỏng và bức xúc. Từ năm 2001 tới nay đã có hàng trăm
bài báo, hàng chục cuộc họp của các cơ quan chức năng với gia đình cố
hoạ sĩ Bùi Trang Chước để xem xét việc xác định tác giả Quốc huy. Do
vậy, một số tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III
và cả những tài liệu cá nhân của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước do gia đình
biếu tặng đã được đưa ra nghiên cứu, thẩm định. Bài viết này đề cập sơ
bộ đến quá trình sáng tác mẫu Quốc huy của cố hoạ sĩ Bùi Trang Chước
và một số tài liệu hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
(những tài liệu đã góp phần vào việc xác định tác giả Quốc huy Việt
Nam).