Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Tìm hiểu công tác cải cách thủ tục hành chính của cơ quan tổ chức tại phòng Nội Vụ huyện Bảo yên, tỉnh Lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.07 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

Tên sinh viên: HOÀNG VĂN CHÚNG
Lớp: ĐHQLNN13C

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu công tác cải cách thủ tục hành chính của cơ quan tổ
chức tại phòng Nội Vụ huyện Bảo yên, tỉnh Lào cai

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Ngọc Hiền
Cơ quan thực tập: Phòng Nội Vụ huyện Bảo Yên

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Vậy là hai tháng thực tập đã nhanh chóng trôi qua.Quãng thời gian ấy có
lẽ sẽ để lại dấu ấn cho em trong suốt cuộc đời. Em không chỉ thu lượm được
những kiến thức thực tế trong công việc mà trải qua hai tháng thực tập nghiêm
túc, em còn tự làm phong phú thêm cho mình những kỹ năng sống - điều mà
không ai có thể có được khi còn trên ghế nhà trường. Những điều đã học hỏi
được sẽ là hành trang bổ ích, thiết thực cho em trong cuộc sống sau này. Và tất
cả những điều đó có được là nhờ có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía cơ quan mà
em đang thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường đã có chủ trương, kế
hoạch và chỉ đạo sát sao chương trình thực tập, để em có thể quan sát bằng trực
quan công việc hàng ngày của các công chức, có thể đưa ra những so sánh giữa
lý thuyết và thực hành, có thể vận dụng một phần những kiến thức đã học vào
trong thực tế và đạt kết quả cao trong đợt thực tập này.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị - những công
chức tại phòng Nội vụ huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như đã tạo điều kiện cho em được tiếp
xúc, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho báo cáo này.
Và lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể thầy
cô trong khoa Hành Chính Học và đặc biệt là cô Bùi Thị Ngọc Hiền luôn đồng
hành, hướng dẫn tận tình, giúp em hoàn thành báo cáo thực tập đợt này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
BẢO YÊN.............................................................................................................6
1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Bảo Yên...................................................................................6
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên.....................................................6
1.2. khảo sát công tác văn phòng của cơ quan thực tập.....................................................9
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Bảo Yên......9
1.2.2 Cơ cấu tổ chức UBND huyện Bảo yên....................................................................10
1.3 Khảo sát tình hình tổ chức, hoạt động công tác hành chính của phòng Nội vụ..........10
1.3.1 Tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Bảo Yên.......................................10
1.3.2. Số nhân sự hiện có của văn phòng và phân công nhiệm vụ của các cá nhân phòng
Nội vụ................................................................................................................................14


Chương 2: TÌM HIỂU CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA CƠ QUAN TỔ CHỨC.............................................................................17
2.1. Cơ sở lý luận về cải cách hành chính........................................................................17
2.2. Thực trạng về cải cách thủ tục hành chính của cơ quan tổ chức................................20
2.2.1 Cơ sở pháp lý hình thành vào căn cứ xây dựng cải cách thủ tục hành chính của cơ
quan, tổ chức.....................................................................................................................20
2.2.2. Phạm vi công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trên
địa bàn huyện Bảo Yên giai đoạn 2011-2016...................................................................21
2.3. Thực trang những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.....................26
2.3.1.Nguyên nhân............................................................................................................26
2.3.2. Hạn chế...................................................................................................................27
2.4. Thực trạng và giải pháp chủ yếu thực hiện cải cách hành chính...............................28
2.4.1. Thực trạng cải cách thể chế.....................................................................................28
2.4.2. Đánh giá TTHC kiến nghị phương án cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết
TTHC và loại bỏ thủ tục không cần thiết..........................................................................28
2.4.3. Xây dựng chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính huyện theo 02 cấp( huyện, xã)..........28
2.4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
...........................................................................................................................................29
2.4.5. Khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính.....................30
3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính......................................30
3.4.1 Xây dựng chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính có tính chất đặc thù của huyện theo 02
cấp (huyện, xã)..................................................................................................................30
3.4.2. Chuẩn hóa tên nội dung thủ tục hành chính trên địa bàn toàn huyện. .................30
3.4.3. Công bố niêm yết kịp thời đầy đủ TTHC tại cơ quan đơn vị giải quyết thủ tục
hành chính.........................................................................................................................31
3.5. Phương hướng nhiệm vụ, công tác cải cách thủ tục hành chính 06 đầu năm 2017.. .31
4. Tìm hiểu về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong cơ quan............36


4.1. Ưu điểm và hạn chế của cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm

việc của Phòng Nôi vụ......................................................................................................36
4.2. Sơ đồ hóa cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm việc của văn
phòng. Đề xuất mô hình kiểu mới.....................................................................................37
..........................................................................................................................................38
4.3. Tìm hiểu và thống kê tên phần mềm được sử dụng trong công tác cải cách hành
chính văn phòng của UBND huyện Bảo Yên...................................................................39

Chương 3:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.....................................40
3.1. Nhận xét, đánh giá chung về những ưu, nhược điểm trong công tác hành chính văn
phòng của cơ quan thực tập:.............................................................................................40
3.2. Những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.....................43

LỜI KẾT............................................................................................................45
Phần III: PHỤ LỤC..........................................................................................36


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Từ viết tắt
TTHC
QPPL
NĐ-CP
TCVN
HĐND
NQ-TƯ
CTr-UBND
TT-BTP
KH-UBND
TW
UNBD
VHXH

Giải thích
Thủ tục hành chính
Quy phạm pháp luật
Nghị định chính phủ
Tiêu chuẩn việt nam
Hội đồng nhân dân
Nghị quyết-Trung ương
Chương trình-Ủy ban nhân dân
Thông tư bộ tư pháp
Kế hoạch- Ủy ban nhân dân
Trung ương
Uỷ ban nhân huyện
Văn hóa xã hội



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, quản lý nhà nước là hoạt động không thể thiếu của
nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức
năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Vậy nên quản lý nhà nước có vai trò hết
sức quan trọng trong việc điều hành một cơ quan, tổ chức. Công tác quản lý nhà
nước được thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị. Ngược lại, công tác quản lý nhà nước thực
hiện không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được không như
mong muốn. Bởi vậy mà công tác quản lý nhà nước không chỉ có những đóng
góp cho cơ quan tổ chức mà nó còn góp phần vào sự thúc đẩy phát triển công
cuộc xây dựng đất nước.
Là một sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội với chuyên ngành Quản
Lý nhà nước, em đã được thầy cô giảng dậy đồng thời qua tìm hiểu phần nào đã
biết được những đặc điểm, hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, hiểu được
thế nào là quản lý nhà nước. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ
năng trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động, quản lý, điều hành
của cơ quan tổ chức, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt thực tập
cho sinh viên khoa Hành chính học tại các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao trình
độ hiểu biết cũng như giúp sinh viên đi gần hơn với thực tế, rèn luyện thêm ý
thức làm việc đúng với phương châm mà nhà trường đã đề ra: "Học thật đi đôi
với Làm thật" và "Học đi đôi với Hành".
Xuất phát thực tế tại cơ quan, cũng như thu nhập được tài liệu em đã chọn
và đi sâu vào đề tài nghiên cứu "Công tác cải cách hành chính tại Phòng Nội Vụ
huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai làm đề tài nghiên cứu vì từ trước tới nay các nhà
quản lý chưa đi sâu và đánh giá đúng về việc đánh giá thực hiện công tác cải
cách hành chính.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
-Về kiến thức:
+ Tiếp cận với thực tiễn hoạt động của một cơ quan trong hệ thống các cơ

1


quan quản lí nhà nước để kiểm nghiệm kiến thức đã được học.
+ Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: có cái nhìn
tổng quan về quy trình hoạt động của một cơ quan quản lí nhà nước cụ thể.
+ Nhận biết được vị trí, vai trò và công việc cụ thể của một cán bộ, công
chức làm việc trong cơ quan quản lí nhà nước.
+ Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên biết vận dụng kiến thức lý luận và hiểu
biết qua quan sát thực tiễn để thực hiện quy trình một số nghiệp vụ cụ thể của
chuyên viên hành chính trong cơ quan quản lí nhà nước.- Về kỹ năng: + kỹ năng
quan sát và ghi chép.
+ có kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động nhóm.
+ Có kỹ năng viết báo cáo tổng hợp.
+ Có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
-Về thái độ:
+ có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp đang theo học, có thái độ tích
cực trong việc rèn luyện và học tập
+ Có ý thức chấp hành Nội quy, Quy chế của cơ quan đến kiến tập.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao trong quá
trình kiến tập.
+ Xây dựng được đính hướng nghề nghiệp.
+ Nghiên cứu về “Công tác cải cách hành chính tại phòng Nội Vụ huyện
Bảo yên. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm sửa đổi để hoàn thiện
công tác cải cách hành chính tại phòng Nội Vụ huyện Bảo Yên.
+ Liệu sơ cấp và thứ cấp với phương pháp này mang lại cho đề tài những
số liệu chính xác và đầy đủ.
- Phương pháp quan sát: quan sát quá trình làm việc của cán bộ công nhân
viên trong cơ quan.
- Phương pháp so sánh: dựa trên các số liệu để so sánh.

- Phương pháp phân tích dựa trên các số liệu so sánh để phân tích.
- Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị - những công
2


chức tại Phòng Nội vụ huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như đã tạo điều kiện cho em được tiếp
xúc, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho báo cáo này.
Và lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể thầy
cô trong khoa Hành Chính Học và đặc biệt là cô Bùi Thị Ngọc Hiển đã luôn
đồng hành, hướng dẫn tận tình, giúp em hoàn thành báo cáo thực tập đợt này.

3


LỜI NÓI ĐẦU
Văn phòng là một bộ máy của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu thập,
xử lý thông tin và tổng hợp thông tin phục vụ lãnh đạo. Hiện nay nước ta đang
bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên công tác văn
phòng cũng đóng góp phần rất lớn vào công tác xây dựng đất nước. Công tác
quản lý là một công tác quan trọng đối với bất cứ một cơ quan nào, nó góp phần
rất lớn đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Năm bắt được tình hình thực tiễn đó, năm 1971 Trường trung học Văn thư
Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ- BT ngày 18/12/1971 của
Bộ trưởng phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ làm công tác cải cách thủ
tục hành chính, công tác hành chính có đầy đủ trình độ chuyên môn cung ứng
được nguồn cán bộ, nhân lực mà xã hội đang cần trong đó có ngành Quản lý nhà
nước.
Quản lý nhà nước là một ngành rất rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của

thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức
và kĩ năng trong quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động và quản lý điều
hành của cơ quan, tổ chức. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức một đợt
cho sinh viên khoa Hành Chính Học và nghành Quản Lý Nhà Nước được đi
thực tập tại các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sau khi ra
trường và rèn luyện ý thức cho sinh viên sau khi ra trường là “ Học thật đi đôi
với làm thật” và “ Học đi đôi với hành”.
Trong quá trình đi kiến tập, sinh viên trường sẽ được củng cố kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực, vân dụng lí luận và thực tiễn một
cách hiệu quả nhất, được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng phong cách
làm việc của một cán bộ khoa học ngành Quản Lý Nhà Nước.
Nhận được sự giúp đỡ của Nhà trường và của Khoa Hành Chính Học,
cũng như sự tiếp nhận của UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai em đã được
thực tập tại cơ quan bắt đầu từ ngày 17/1/2017đến hết ngày 17/3/2017.
Trong suốt thời gian đi thực tập, em đã được cán bộ phòng Nội Vụ huyện
4


Bảo Yên tận tình chỉ dậy. Trong thời gian hai tháng thực tập tại phòng Nội Vụ
huyện Bảo Yên, mặc dù còn rất nhiều bỡ ngỡ và lúng túng trong công việc
nhưng em đã được cán bộ tại phòng tận tình hướng dẫn và chỉ bảo nên em đã
làm tốt công việc được giao phó tại cơ quan, nhờ đó em đã tích được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm thực tiễn về công tác văn phòng.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUÁT SƠ LƯỢC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
BẢO YÊN

1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Bảo Yên

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên
- Vị trí địa lý: Bảo Yên là huyện cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, cách tỉnh lỵ
Lào Cai 75km về phía Đông Nam.Với diện tích tự nhiên là 82.791 ha
+ Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
+ Phía Nam giáp huyện Lục Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
+ Phía Đông giáp huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang;
+ Phía Tây giáp huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Địa hình: Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi
lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở
phía bắc, thấp dần về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông
lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3
6


xã Cam cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy
khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sồng Trôi) chảy theo hướng đông bắc – tây nam,
có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có
nhiều thác gềnh ở phía bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng
của huyện chiều dài 50 km.
- Dân số: Dân số huyện Bảo Yên năm 2009 là 76.274 người (Số liệu
31/12/2009), trong đó:
- Tổng số hộ: 17.060 hộ
- Số người trong độ tuổi lao động: 45.928 người chiếm 60,21%
- Mật độ dân số bình quân: 92 người/km2
Cư trú tại 17 xã và 1 thị trấn; chia thành 3 khu vực: Các xã ven sông
Hồng gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan,
Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương sơn,
Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến,

Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà.
-Thành phần dân tộc: Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến thời
điểm 01/4/2009, toàn huyện có 15 dân tộc cùng sinh sống; Các dân tộc sống trên
địa bàn đều có một đặc trưng văn hoá riêng, song trong quá trình lao động, sản
xuất và chống ngoại xâm, các dân tộc trong huyện đã hình thành nên tình đoàn
kết keo sơn, gắn bó, tạo ra sự thống nhất trong đặc trưng văn hoá của cộng đồng
các dân tộc Bảo Yên.
- Dân tộc Kinh chiếm:32,56 %
- Dân tộc Tày chiếm:31,93 %
- Dân tộc Dao chiếm:22,16 %
- Dân tộc Mông chiếm: 8,61 %
- Dân tộc Nùng chiếm: 1,96 %.
- Dân tộc Phù Lá:1,1 %
- Dân tộc Giáy chiếm:1,09 %.
- Các dân tộc khác chiếm: 0,69 %
- Khí hậu: Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng,
7


hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình
trong năm của huyện là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ
thấp nhất là 3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số
giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng
sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế
nông - lâm - công nghiệp toàn diện.
- Về thổ nhưỡng: Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai
Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch
mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung
lũng hẹp. Các nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m
và 400 – 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện

tích thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng
đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu
vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện
tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh
đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam
Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng
chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là
51% (năm 2009). Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng
nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều
lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến họ gia đình và các tập
thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng
phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được
phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam
quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây
ăn quả.
-Đơn vị hành chính: Huyện có 01 thị trấn và 17 xã: Thị trấn Phố Ràng;
xã Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương,
8


Yên Sơn, Lương sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Tân Tiến, Nghĩa Đô,
Vĩnh Yên, Xuân Hoà.
1.2. khảo sát công tác văn phòng của cơ quan thực tập.
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Bảo Yên
Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên là cơ quan hành chính của Nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước Cấp trên.

Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên là cơ quan hành chính nhà nước trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định các
chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp trên; bảo
đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở.
Ủy ban nhân dân huyện gồm có: Chủ tịch, phó Chủ tịch và Ủy viên do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.Ủy ban nhân dân huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề
sau đây:
Quy chế làm việc, chương trình hoạt động hằng năm và thông qua báo cáo
của Ủy ban nhân dân cấp trên;
Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; dự toán, quyết toán ngân
sách hằng năm và quỹ dự trữ của cấp mình; đầu tư, xây dựng các công trình
trọng điểm; huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của
địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp
trên.
Các chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an
ninh ở địa phương.
Thông qua đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân;
- Ủy ban nhân dân huyện gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban
9


nhân dân huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức UBND huyện Bảo yên.
Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu cơ quan huyện, có nhiệm vụ
quản lý, lãnh đạo toàn bộ cơ quan.
Các phó Chủ tịch huyện là người giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch huyện.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện:

Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Công thương.
Phòng Nội vụ
Phòng Thanh tra.
Phòng Tư pháp.
Phòng Văn hóa – Thông tin.
Văn phòng UBND huyện.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Phòng Giáo dục.
Phòng Nông nghiệp.
Phòng Tài chính – Kế hoạch.
Phòng Y tế
Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan ( phụ lục 1)
1.3 Khảo sát tình hình tổ chức, hoạt động công tác hành chính của
phòng Nội vụ.
1.3.1 Tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Bảo Yên
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
nhà nước; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền cơ sở; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức xã; hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo, thi đua khen thưởng;
công tác Thanh niên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
10


sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở
Nội vụ.

* Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội
vụ trên địa bàn tổ chức triển khai thức hiện theo quy định;
2. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. về công tác tổ chức bộ máy
- Tham mưu và trình Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn huyện theo hướng dẫn của
UBND tỉnh.
- Trình UBND huyện quyết định hoặc để Ủy ban nhân dân huyện trình
cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập giải thể các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng đề án thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện, quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức, phối hợp với liên ngành của huyện theo quy định của pháp
luật
5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
- Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên
chế hành chính, sự nghiệp hàng năm.
- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp.
- Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
11



độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
6. Về công tác xây dựng chính quyền:
- Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc bầu cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBND
huyện và hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.
- Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê
chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND các cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, móc, chỉ giới, bản
đồ địa giới hành chính của huyện.
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sát nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động Thôn, Bản, Tổ dân phố trên địa bàn
huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó Thôn, Bản, Tổ dân
phố.
7. Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sử đối với các cơ quan hành chính , đơn
vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
8. về cán bộ công chức, viên chức:
- Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý với cán bộ, công chức, viên chức.
- Tham mưu cho Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã tuyển đủ chỉ tiêu
công chức xã, thị trấn theo quy định. Quản lý công chức cấp xã và thực hiện
chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã theo phân cấp.
9. Về cải cách hành chính:
- Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND, phường, xã thực hiện cải cách hành chính ở địa

12


phương.
- Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biên pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn huyện.
- Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND
cấp tỉnh.
10. Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động cảu hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác Văn thư, lưu trữ .
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện.
12. Về công tác tôn giáo:
- Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Tôn giáo và
công tác Tôn giáo trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp giúp UBND huyện
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tôn giáo trên dịa bàn huyện theo phân
cấp của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi đua khen thưởng :
- Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,
khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của pháp luật.

14. Nhiệm vụ và quyền hạn về công tác thanh niên:
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
13


nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên được giao;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
về thanh niên và công tác thanh niên sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về thanh niên và
công tác thanh niên được giao;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác Nội vụ theo thầm quyền;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện
và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địa
bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Quản lí tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND huyện
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND phường, xã về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao
trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện và
theo quy định của pháp luật.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng ( phụ lục 2)
1.3.2. Số nhân sự hiện có của văn phòng và phân công nhiệm vụ của
các cá nhân phòng Nội vụ

Số nhân sự hiện có của phòng gồm 10 người; phân công nhiệm vụ cho cán
bộ, công chức, nhân viên của phòng cụ thể như sau:
1. Bà Ma Thị Sách – Trưởng phòng.
- Phụ trách chung hoạt động công tác của phòng, trực tiếp phụ trách công
tác tổ chức bộ máy, cán bộ; quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp
được UBND tỉnh giao.
14


- Tham mưu công tác xây dựng chính quyền cơ sở, giúp UBND huyện
hướng dẫn kiểm tả tổng hwpj báo cáo thực hiện pháp luật về dân chủ đối với các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên bàn.
- Tham mưu UBND huyện về công tác cải cách hành chính; công tác đào
tạo, bồi dưỡng.
2. Bà Phạm Thị Hiền – Phó Trưởng phòng.
- Giúp Trưởng phòng giải quyết công việc khi Trưởng phòng đi vắng và
được ủy quyền.
- Trực tiếp theo dõi và triển khai thực hiện công tác chính quyền; địa giới
hành chính, thực hiện công tác Quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của
Tôn giáo; quản lý nhà nước về Thanh niên.
- Thực hiện công tác báo cáo 6 tháng, báo cáo tổng kết năm của phòng.
3. Ông Lê Minh Dào – Phó Trưởng phòng.
- Giúp trưởng phòng giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng và
được ủy quyền.
- Phụ trách công tác Thi đua – Khen thưởng, Văn thư – Lưu trữ, quản lý
nhà nước về công tác Hội; Hồ sơ điện tử.
4. Bà Đỗ Thị Hoa Lê.
- Công chức thực hiện công tác quản lý tổ chức các trường học, viên chức
sự nghiệp giáo dục, Kiêm thủ quỹ cơ quan.
5. Bà Nguyễn Thị Thanh.

- Công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác Cải cách
Hành chính; quy chế văn hóa công sở; công tác đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện
công tác hành chính của cơ quan: theo dõi, tổng hợp báo cáo của cơ quan về
phòng chống tham nhũng lãng phí, quy chế dân chủ cơ sở…; công tác khen
thưởng của phòng.
6. Ông Nguyễn Minh Trí.
- Công chức thực hiện công tác chính quyền; công tác cán bộ, công chức
cấp xã, tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, các chế độ, chính sách, nghỉ chế độ, thôi
việc, kỷ luật cho cán bộ, công chức cấp xã.
15


7. Ông Hoàng Chí Sinh.
- Công chức thực hiện công tác Địa giới hành chính, hệ thống thôn, bản,
tổ dân phố; chế độ cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã; quy chế dân
chủ cơ sở; Kiêm kế toán, theo dõi tài sản của cơ quan.
8. Ông Ma Văn Dũng.
- Công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo, quản lý
nhà nước về công tác Hội.
9. Bà Phạm Thị Hương.
- Công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về Văn thư – Lưu trữ,
quản lý hồ sơ công chức, viên chức cấp huyện ( cả hồ sơ điện tử, hồ sơ giấy );
Văn thư – Lưu trữ cơ quan, tổng hợp báo cáo tuần, báo cáo tháng, quý của
phòng.
10. Ông Hà Huy Giám.
- Công chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng; công tác quản lý nhà
nước về công tác Thanh niên.
Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức của phòng đã
được thảo luận nhất trí thông qua. Mỗi cán bộ, nhân viên trong phòng chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng về chất lượng, hiệu quả công tác được giao và những

ý kiến tham mưu, đề xuất của mình.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn của phòng phải bám sát cơ sở theo dõi chỉ
đạo xã, thị trấn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực mình đảm nhận, thực
hiện thật tốt nhiệm vụ được giao.
Phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, văn bản thuộc lĩnh vực chuyên
môn của mình để không ngừng nâng cao trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ hơn.
Thực hiện chế độ báo cáo kết quả công việc đã làm và chủ động đề xuất
hướng giải quyết công việc tiếp theo do các nhân đảm trách.
Quản lý chặt chẽ đối tượng, hồ sơ, lưu trữ số liệu thuộc lĩnh vực chuyên
môn được phân công. Chịu trách nhiệm dự thảo văn bản thuộc lĩnh vực chuyên
môn, báo cáo lãnh đạo phòng.
Chấp hành kỷ luật lao động, làm việc đúng giờ, không đi muộn về sớm.
16


Chương 2: TÌM HIỂU CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA CƠ QUAN TỔ CHỨC.
2.1. Cơ sở lý luận về cải cách hành chính
* Một số khái niệm
+ Nếu như nội dung cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn
2001-2010 có 5 nội dung là: thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính thì.
+ Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 có thêm
nội dung thứ 6 là cải cách thủ tục hành chính.
+ Như vậy, kết quả quá trình thực hiện công tác CCHC giai đoạn 20012010 đã được đúc rút và thấy cần thiết phải đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục
hành chính (CCTTHC) nên đã đưa ra nhiệm vụ này thành một trong 6 nội dung
của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. CCTTHC là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong tiến trình đổi mới, phát
triển và hội nhập của nước ta. Vậy, thủ tục hành chính và CCTTHC là gì?
+ Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về

thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy
Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong
mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.
+Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình
thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều cửa,
nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp với
yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất,
thường bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch...
+ Hiệu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền
tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và
hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ
thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát
sinh, hoành hành, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
+ Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân
17


dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá
của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội
nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục
hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không được hay chậm cải cách
thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Kết
quả công tác CCHC giai đoạn 2001-2010 đã đạt được những kết quả nhất định
trong thời gian qua về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập
ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
+ Theo nghĩa chung nhất, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải
quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và
yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.
+ Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà

nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền
hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ
tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.
+ Những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn
hiện nay của nước ta là:
- Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã
ban hành.
- Bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính
- Dễ hiểu, dễ tiếp cận
-Có tính khả thi.
- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính
*Vai trò của cải cách thủ tục hành chính.
+ Sự cần thiết xây dựng cải cách thủ tục hành chính cơ quan.
18


- Cải cách thủ thục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương góp phần quan trọng trong việc đánh
giá chỉ số năng lực cạnh tranh cảu cấp huyện.Thông qua việc cải cách thủ tục
hành chính (mà đặc biệt là việc triển khai thực hiện thành công đề án 30) đã góp
phần gỡ bỏ những rào cản về thủ thục hành chính đối với môi trường kinh daonh
và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí rủi do của người dân và doanh
nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
-Để tiếp thành công của đề án 30, từ Trung ương đến địa phương đã thiết
lập một hệ thống cơ quan thực hiện kiểm soát thủ thục hành chính nhằm xem
xét,đánh giá,theo dõi nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành

chính,đáp ứng yêu cầu công khai,minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện
thủ tục hành chính. Theo đó,việc cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện
Bảo Yên được thực hiện triển khai theo công tác khiểm soát thủ tục hành chính
(Nghị định 63/2010/NĐ-CP) từ năm 2011 đến nay.để công tác này đi vào nề nếp
và có hiệu quả còn một số tồn tại cần nhìn nhận tháo gỡ đó là: Căn cứ thực hiện
thủ tục hành chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cồng kềnh và còn
chồng chéo, thẩm quền giả quết thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn chưa
phân cấp rõ rang, ý thức và kỹ năng hành chính cán bộ, công chức chưa kịp theo
yêu cầu của công việc,làm việc chưa cần mẫn,làm ách tắc hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Thực hiện tốt hoạt động kiểm soát thủ thục hành chính trên địa bàn
huyện Bảo Yên chính là việc nâng cao chất lượng những thủ thục hành chính
mới được ban hành; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính không thật sự cần
thiết;công khai, minh bạch và tổ chức thự hiện các thủ tục hành chính trong thực
tế đời sống đẻ phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Làm tốt việc này sẽ góp phần
thúc đâye phát triển kinh tế xã hội của huyện, nâng cao lực lượng cạnh tranh cảu
nền kinh tế; tang cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, từng bước đáp ứng kỳ
vọng của người dân và cộng đòng daonh nghiệp về một nền hành chính chuyên
nghiệp,phục vụ và vì dân. Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác
định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần XV.
19


2.2. Thực trạng về cải cách thủ tục hành chính của cơ quan tổ chức.
2.2.1 Cơ sở pháp lý hình thành vào căn cứ xây dựng cải cách thủ tục
hành chính của cơ quan, tổ chức.
-Thực hiện văn bản chỉ đạo của Chính phủ, huyện ủy , Ủy ban nhân dân
huyện về cải cách hành chính.
- Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 23/NQ-TƯ ngày 11/11/2014 của huyện ủy Bảo yên về
"Đẩy mạnh Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng Nhà nước, Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 09/CTr-UBND ngày 16/7/2015 của Ủy ban
nhân dân huyện Bảo Yên triển khai nghị quyết về: "Đẩy mạnh cải cách hành
chính trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
Khối cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020";
- kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 09/10/2015 của Ủy ban nhân dân
huyện Bảo Yên triển khai thực hiện Chương trình hoạt động về : "Đẩy mạnh cải
cách hành chính trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể, Khối các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020"
- Kế hoạch số 19/KH -TƯ ngày 27/11/2015 của huyện ủy Bảo Yên đẩy
mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị của huyện
Bảo Yên , giai đoạn 2016-2020.
- Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 11/01/2016 của ủy ban nhân dân huyện
Bảo Yên triển khai thực hiện kế hoạch số 19: Đẩy mạnh cải cách hành chính
đồng bộ,toàn diện trong hệ thống chính tri huyện Bảo Yên, giai đoạn 2016-2020
Khối các cơ quan nhà nước.
- Kế hoạch thực hiện Đề án số 32/KH-UBND ngày 03/2/2016: Đẩy mạnh
cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị huyện Bảo Yên
khối các cơ quan nhà nước năm 2016.
+ Các văn bản thủ TTHC
-Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về thủ tục
20


×