Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Đánh giá tác động của phân bón, thuốc BVTV lên môi trường đất vùng chuyên canh cây cà phê địa bàn huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH
-------------------

THÁI ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN, THUỐC BVTV
LÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG CHUYÊN CANH CÂY
CÀ PHÊ TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN IA GRAI
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

THÁI ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN, THUỐC BVTV
LÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG CHUYÊN CANH CÂY
CÀ PHÊTẠI ĐỊA BÀN HUYỆN IA GRAI
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành
Mã số



: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:
PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 9/2017


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN, THUỐC BVTV LÊN MÔI
TRƯỜNG ĐẤT VÙNG CHUYÊN CANH CÂY CÀ PHÊTẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI
THÁI ANH TUẤN
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Thái Anh Tuấn , sinh ngày 20 tháng 11 năm 1979 tại xã Đức Châu
- huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.
Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Biển Hồ - thành phố Pleiku – tỉnh Gia

Lai năm 1999. Tốt nghiệp Đại học ngành Địa lý Môi trường hệ chính quy tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM năm 2004.
Từ 9/2005 đến nay: Làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia
Grai - tỉnh Gia Lai.
Từ 9/2014 là học viên Cao học ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường tại
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (học dự thính từ tháng 9/2013, chính
thức tháng 9/2014).
Địa chỉ liên lạc: Số 26 – Nguyễn Viết Xuân – thị trấn Ia Kha – huyện Ia Grai
– tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0269.350.4001.
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Đánh giá tác động của phân bón, thuốc BVTV lên môi trường đất
vùng canh tác cây cà phê địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được phân tích,
thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Thái Anh Tuấn

iii


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm
ơn Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại Học, Khoa Môi
trường & Tài nguyên và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn Khoa học – PGS.
TS.Lê Quốc Tuấn, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này,
tôi vô cùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu Thầy đã giúp tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh
Gia Lai, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, Chi cục Thống kê
huyện Ia Grai, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ia Grai, Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai các ông, bà, cô, chú, anh, chị canh tác cà
phê trên địa bàn xã Ia Dêr, Ia Tô, Ia Hrung - huyện Ia Grai đã hết lòng giúp đỡ tôi
thực hiện các khảo sát, phỏng vấn cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 09 năm 2017
Học viên

Thái Anh Tuấn

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tác động của phân bón, thuốc BVTV lên môi trường đất
vùng chuyên canh cây cà phê địa bàn huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai” được thực hiện
từ 2015 đến năm 2017. Với các phương pháp nghiên cứu được thực hiện như: thu
thập thông tin; phương pháp khảo sát, lấy mẫu; phương pháp tính chỉ số tác động

môi trường EIQ; tham khảo ý kiến chuyên gia; phương pháp phỏng vấn cộng đồng
và xử lý các dữ liệu thu được bằng excel, từ đó tổng kết, phân tích các kết quả đã
điều tra và đưa ra các đánh giá.
Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV của người nông dân trồng cà
phê trên địa bàn huyện Ia Grai như: loại phân bón - thuốc sử dụng phổ biến, các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phân bón - thuốc BVTV, các vấn đề trong pha
chế và sử dụng thuốc BVTV như sử dụng quá liều lượng hướng dẫn, pha trộn nhiều
loại thuốc trong một lần phun,…và các vấn đề môi trường đất liên quan đến sử
dụng phân bón và thuốc BVTV như rác thải, nước thải, thuốc dư thừa,…Bên cạnh
đó, đề tài cũng đưa ra các kết quả nghiên cứu liên quan đến các vấn đề tồn tại trong
việc kinh doanh phân bón và thuốc BVTV của các đại lý, cửa hàng vật tư nông
nghiệp trên địa bàn huyện. Cùng với việc tìm hiểu công tác quản lý phân bón và
thuốc BVTV của các cơ quan chức năng, đề tài đã xây dựng các giải pháp quản lý,
kỹ thuật cụ thể nhằm bảo vệ môi trường đất trước tác động của phân bón và thuốc
BVTV;
Tóm lại, đề tài đã đưa ra các đánh giá về hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc
BVTV trong canh tác cà phê, công tác quản lý của các cơ quan chức năng trên địa
bàn huyện Ia Grai. Từ đó đề tài đã đưa ra các giải pháp quản lý, kỹ thuật sử dụng
phân bón và thuốc BVTV có khả năng áp dụng thực tế vào địa bàn nghiên cứu.

v


ABSTRACT
The research project "Assessing the impact of fertilizers and plant protection
products on the environment, land coffee-growing areas in Ia Grai district, Gia Lai
province " is made from 2015 to 2017. With the research methods are implemented
as: collecting information; survey methods, sampling; method of calculating the
environmental impact indicators EIQ; consult experts; community interviewing and
processing of the data obtained by Excel, which summarized and analyzed the

survey results and make the following assessment:
Current use of fertilizers and plant protection products by farmers growing
coffee in the district of Ia Grai, such as fertilizers - plant protection products
commonly used, factors affecting the use of fertilizer - plant protection products,
problems in the preparation and use of plant protection products such as using the
dosage instructions, mixing several plant protection products in one injection, ...
and the environmental problems of land related to the use of fertilizers and plant
protection products as junk waste, waste water, medicine redundant, ... Besides, the
theme also provides research results related to the problems that exist in the
business of fertilizer and plant protection products agency, shop supplies agriculture
in the district. Along with learning about the management of fertilizers and plant
protection products by the authorities, the subject has developed solutions to
manage,
In summary, the subject gave the assessment of the current use of fertilizers
and plant protection products in coffee cultivation, the management of the
authorities in Ia Grai district. Since then the project has made management
solutions, technical use of fertilizers and plant protection products have practical
applicability in the study area.

vi


MỤC LỤC
Trang
LÝ LỊCH CÁ NHÂN.....................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................iii
LỜI CẢM TẠ................................................................................................iv
TÓM TẮT......................................................................................................v
ABSTRACT..................................................................................................vi
MỤC LỤC....................................................................................................vii

DANH MỤC BẢNG.....................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................xiv
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1 Huyện Ia Grai...........................................................................................3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................3
1.1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................3
1.1.1.2 Địa hình, địa thế.................................................................................4
1.1.1.3 Khí hậu...............................................................................................5
1.1.1.4 Thuỷ văn.............................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm dân cư & kinh tế – xã hội......................................................7
1.1.2.1 Đặc điểm dân cư.................................................................................7
1.1.2.2 Kinh tế – xã hội..................................................................................8
1.1.3 Đặt điểm đất đai...................................................................................11
1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất cây cà phê................................................13

vii


1.2.1. Đặc tính cây cà phê.............................................................................13
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và Việt Nam..........................15
1.2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới............................................15
1.2.2.2. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam...........................................16
1.2.3. Hiện trạng canh tác cà phê tại huyện Ia Grai......................................18
1.2.4. Chương trình tái canh cây cà phê tại huyện Ia Grai............................20
1.3 Phân bón.................................................................................................21
1.3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường............................................22
1.3.2 Con đường phát tán của phân bón trong môi trường............................25
1.3.3 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam...................26

1.4. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).............................................................28
1.4.1 Phân loại thuốc BVTV.........................................................................28
1.4.2 Cơ chế tác động của thuốc BVTV.......................................................29
1.4.3 Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường......................31
1.4.4 Những tác động của thuốc BVTV........................................................32
1.4.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam.......................................37
1.5 Một số nghiên cứu liên quan...................................................................40
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................44
2.1 Nội dung nghiên cứu..............................................................................44
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................44
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin..............................................44
2.2.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu, bảo quản và phân tích.......................47
2.2.3 Phương pháp chuyên gia......................................................................49
2.2.4 Phương pháp tính chỉ số tác động môi trường EIQ..............................50

viii


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................52
3.1 Hiện trạng canh tác cây cà phê tại huyện Ia Grai....................................52
3.1.1. Diện tích và năng suất cây cà phê.......................................................52
3.1.2. Tình hình dịch bệnh trên cây cà phê...................................................55
3.2 Tình hình sử dụng phân bón...................................................................57
3.2.1. Đối với phân hóa học..........................................................................57
3.2.2. Đối với phân chuồng và phân vi sinh..................................................63
3.3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật................................................65
3.3.1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà phê....................................65
3.3.2. Nhận thức của người nông dân về thuốc bảo vệ thực vật....................68
3.3.3. Các vấn đề trong pha chế, sử dụng và bảo quản thuốc........................69
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chọn lựa các loại thuốc BVTV. .71

3.3.5. Đánh giá rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số tác động môi trường. .72
3.4. Đặt tính canh tác của đất trồng cà phê huyện Ia Grai.............................74
3.4.1. Thành phần cơ giới đất trồng cà phê huyện Ia Grai............................74
3.4.2. Đặc điểm của đất trồng cà phê tại huyện Ia Grai................................76
3.4.3. Đánh giá chung về chất lượng đất khu vực canh tác cây cà phê của
huyện Ia Grai...........................................................................................................77
3.4.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến đất trồng cà phê
tại huyện Ia Grai:.....................................................................................................78
3.5 Đề xuất một số giải pháp trong canh tác cây cà phê...............................80
3.5.1. Giải pháp quản lý................................................................................80
3.5.2. Giải pháp xử lý...................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................85

ix


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................87
PHỤ LỤC 1A...............................................................................................84

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng sản lượng của một số nước xuất khẩu cà phê (60 kg/bao). .15
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới (60 kg/bao).....................16
Bảng 1.3: Diện tích cà phê tại các tỉnh Việt Nam (ha).................................18
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng cà phê huyện Ia Grai, năm 2016.............19
Bảng 1.5: Số hộ vay vốn tái canh cà phê giai đoạn 2016 - 2017..................21
Bảng 1.6: Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha cà phê trên thế giới (kg). .26
Bảng 1.8: Phân loại độc tính của thuốc.........................................................29

Bảng 1.9: Thống kê hoạt chất và tên thương mại của các nhóm thuốc BVTV
đươc phép sử dụng tại Việt Nam 2010.....................................................................38
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu đất tại huyện Ia Grai:..............................................48
Bảng 2.2: Bảng phân hạng giá trị EIQ.........................................................51
Bảng 3.1. Một số sâu bệnh hại cây cà phê tại huyện Ia Grai........................56
Bảng 3.2. Tỷ lệ các loại phân hóa học bón cho cà phê (%)..........................57
Bảng 3.3. Số lần bón phân cho cà phê (% số hộ)........................................58
Bảng 3.4. Lượng đạm bón cho cây cà phê tại các xã (kgN/ha/năm).............59
Bảng 3.5. Lượng lân bón cho cây cà phê tại các xã (kgN/ha/năm)..............60
Bảng 3.6. Lượng kali bón cho cây cà phê tại các xã (kgN/ha/năm).............61
Bảng 3.7. Danh mục thuốc BVTV được sử dụng phổ biến ở địa bàn Ia Grai
................................................................................................................................. 65
Bảng 3.8: Cách thức xử lý thuốc BVTV dư và bao bì chứa thuốc sau khi sử
dụng......................................................................................................................... 71
Bảng 3.9: Bảng tính giá trị EIQ cho cây cà phê huyện Ia Grai....................72
Bảng 3.10: Thành phần cơ giới của đất sau khi phân tích............................74

xi


Bảng 3.11: Đặc điểm đất sau khi được phân tích.........................................76
Bảng 3.12: Đặc tính của một số loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng
nhiều nhất tại Ia Grai...............................................................................................79

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai..............................3
Hình 1.2: Con đường phát tán của phân bón trong môi trường....................25

Hình 1.3: Con đường phát tán thuốc BVTV trong môi trường....................31
Hình 3.1: Tỷ lệ diện tích của các vườn cà phê tại Ia Grai............................52
Hình 3.2: Tỷ lệ tuổi của các vườn cà phê tại Ia Grai....................................53
Hình 3.3: Tỷ lệ năng suất của các vườn cà phê tại Ia Grai (tấn nhân/ha).....54
Hình 3.4: Tỷ lệ cà phê khô cành ở các vườn được điều tra..........................57
Hình 3.5: Phân bố lượng đạm bón cho cây cà phê.......................................59
Hình 3.6: Phân bố lượng lân bón cho cây cà phê.........................................60
Hình 3.7: Phân bố lượng kali bón cho cây cà phê........................................62
Hình 3.8: Loại phân mang lại hiệu quả cao nhất..........................................63
Hình 3.9: Cách xử lý bao bì phân bón sau khi sử dụng hết..........................64
Hình 3.10: Quan điểm của người dân khi thay thế thuốc BVTV bằng các
loại chế phẩm sinh học ít ảnh hưởng đến môi trường..............................................68
Hình 3.11: Thành phần cơ giới của đất........................................................75

xiii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNN

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


CP

Chính Phủ

Cty

Công ty

EI

Chỉ số tác động (Environmental Impact)

EIQ

Chỉ

số

tác

động

môi

trường

(Environmental Impact Quotient)
FAO

Tổ chức lương thực – nông nghiệp của

Liên

Hiệp

Quốc

(Food

and

Agriculture Organization)
ICO

Hiệp hội Cà phê Quốc tế (International
Coffee Organization)

KLN

Kim loại nặng

LD50

Liều chết trung bình (Letal concentration
50)



Nghị định

NN&PTNN


Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NT

Nông trường

TB

Trung Bình

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States
Department of Agriculture)

VSV
WHO

Vi sinh vật
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization)


xiv


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Huyện Ia Grai là một huyện của tỉnh Gia Lai, nằm trên cao nguyên đất đỏ
bazan là khu vực thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Trên cơ sở tính chất điều
kiện tự nhiên và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, huyện Ia Grai
chọn cây cà phê là một trong những cây công nghiệp chính trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổng cục thống kê tỉnh Gia Lai cho thấy
huyện Ia Grai với diện tích cà phê trên địa bàn toàn huyện có 17.985ha, sản lượng
cà phê nhân là 46.751 tấn đứng đầu về diện tích và sản lượng toàn tỉnh và chiếm
24% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện.Trong những năm vừa qua diện
tích trồng cà phê vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Qua nhiều năm phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Ia Grai, đây là loại
cây phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của nhân dân.Bên
cạnh đó để cây cà phê có được năng suất cao và ổn định đòi hỏi chế độ dinh dưỡng
và kỹ thuật chăm sóc phải được thường xuyên và cao hơn so với các loại cây công
nghiệp khác trong vùng.
Qua quá trình chăm sóc hàng chục năm trước đây và nhất là một số diện tích
đất đang tổ chức tái canh trồng lại cà phê đã có biểu hiện của ô nhiễm môi trường
đất. Để xác định rõ nguyên nhân, tính chất ô nhiễm môi trường đất đồng thời đưa ra
phương án phù hợp nhằm bảo vệ môi trường đất và phát triển cây cà phê bền vững
là nội dung bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV đã ảnh hưởng như thế nào
đến môi trường đất canh tác cà phê ở Ia Grai đã chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ
thực tế đó, đề tài “Đánh giá tác động của phân bón, thuốc BVTV lên môi trường đất
vùng chuyên canh cây cà phê địa bàn huyện Ia Grai – tỉnh Gia Lai” là cấp bách.


1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây cà phê tại huyện
Ia Grai, cụ thể: Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến môi trường
đất trồng cà phê trên địa bàn huyện Ia Grai.
- Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý, giảm thiểu tác động của phân bón và
thuốc BVTV đến môi trường đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
- Thời gian: 05/2016 đến tháng 7/2017.
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại phân bón, thuốc BVTV thường xuyên sử
dụng cho cây cà phê tại huyện Ia Grai và môi trường đất trồng chuyên canh cây cà
phê trong vùng nghiên cứu.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Huyện Ia Grai
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Ia Grai là huyện miền núi, nằm dọc biên giới trên cao nguyên bazan Pleiku,
cách thành phố Pleiku về phía Tây theo tỉnh lộ 664 khoảng 20 km,có diện tích tự
nhiên là 111.959,86 ha, chiếm 7% diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai.
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai


(Nguồn: Ủy ban Nhân Dân huyện Ia Grai)
Từ 107027’30” đến 108001’19” kinh độ Đông;
Từ 13050’19” đến 14008’14” vĩ độ Bắc.
Giới cận:
- Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum);
- Phía Đông giáp thành phố Pleiku;
- Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ;

3


- Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia).
Ia Grai nằm tiếp giáp với thành phố Pleiku, gần cửa khẩu Đức Cơ, có các
tuyến đường quan trọng chạy qua gồm tỉnh lộ 664 chạy theo hướng nối huyện với
thành phố Pleiku và quốc lộ 14C chạy theo hướng Bắc Nam dọc biên giới đang
được nâng cấp thông tuyến. Ngoài ra còn có trục lộ nối từ quốc lộ 14C đi vào các
cụm kinh tế Ia Sao, Ia Hrung.Hệ thống giao thông của xã nối liền với nhau thuận lợi
giao lưu trong tất cả các lĩnh vực như mua bán sản phẩm hàng hóa, khai thác tiềm
năng tài nguyên.
1.1.1.2 Địa hình, địa thế
Ia Grai nằm ở phía Tây cao nguyên đất đỏ Pleiku, tiếp giáp với vùng núi
thấp Nam Sa Thầy ở phía Tây Bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới
Campuchia ở phía Tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia
Grai và Sê San. Địa hình thoải dần từ Đông sang Tây, trong phạm vi ranh giới Ia
Grai có hai dạng địa hình chính như sau:
• Địa hình cao nguyên:
Phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của huyện. Diện tích 62.653
ha, chiếm 55,83 % tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 200 – 800 m. Bề
mặt cao nguyên bằng phẳng, sườn bị chia cắt tại thành các dải đồi lượn sóng có

hướng Đông - Tây, đỉnh các dải đồi bằng phẳng, độ dốc 3 - 8 0, sườn dốc 15 - 200,
chân các dải đồi là các thung lũng hẹp bằng thấp ven các hợp thủy và suối nhỏ đổ
ra sông Ia Grai và Sê San. Loại đất chủ yếu là đất đỏ vàng nâu thẫm phát triển
trên đá Bazan, tầng dày > 100 cm, độ phì cao. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cà
phê, cao su, điều trên địa hình đồi và lúa, màu trên địa hình thấp ven suối.
• Địa hình đồi núi thấp:
Phân bố ở phía Bắc và Tây Nam huyện. Diện tích 49.576 ha, chiếm 44,17
% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 800 – 1000 m đối với dãy Chư O ở
phía Bắc và 400 - 700 đối với dãy Chư GouNgot ở Tây Nam. Địa hình có dạng
núi khối tảng, chia cắt vừa ở phía Bắc và dạng đồi núi sót chia cắt ít ở phía Tây
Nam, độ dốc trung bình 20 - 250 ở Tây Nam, 25 - 300 ở phía Bắc. Loại đất chủ

4


yếu là các loại đất xám, tầng mỏng 30 – 50 cm và đất xói mòn trơ sỏi đá. Thảm
thực vật chủ yếu là rừng thường xanh, xen nương rẫy lúa, màu. Đây là địa bàn
chủ yếu của sản xuất lâm nghiệp.
1.1.1.3 Khí hậu

5


Huyện Ia Grai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có
đặc điểm nhiệt và ẩm khá phong phú nhưng phân hóa sâu sắc theo thời gian (theo
mùa) và tương đối theo không gian (địa hình, độ cao, hướng dẫn địa hình).
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, huyện Ia Grai nằm trong 2 tiểu vùng
khí hậu mưa rất nhiều phía Tây tỉnh là:
+ Tiểu vùng khí hậu N 1A3: Yếu tố nhiệt độ hơi hạn chế, nhưng ẩm độ rất
phong phú. Nằm trong tiểu vùng này gồm: thành phố Pleiku, khu vực Đông Bắc

huyện Ia Grai và Tây Nam huyện Chư Păh. Nhiệt độ trung bình 21 – 22 0C, tổng
nhiệt độ năm 7500 – 80000C, lượng mưa trung bình 2000 – 2400mm. Khí hậu mưa
ẩm và mát mẻ, thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc Á nhiệt đới và nhiệt
đới.
+ Tiểu vùng khí hậu N2A3: Yếu tố nhiệt, ẩm rất phong phú. Nằm trong tiểu
vùng này gồm: Các xã phía Tây huyện Ia Grai và phía Bắc huyện Đức Cơ, Chư
Prông. Nhiệt độ trung bình 22 – 250C, tổng nhiệt độ năm 8000 – 90000C, lượng
mưa 2400 – 2800mm. Khí hậu của vùng nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật
nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, nhất là cà phê, cao su, đào lộn hột, bò thịt.
Trong địa phận huyện Ia Grai, ranh giới tương đối giữa hai tiểu vùng là cao
trình 600m. Ở độ cao > 600m thuộc tiểu vùng N 1A3, gồm các xã: Ia Sao, Ia Dêr, Ia
Hrung, thị trấn Ia Kha và Ia Pếch. Độ cao < 600m thuộc tiểu vùng N 2A3, gồm các
xã Ia Tô, Ia Krăi, Ia Khai, Ia O và Ia Chiă.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện có sự phân hoá khá sâu sắc theo địa
hình và theo mùa:
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa năm, các tháng mưa tập trung là tháng 7, 8, 9 có thời gian mưa 25-27
ngày/tháng, cường độ lớn, nên thường gây ra xói lở đất và lũ quét ven sông suối.
Mùa mưa cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Các tháng mưa tập trung cần chú ý
các giải pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất, chống gẫy đổ, dập nát cây trồng,
phơi sấy sản phẩm mùa vụ sớm (ngô, đậu các loại), chống lở loét miệng cạo đối
với cao su kinh doanh.

6


+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (6 tháng) thời gian kéo dài,
lượng mưa ít, chiếm 10% tổng lượng mưa năm, lại gặp gió mùa Đông Bắc khô hanh
nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con
người. Vì vậy, cần có giải pháp bố trí vụ mùa thích hợp cho cây hàng năm; xây

dựng các hồ chứa nước, đập dâng lấy nước tưới cho cây trồng, vật nuôi và cung cấp
nước cho sinh hoạt.
Mùa khô là mùa thu hoạch cà phê và vụ mùa chính của cây hàng năm, khí
hậu khô, nắng nhiều, thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm và thích hợp với đặc điểm
ngừng sinh trưởng để cây cà phê phân hóa mầm hoa và cây cao su thay lá, bắt đầu
cho một chu kỳ sinh trưởng phát triển mới.
1.1.1.4 Thuỷ văn

7


Sông Sê San: Bắt nguồn từ phía Tây dãy núi Ngọc Linh, chảy theo hướng
Bắc Nam qua huyện Đăk Glêi, Ngọc Hồi, Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) và dọc theo
ranh giới phía Tây của huyện Ia Grai. Đoạn chảy qua ranh giới huyện Ia Grai chiều
dài 53km, rộng 120 – 200m. Sông Sê San có diện tích lưu vực lớn 19.847 km 2,
nguồn nước dồi dào, lòng sông dốc, có nhiều ghềnh thác, có tiềm năng rất lớn về
thủy điện. Đoạn chảy qua ranh giới Ia Grai là đoạn cuối chảy trên lãnh thổ Việt
Nam, trên đoạn này đã và đang xây dựng 3 công trình thủy điện là Sê San 3A
(108MW) và Sê San 4 (360MW), Sê San 4A.
Sông Ia Grai: Là sông nhánh của Sê San. Gồm 4 nhánh suối chính là Ia Blan,
Ia Tchom, Ia Grăng, Ia Dran. Các suối chính là Ia Blan, Ia Tchom, Ia Grăng bắt
nguồn từ vùng đồi cao trung tâm cao nguyên Pleiku ở phía Đông, chảy theo hướng
Đông, Đông Nam - Tây, Tây Bắc đổ vào sông Ia Grai tại khu vực xã Ia Tô. Suối Ia
Gran bắt nguồn từ dãy Chư O phía Bắc xã Ia Tô chảy theo hướng Bắc - Nam đổ
vào sông Ia Grai.
Hệ thống suối của sông Ia Grai bắt nguồn và chảy trên sườn Tây của cao
nguyên bazan Pleiku, có lượng mưa lớn, tầng thổ nhưỡng rất dày, thảm thực vật chủ
yếu là cây lâu năm (cà phê, cao su) nên nguồn nước khá dồi dào, địa hình thuận lợi
cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ, lấy nước bơm tưới cho cà phê trên đỉnh
đồi và tự chảy cho lúa nước trên địa hình thấp ven suối. Vùng hạ lưu các suối nhánh

và sông Ia Grai dốc, có nhiều ghềnh thác, thuận lợi cho xây dựng các công trình
thủy điện nhỏ.
Ngoài ra, vùng phía Tây huyện còn có các suối nhỏ bắt nguồn trong vùng,
đổ ra sông Sê San là Ia Bol, Ia Kley, Ia Hai và Ia Krel. Các suối này có nước quanh
năm, có khả năng xây dựng các hồ chứa nhỏ lấy nước tưới cho cây trồng phục vụ
sinh hoạt.
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn đều có độ dốc lớn do đó có nguồn thuỷ
năng dồi dào có thể phát triển các công trình thuỷ điện.
1.1.2 Đặc điểm dân cư & kinh tế – xã hội
1.1.2.1 Đặc điểm dân cư

8


Ia Grai là huyện nằm trên cao nguyên đất đỏ bazan giàu tiềm năng và đang
phát triển.Ở đây có cộng đồng dân cư đa sắc tộc. Có thể chia ra 2 nhóm cơ bản là:
Cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ (bản địa) và cộng đồng dân tộc Kinh đến sau
năm 1975. Về cơ cấu dân cư theo 2 nhóm trên thì người Kinh chiếm 47,3%, người
dân tộc thiểu số chiếm 52,7%. Dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là Jrai, chiếm 52,1%
tổng dân số, ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng từ miền núi phía Bắc mới di cư vào
sau năm 1975 chiếm 0,56%.
Tổng dân số năm 2016 toàn huyện là trên 96.382 người. Tỷ lệ tăng dân số
chung là 1,51%;(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2016)
Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao
động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận lợi lớn cho
yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

9



×