Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích nội dung nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế. Việc áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.29 KB, 19 trang )

Đề tài: Phân tích nội dung nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong
luật quốc tế. Việc áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong việc
giải quyết các tranh chấp ở biển Đông
A. MỞ ĐẦU
Chủ quyền quốc gia là vấn đề hết sức nhạy cảm và trọng yếu được các
quốc gia đặt lên hàng đầu. Trong lịch sử, việc thiết lập và bảo vệ chủ quyền luôn
được đặt lên hàng đầu bên cạnh việc xây dựng kinh tế đất nước. Pháp luật quốc
tế ra đời dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia là khung pháp lí quan trọng
điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh trong thực tiễn, trong đó, có vấn đề chủ
quyền quốc gia thông qua việc thừa nhận tính hợp pháp của các hình thức,
phương thức xác lập. Một trong những phương thức quan trọng xác lập chủ
quyền lãnh thổ của quốc gia là nguyên tắc thụ đắc. Trong bài tập lần này, sinh
viên xin được làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề này theo đề
tài mà nhóm đã chọn như trên.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về thụ đắc lãnh thổ
1. Cơ sở xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ
1.1. Cơ sở pháp lý
Xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ là nhằm xác định danh
nghĩa của quốc gia đối với lãnh thổ nói chung và các vùng lãnh thổ nói riêng.
Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, vì vậy việc xác lập chủ
quyền quốc gia đối với lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ
sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Xác lập chủ quyền quốc gia bằng
thụ đắc lãnh thổ được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Nghị quyết
26/25 năm 1970 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (xác
định về chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia), Công ước Viên về Luật điều ước
1


quốc tế năm 1969 (quy định việc chuyển nhượng và thụ đắc lãnh thổ bị vô


hiệu).
Ở Việt Nam, việc xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ còn
được quy định trong các Hiệp ước giữa Việt Nam với các nước láng giềng như:
Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hiệp ước Hoạch
định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào, Hiệp ước Hoạch định biên giới
quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia…
1.2. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề xác lập chủ quyền quốc gia là một vấn đề quan trọng, mang tính
lịch sử, chính trị. Trong đó, đối với các vùng lãnh thổ mới, khu vực nhạy cảm
giữa các quốc gia thì vấn đề xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó bằng
thụ đắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán
quốc tế lâu đời đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ và biên giới
quốc gia. Tuy nhiên, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ trên đất liền hay trên các
vùng biển, đảo đều phải thỏa mãn đủ các yếu tố theo luật pháp quốc tế của từng
thời điểm lịch sử, nghĩa là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải dựa vào các
phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp.
2. Bản chất của việc xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ
Thụ đắc lãnh thổ là việc mở rộng ranh giới địa lý của chủ quyền quốc gia
ra một lãnh thổ mới.[1] Như vậy, bản chất xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ
đắc lãnh thổ là việc một quốc gia xác lập chủ quyền của mình đối với một vùng
lãnh thổ mới, hay nói cách khác, mở rộng lãnh thổ của mình, thêm một vùng
lãnh thổ mới vào bản đồ lãnh thổ quốc gia theo những phương thức phù hợp với
nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
Là một chế định của luật pháp quốc tế, việc xác lập chủ quyền quốc gia
đối với lãnh thổ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.
1[]

Theo TC Biển Việt Nam, Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế.

2



Vì chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia nên
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia sẽ chi phối các quốc gia
trong quá trình thụ đắc lãnh thổ. Bên cạnh đó, nguyên tắc hòa bình giải quyết
các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực cũng tác động đến qua trình thụ đắc lãnh thổ: “Lãnh thổ của một quốc gia
không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực. Việc thụ đắc lãnh thổ bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực không được thừa nhận là hợp pháp”[2]. Cùng với đó, theo nguyên tắc dân
tộc tự quyết thì mọi sự thay đổi về lãnh thổ phải dựa trên ý chí của dân cư sinh
sống trên những lãnh thổ đó. Ngoài ra, nguyên tắc chiếm hữu thật sự, nguyên
tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế; nguyên tắc bất khả xâm phạm và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia… cũng là cơ sở cho việc xem xét vấn đề thụ đắc lãnh
thổ.
Như vậy, xuất phát từ đặc thù riêng của chế định “lãnh thổ” không phải
bất kỳ một sự thụ đắc lãnh thổ nào cũng đều phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc
của luật pháp quốc tế nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản đảm bảo
hòa bình và an ninh thế giới.
3. Các hình thức thụ đắc lãnh thổ
Trước khi Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực, việc sử dụng vũ lực
và xâm lược về cơ bản là không trái với luật pháp quốc tế. Do đó trong quá khứ
việc xâm lược và thụ đắc và sáp nhập lãnh thổ của nước khác thông qua chiến
tranh là hợp pháp và diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, Sau năm 1945 nguyên tắc cấm
đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực ra đời và nhanh chóng trở thành tập quán
quốc tế ràng buộc tất cả mọi quốc gia. Sự ra đời của nguyên tắc này đã loại bỏ
tính hợp pháp của cách thức thủ đắc lãnh thổ bằng vũ lực và xâm lược.
Hiện nay, Trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về các phương thức
thụ đắc lãnh thổ. Có quan điểm cho rằng, thụ đắc lãnh thổ có thể được xác định
2[]Nghị Quyết số 26/25 (1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.


3


thông qua các hình thức như: Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên; Thụ
đắc lãnh thổ theo thời hiệu; Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng; Thụ đắc lãnh
thổ do chiếm hữu;...
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng chỉ thừa nhận nguyên tắc thụ đắc lãnh
thổ theo hai hình thức: Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng; Thụ đắc lãnh thổ do
chiếm hữu.
4. Ý nghĩa
Phương thức thụ đắc lãnh thổ mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn, ngày càng
trở nên quan trọng không chỉ đối với thế giới nói chung mà còn với Việt Nam
nói riêng. Nó mang lại tính công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia khi một
phần lãnh thổ, một phần biển đảo cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quốc
phòng và an ninh mỗi nước. Tuân thủ đúng quy định về thụ đắc lãnh thổ cũng
giúp phân chia rạch ròi và chính xác biên giới lãnh thổ tránh được tình trạng
tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh tranh giành lãnh thổ. Và
chính vì thế, việc xác định chủ quyền thông qua nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ còn
là căn cứ để giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia.
Đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề lãnh thổ, biển đảo luôn ở tình
trạng căng thẳng và xảy ra tranh chấp kéo dài. Những sự kiện lịch sử, văn bản
pháp lý đã nêu là cơ sở vững chắc để khẳng định việc xác lập chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
II. Pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ
Như đã nói ở trên, nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được xem xét dưới nhiều
góc độ và nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm cho rằng, việc xác lập
chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ có thể được thừa nhận thông qua hình
thức: thụ đắc bằng con đường tự nhiên hay thời hiệu. Họ thừa nhận thông qua
lập luận như sau:

Thụ đắc lãnh thổ theo con đường tự nhiên:
4


Đây là một phương thức rất hiếm và có thể nói là không xảy ra thường
xuyên. Theo đó, một quốc gia được mở rộng diện tích lãnh thổ của mình thông
qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ hoặc sự xuất hiện của các hòn đảo mọc
lên tại vùng biển trong phạm vi đường biên giới của quốc gia. Nói cách khác,
trong trường hợp một vùng lãnh thổ mới xuất hiện theo tiến trình vận động của
tự nhiên trong phạm vi lãnh thổ hiện có của một quốc gia thì quốc gia đó có
quyền xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mới hình thành này. Nghĩa là
quốc gia đó thụ đắc một cách tự động và mặc nhiên. Những vùng đất được bồi
đắp hoặc hòn đảo xuất hiện trong vùng lãnh hải của một quốc gia sẽ trở thành
một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, điều đó đồng nghĩa với việc đường biên giới
trên biển của quốc gia sẽ được mở rộng (theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982).
Ví dụ như việc xuất hiện hòn đảo trong lãnh hải, nội thủy do núi lửa phun
trào hay bồi đấp của hải lưu hay hình thành cù lao trên các dòng sông. Trong
những năm gần đây cũng có một số hòn đảo mới xuất hiện do núi lửa phun trào
dưới biển như đảo Niijima của Nhật Bản xuất hiện năm 2013, hay đảo Hunga
Ha’apai của Tonga được mở rộng năm 2015.
Một vấn đề liên quan trong cách thức thụ đắc này là việc dịch chuyển của
các dòng sông biên giới. Các dòng sông thường xuyên được các quốc gia sử
dụng để làm biên giới, do tính chất chia tách tự nhiên của chúng. Qua thời gian,
với tác động của dòng chảy và các yếu tố khác, dòng sông có thể bị dịch chuyển
(bên lở bên bồi), và khi đó đặt ra câu hỏi đường biên giới giữa các quốc gia hai
bên bờ có dịch chuyển theo dòng chảy mới hay không? Liệu quốc gia bên bồi
có được thêm lãnh thổ và quốc gia bên lở sẽ bị mất lãnh thổ? Để tránh hiện
tượng này ngày nay các đường biên giới trên sông thường được xác định bằng
tọa độ cố định.

Việt Nam và các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia có các
điều ước hoạch định và cắm mốc biên giới, trong đó cũng đã dự trù trước
5


trường hợp có lãnh thổ mới xuất hiện trên các sông, suối biên giới. Ví dụ: Điều
V Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc quy định: “Bất
kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông suối biên giới đều không làm thay
đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên
giới Việt – Trung đã được xác định trên thực địa cũng như sự quy thuộc của các
cồn, bãi, trừ khi hai bên ký kết có thỏa thuận khác. Những cồn, bãi mới xuất
hiện trên sông suối biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực
địa sẽ được phân định theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Nếu
các cồn, bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực
địa thì hai bên ký kết sẽ bàn bạc xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng,
hợp lý”.
Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu:
Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu là sự thực hiện thực sự, liên tục và hòa
bình trong một thời gian dài và không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào
khác đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về
một quốc gia khác hoặc chưa thuộc về một quốc nào khác do đang còn bị tranh
chấp và rất khó để xác định vùng lãnh thổ đó đã thuộc về một quốc gia nào hay
chưa. Nói đơn giản, thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu là cách thức chiếm hữu mà
luật pháp quốc tế cho phép để hợp pháp hóa việc chiếm hữu hữu hiệu đối với
một lãnh thổ nhất định, bất kể lãnh thổ đó đã thuộc về một quốc gia hay không
xác định được quốc gia nào có chủ quyền. Phương thức thụ đắc lãnh thổ này
được hình thành trong thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược hoặc việc xâm
chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước khác chưa bị ngăn cấm và
lên án bởi các quy phạm của luật pháp quốc tế đương thời.
Thụ đắc lãnh thổ theo thời điểm đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế

đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, đồng thời phải
không có sự phản đối từ quốc gia đang có chủ quyền đối với lãnh thổ đó. Phản

6


đối ngoại giao hay các hành động hay phát biểu khác có tính chất phản đối đối
với tình trạng chiếm hữu hữu hiệu sẽ vô hiệu hóa việc chiếm hữu theo thời hiệu.
Trên đây là lập luận để cho rằng, chủ quyền quốc gia có thể theo con
đường thụ đắc lãnh thổ tự nhiên hoặc theo thời hiệu. Tuy nhiên, xem xét dưới
góc độ thực tiễn và lịch sử thì quan điểm này dường như trở nên lỗi thời, không
sát với thực tiễn. Một phần, bởi vì hiện nay chủ quyền quốc gia do việc hình
thành tự nhiên hay thời hiệu không còn tồn tại, nếu có chỉ là vấn đề láp liếm bởi
hình thức xâm chiếm hay sử dụng vũ lực- hình thức bị nghiêm cấm trong luật
quốc tế. Mặt khác, theo xu hướng hiện đại, Luật quốc tế thừa nhận hai hình thức
thụ đắc cơ bản (diễn ra thường xuyên và được các nước thừa nhận) đó là thụ đắc
lãnh thổ theo chuyển nhượng và thụ đắc lãnh thổ theo chiếm cứ.
1. Thụ đắc lãnh thổ theo chuyển nhượng
Chuyển nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia là cách thức thụ đắc lãnh thổ
hợp pháp và hòa bình, qua đó quốc gia này chuyển nhượng một phần lãnh thổ
thuộc chủ quyền của mình cho quốc gia khác thông qua các hình thức như: thỏa
thuận, mua bán, trao đổi lãnh thổ…
Hình thức chuyển nhượng thường được hợp thức thông qua các văn bản
điều ước chính thức mà trong đó miêu tả rõ về vùng đất được chuyển nhượng
cũng như các điều kiện để việc chuyển nhượng được hoàn thành.
Điều kiện để chuyển nhượng lãnh thổ là một cách thức thụ đắc lãnh thổ
hợp pháp là phải bảo đảm điều ước chuyển nhượng có hiệu lực theo luật pháp
quốc tế. Các trường hợp điều ước quốc tế bị vô hiệu dẫn đến việc thụ đắc lãnh
thổ theo chuyển nhượng bị vô hiệu được quy định trong Công ước Viên về Luật
Điều ước quốc tế năm 1969, bao gồm 08 trường hợp sau: vi phạm luật pháp

quốc gia về thẩm quyền ký kết điều ước; vi phạm các giới hạn cụ thể liên quan
đến thẩm quyền thể hiện sự đồng ý chịu ràng buộc; sai sót; gian lận; tham
nhũng; đe dọa đại diện quốc gia; đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực và xung đột
với quy phạm jus cogens.
7


Trên thực tế, việc chuyển nhượng lãnh thổ chỉ xuất hiện trong quá khứ và
rất ít xuất hiện trong giai đoạn hiện nay vì tính chất nhạy cảm và thiêng liêng
của lãnh thổ quốc gia trong tâm lý dân tộc và dư luận xã hội các nước. Cụ thể,
một số vụ chuyển nhượng lãnh thổ diễn ra như sau:
Theo hình thức thỏa thuận: Cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Thanh (Trung
Quốc) đã thỏa thuận với Vương quốc Anh về việc chuyển giao vùng lãnh thổ
Hong Kong với thời hạn 99 năm. Hết thời hạn đó, 0h ngày 01/07/1997, Hong
Kong được chuyển giaao từ Vương quốc Anh về cho Trung Quốc.
Theo hình thức mua bán lãnh thổ: Ở đây, các bên sẽ thỏa thuận một bên
chuyển nhượng vùng lãnh thổ, còn bên được chuyển nhượng phải thanh toán
một khoản tiền nhất định. Ví dụ, năm 1867, Nga chuyển nhượng vùng Alaska
cho Mỹ với giá 7,2 triệu đô la. Năm 1898, Tây Ban Nha chuyển nhượng vùng
Puerto Rico, đảo Guam và Philippines cho Mỹ sau khi thua trong chiến tranh
Mỹ – Tây Ban Nha (trong đó Puerto Rico, Guam được nhượng lại, còn
Philippines được mua với giá 20 triệu đô la).
Theo hình thức trao đổi lãnh thổ: trong hình thức này, đối tượng trao đổi
là vùng lãnh thổ có giá trị, diện tích, ý nghĩa tương đương với nhau. Ví dụ, ngày
15/02/1951, Liên Xô cũ và Ba Lan đã thỏa thuận trao đổi với nhau vùng lãnh
thổ có diện tích 480 km2.
Do phương thức thụ đắc lãnh thổ theo chuyển nhượng có tác dụng thay
thế chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang cho quốc gia khác trên một bộ phận
lãnh thổ, quốc gia chuyển nhượng không thể chuyển giao nhiều hơn những
quyền mà bản thân nó có. Đây là một điểm quan trọng đã được đề cập tới trong

vụ phân xử đảo Palmas. Vụ Palmas là vụ tranh chấp chủ quyền một đảo nằm ở
phía nam quần đảo Phillippines giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Yêu sách của Hoa Kỳ
dựa trên cơ sở Hiệp ước 1898, trong đó Tây Ban Nha nhượng quần đảo
Phiplippin gồm cả đảo Palmas đã được Tây Ban Nha phát hiện từ thế kỷ XVI
8


cho Hoa Kỳ. Đảo Palmas nằm trong đường Hiệp ước đó, nhưng sau đó, Tây
Ban Nha đã bỏ rơi trên thực tế. Hà Lan đưa ra chứng cứ và lập luận rằng: Hà
Lan đã thực thi các quyền có tính chất chủ quyền trên đảo bắt đầu từ thế kỷ thứ
XVII. Trọng tài Max Huber đã có nhận xét và được các bên chấp nhận “Tây
Ban Nha không thể chuyển giao cho Hoa Kỳ hơn các quyền mà bản thân mình
có”.
Lịch sử Việt Nam cũng có những lần chuyển nhượng lãnh thổ. Ví dụ,
Chân Lạp (nay là Campuchia) dâng đất các tỉnh Nam bộ cho chúa Nguyễn vào
nửa sau thế kỷ XVIII như quà tạ ơn cho các lần chúa Nguyễn giúp các vua Chân
Lạp dẹp loạn, lên ngôi. Thời nhà Nguyễn có các thỏa thuận chuyển nhượng với
Pháp sau khi thua trận trong việc nỗ lực chống Pháp xâm lược của triều đình
nhà Nguyễn (Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 nhượng ba tỉnh Biên Hòa, Gia
Định và Định Tường; Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 nhượng sáu tỉnh Nam kỳ;
Hòa ước Quý Mùi năm 1883 chuyển nhượng tỉnh Bình Thuận).
2. Thụ đắc lãnh thổ theo chiếm cứ
Chiếm hữu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế,
về bản chất đây là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực
của mình trên một lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi. Theo đó, có thể nhìn
nhận phương thức này qua các phương diện sau:
Thứ nhất, về chủ thể của chiếm hữu lãnh thổ cũng giống như chủ thể
chung của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ - đó phải là quốc gia và hành động
chiếm hữu ở đây phải là hành động nhân danh quốc gia, được quốc gia uỷ
quyền, không phải là hành động của bất kì cá nhân nào, ngay cả khi các tư nhân

đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những trường hợp khi tập thể đó
hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt
cho Nhà nước.
Thứ hai, về đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ
chính là Lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (Terra
9


derelicta). Nếu như lãnh thổ vô chủ là lãnh thổ chưa được bất kỳ một quốc gia
nào tuyên bố chủ quyền hoặc chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất
định nào thì lãnh thổ bị bỏ rơi là lãnh thổ đã từng được chiếm hữu, thuộc chủ
quyền của một quốc gia nhưng sau đó, nhà nước chiếm hữu từ bỏ chủ quyền của
mình đối với vùng lãnh thổ đó. Chính vì sự từ bỏ đó mà lãnh thổ này không còn
là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của pháp luật quốc gia nữa. Tuy có khác nhau
nhưng giữa lãnh thổ vô chủ và lãnh thổ bị bỏ rơi đều có một điểm chung để trở
thành đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ, đó là lãnh thổ
đó phải không thuộc chủ quyền của quốc gia nào ở vào thời điểm quốc gia thực
hiện việc chiếm cứ.
Thứ ba, trong lịch sử, phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ đã tồn
tại dưới 2 dạng đó là chiếm cứ hình thức và chiếm cứ hữu hiệu. Trong đó:
Chiếm cứ hình thức bắt nguồn từ thuyết “quyền ưu tiên chiếm hữu” dành
cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên, gọi tắt là thuyết quyền
phát hiện, nội dung của nguyên tắc này nói về thiết lập chủ quyền quốc gia trên
những vùng lãnh thổ mà họ “phát hiện”, những hành vi thiết lập đó được khẳng
định bằng việc kéo quốc kỳ, quốc huy hay đặt biểu tượng của quốc gia trên lãnh
thổ mới. Phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ này diễn ra phổ biến ở thế kỉ
XVI và được coi là hợp pháp trong giai đoạn lịch sử đó. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của giao lưu kinh tế, thương mại cùng sự mở rộng khả năng chinh
phục, khám phá tự nhiên của con người, số lượng các quốc gia được phát hiện
ngày càng nhiều, trong khi chiếm cứ hình thức chỉ đem lại cho quốc gia phát

hiện một danh nghĩa phôi thai, tạm thời, chưa hoàn chỉnh (bởi các dấu vết phát
hiện mà quốc gia để lại thường mang tính thụ động, không chịu nổi thử thách
của thời gian, không xác định được phạm vị chủ quyền lãnh thổ…) khiến cho
phương thức chiếm cứ hình thức này ngày càng bộc lộ những hạn chế, làm phát
sinh nhiều tranh chấp về lãnh thổ giữa các quốc gia.

10


Chiếm cứ hữu hiệu - phương thức này đòi hỏi hành vi chiếm cứ của quốc
gia được xác lập bằng tuyên bố công khai, rõ ràng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Đầu tiên, đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện
pháp hòa bình). Bởi mọi hành động sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có
chủ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế và sẽ bị trừng phạt.
Tiếp đó, quốc gia chiếm cứ phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể
của hành vi chiếm cứ thực sự là đưa công dân của nước mình tới định cư trên
lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào
bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ đó… Và đặc biệt chiếm cứ đó phải liên tục, hòa
bình trong một thời gian dài không có tranh chấp.
Và sau cùng, việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích
nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.
Cũng có cách lý giải khác về hình thức chiếm cứ hữu hiệu như cách đặt
vấn đề của giáo sư Monique Chemillier – Gendreau cho rằng, chiếm cứ hữu
hiệu được thực hiện qua ba bước. Đầu tiên là sự phát hiện, kế đến là việc khẳng
định công khai về chủ quyền, và cuối cùng là tăng cường các yếu tố vật chất,
chính trị.
So sánh 2 phương thức thụ đắc lãnh thổ theo chiếm hữu này có thể thấy
nếu như chiếm hữu hình thức - bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ
vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện thì chiếm
cứ hữu hiệu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ có giá trị pháp lý cao. Trên cơ

sở phương thức này, quốc gia sẽ phải thiết lập và điều hành trên thực tế hoạt
động của cơ quan nhà nước và thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành chính
của quốc gia. Ngày này, phương thức chiếm cứ hữu hiệu được pháp luật quốc tế
thừa nhận và nhiều quốc gia viện dẫn như một cơ sở pháp lý và thực tiễn nhằm
chứng minh tính hợp pháp của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ khi có tranh
chấp.
11


III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết tranh chấp
quốc tế
1. Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết các tranh chấp trên thế
giới
Lãnh thổ quốc gia là một vấn đề mang tính chất đặc biệt quan trọng, đó
chính là lý do khiến nó trở thành một trong những đối tượng tranh chấp nhiều
nhất trong các tranh chấp quốc tế. Bởi vậy mà giải quyết các tranh chấp quốc tế
về lãnh thổ bằng các biện pháp pháp luật là thực sự phù hợp. Các nguyên tắc thụ
đắc lãnh thổ đặc biệt là thụ đắc lãnh thổ bằng phướng thức chiếm cứ hữu hiệu
vẫn luôn đóng vai trò thiết thực trong việc giải quyết các tranh chấp này. Áp
dụng các nguyên tắc này trong lịch sử trên thế giới có thể kể tới:
Tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan. Theo Hiệp ước Paris 1898
giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha được ký sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ kết
thúc với thắng lợi thuộc về Hoa Kỳ, Tây Ban Nha phải chuyển giao quyền cai
trị Philippines cho Hoa Kỳ. Căn cứ vào các tọa độ ghi trong Hiệp định Paris thì
đảo Palmas nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines. Tuy nhiên khi thăm
đảo lần đầu tiên một tướng Mỹ đã phát hiện trên đảo cắm cờ Hà Lan và đảo
được tuyên bố thuộc về lãnh thổ Hà Lan. Sau đó, Hoa Kỳ và Hà Lan trao đổi
với nhau về vấn đề này nhưng không giải quyết được nên hai bên nhất trí đưa
vụ tranh chấp ra trước trọng tài thường trực La Haye bằng thỏa thuận ngày 23
tháng 1 năm 1925. Về kết quả của vụ tranh chấp này là đảo Palmas là lãnh thổ

thuộc sở hữu của Hà Lan. Các lập luận được thẩm phán đưa ra như sau: Tây
Ban Nha không thể chuyển nhượng hợp pháp cái mà họ không sở hữu. Mặc dù
họ có nắm giữ quyền sở hữu ban đầu khi khám phá đảo, nhưng sau đó không
thực thi quyền lực thực sự với đảo nên đòi hỏi của Hoa Kỳ là yếu ớt, mờ nhạt và
không được chấp nhận. Ngược lại các hoạt động của Hà Lan đối với đảo Palmas
là đặc trưng quyền lực của nhà nước, nó diễn ra trong hòa bình bởi không có
xung đột nào giữa các quốc gia, nó liên tục trong suốt thời gian dài, mặc dù
cũng có những khoảng trống nhất định cụ thể từ năm 1726 đến năm 1825. Như
12


vậy có thể thấy được để giải quyết vụ tranh chấp trên thẩm phán ở đây đã áp
dụng các điều kiện của phương thức chiếm cứ hữu hiệu khi kết luận rằng sau
khi Tây Ban Nha chấm dứt chủ quyền đối với đảo này, nó đã trở thành vô chủ.
Hà Lan đã chiếm hữu đảo và tổ chức quản lý kiểm soát thực sự, công khai, liên
tục.
Một ví dụ khác là tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển giữa
Cameroon và Nigeria năm 2002. Vùng hồ Chad đã được phân định từ thời thực
dân giữa 3 nước Anh, Pháp và Đức. Nhưng hai quốc gia Cameroon và Nigeria
đã bất đồng khi áp dụng đường biên giới đó. Năm 1994, Cameroon đệ đơn đến
Tòa án Công lý quốc tế, khởi đầu cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền
vùng biên giới trên bộ và trên biển giữa hai quốc gia. Lập luận của Cameroon
khẳng định rằng chủ quyền vùng hồ Chad do kế thừa từ thời thực dân.
Cameroon đã thực thi chủ quyền bằng các cuộc viếng thăm của quan chức địa
phương, bầu cử, duy trì pháp luật và an ninh, họp mặt các trưởng làng, thu các
loại thuế. Từ năm 1987, Cameroon đã phản đối Nigeria dùng quân đội tiếp quản
trạm huấn luyện nghề cá và tìm cách quản lý hành chính khu vực tranh chấp.Về
phía Nigeria cho rằng trên thực tế Nigeria chỉ công nhận một số nội dung phân
định ranh giới từ thời thực dân, không công nhận sự khẳng định chủ quyền bằng
chiếm hữu thật sự thông qua hoạt động hỗ trợ y tế – giáo dục, quản lý, giám sát,

thu thuế các làng ở vùng hồ Chad mà không có phản đối của Cameroon. Phán
quyết của Tòa được đưa ra như sau: Đường biên giới thời thực dân vẫn giữ
nguyên hiệu lực. Cameroon đã nắm giữ chủ quyền trước khi Nigeria thực thi
chủ quyền, mặc dù họ không có hoạt động thường xuyên nhưng luôn tìm cách
thực thi chủ quyền, cho dù có rất ít thành công, họ đã rõ ràng phản đối hành vi
của Nigeria. Nigeria đã thua kiện cho dù đã thực thi quyền lực nhà nước trên
lãnh thổ tranh chấp bởi nó không đáp ứng tiêu chí hòa bình của chiếm hữu thật
sự. Có thể thấy rằng, nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ đặc biệt là thụ đắc lãnh thổ
bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng
13


trong việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trải dài từ cuối thế kỷ 19
cho đến ngày nay. Nó được cơ quan tài phán quốc tế vận dụng một cách thật sự
linh hoạt để đưa ra phán quyết chủ quyền với những lãnh thổ có điều kiện địa lý
và tự nhiên khác nhau.
2. Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết các tranh chấp trên biển
Đông
Biển đông là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương,
trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng
3.447.000 km². Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô
và biển Ả Rập. Vùng biển này và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp
và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng. Tranh chấp chủ quyền trên Biển
Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần
đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần
đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và
Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và
lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường
Sa. Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.

Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Quần đảo Natuna do Indonesia tuyên bố chủ
quyền cũng đang bị Trung Quốc đe dọa. Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển
Đông cũng là đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm:
ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí
chiến lược. Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến biển Đông là: Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Một trong những tranh chấp chấp nổi bật trong vùng này là vụ tranh chấp
đảo Pedra Branca giữa Singapore và Malaysia. Đảo Pedra Branca theo tiếng
Tây Ban Nha hay Pulau Batu Puteh theo tiếng Malaysia có diện tích 2.000m2
vốn thuộc bang Johor, Malaysia. Năm 1847, người Anh cho xây hải đăng trên
14


hòn đảo này và chuyển giao cho Singapore, lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh
theo hiệp ước Anh – Hà Lan năm 1824. Về địa lý, đảo này cách Johor 7,7 hải lý
và cách Singapore 25 hải lý, không nằm trong phạm vi vùng biển có bán kính
10 hải lý mà Singapore được sở hữu theo Hiệp ước 1824. Hiện nay, trên đảo còn
có những công trình khác của Singapore như nhà máy lọc nước biển, trạm điều
khiển hàng hải. Trong vòng gần 1 thế kỷ rưỡi, đảo này không thuộc chủ quyền
nước nào, phía Malaysia cũng “không có ý kiến” gì về việc Singapore quản lý
các công trình trên đảo.Tranh chấp bắt đầu vào năm 1979 khi Malaysia xuất bản
2 tấm bản đồ quốc gia, trong đó bao gồm cả đảo này. Singapore phản đối. Năm
2003, hai bên nhất trí đưa vụ tranh chấp lên Tòa án quốc tế vì công lý (ICJ).
Phiên tòa chính thức đã được mở hồi đầu tháng 11/2007. Theo phán quyết ngày
của Tòa án quốc tế vì công lý (ICJ) ở La Haye (Hà Lan), đảo chính có tên Pedra
Branca (theo tiếng Tây Ban Nha) hay Pulau Batu Puteh (theo tiếng Malaysia) có
diện tích 2.000m2 thuộc về Singapore. Đây là nơi Singapore đang đặt trạm điều
khiển hàng hải điều phối luồng tàu bè đi vào eo Singapore từ phía đông và mỗi
ngày có gần 900 tàu bè băng ngang qua. Nhóm đảo đá nhỏ Middle Rocks nằm

cách đảo chính 1,1km thuộc Malaysia với kết quả. Và nhóm đảo thứ ba, South
Ledge, cách đảo chính 3,8km, chỉ lộ ra khi nước triều rút, nằm ở vùng biên giới
chồng lấn giữa hai bên, “thuộc về nước nào có hải phận bao quanh”.
Một vụ kiện khác cần phải kể đến vụ kiện giữa Phillippines và Trung
quốc. Ngày 22 tháng 01 năm 2013 Philippines gửi tuyên bố khởi kiện Trung
Quốc về một số khía cạnh của tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông theo quy
định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trong
Tuyên bố khởi kiện của mình, Philippines đề nghị Tòa trọng tài đưa ra phán
quyết tuyên bố cho một số vấn đề trong đó có các quyền và nghĩa vụ của
Philippines và Trung Quốc đối với các vùng biển, đáy biển và các thực thể trên
Biển Đông được điều chỉnh bởi UNCLOS và yêu sách đường chín đoạn của
Trung Quốc không phù hợp với Công ước và do đó không có giá trị pháp lý.
15


Tòa trọng tài đã đưa ra hai phán quyết trong vụ kiện giữa Philippines và Trung
Quốc. Nội dung bao gồm việc Tòa khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp
lý cho yêu sách đường chín đoạn của mình với tư cách là yêu sách biển. Tòa xác
định yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc có nội hàm là một yêu sách đối
với một nhóm các quyền lịch sử cụ thể trên Biển Đông, bao gồm các quyền đối
với tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc không yêu sách chủ quyền lịch sử trên
Biển Đông. Tòa xác định các quyền lịch sử cụ thể mà Trung Quốc yêu sách
không có bằng chứng để chứng minh chúng đã từng được xác lập hợp pháp
trước khi UNCLOS được thông qua và cũng không có bằng chứng cho thấy
Trung Quốc có các quyền đó thông qua thỏa thuận với các nước sau khi
UNCLOS có hiệu lực. Tòa còn đi xa hơn khi cho rằng kể cả khi Trung Quốc có
các quyền lịch sử hợp pháp trước năm 1982 thì chúng cũng đã bị thay thế bởi
các quy định của UNCLOS. Các quyền lịch sử không phù hợp hay trái với
UNCLOS đề bị thay thế và xóa bỏ.
Năm 2009, Trung Quốc chính thức đưa ra cái gọi là “đường 9 đoạn”, còn

gọi là “đường lưỡi bò”, bao trùm hầu hết khu vực Biển Đông. Nghiêm trọng
hơn, Trung Quốc tăng cường bồi đắp các đá ở Trường Sa và Hoàng Sa thuộc
chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm được nhằm biến thành các
đảo nhân tạo, đồng thời xây dựng các cơ sở hạ tầng trên các đảo này được cho
là căn cứ quân sự ở Biển Đông.Việt Nam là một bên trong tranh chấp ở Biển
Đông với yêu sách chủ quyền lãnh thổ đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa và các vùng biển hợp pháp theo quy định của Công ước. Việt Nam
chịu ràng buộc của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy
định của Hiến chương Liên hợp quốc và tập quán quốc tế. Đối với các tranh
chấp với Trung quốc tịa biển đông, Việt Nam sẽ không sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp. Hai nước chủ yếu sử dụng phương thức đàm phán để giải
quyết tranh chấp giữa hai bên. Thực tiễn cho thấy đàm phán là biện pháp duy
nhất mà hai nước đã sử dụng để giải quyết tất cả các tranh chấp từ trước đến
16


nay, từ vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ, phân định biên giới trên
đất liền và ranh giới trên biển trong Vịnh Bắc Bộ và nhiều vấn đề khác.
Có thể thấy được các vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển đông luôn là
những vấn đề “nóng” và sẽ tiếp diễn trong một thời gian dài sắp tới. Khi giải
quyết các tranh chấp về lãnh thổ ở đây bằng con đường pháp lý thì việc áp dụng
nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ là thực sự cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả nhất
định giúp ổn định tình hình biển Đông.
Vận dụng đúng đắn các nguyên tắc này trong việc giải quyết tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có ý nghĩa nền tảng trong việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh và tăng cường
hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần
tiếp tục có những nghiên cứu một cách kỹ lưỡng vấn đề này nhằm đảm bảo tính
toàn diện và phù hợp trong chiến lược của Nhà nước Việt Nam trong tương
quan so sánh với tình hình và cục diện địa chính trị hiện tại ở Biển Đông.

Có thể thấy rằng thực tiễn áp dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng
chiếm cứ hữu hiệu để giải quyết những tranh chấp về biên giới quốc gia trên
biển Đông giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng vẫn chưa đạt được những
bước tiến quan trọng nào, bởi lẽ mặc dù các quốc gia có đưa ra những chứng cứ
chứng minh rằng mình đã chiếm cứ hợp pháp và lần đầu tiên nhưng lại gặp phải
sự phản đối của các nước láng giềng, như Việt Nam bị Trung Quốc phản bác về
vấn đề cho rằng Việt Nam đã xác lập hai quần đảo này vào lãnh thổ của mình
bằng hàng loạt các hành động, mới đây nhất Trung Quốc cũng xử sự như vậy
đối với bên Philippin.
Chính vì thế, đối phó với “Ngụy quân tử” Trung Quốc, các quốc gia bị
xâm phạm cần có sự chung sức đấu tranh quyết liệt và lâu dài, vừa mềm dẻo
vừa cứng rắn. Phải luôn đề phòng bởi sự “trở mặt” nhanh chóng của cường
quốc này
17


C. KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói vấn đề áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ để xác
định chủ quyền quốc gia cũng như làm căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp
quốc tế có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng. Hiện nay, trên thế giới có nhiều
quan điểm khác nhau về các phương thức thụ đắc lãnh thổ, song, pháp luật quốc
tế thừa nhận chính thức hai phương thức là chiếm hữu và chuyển nhượng.
Thông qua việc nghiên cứu đặc thù của các phương thức thụ đắc đặt trong mối
quan hệ so sánh và gắn với thực tiễn. Sinh viên đồng tình với xu hướng thừa
nhận chính thức hai phương thức nêu trên là phương thức thụ đắc lãnh thổ trong
việc xác định chủ quyền cũng như giải quyết tranh chấp. Đồng thời, ứng dụng
nguyên tắc này giải quyết các tranh chấp quốc tế, cụ thể là trên Biển Đông giúp
cho chúng ta có cái nhìn thực tế, sinh động. Từ đó, đưa ra định hướng xử lí và
hướng nhận thức đúng đắn cho người nghiên cứu cũng như vận dụng pháp luật
sau này.


18


Contents
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................1
I. Một số vấn đề chung về thụ đắc lãnh thổ......................................................1
1. Cơ sở xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ..........................1
2. Bản chất của việc xác lập chủ quyền quốc gia bằng thụ đắc lãnh thổ........2
3. Các hình thức thụ đắc lãnh thổ...................................................................3
4. Ý nghĩa.......................................................................................................4
II. Pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ...........................................................4
1. Thụ đắc lãnh thổ theo chuyển nhượng.......................................................7
2. Thụ đắc lãnh thổ theo chiếm cứ..................................................................9
III. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết tranh chấp quốc
tế......................................................................................................................12
1. Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết các tranh chấp trên thế
giới................................................................................................................12
2. Áp dụng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ giải quyết các tranh chấp trên biển
Đông.............................................................................................................14
C. KẾT LUẬN.................................................................................................18

19



×