Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI HOC SINH GIOI MON SINH HOC LOP 10 lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.8 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Sinh học
Ngày thi :16/5/2015
Thời gian làm bài : 120 phút

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1: (1.5 điểm)

a.Trình bày đặc điểm chung của vi sinh vật. Nêu các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật.
b. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng nào?
Câu 2: (1.5. điểm)
a. Nêu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không
có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 3: (1,5 điểm) Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường :
a) Đó là hai con đường nào ?
b) Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của hai con đường đó?
c) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ?
Câu 4: (2 điểm)
a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:
Enzim 1
Chất A

Enzim 2
Chất B

Enzim 3


Chất C

TẾ BÀO
Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược
Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?
b. Enzim là gì? Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim như thế nào?
Câu 5 (2điểm):
Ở một chủng vi khuẩn Lactic nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3 thì thời gian một thế hệ là 30 phút còn
nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4 thì thời gian một thế hệ là 20 phút. Đem nuôi cấy 100000 tế bào vi khuẩn trên
trong 3 giờ, một phần ba thời gian đầu nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3, sau đó chuyển sang môi
trường có độ pH = 4. Sau 3 giờ thì số lượng cá thể của quần thể vi khuẩn Lactic là bao nhiêu, nếu cho rằng
không có vi khuẩn nào bị chết và quần thể vi khuẩn luôn giữ ở pha luỹ thừa.
Câu 6: (1,5 điểm)

Cho sơ đồ sau:
- Glucôzơ Nấm men (không có O2)
Vi khuẩn lactic (không có O2)
- Glucôzơ
a. Xác định tên của chất X, Y.

X + CO2 + năng lượng.
Y + năng lượng.

b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các
kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau:
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng
Chất nhận electron cuối cùng
1.

2.
3.
--- Hết --1


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2014 – 2015

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
1. (1,5 điểm)
- Đặc điểm chung của vi sinh vật:
+ Cơ thể đơn bào (một số là tập doàn đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi.
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.
- Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp
+ Môi trường bán tổng hợp
b. Các kiểu dinh dưỡng của VSV:
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn cacbon chủ yếu
Quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
Quang dị dưỡng

Ánh sáng
Chất hữu cơ
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Nôi dung

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Điểm

Câu 2: (1,5 điểm)
a.Cấu tạo và chức năng của màng sinh chất


Cấu tạo: theo mô hình khảm động, gồm 2 thành phần chính là photpholipit và
protein.
Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat.

0.25

0,25đ

Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử colesteron có

tác dụng tăng cường sự ổn định của màng.
• Chức năng:
- Chọn lọc các chất từ môi trường vào tế bào(và ngược lại), vận chuyển các
chất

0.25

-Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào, là nơi định vị của nhiều loại enzim
-Các protein màng còn làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô.
- Có glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào, nhờ đó các tế bào của cùng một cơ
thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ( của cơ thể khác).
b. Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.

0.25
0.25
2


- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng.
- vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi
hoạt động sống của tế bào.
Câu 3: (1,5đ)
a) Đó là hai con đường :
- Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào,đến thành tế
bào nội bì ,gặp vòng đai Caspari,chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ .
- Con đường tế bào chất: nước vào tế bào chất ,qua không bào,sợi liên bào => Nói
chung nước đi qua phần sống của tế bào ,qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ .
b) – Con đường qua thành tế bào và gian bào : hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng
lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra
- Con đường tế bào chất : lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra

bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống ,nhưng nước được hấp thụ chậm và ít
hơn .
c) Sự khắc phục của hệ rễ : đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì.Vòng đai
Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà
tan trong nước đi qua.Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế
bào nội bì ,ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được
kiểm tra

0.25

0,5
0.5

0.25

0,25

Câu 4: (2 điểm)
a. Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy:
- Tính chuyên hóa cao của enzime.
- Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào 0,25
của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.
0.25
- sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm
cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc
tác cho phản ứng đầu tiên.
- Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không
những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc
cho tế bào.
b.Enzim là: chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. enzim chỉ làm

tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Cấu trúc enzim:
Thành phần của enzim: enzim chỉ gồm protein hoặc protein kết hợp với các chất khác
không phải là protein.
Cấu trúc: Phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt( chuyên liên kết với cơ
chất chịu sự tác động của enzim) gọi là trung tâm hoạt động.
Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của
cơ chất, tạo điều kiện cho chúng dễ liên kết tạm thời với nhau để xúc tác phản
ứng.

0,25
0,25
0.25
0,25
0.25
0,25

3


Câu 5:2đ
Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH=3 là 1giờ.
0.25
- Số lần phân chia trong thời gian này là:
0.25
60/30 = 2 lần.
- Số cá thể vi khuẩn Lactic tạo ra sau 1 giờ là:
0.5
Nt = N0 . 2n = 105.22 = 400000
- Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 4 là 2 giờ.

0.25
- Số lần phân chia của vi khuẩn trong thời gian này là 120/20 = 6lần.
0.25
- Vì môi trường nuôi cấy liên tục nên số cá thể của quần thể vi khuẩn này tạo ra là sau 3
giờ là:
Nt= 4.105.26= 256.105
0.5

Câu 6: (1,5 điểm)
a.
C2H5OH( rượu etylic)
CH3CHOHCOOH
( Axít Lactic)
b.
- Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men.
- Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng:
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng
Chất nhận electron cuối cùng
1. Lên men
là các phân tử hữu cơ .
2. Hô hấp hiếu khí
là O2 .

2−
3. Hô hấp kị khí .
là 1 chất vô cơ như NO3 ; SO4 ; CO2

0,25
0.25
0,25

0,25
0,5

-------------------------------

4



×