Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Chương 6 chất kết dính hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 30 trang )

University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
CHẤT KẾT DÍNH HỮU CƠ
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

 Khái niệm
Chất kết dính hữu cơ là vật liệu có thể ở dạng cứng, quánh, lỏng với thành
phần chủ yếu là hydro cacbon cao phân tử và một số hợp chất khác. Chất
kết dính hữu cơ có khả năng trộn lẫn và dính kết các vật liệu khoáng tạo
thành hỗn hợp đá-nhựa có những tính chất vật lý, cơ học phù hợp để xây
dựng đường ô tô.
Chất kết dính hữu cơ có các tính chất cơ bản:
+ Dễ liên kết các vật liệu khoáng bằng lớp màng mỏng bền và ổn định
nước;
+ Không tan trong nước, vì vậy chất kết dính hữu cơ còn được dùng làm
vật liệu lợp, vật liệu cách nước.
+ Khó tan trong các axit vô cơ, dễ tan trong các dung môi hữu cơ như dầu
hoả, xăng, benzen,...
+ Chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
 Phân loại:
- Theo thành phần hoá học, chia hai loại: bitum và guđrông.
Gudrong là sản phẩm thu được trong công nghiệp luyện than đá và các
nguyên liệu cứng khác như gỗ, than bùn. Khi chưng luyện các nhiên liệu
cứng bằng phương pháp làm lạnh người ta thu được các chất ngưng tụ.
Đem chất ngưng tụ đó chưng luyện lần nữa thu được các chất dầu nhẹ, cặn
bã còn lại là gudrong.
- Theo nguồn gốc nguyên liệu:


+ Bitum dầu mỏ - sản phẩm cuối cùng của dầu mỏ, là loại thường dùng, có
nhiều ở Mỹ, Nga và Trung Đông;
+ Bitum đá dầu - sản phẩm khi chưng đá dầu. Đá dầu có thể chứa đến 12%
bitum. Bitum đá dầu được sản xuất ở Pháp và Thụy Sỹ;
+ Bitum thiên nhiên - thường gặp trong thiên nhiên ở dạng tinh khiết hay
lẫn với đá. Được khai thác ở các mỏ đầu tiên ở Tây Ban Nha;
+ Guđrông than đá - sản phẩm khi chưng khô than đá;
+ Guđrông than bùn - sản phẩm khi chưng khô than đá;
+ Guđrông gỗ - sản phẩm khi chưng khô gỗ.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Theo trạng thái cấu trúc ở nhiệt độ thường:
+ Bitum và guđrông rắn
+ Bitum và guđrông quánh
+ Bitum và guđrông lỏng
+ Nhũ tương bitum và guđrông


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
BITUM DẦU MỎ
Khái niệm
Bitum dầu mỏ (nhựa đường) là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất
hidrocacbon (metan, naftalen, các loại mạch vòng) và một số dẫn xuất phi
kim khác. Nó có màu đen, hoà tan được trong benzen (C6H6), clorofooc
(CHCl3), trycloetylen( C2HCl3), disunfuacacbon (CS2) và một số dung môi
hữu cơ khác.
Thành phần hoá học

Thành phần các nguyên tố hóa học của bitum thường dao động trong
khoảng: C = 82%  88%; H = 8%  11%; O = 1%  1,5%; S = 0%  6%;
N = 0,5%  1%.
Các thành phần O, N, S cần thiết để tạo nên các nhóm OH, COOH, NH 2, SH
có ảnh hưởng lớn đến tính chất của bitum dầu mỏ.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Để tiện nghiên cứu, bitum dầu mỏ được chia ra thành các nhóm:
- Nhóm chất dầu: chiếm khoảng 45%  60%. Gồm những hợp chất có phân
tử lượng thấp (300  600 đvC), không màu, nhẹ khối lượng riêng (0,91 
0,925) g/cm3. Tác dụng cho bitum có tính lỏng. Nếu nhóm này tăng, tính
quánh của bitum giảm.
- Nhóm chất nhựa: chiếm khoảng 15%  30%. Gồm những hợp chất có
phân tử lượng cao (600  900 đvC), màu nâu sẫm, khối lượng riêng  1
g/cm3. Nó có thể hoà tan trong benzen, etxăng, clorofooc. Gồm 2 loại.
+ Nhóm chất nhựa trung tính (H/C = 1,6  1,8) làm cho bitum có tính dẻo.
+ Nhóm chất nhựa axit (H/C = 1,3  1,4) làm tăng tính dính bám của bitum
vào
- Nhóm atphan rắn: chiếm khoảng 10%  38%. Gồm những hợp chất có
phân tử lượng rất lớn (1000  6000 đvC), khối lượng riêng (11,5) g/cm3,
màu nâu sẫm hoặc đen, không bị phân giải khi đốt. Ở nhiệt độ lớn hơn 300
°C thì bị phân giải ra khí và cốc, tỉ lệ H/C = 1,1. Atphan có thể hoà tan trong
clorofooc, tetraclorua cacbon (CCl4), không hoà tan trong ête, dầu hoả và
axeton (C3H5OH). Atphan rắn làm cho bitum có tính quánh.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Ngoài ra còn các nhóm Cacben và cacboit, nhóm axit atphan và anhydrit,
nhóm Parafin chiếm tỷ lệ khá nhỏ, lần lượt là 1,5%; 1% và 5%.
CÁC TÍNH CHẤT CỦA BITUM
1. Tính chất của bitum quánh
1.1. Tính quánh
Tính quánh biểu thị mối liên kết nội tại trong bitum, thể hiện độ đặc quánh
của bitum và thay đổi trong phạm vi rộng tùy theo mác của bitum.
Tính quánh của bitum phụ thuộc vào hàm lượng các nhóm cấu tạo và nhiệt
độ của môi trường. Khi hàm lượng nhóm asphalt tăng lên và hàm lượng
nhóm chất dầu giảm, độ quánh của bitum tăng lên. Khi nhiệt độ của môi
trường tăng cao, nhóm chất nhựa sẽ bị chảy lỏng, độ quánh của bitum giảm
xuống.
Tính quánh thay đổi trong phạm vi rộng, nó ảnh hưởng nhiều đến tính chất
cơ học của hỗn hợp vật liệu khoáng và bitum, đồng thời quyết định công
nghệ chế tạo và thi công vật liệu dùng bitum.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Tính quánh của bitum được đánh giá thông qua thí nghiệm xác định độ
kim lún.
Độ kim lún của bitum tính bằng phần mười milimét của kim tiêu chuẩn
xuyên thẳng đứng vào mẫu, trong điều kiện nhiệt độ, thời gian và tải trọng
quy định.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
1.2. Tính dẻo
Tính dẻo đặc trưng cho khả năng biến dạng của bitum dưới tác dụng của

ngoại lực. Tính dẻo được đặc trưng bằng độ kéo dài trước khi đứt của mẫu
bitum.
Độ kéo dài của bitum là khoảng cách đo được tính bằng cm, từ thời điểm
mẫu bắt đầu bị kéo dài ra đến thời điểm khi mẫu đứt, trong điều kiện nhiệt
độ và vận tốc quy định. Nếu không có quy định đặc biệt, thí nghiệm ở nhiệt
độ 25 oC  0,5 oC và vận tốc kéo mẫu bằng 5 cm/phút  5,0 %. Tại các nhiệt
độ khác phải xác định vận tốc tương ứng.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Tính dẻo cũng phụ thuộc thành phần nhóm và nhiệt độ môi trường. Khi hàm
lượng nhóm chất nhựa tăng thì tính dẻo tăng, hàm lượng nhóm parafin tăng
thì tính dẻo giảm. Khi nhiệt độ tăng tính dẻo của bitum cũng tăng và ngược
lại.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
1.3.Tính ổn định nhiệt
Tính ổn định nhiệt đặc trưng cho sự thay đổi tính quánh và tính dẻo theo
nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ thay đổi thì trạng thái bitum thay đổi:
nhiệt độ tăng bitum từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái quánh và hóa
lỏng, nhiệt độ giảm bitum từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái quánh và
hóa rắn. Sự thay đổi trạng thái của bitum làm cho tính quánh, tính dẻo của
bitum thay đổi. Nếu sự thay đổi càng nhỏ thì bitum có tính ổn định nhiệt
càng cao.
Điểm nhiệt độ ứng với thời điểm bitum chuyển từ trạng thái quánh sang
trạng thái lỏng gọi là nhiệt độ hóa mềm, ký hiệu là T m

Điểm nhiệt độ ứng với thời điểm bitum chuyển từ trạng thái quánh sang
trạng thái cứng gọi là nhiệt độ hóa cứng, ký hiệu là Tc
Hiệu số ∆T= Tm-Tc càng lớn thì tính ổn định nhiệt của bitum càng cao.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Nhiệt độ hóa mềm được xác định thông qua thí nghiệm với dụng cụ
vòng và bi


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
1.4.Tính hoá già của bitum
Tính hoá già của bitum là sự thay đổi thành phần bitum khi nhiệt độ môi
trường thay đổi. Tính hoá già làm tăng độ giòn của bitum, làm xuất hiện vết
nứt trong lớp phủ mặt đường, tăng quá trình phá hoại do ăn mòn.
Nguyên nhân là do sự bay hơi của nhóm chất dầu làm tăng lượng của nhóm
atphan làm cho tính quánh và tính giòn của bitum tăng lên, đồng thời làm
thay đổi cấu tạo phân tử, tạo nên hợp chất mới. Sự bay hơi phụ thuộc vào
thành phần bitum, nhiệt độ, diện bay hơi, áp suất hơi nước trong môi
trường.
1.5. Tính ổn định khi đun
Khi dùng bitum, thường phải đun đến nhiệt độ cao (đến trên 160 °C) trong
thời gian khá dài làm cho các thành phần dầu nhẹ có thể bốc hơi, làm thay
đổi tính chất bitum.
Tính ổn định khi đun được xác định thông qua sự tổn thất khối lượng sau
gia nhiệt.



University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Cốc kim loại hoặc thủy tinh chứa 50 g ± 0,5 g bi tum được quay trong tủ sấy
ở nhiệt độ 163 °C, tốc độ quay (5 ÷ 6) vòng/phút trong thời gian 5 giờ ± 15
phút. Sau gia nhiệt, để nguội đến nhiệt độ phòng và xác định tổn thất.
1.6. Nhiệt độ bắt lửa và nhiệt độ bốc cháy (điểm chớp cháy và điểm cháy)
1.7. Tính dính bám (liên kết) của bitum với bề mặt vật liệu khoáng
Liên kết của bitum với vật liệu khoáng phụ thuộc vào tính chất bitum và
tính chất vật liệu khoáng. Khi bitum có độ hoạt tính lớn (nhóm axit atphan
tăng) hay sức căng bề mặt lớn (độ quánh tăng) thì khả năng dính bám với
vật liệu khoáng tăng. Khi vật liệu khoáng có bề mặt vật liệu sạch, nhám thì
liên kết với bitum chắc chắn, vật liệu khoáng gốc bazơ liên kết với bitum tốt
hơn so với vật liệu khoáng gốc axit.


Yêu cầu kỹ thuật của bitum
Mác theo độ kim lún
Tên chỉ tiêu

Độ kim lún ở 25 °C, 5 giây (0,1 mm)
Độ kéo dài ở 25 °C, 5 cm/phút (cm)
Điểm hoá mềm (dụng cụ vòng và bi)
(°C)

20 ÷ 30 40 ÷ 50 60 ÷ 70 85 ÷ 100

120 ÷
150

200 ÷

300

20 ÷ 30 40 ÷ 50 60 ÷ 70 85 ÷ 100

120 ÷
150

200 ÷
300

≥ 40

≥ 80

≥ 100

≥ 100

≥ 100

≥ 100

≥ 52

≥ 49

≥ 46

≥ 43


≥ 39

≥ 35

≥ 240

≥ 232

≥ 232

≥ 232

≥ 230

≥ 220

Tổn thất khối lượng sau khi gia nhiệt 5
giờ ở 163 °C (%)

≤ 0,2

≤ 0,5

≤ 0,5

≤ 0,8

≤ 0,8

≤ 1,0


Tỷ lệ độ kim lún sau khi gia nhiệt 5 giờ ở
163 °C so với ban đầu (%)

≥ 80

≥ 80

≥ 75

≥ 75

≥ 75

≥ 70

Điểm chớp cháy (cốc mở Cleveland) (°C)

Độ hoà tan trong tricloetylen (%)
Khối lượng riêng (g/cm3)
Độ nhớt động học ở 135 °C (mm2/s) (cSt)
Hàm lượng paraphin (% khối lượng)
Độ bám dính với đá

≥ 99
1,0 ÷ 1,05
Báo cáo
≤ 2,2
≥ cấp 3



University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
2. Tính chất của bitum lỏng
Nhựa đường lỏng là sản phẩm được chế tạo bởi công nghệ làm lỏng nhựa
đường đặc bằng sản phẩm dầu mỏ hoặc sản phẩm được sản xuất từ dầu mỏ
để tạo nên một hỗn hợp có tốc độ đông đặc và độ nhớt yêu cầu. Nhựa lỏng
có màu đen, ở nhiệt độ bình thường có trạng thái lỏng vừa hoặc lỏng đặc
a. Độ nhớt
Độ nhớt đặc trưng cho độ đặc quánh của nhựa đường lỏng. Độ nhớt phụ
thuộc vào thành phần hoá học của và tỷ lệ giữa lượng chất rắn với chất lỏng
pha loãng. Khi nhựa lỏng chứa nhiều nhóm chất nhựa, chất rắn và chứa ít
nhóm chất dầu thì độ nhớt của nó tăng lên.
Độ nhớt được biểu thị bằng độ nhớt động học hoặc độ nhớt Saybolt Furol.
b. Điểm chớp cháy
Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất 101,3 kPa (760 mmHg) mà
hơi của mẫu nhựa bùng cháy dưới tác dụng của nguồn gây cháy.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
c. Thử nghiệm chưng cất
Thử nghiệm chưng cất nhằm xác định hàm lượng nhựa và hàm lượng chất
lỏng ở các nhiệt độ khác nhau. Đây là chỉ tiêu gián tiếp biểu thị tốc độ đông
đặc lại của bitum lỏng ở mặt đường. Nếu hàm lượng chất lỏng lớn thì nhựa
đường lỏng có nhiệt độ sôi thấp và quá trình đông đặc của của nhựa lỏng sẽ
nhanh.


University of Transport Technology

Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Yêu cầu kỹ thuật
Theo TCVN 8818:2011, nhựa đường lỏng được chia nhiều mác căn cứ vào
độ nhớt động học:
- Nhựa lỏng đông đặc nhanh (RC) có 4 mác: RC-70, RC-250, RC-800 và
RC-3000;
- Nhựa lỏng đông đặc vừa (MC) có 5 mác: MC-30, MC-70, MC-250, MC800 và MC-3000.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
NHỰA ĐƯỜNG POLIME (BITUM DẦU MỎ CẢI TIẾN)
- Nhu cầu về lưu lượng xe và tải trọng trục xe có xu hướng tăng rõ rệt
- Đường sử dụng bitum truyền thống có hiện tượng bị hằn lún vệt bánh
xe, bị nứt, bong tróc…
=> vật liệu làm đường cần được cải tiến để phù hợp với yêu cầu xây
dựng đường ô tô và sân bay cấp cao => Nhựa đường polime
Ưu điểm: tăng khả năng chịu lực và biến dạng của kết cấu mặt đường
bê tông nhựa.
Nhựa đường polime là sản phẩm thu được từ công nghệ phối trộn nhựa
đường đặc thông thường có nguồn gốc dầu mỏ với phụ gia cải thiện
polime hữu cơ thích hợp như polime dẻo nhiệt, bột than mịn, bột cao su,
bột đá và điôxit mangan, lưu huỳnh


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Việc sử dụng nhựa đường polime đưa ra một giải pháp nhằm giảm số lần
bảo dưỡng đường, tăng tuổi thọ phục vụ của mặt đường.
Bitum có tính đàn hồi - dẻo. Tính chất này ảnh hưởng nhiều đến các đặc

tính kỹ thuật của bê tông nhựa làm đường. Điển hình là tính chống biến
dạng dư và nứt.
Biến dạng của bitum tăng theo thời gian chịu tải và nhiệt độ. Sau một thời
gian chịu tải trọng, mặt đường để lại biến dạng dư, đặc biệt là nơi có nhiệt
độ môi trường cao, tốc độ giao thông thấp, giao thông tĩnh, nơi có nhiều
phương tiện dừng đỗ.
Một trong những vai trò cơ bản của chất cải tiến bitum là tăng tính chịu
biến dạng của bê tông nhựa với biến dạng dư khi nhiệt độ mặt đường cao
mà không tác động xấu đến các đặc tính kỹ thuật của bitum hoặc bê tông
nhựa ở các nhiệt độ khác


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Nguyên tắc cải tiến bitum
Chất cải biến phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Sẵn có.
+ Có thể trộn được vào bitum.
+ Không biến chất ở nhiệt độ trộn thảm.
+ Không cho bitum quá nhớt ở nhiệt độ trộn thảm hoặc nhiệt độ đầm nén
trên bề mặt đường.
+ Không làm bitum bị cứng hoặc giòn khi làm việc ở nhiệt độ thấp.
+ Phải có hiệu quả kinh tế.
Sau khi trộn các chất cải biến (phụ gia), bitum phải có các đặc tính:
+ Giữ các đặc tính kỹ thuật trong thời gian bảo quản, thi công trên mặt
đường, khi con đường đã được đưa vào sử dụng.
+ Có thể chế biến bằng cách thông thường từ nhà máy hoặc các trạm trộn
di động.
+ Ổn định về lý hóa trong thời gian bảo quản, sử dụng và trên đường.
+ Đạt độ nhớt trộn và phun ở nhiệt độ sử dụng.



University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
Các loại nhựa đường polime
 Bitum có pha thêm lưu huỳnh
+ Bê tông nhựa được cho thêm một lượng tương đối nhỏ lưu huỳnh dưới
dạng một chất hòa tan trong bitum.
+ Sử dụng hàm lượng lưu huỳnh cao, lượng lưu huỳnh dư đóng vai trò
như một chất khoáng tự rải
 Bitum có pha thêm cao su: cao su được sử dụng cùng với bitum với tác
dụng tăng độ nhớt của bitum.
 Bitum có pha thêm các hợp chất mangan hữu cơ hoặc kết hợp giữa
mangan hữu cơ và coban hữu cơ hay hợp chất đồng hữu cơ. Sử dụng
hỗn hợp sẽ nâng cao tính ổn định marshall, tăng khả năng chống biến
dạng dư và tăng độ cứng động học.
Các yêu cầu kỹ thuật: 22TCN 319:2004 “Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường
polime - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm”


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Trị số tiêu chuẩn theo mác
PMBPMB-I PMB-II

III
≥ 60
≥ 70
≥ 80
50 ÷ 70 40 ÷ 70 40 ÷ 70
≥ 230
≥ 230
≥ 230
≤ 0,6
≤ 0,6
≤ 0,6

1
2
3
4

Nhiệt độ hóa mềm (phương pháp vòng và bi)
độ C
Độ kim lún ở 25 °C
0,1mm
Nhiệt độ bắt lửa (chớp cháy)
độ C
Lượng tổn thất sau khi đun nóng ở 163 °C trong 5
%
giờ

5

Tỷ lệ độ kim lún của nhựa đường sau khi đun

nóng ở 163 °C trong 5 giờ so với ở 25 °C

6
7
8
9
10

Lượng hòa tan tricloetylen [C2HCl3]
Khối lượng riêng ở 25 °C
Độ bám dính với đá
Độ đàn hồi ở 25 °C (mẫu kéo dài 10 cm)
Độ ổn định lưu trữ (gia nhiệt ở 163 °C trong 48
giờ, sai khác nhiệt độ hóa mềm phần trên và dưới
mẫu)

%
≥ 99
≥ 99
≥ 99
g/cm3 1 ÷ 1,05 1 ÷ 1,05 1 ÷ 1,05
cấp ≥ cấp 4 ≥ cấp 4 ≥ cấp 4
%
≥ 60
≥ 65
≥ 70
độ C
≥3
≥3
≥3


11

Độ nhớt ở 135 °C (con thoi 21, tốc độ cắt 18,6 s1
, nhớt kế Brookfield)

Pa.s

%

≥ 65

≤3

≥ 65

≤3

≥ 65

≤3


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
NHŨ TƯƠNG TRONG XÂY DỰNG

Nhũ tương là hệ thống keo phức tạp gồm hai chất lỏng không hoà tan lẫn
nhau mà do sự phân tán của chất lỏng này vào trong chất lỏng kia để tạo
thành những giọt ổn định nhờ sự có mặt của chất nhũ hóa có hoạt tính bề

mặt. Chất lỏng phân tán trong chất lỏng kia dưới dạng những giọt nhỏ li ti,
gọi là pha phân tán, chất lỏng còn lại gọi là môi trường phân tán.
Phân loại
- Căn cứ đặc trưng của pha phân tán và môi trường phân tán chia 2 loại
+ Pha phân tán là bitum hay guđrông, còn môi trường phân tán là nước thì
gọi là nhũ tương dầu - nước (DN) hay nhũ tương thuận
+ Pha phân tán là nước, còn môi trường phân tán là bitum hay guđrông thì
gọi là nhũ tương nước - dầu (ND) hay nhũ tương nghịch.
- Căn cứ vào khả năng trộn lẫn của nhũ tương và vật liệu khoáng chia
làm 3 loại (quy phạm 18659-81 Nga)


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Căn cứ vào chất nhũ hoá:
+ Nhũ tương anion hoạt tính (nhũ tương kiềm) - dùng chất nhũ hoá là các
muối kiềm của các axit béo, axit naftalen, nhựa hay những axit sunfua, độ
pH = 9  12.
+ Nhũ tương cation hoạt tính (nhũ tương axit) - dùng chất nhũ hoá là các
muối của các hợp chất amoniac bậc bốn, diamin.., độ pH = 2  6.
+ Nhũ tương không sinh ra ion - dùng chất nhũ hoá không sinh ra ion như
opanol (cao su tổng hợp) polyizobutilen.., độ pH = 7.
+ Nhũ tương dùng chất nhũ hoá dạng bột vô cơ như bột vôi tôi, đất sét dẻo,
trepen, diatomit...
Ứng dụng
- Tưới mặt đường tạo lớp dính bám.


University of Transport Technology
Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải

Vật liệu chế tạo nhũ tương
Chất kết dính để chế tạo nhũ tương có thể dùng chất kết dính hữu cơ như
bitum dầu mỏ loại đặc, loại lỏng, guđrông than đá.
Nước để chế tạo nhũ tương khi dùng chất nhũ hoá anion hoạt tính phải là
nước mềm (độ cứng không lớn hơn 3 mili đương lượng gam/ℓ)
Chất nhũ hoá là những phụ gia hoạt tính bề mặt tăng tính ổn định của
nhũ tương. Các chất nhũ hóa có khả năng hấp thụ trên bề mặt giọt bitum
hay guđrông làm cho nhũ tương ổn định.


×