Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

2 phat minh sang che

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.14 KB, 2 trang )

Phát minh-Sáng chế
BẢY QUY TẮC SÁNG CHẾ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG
MÁY ĐÓNG CỌC BẰNG BÚA DIEZEN
Ở đây xin nêu một vài thuật toán sáng chế được áp dụng trong máy đóng
cọc bằng búa DIEZEN hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành xây
dựng:
1. Quy tắc đổi chiều hoạt động: Quả búa đi lên cao rơi xuống và đập vào
đầu cọc, rồi bật nảy lên cao nhờ sự va chạm cứng giữa quả búa và đầu cọc và
năng lượng nhiệt.
Hệ thống giá búa đóng cọc được gắn vào hệ thống xe bánh xích nên có
thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác (tiến, lùi, quay ngang quay dọc) dễ
dàng.
2. Quy tắc “chuyển động quay thành chuyển động thẳng”: Từ chuyển
động quay của các động cơ chuyển thành chuyển động thẳng của píttông để
điểu chỉnh độ thẳng đứng hoặc nghiêng của giá búa để đóng cọc.
3. Quy tắc “chuyển trạng thái từ tĩnh sang trạng thái động”: Khi búa nghỉ
ở trạng thái tĩnh, khi đóng cọc ở trạng thái động.
4. Quy tắc “ghép vài chức năng vào 1 cá thể”: Khi tháo bộ phận đóng
cọc có thể lắp thêm các bộ phận khác để trở thành máy san, máy xúc...
Quy tắc “sử dụng nhiều loại vật liệu vào nhiều bộ phận tuỳ theo chức
năng, độ bền tuổi thọ của mỗi bộ phận”: Máy đóng cọc được sử dụng rất
nhiều loại vật liệu khác nhau khi chế tạo. Búa đóng cọc phải làm bằng vật liệu
thép tốt không những chịu được nhiệt mà còn chịu được lực xung kích rất lớn
giữa quả búa và đầu cọc...Các bộ phận khác tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà đưa
ra các loại vật liệukhác nhau (Ghế đệm làm bằng mút bọc da để đảm bảo
chống rung cho thợ vận hành; Các tyô thuỷ lực làm bằng cao su bố thép để
chịu được áp lực lớn; Vỏ đèn chiếu sáng, xi nhan bằng nhựa cứng hoặc
mêka…)
Đàm Bảo Ngọc

Lớp xây dựng cầu hầm K19




Phát minh-Sáng chế
5. Quy tắc “thay đổi vị trí các bộ phận tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng”: Khi
đóng cọc chiều cao quả búa được nâng lên vị trí cao nhất và búa ở trạng thái
nổ. Khi vỗ khúc chiết sau thời gian cho cọc nghỉ để xác định độ chối của cọc
thì búa ở trạng thái tĩnh (không nổ) và chiều cao búa ở vị trí bằng khoảng nửa
chiều cao lớn nhất.
6. Quy tắc lần lượt chọn thử các tình huống Max và Min:
Hộp số di chuyển có nhiều tốc độ: từ chậm đến nhanh.
Điều chỉnh nhiên liệu để thay đổi chiều cao rơi búa (phù hợp với năng
lực đóng cọc vào các lớp địa chất khác nhau)
7. Quy tắc “lợi dụng hoặc loại bỏ ảnh hưởng của trọng trường”: Bánh
xích được sáng chế để giảm bớt ảnh hưởng của trọng trường nhờ tăng diện
tích tiếp xúc giúp máy có thể di chuyển được ở nền đất tương đối yếu.
Lợi dụng ảnh hưởng của lực trọng trường làm quả búa rơi tự do tạo một
lực xung kích W = gia tốc trọng trường x chiều cao rơi của quá búa.
Lợi dụng độ bật nảy khi va chạm giữa quả búa và đầu cọc, bù thêm một
phần năng lượng do hơi đốt giúp quả búa trở về chiều cao rơi ban đầu và tiếp
tục chu kỳ hoạt động.
8. Đề xuất phương án cải tiến kỹ thuật.
- Gắn thêm bộ phận xác định độ chối của cọc để xác định cao độ dừng
cọc, xác định khả năng chịu lực của cọc theo đất nền.
- Gắn thêm bộ phận định vị toàn cầu GPS để xác định tọa độ chính xác
của từng cọc.
- Gắn thêm bộ phận giảm chấn để phạm vi ảnh hưởng của cọc trong
phạm vi hẹp không lảm ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
- Gắn thêm bộ phận xử lý khí thải do đốt cháy nhiên liệu và không khí.

Đàm Bảo Ngọc


Lớp xây dựng cầu hầm K19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×